Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển "vũ khí" sáng tạo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.1 KB, 5 trang )

Phát triển "vũ khí" sáng tạo
Trong tình hình khủng hoảng hiện nay, sáng tạo và đổi mới chính là thách
thức mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp. Để tạo nên khác biệt, các
công ty phải chứng minh mình thông minh và khéo léo hơn đối thủ cạnh
tranh.

Phát triển "vũ khí" sáng tạo
Tuy nhiên, trong các mô hình tổ chức doanh nghiệp khép kín như hiện nay,
hoạt động sáng tạo thường là độc quyền của bộ phận nghiên cứu và phát triển
(R&D), marketing, quảng cáo. Điều này thật lãng phí vì mỗi nhân viên đều có
khả năng sáng tạo theo cách riêng của mình. Mỗi cấp bậc tổ chức, mỗi người
trong công ty phải được phát huy khả năng của mình.

Tổ chức các nhóm làm việc

"Khuyến khích sức sáng tạo của một công ty là công việc khổng lồ. Bạn cần
phải có khả năng duy trì hoạt động của một hệ thống bơm ý tưởng sáng tạo -
to lớn", đó là lời nhận xét của Jean-Jacques Blanc, Chủ tịch tập đoàn
Whirlpool France. Còn đối với Florence Alvarez-Durca, lãnh đạo của 3C
Performance, thì "cần phải tổ chức một hệ thống hoạt động nhịp nhàng, với
một ủy ban sáng tạo, các nhóm làm việc và các cộng tác viên".

Nhiều nhà quản lý cho rằng để các ý tưởng nêu ra không rơi vào quên lãng,
cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc họp và thiết lập một cơ chế theo dõi
đều đặn. Hệ thống cửa hàng hoa "Au nom de la rose" đã có một cơ chế theo
dõi hàng tháng. Trong các báo cáo hàng tháng của các cửa hàng có một mục
dành cho các ý tưởng mới (sản phẩm, dịch vụ, tổ chức) của các nhóm làm
việc đề ra trong cuộc họp tổng kết. "Hoạt động sáng tạo phải được thực hiện
đều đặn.

Tạo môi trường thuận lợi



Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực này trong từng cá nhân,
Géraldine Benoit - Cervantes, tư vấn viên của Cegos và quản lý nội dung
giảng dạy của chương trình Master về năng lực sáng tạo của Trường Quản trị
Grenoble, nhấn mạnh.

Để có một ý tưởng tốt, người ta phải trải qua rất nhiều các ý tưởng tồi hay vô
dụng. Đối với Whirpool, tỷ lệ này là 1/1.000. Như vậy, lãnh đạo doanh
nghiệp cần thúc đẩy mỗi nhân viên phát huy khả năng sáng tạo của mình để
tăng cao khả năng có được ý tưởng tuyệt vời. Ai cũng có thể sáng tạo, không
cứ gì phải là chuyên gia nghiên cứu hay thiên tài.

Để một ý tưởng ra đời và phát triển hoàn thiện thì cần tạo ra một môi trường
thuận lợi nuôi dưỡng nó. Việc này không hề dễ dàng, vì nhiều người thường
có xu hướng tự kiềm chế ý tưởng sáng tạo và tìm một lời giải duy nhất cho
mỗi vấn đề gặp phải. Bước tiếp theo là cần chọn lọc các ý tưởng. "Cần phải
có những ý tưởng thất bại và những lời phản biện", Véronique Bonnet, Chủ
tịch Emulsion Creative nhấn mạnh.

Với Philippe Dauphin, ý tưởng sáng tạo bắt nguồn từ khi tổ chức các nhóm
làm việc. Đối với một công ty hay một bộ phận công tác, kẻ thù nguy hiểm
nhất của sáng tạo chính là sự rập khuôn.

Khuyến khích khác biệt trong hài hòa

Nhà quản lý cần chú ý khuyến khích sự khác biệt, một thử thách thật sự vì
văn hóa của "khác biệt" không phải tự nhiên mà có. Wincor Nixdorf gây dựng
văn hóa này bằng biện pháp đề cao tính đa dạng trong một tổ công tác. "Với
bất kỳ vấn đề nào, chúng tôi bắt buộc phải lựa chọn một nhóm thật sự đa dạng
với các thành viên thuộc nhiều bộ phận khác nhau: markerting, R&D, quản lý

nhân sự, sản xuất, tài chính", Philippe Dauphin cho biết.

Nhiều công ty khác lựa chọn biện pháp khuyến khích khác biệt trong tính
cách và năng lực của từng người. Nhìn chung, càng khác biệt bao nhiêu sự
đối thoại càng khó khăn bấy nhiêu. Nhất là khi ta đưa một nghệ sĩ vào bộ
phận kế toán, một giảng viên vào bộ phận kinh doanh…

Những người này có nhiều nguy cơ bị đồng nghiệp mới tẩy chay. Để tránh
trường hợp này, nhà quản lý cần đề cao tinh thần vì lợi ích chung trong công
ty.

Đề cao tinh thần tập thể

Mọi quá trình sáng tạo đều mang tính đồng đội cao. Sức sống của sáng tạo
dựa vào sự hài hòa trong tổ chức. Người quản lý cần mời gọi nhân viên tham
gia giải quyết các vấn đề của công ty và nêu cao tấm gương cho nhân viên
làm theo. Jacques Chaize, ông chủ của tập đoàn sản xuất rô bốt Danfoss
Socla, đồng tình: "Tôi phải có thái độ tiếp cận và phương pháp khuyến khích
sáng tạo như tất cả mọi người và luôn sẵn sàng có mặt mọi nơi mọi lúc ý
tưởng sáng tạo có thể ra đời". Tuy nhiên, khía cạnh đồng đội này cũng có một
vài giới hạn vì người ta thường tránh cạnh tranh với đồng nghiệp. Véronique
Bonnet đã tổng kết: "Thách thức ở đây chính là dự án chứ không phải trò chơi
chống lại người khác".

Tránh sự nhàm chán của thói quen

"Ngay cả đối với một lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh, thói quen hàng ngày
cuối cùng sẽ lên ngôi. Và lối mòn chính là kẻ thù của sáng tạo", Laurent
Duprez, Giám đốc nhân sự của ETO cho biết. Chủ trương của tập đoàn
markerting này là ngăn không cho nhân viên đi vào lối mòn trong thói quen

làm việc.

Từ năm 2003, hàng năm ETO tổ chức một ngày hội việc làm nội bộ "Hãy thử
công việc của tôi". Trong ngày này, mọi người tạm thời từ bỏ vị trí quen
thuộc của mình để đến làm tại các bộ phận khác của công ty. Nhân viên lễ tân
trở thành kế toán viên, nhân viên thương mại vào làm trong bộ phận nhân sự,
nhân viên R&D tham gia điều hành bộ phận bán hàng…

Cũng có nhiều cách khác tránh cho nhân viên đi vào lối mòn công việc mà
không làm xáo trộn công ty nhiều như cách trên, chẳng hạn như: yêu cầu nhân
viên thay đổi văn phòng mỗi tháng một lần, tổ chức các cuộc họp bên ngoài
công ty hay tại các địa điểm mới (sảnh vào, căn tin, trong công viên), phát
động những ngày làm việc không email, không điện thoại và tin nhắn…


×