Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) QUAN điểm DUY vật BIỆN CHỨNG về mối QUAN hệ GIỮA cái CHUNG và cái RIÊNG và vận DỤNG vào VIỆC NHẬN THỨC, GIẢI QUYẾT một số vấn đề TRONG CUỘC SỐNG cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.13 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mac-Lênin

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC NHẬN THỨC, GIẢI
QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG CÁ
NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Lan Anh

Lớp

: K24TCD

Mã sinh viên

: 24A4012490

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.………………………………………………………………………...1
NỘI DUNG


Phần 1: Phần lý luận
1.1. Khái niệm: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất……………………………. 2
1.2. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận………………………
2
Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và
cái

riêng

trong

sự

phát

triển

của

bản

thân…………………………………………….6
2.2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và
cái

riêng

trong


quan

hệ

giữa

lợi

ích



nhân



tập

thể……………………………….9
KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...13


1

MỞ ĐẦU
Sự vật tồn tại bao giờ cũng là sự tồn tại thống nhất giữa cái riêng và cái chung.
Để nhận thức sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn đòi hỏi phải dựa trên lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù cái riêng và cái chung.
Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải

phát triển một cách tồn diện, phải có đạo đức, phẩm chất, có sự nhìn nhận, đánh giá
sự vật hiện tượng bằng sự khách quan và tính đúng đắn cao. Phải khẳng định rằng,
con người là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự phát triển bền vững của đất
nước. Do đó, mỗi người, cụ thể là bản thân sinh viên, những người trẻ đang trong
giai đoạn hình thành và phát triển bản thân càng cần phải nhận thức cái chung để vận
dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Có như vậy thì mới khơng
bị rơi vào tình trạng mị mẫm, mất phương hướng khi giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn.
Mục đích của bài luận này là đưa một phần triết học ứng dụng vào đời sống: đưa
quan điểm duy vật biện chứng về mối quan giữa cái chung và cái riêng vận dụng vào
việc nhận thức, giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống cá nhân. Giúp cho sinh viên
có thể giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, từ đó phát triển tồn diện bản thân. Để
đạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau: phân tích và làm rõ
nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái riêng-cái chung, liên hệ
bản thân và thực tiễn, để từ đó đưa ra những phương pháp giúp sinh viên phát triển
bản thân, cũng như hiểu rõ về mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể.
Cơ sở lý luận của bài luận là quan điểm của chủ nghĩa Mac Lê-nin về mối quan
hệ giữa cái riêng và cái chung. Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật
với các phương pháp như: thống nhất logic với lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát
hóa và hệ thống hóa.
Ý nghĩa lý luận: giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa cái riêng
và cái chung. Ý nghĩa thực tiễn: giúp sinh viên giải quyết vấn đề, phát triển bản thân
cũng như hiểu rõ vấn đề lợi ích cá nhân-tập thể một cách khách quan, đúng đắn.


2

NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận
1.1. Khái niệm: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện
tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước… nhưng
đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống
nhau.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ: 1 quả cam trong tủ lạnh là cái
riêng A, 1 quả cam để trên bàn là cái riêng B, cái riêng A khác với cái riêng B. Cái
chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung khơng những có ở
một kết cấu vật chất nhất định, mà cịn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
hay quá trình riêng lẻ khác. Giữa 2 quả cam A và B nêu trên đều có thuộc tính chung
là đều có vỏ, có cùi, có múi và trong mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được
lặp lại ở bất kì quả cam nào khác. Bên cạnh đó, ta cần phân biệt cái riêng với cái đơn
nhất. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dung để chỉ những mặt, những điểm, những
thuộc tính chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp
lại ở sự vật, hiện tượng nào khác. Ví dụ như vân tay, tính cách của một người, độ cao
của đỉnh núi cao nhất thế giới (Everest)… đều là những cái đơn nhất. Ta có thể thấy,
mỗi cái đơn nhất không phải là một sự vật, hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái
riêng, nó chỉ là đặc trưng của cái riêng.

1.2. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận
a) Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy danh đối lập nhau giải
quyết vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Triết học Mac-Lênin cho rằng quan
điểm của hai phái trên đều có điểm sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái
chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ định cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy sự
tồn tại khách quan và mối quan hệ khăng khít giữa chúng.


3


Phái duy thực cho rằng cái chung tồn tại độc lập, khơng phụ thuộc vào cái riêng.
Theo phái này thì cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thống qua, khơng phải là cái tồn tại
vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con
người. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng, mà còn sinh ra cái riêng. Cái chung
là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời,
cái riêng do cái chung sinh ra. Ví dụ: con người là một khái niệm chung và chỉ có
khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm
tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi).
Phái duy danh cho rằng cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan,
chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ
là tên gọi của cái đối tượng đơn lẻ. Tức là chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái
chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, khơng phản ánh cái gì trong
hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm.
Những khái niệm cụ thể đơi khi khơng có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người, chỉ
là những thứ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhịa và con người và con người không phải quan
tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa. Ví dụ: Khơng thể nhận
thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được nhận
thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac Lê-nin đã khắc phục những
khuyết điểm của cả hai trường phái trên trong việc lí giải mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng. Trong tác phẩm “Bút kí Triết học”, Lê-nin đã viết như sau:
“Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn
tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung.
Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất của
cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật
riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”
Cụ thể là:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thơng qua cái riêng. Nghĩa là
khơng có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Cả cái chung lẫn cái đơn



4

nhất đều khơng tồn tại độc lập, tự thân vì chúng là thuộc tính nên phải gắn với đối
tượng xác định, chỉ có cái riêng (đối tượng, q trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại
độc lập. Còn cái chung và cái đơn nhất đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt
của cái riêng. Ví dụ: có cùi, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả cam.
Rõ ràng, cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả cam nhất
định (cái riêng).
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Điều này có
nghĩa là, cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này khơng có nghĩa là cơ lập với
những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liện hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, cái
riêng của loại này có liên hệ với cái riêng của loại khác. Bất cứ cái riêng nào cũng
tồn tại trong một mơi trường, hồn cảnh nhất định, tương tác với mơi trường, hồn
cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự
vật, hiện tượng khác xung quan mình. Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần,
gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng
lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái
chung nào đó. Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người khơng thể
tồn tại ngồi mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự
tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung
trong mỗi con người.
Thứ ba, cái chung là một bộ phận của cái riêng, cịn cái riêng khơng gia nhập hết
vào cái chung. Do cái chung được rút ra từ cái riêng, nên rõ ràng nó là một bộ phận
của cái riêng. Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự
vật khác, bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà
chỉ cái riêng đó mới có. Tức là, bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng những cái đơn
nhất. Ví dụ: người nơng dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước
trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nơng nghiệp, sống ở nơng thơn… Cịn đặc

điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân
tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu
đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
Thứ tư, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại. Sự chuyển
hóa cái đơn nhất biến thành cái chung và cái chung biến thành cái đơn nhất sẽ xảy ra


5

trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định. Sở
dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một
lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật,
cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn
thay thế cái cũ và trở thành cái chung. Ngược lại, cái cũ ngày càng mất dần đi. Từ
chỗ là cái chung, cái cũ biến dần thành cái đơn nhất. Ví dụ: sự thay đổi một đặc tính
nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách ban đầu xuất
hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó
được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những
đặc tính khơng phù hợp với điều kiện mới sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định, cái
đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung có thể biến thành cái
đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành
cái đơn nhất. Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
không hề đơn giản, Lênin đã cho rằng:
“Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái
chung”

b) Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, phải xuất phát từ cái riêng để tìm ra cái chung. Nếu bất cứ cái chung

nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái riêng,
nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái
chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng
một quy luật nào đó đều khơng thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng)
có liên hệ với cái chung đó. Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không
phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được
cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ
thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng
trường hợp.


6

Thứ hai, nếu bất kì một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn
nhất thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác khơng nên sử dụng
hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó,
chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái
đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung cũng có thể biến thành
cái đơn nhất, do đó trong hoạt động thực tiễn có thể cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
cái đơn nhất có lợi cho con người và trở thành cái chung và cái chung bất lợi nên trở
thành cái đơn nhất. Tuy nhiên vẫn cịn một khó khăn tỏng tư duy mà nhiều người biết
nhưng thường lảng tránh tìm hiểu, giải đáp thấu đáo, đó là: Cái riêng và cái chung
khơng nằm trên cùng một mặt bằng cơ sở, không cùng một đơn vị đo. Cái riêng là đối
tượng, còn cái chung và cái đơn nhất chỉ là các thuộc tính của nhiều (hoặc một) cái
riêng đó, cho nên phép biện chứng đích thực phải đẩy chúng lên thành cặp phạm trù
cái đặc thù và cái phổ biến. Trong “Bút ký Triết học”, Lê-nin viết:
“Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì
kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi những vấp váp những vấn đề
chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng

trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những
sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẳn tính nguyên tắc”

Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng trong sự phát triển của bản thân
Hầu hết sinh viên hiện nay đều gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề cá nhân.
Thơng thường, sinh viên đều có những cách giải quyết vấn đề khá qua loa, hời hợt. Và
điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển tích cực của sinh viên. Như con thuyền ra khơi cần
có la bàn chỉ hướng, như những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cần có đường lối
đúng đắn, bản thân sinh viên muốn phát triển cũng cần xác định được những vấn đề
chung nhất.


7

Trước hết, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu phát triển của bản thân. Để xác định
điều đó thì sinh viên cần nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng và mong muốn của
mình.
“There is one quality that one must possess to win, and that is definiteness of
purpose, the knowledge of what one wants, and a burning desire to possess it.” –
Napoleon

Hill

(Có một phẩm chất mà người ta phải sở hữu để giành được, và đó là sự dứt khốt về
mục đích, hiểu biết về những gì người ta muốn, và khát khao cháy bỏng được sở hữu
nó.)
“Mong muốn là chưa đủ. Bạn phải khao khát. Động lực phải tuyệt đối hấp dẫn để
vượt qua đượt những trở ngại chắc sẽ chắn xuất hiện trên đường đi.” – Les Brown

Để làm một việc hiệu quả nhất, chúng ta cần phải có niềm đam mê, khao khát trong
đó, để nó thơi thúc bản thân cố gắng và vực dậy khả năng tìm tịi có sẵn trong mỗi con
người. Có một câu nói rất hay của Steve Jobs đó là:
“Nếu bạn thật sự u thích điều mình làm, bạn sẽ khơng cần ai thúc ép cả. Chính
tầm nhìn sẽ đưa bạn đi.”
Và trong tác phẩm “Dám ước mơ”, Florence Littauer có viết:
“ Ước mơ hướng bạn đến với những điều mới mẻ và khác biệt so với thực tại. Ước
mơ giúp bạn ni dưỡng khát vọng vượt lên những điều bình thường. Ước mơ
mang đến cho bạn niềm vui sang tạo và những điều thú vị trong cuộc sống. Nhưng
trên hết, bạn phải là người quyết định ước mơ của mình. Hãy thay đổi thói quen
sống phụ thuộc vào những chỉ dẫn, lời khuyên của người khác để tự xác định ước
mơ riêng cho cuộc đời bạn.”
Việc xác định được mục tiêu thông qua ước mơ, nguyện vọng là rất quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó sinh viên cần phải xem xét đến khả năng hiện thực hóa ước
mơ đó. Điều đó có nghĩa là, cần phải xem xét xem mục tiêu đó có phù hợp với bản
thân hay khơng. Sinh viên có thể xem xét điều đó thơng qua việc chú ý đến những sở
trường sở đoản của mình. Những sở trường, sở đoản đó chính là những cái riêng của
bản thân sinh viên. Và việc xem xét những cái riêng đó sẽ giúp sinh viên đánh giá


8

được sự phù hợp của bản thân đối với những cái chung mà xã hội, công việc đang
hướng đến.
Xã hội hiện nay phát triển đi kèm với sự đa dạng về các ngành nghề khác nhau.
Mỗi ngành nghề lại mang một đặc điểm riêng biệt, hướng đến những con người riêng
biệt. Bản thân có sự u thích với một cơng việc, một ngành nghề nào đó nhưng mục
tiêu đặt ra lại khơng có sự tương quan thì sẽ hồn tồn vơ nghĩa. Do đó, bản thân sinh
viên cần phải thiết lập cho mình một mục tiêu phù hợp với năng lực, sự u thích của
mình, và điều đó cũng hồn tồn phải dựa trên những u cầu mà cơng việc mình

hướng đến đặt ra.
Sau khi đã đặt ra được một mục tiêu cho bản thân, sinh viên cần phải lên kế
hoạch để hồn thành mục tiêu đó. Phải trả lời cho câu hỏi: cần phải làm gì để đạt
được mục tiêu đề ra? Thông thường, sinh viên dễ dàng nản chí khi khơng thấy ngay
được kết quả trước mắt của công việc sẽ, hoặc đang làm, đơn giản bởi họ không biết
hoạch định đầy đủ những bước cơ bản để đạt được mục đích đề ra. Những người
phân biệt được đâu chỉ là sự hài long thức thời và đâu là thành quả sẽ đạt đực bằng
long kiên trì thường sẽ gặt hái được thành công. Cho dù nguyện vọng của bạn là gì đi
nữa, thì phần sau đây sẽ là những gợi ý có thể giúp bạn trụ vững trong tiến trình
chinh phục các mục tiêu của mình:
Trước hết, hãy liệt kê các mục đích, mục tiêu định làm ra giấy, lưu lại ở chỗ thuận
tiện quan sát như bàn làm việc, trên gương nhà tắm, để trong ví…việc tiếp xúc với
những mảnh giấy trên sẽ nhanh chóng giúp bạn có trong tiềm thức về những mục tiêu
định ra.
Sau đó, hãy tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại muốn đạt được mục đích mình đề ra.
Mỗi lần khi nhìn vào những dịng chữ ghi mục tiêu – ví dụ như việc phải có chứng
chỉ Ielts, hãy hình dung xem tờ chứng chỉ đó quý giá này sẽ có tầm ảnh hưởng quan
trọng tới nhường nào trong cuộc sống cũng như công việc của bạn sau này.
Tiếp đến, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu bạn đề ra là điều thực tế. Càng
nhiều lần bạn tự nhủ với bản thân rằng bạn có thể hồn thành được việc gì đó, thì bạn
sẽ càng chú tâm vào cơng việc đó hơn. Trong thế giới văn minh được bao quanh bởi
nhiều công nghệ hiện đại như hiện nay, chúng ta khơng cịn phải hạn chế những


9

mong ước và mục đích sống của mình. Tuy nhiên, nếu bạn là người có năng lực thì
cũng hãy thử sức mình để hồn thiện những thành tựu mà thế hệ trước chưa kịp hoàn
tất.
Bước tiếp theo, muốn đạt thành cơng, bạn cần phải cụ thể hố các mục tiêu để hình

thành bàn đạp hướng tới thành cơng đó. Bạn cần phải lập kế hoạch sao cho mọi hoạt
động trong từng ngày đều nhằm hướng tới thành cơng dự tính trước. Bạn hãy ln
nhớ rằng khơng có kế hoạch rõ rang thì thất bại là điều hồn tồn chắc chắn.
Và cuối cùng, khơng thể thiếu niềm tin. Bạn nên có một niềm tin mãnh liệt vào chính
mình, vào khả năng đạt được thành công. Niềm tin càng lớn, bạn càng nhanh chóng
đi đến thành cơng. Tuy nhiên, bạn cần phải cân bằng giữa niềm tin đó với sự dự tính
trước những rủi ro có thể xảy đến khi bạn đạt được những thành công lớn hơn.

2.2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng trong quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể
Trong quá trình sống và phát triển, mỗi cá nhân đều đặt mình vào các cộng đồng
xã hội, các tập thể khác nhau để đạt được một mục tiêu nào đó. Tuy nhiên việc hài
hịa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể vẫn là một vấn đề nan giải, xuất hiện
liên tục trong mỗi tập thể. Ví dụ như trong một tập thể lớp học, khi được giao một
vấn đề chung, nhiều bạn cịn có tư tưởng đó khơng phải việc của mình, đó là việc của
ban cán sự lớp, của các nhóm trưởng. Điều đó là hồn tồn khơng đúng vì đã là cơng
việc chung giao cho tập thể lớp thì cần có sự tham gia của tất cả mọi người trong lớp
đó, chứ khơng phải chỉ một vài người đứng ra làm thay tất cả. Hãy nhớ rằng chúng ta
chỉ có khái niệm Teamwork mà thôi. Mỗi cá nhân sinh viên là một cái riêng mang
những đặc tính riêng biệt về tính cách, nhận thức, cách giao tiếp…và điều này tạo
nên sự khác biệt cho mỗi thành viên trong tập thể lớp. Sự khác biệt trong cách tư duy
của mỗi cá nhân có thể góp phần tạo nên sự độc đáo, riêng biệt cho tập thể, và đôi
khi cũng giúp công việc hồn thành một cách nhanh chóng hơn. Mac cho rằng:
“Chỉ có trong tập thể mới có những phương tiện làm cho mỗi cá nhân có khả
năng phát triển tồn diện những năng khiếu của mình… chỉ có trong tập thể mới
có tự do cá nhân.”


10


Vậy thì tại sao chúng ta khơng vận dụng điều đó để tạo nên một tập thể lớp vững
mạnh?
Ví dụ: mỗi con người sinh ra đểu có họ tên, ngày tháng năm sinh, có các đặc điểm
nhận dạng dấu vân tay... đặc điểm di truyền như ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành...
tất cả những đăc điểm đó tạo nên sự khác biệt giữa các sinh viên với nhau cũng như
giữa những con ngưới với con người trong một xã hội. Còn đối với tập thể lớp, khi ta
nhắc đến ba từ đó thơi thì ta cũng có thể hình dung ra được những đặc điểm chung
nhất để tạo nên một tập thể đó là mỗi sinh viên trong lớp đó có mối liên hệ với nhau.
Tất cả họ cùng học tập trong một môi trường, cùng lao động, cùng sinh hoạt tập thể,
cùng xây đắp lên một lớp vững mạnh. Và lớp học là nơi giáo dục về thể chất, tinh
thần cũng như tri thức cho mỗi sinh viên. Khi đi phân tích mối liên hệ giữa sinh viên
với tập thể lớp, ta nghĩ ngay đến sự tác động qua lại giữa chúng. Bản thân là một cái
riêng, chứa những cái riêng góp phần vào cái chung- lớp học để tạo nên cái riêng biệt
cho cái chung đó. Và cũng từ những cái chung căn bản đó chúng ta gần gũi, gắn kết,
có tinh thần trách nhiệm hơn đối với tập thể tuy nhiên không hề đánh mất đi cái
riêng, sở trường của bản thân bởi chính tập thể đó đã tạo điều kiện cho cái riêng phát
triển mạnh mẽ hơn, do được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về học tập cũng như phát
triển bản thân.
Không chỉ đặt mình trong mối quan hệ với trường lớp, sinh viên cịn cần hiểu rõ
mối liên hệ giữa mình với cộng đồng và xã hội. Một ví dụ điển hình ở đây là việc
sinh viên cần góp phần vào việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. Như chúng ta đã
biết, xã hội ngày nay có mn vàn cám dỗ, và sinh viên chính là mục tiêu của rất
nhiều cám dỗ đó, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Mới bước vào cuộc sống đại học,
phần lớn các bạn sinh viên đều phải rời xa gia đình, đến một thành phố khác để học
tập, có quá nhiều điều cịn bỡ ngỡ và sinh viên chúng ta khi đó cũng chỉ vừa bước
vào độ tuổi trưởng thành, chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt với các
vấn đề hay từ chối những cám dỗ ngoài xã hội. Những cám dỗ đó chính là những mặt
hấp dẫn mà các tệ nạn xã hội nói chung bày ra trước mắt, lơi kéo sinh viên sa đà vào
nó. Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe
của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần

kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi,


11

rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội. Đối với các gia đình có
người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng
như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ
hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ
niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình. Khơng chỉ có
tác hại đối với bản thân và gia đình, các tệ nạn xã hội thường kéo theo những hệ lụy
đáng tiếc cho cả động đồng, xã hội. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã
hội ngày càng phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến.
Tâm lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những điều mới mẻ và rất dễ sa vào những “cái
bẫy tệ nạn”. Do đó, các bạn học sinh, sinh viên cần hết sức cảnh giác, thận trọng và
phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định tham gia vào các trò chơi dễ dẫn tới tệ nạn xã
hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật.
Sau môi trường đại học, sinh viên sẽ phải tiếp tục đối diện với mối quan hệ giữa
cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc. trong mơi trường làm việc ắt
hẳn sẽ có những cạnh tranh nhất định, việc vận dụng mối quan hệ chung riêng vào
công việc là rất cần thiết, bởi lẽ đôi khi chúng ta luôn luôn phải học cách đem những
cái riêng nổi bật của mình góp phần vào cơng việc mà mình nhận được. Các công
việc hiện nay hầu hết đều chú trọng làm việc nhóm, nên việc hịa nhập vào tập thể
như đã làm khi cịn ở ghế nhà trường là hồn toàn cần thiết.
Bản thân em là một sinh viên của Học viện Ngân hàng, hơn ai hết, khi làm bài
tiểu luận này, thông qua trải nghiệm của bản thân cũng như những kiến thức tìm hiểu
được, em nhận thức rất rõ việc vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về cặp phạm
trù cái riêng cái chung vào trong cuộc sống. Trước kia khi còn ở cấp 3, em thường
xuyên mắc phải sai lầm đó là khơng tham gia vào các hoạt động chung của lớp mà
chỉ ỷ lại cho các bạn cán bộ lớp và các bạn tích cực khác. Điều đó khiến cho em bõ

lỡ rất nhiều cơ hội học hỏi cũng như tiếp thu them được nhiều kĩ năng mềm khác và
em đã rất nuối tiếc về điều đó. Sau khi nhận thức được quan điểm duy vật biện chứng
về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, em rất hi vọng bài luận này có thể đem
đến thơng điệp tích cực cho các bạn về một phương hướng giải quyết vấn đề trong
cuộc sống đúng đắn nhờ vận dụng triết học vào cuộc sống. Là sinh viên, chúng ta hãy
hết mình trong các hoạt động tập thể, hiểu rõ về lợi ích giữa cá nhân với tập thể và xã


12

hội, để từ đó có thể phát triển một cách tồn diện bản thân. Chúng ta khơng thể sống
thảnh thơi khi xung quanh mình cịn đầy rẫy những bất cơng và đau khổ. Chúng ta
không thể hưởng an nhàn trong khi rất nhiều người khác đang phải lao động vì những
việc chung có liên quan đến cả chúng ta. Hãy cùng chung tay vào công việc để giảm
bớt gánh nặng cho người khác, để phần sức lực nho nhỏ của chúng ta góp phần vào
hồn thành một cơng việc lớn lao hơn những gì một mình chúng ta có thể làm được.

KẾT LUẬN
Khái niệm cái riêng, cái chung, cái đơn nhất: cái riêng là phạm trù triết học dung
dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách
quan; cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung khơng
những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật,
hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác; cái đơn nhất là phạm trù triết học dung để chỉ
những mặt, những điểm, những thuộc tính chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một
cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Mối liên hệ: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng; cái riêng
chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung; cái chung là một bộ phận của cái
riêng, cịn cái riêng khơng gia nhập hết vào cái chung; cái đơn nhất có thể chuyển
hóa thành cái chung và ngược lại.
Ý nghĩa phương pháp luận: phải xuất phát từ cái riêng để tìm ra cái chung; nếu

bất kì một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất thì khi sử
dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác khơng nên sử dụng hình thức
hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra
những cái thích hợp với điều kiện nhất định; , trong quá trình phát triển của sự vật,
trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược
lại, cái chung cũng có thể biến thành cái đơn nhất, do đó trong hoạt động thực tiễn có
thể cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người và trở thành
cái chung và cái chung bất lợi nên trở thành cái đơn nhất.
Từ việc nghiên cứu quan điểm suy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng, có thể kết luận về việc áp dụng nó vào giải quyết vấn đề cuộc sống cá


13

nhân như sau: phải biết vận dụng những vấn đề triết học, đặc biệt là cặp phạm trù cái
chung cái riêng vào việc giải quyết vấn đề và phát triển bản thân, bên cạnh đó với vai
trị là một cái riêng, sinh viên chúng ta hãy hịa mình với cộng đồng, cống hiến hết
mình vì gia đình, nhà trường và xã hội; áp dụng một cách nhuần nhuyễn triết học vào
trong cuộc sống, công việc để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả bản thân lẫn cộng
đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận
chính trị)
2. “Bút kí triết học”, Lê nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, năm 2009
3. “Dám ước mơ”, Florence Littauer
4.

/>
5.


/>
6.

/>
7.

/>
8.

/>

14



×