Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

9 lời khuyên nhằm tối đa hoá doanh số bán hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 3 trang )

9 lời khuyên nhằm tối đa hoá doanh số
bán hàng
Việc lập kế hoạch công tác hàng ngày là điều cần thiết để doanh nghiệp
đảm bảo giữ được nhịp độ hoạt động cao và đi đúng hướng. Dưới đây là
9 lời khuyên cụ thể mà nếu áp dụng đúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn
về kết quả kinh doanh của bạn.
1. Tránh lập kế hoạch với quá nhiều cuộc gọi điện thoại. Bạn cũng không
nên sắp xếp quá nhiều cuộc gặp hoặc những hoạt động khác bởi như vậy sẽ
không thể dành thời gian cho những việc thiết thực nhất, cần thiết nhất.
2. Giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những yêu cầu của khách hàng.
Tránh để lại giải quyết sau khi bạn hoàn toàn có thể xử lý ngay.
3. Chuẩn bị công việc hàng ngày từ cuối buổi chiều hôm trước.
4. Lập kế hoạch có nhấn mạnh đến mức độ quan trọng, ưu tiên của những
công việc cụ thể.
5. Dành một phần thời gian hàng ngày cho việc khuếch trương sản phẩm,
dịch vụ, triển vọng sản phẩm mới, tìm giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
6. Tổ chức công việc hàng ngày thành các nhóm có liên quan với nhau để
hợp lý hoá thời gian giải quyết, tránh chồng chéo, trùng lặp.
7. Đảm bảo rằng, bạn chỉ dành thời gian vào những việc thật sự có chất
lượng.
8. Luôn nhấn mạnh đến những mục tiêu bán hàng để tối đa hoá thời gian
hàng ngày cho hoạt động này.
9. Dành một phần thời gian hàng ngày cho việc cải thiện kỹ năng bán hàng,
kiến thức về sản phẩm, nhân sự và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân
viên.
Có thể nhận thấy điều mà mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay
doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là
chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy. Tất cả những nụ cười thân thiện và
những lời chào mời lịch sự không thể bù đẵp cho những sản phẩm không
đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Công tác chăm sóc
khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản


phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.
Mặt khác, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các
nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm
vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có
khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp. Chúng ta
có một “dây truyền khách hàng” sau:
Giả sử trong dây truyền khách hàng trên có một khâu nào đó bị gián đoạn,
chẳng hạn khách hàng bên trong B không được phục vụ tốt, anh ta sẽ không
đủ điều kiện vật chất và tinh thần để phục vụ tốt khách hàng bên trong C.
Đến lượt khách hàng bên trong C, do không được hài lòng nên cũng sẽ
không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm hài lòng khách hàng bên
ngoài. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng bên ngoài do các nhân tố
bên trong. Vì vậy công tác chăm sóc khách hàng phải được mọi thành viên
trong doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ.

×