Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU môi TRƯỜNG đầu tư của MALAYSIA và THỰC TRẠNG hợp tác đầu tư của MALAYSIA với các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC PHẦN: KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

BÀI THẢO LUẬN

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA MALAYSIA VÀ THỰC TRẠNG
HỢP TÁC ĐẦU TƯ CỦA MALAYSIA VỚI CÁC NƯỚC
ASEAN

Giảng viên hướng dẫn: Cơ Nguyễn Ngọc Diệp
Lớp học phần: 2213FECO2031
Nhóm 04

Hà Nội - 2022
1


Danh sách thành viên nhóm 04
STT

Mã sinh viên

Họ và tên

Lớp hành chính

31

20D130155

Lê Thu Hà



K56E3

33

20D130087

Lương Minh Hằng

K56E2

34

20D260077

Nguyễn Thị Thu Hằng

K56EK2

35

20D130018

Nguyễn Thị Thúy Hằng

K56E1

36

20D130088


Trần Thu Hằng

K56E2

37

20D130019

Ngô Thị Thu Hiền

K56E1

38

20D130089

Nguyễn Thị Hiền

K56E2

39

20D130020

Phạm Thị Thu Hiền

K56E1

40


20D130260

Hà An Hoa

K56E3

MỤC LỤC
2


PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................5
CH ƯƠNG 1: C ƠS ỞLÝ THUYẾẾT 5

1.1. Khái niệm môi trường đầu tư......................................................................5
1.2. Các yếu tố cấu thành mơi trường đầu tư....................................................5
CH ƯƠ
NG 2: MƠI TR ƯỜ
NG ĐẦẦU T ƯC ỦA MALAYSIA VÀ TH ỰC TR ẠNG H ỢP TÁC ĐẦẦU TƯ GIỮA MALAYSIA
6
VỚ I ASEAN

2.1. Tổng quan về Malaysia...............................................................................6
2.2. Môi trường đầu tư của Malaysia................................................................7
2.3. Đánh giá môi trường đầu tư của Malaysia..............................................26
2.4. Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Malaysia và các nước ASEAN...............29
2.5. Nhận xét về thực trạng hợp tác đầu tư giữa Malaysia với các nước
ASEAN.............................................................................................................40
CH ƯƠ

NG 3: ĐẾẦ XUẦẾT GIẢI PHÁP 41

3.1. Về phía Malaysia......................................................................................41
3.2. Về phía các nước ASEAN.........................................................................43
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................44
TRẢ LỜI PHẢN BIỆN............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với
các nước đang phát triển, trong đó vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Trong phần tư thế kỷ qua, đầu tư nước
ngoài đã tăng tốc với tốc độ hết sức ngoạn mục. Các nhà đầu tư nước ngồi đã mang lại
nguồn vốn, cơng nghệ, tinh thần cạnh tranh và ý tưởng vào thị trường mới. Việc đầu tư
không chỉ thúc đẩy việc làm và đổi mới góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, mà cịn tiếp nhận được
cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, và ngày càng thúc đẩy thương mại
phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế, hầu
hết các quốc gia đều rất tích cực trong việc chú trọng cải thiện môi trường đầu tư để thu
hút nguồn vốn nước ngoài.
Các quốc gia khu vực Đơng Nam Á trước cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm
1997 rất ít chú ý việc cải thiện mơi trường đầu tư vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu
là đầu tư gián tiếp vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khủng
hoảng, các quốc gia này đã nhận thấy vấn đề này đặc biệt quan trọng. Trong số đó,
Malaysia cũng là quốc gia rất tích cực hợp tác sâu rộng với các nước ASEAN và tất cả

các nước trên thế giới, việc hợp tác được thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong đó hợp tác
trong lĩnh vực đầu tư được kể đến hàng đầu. Với mong muốn thơng qua việc tìm hiểu,
đánh giá môi trường đầu tư của Malaysia để hiểu rõ thêm về môi trường đầu tư của quốc
gia này và để có thể thấy được hướng đi mà Malaysia cần phải hướng tới trong tương lai.
Nhóm chúng em lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Trình bày về mơi trường đầu tư của
Malaysia và thực trạng hợp tác đầu tư giữa Malaysia và các nước ASEAN”.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm mơi trường đầu tư
Mơi trường đầu tư là tổng hịa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có liên quan,
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngồi
nước khi đầu tư vào quốc gia đó.
1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư
1.2.1. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một
quốc gia đó và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI của nhà
đầu tư.
Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch
vụ cho các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị
trường nước nhận đầu tư là các yếu tố có tác động mạnh đối với các nhà đầu tư.
Mức độ ổn định kinh tế là chỉ tiêu thứ hai được các nhà đầu tư quan tâm. Rủi ro về
vốn thấp khi đầu tư vào những quốc gia có mức độ ổn định kinh tế cao. Chính vì vậy, một
quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn
vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở cũng góp
phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nên sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngồi.

1.2.2. Yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội
Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến các yếu tố văn hóa, chính trị - xã
hội của một quốc gia trước khi quyết định đầu tư vào quốc gia đó. Đặc điểm phát triển
văn hố - xã hội của nước nhận đầu tư được coi là hấp dẫn nếu có trình độ giáo dục cao và
nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán so với quốc gia của
nhà đầu tư. Khi giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư có nhiều khác biệt về các đặc điểm

5


văn hóa – xã hội thì rủi ro đối với các nhà đầu tư càng cao nếu họ không ý thức được sự
khác biệt và có những điều chỉnh thích hợp.
Ngồi ra, sự ổn định về chính trị cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến đầu tư. Một
đất nước chính trị ổn định sẽ tạo được lịng tin với các nhà đầu tư ngược lại với các quốc
gia bất ổn về chính trị sẽ là một rào cản lớn ngăn cản các dòng đầu tư chảy vào quốc gia
đó.
1.2.3. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên
thiên nhiên, ... là những yếu tố quan trọng tác động đến tính sinh lãi hay rủi ro của các
hoạt động đầu tư. Do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia
khác. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa
dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, các loại hình đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu
phong phú với giá cả rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn,… Các yếu tố này không những làm
giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu
tự nhiên và thị trường tiêu thụ.

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA MALAYSIA VÀ THỰC TRẠNG
HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA MALAYSIA VỚI ASEAN
2.1. Tổng quan về Malaysia
 Diện tích:

Malaysia là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền. Quốc gia này gồm
13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất liền khoảng 329.733km².
 Vị trí địa lý tự nhiên:
Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur.
Malaysia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa vĩ độ 1° và 7° Bắc bán cầu, trong
khoảng 100° đến 119° kinh tuyến đơng, tạo thành hình lưỡi liềm, bao gồm 2 vùng: (đất
liền và hải đảo)

6


- Bán đảo Malaysia có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp
Singapore
- Hải đảo, gồm 2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km² nằm
ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Kalimantan
Malaysia có 4.675 km² đường bờ biển trải dài từ Biển Đông sang Ấn Độ dương
 Dân số:
Dân số của Malaysia là 32.365.998 người (tính đến tháng 07/2020 theo báo
DanSo.org), trong đó người Mã Lai chiếm đa số với 50,1%, người Hoa 22,6%, người bản
địa 11,8%, người Ấn 6,7%, và khoảng 8,8% còn lại là các dân tộc khác người như người
Orang Asli ở bán đảo Malaysia, thổ dân vùng Sabah, Sarawak và người Châu Âu.
Dân cư tập trung tại bờ biển Tây bán đảo Malaysia, nơi có nhiều thành phố lớn và khu
công nghiệp. Khoảng 58,8% dân số Malaysia sinh sống tại các khu đô thị.
Dân cư Malaysia phân bố không đều, vùng Sabah và Sarawak chỉ chiếm khoảng 23%
tổng số dân, trong khi diện tích vùng này chiếm gần 60%. Malaysia là một dân tộc trẻ:
33,9% dân số dưới 14 tuổi, 62,2% trong độ tuổi từ 15 đến 64; 3,9% còn lại trên 65 tuổi; tỷ
lệ tăng dân số là 2,4%/ năm. Tuy nhiên tuổi thọ trung bình lại khá cao (của nam là 69,8
tuổi, của nữ là 74,8 tuổi).
 Ngôn ngữ:
Là quốc gia đa dân tộc nên người Malaysia nói nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng

tiếng Bahasa Malaysia (tiếng của người thổ dân Malaysia) là ngôn ngữ chính thức. Tuy
nhiên Tiếng Anh vẫn được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, thương mại và sản xuất.
 Đơn vị tiền tệ:
Đồng tiền của Malaysia là Ringgit, viết tắt là RM, gồm 2 loại:
Tỷ giá hiện tại khoảng RM = 5.452,16 VNĐ = 0,24 $
2.2. Môi trường đầu tư của Malaysia
2.2.1. Môi trường kinh tế
7


 GDP

Hình 2.1: GDP của các nước ASEAN giai đoạn 2016 – 2026
Nguồn: />Kinh tế Malaysia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát
triển, lớn thứ ba Đông Nam Á (Sau Indonesia, Thái Lan và Singapore). Năm 2020, do ảnh
8


hưởng của đại dịch COVID-19 GDP của nền kinh tế Malaysia chỉ đạt 337,01 tỷ USD, xếp
thứ 5 trong khu vực Đơng Nam Á.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN giai đoạn 2018 – 2020
Qua so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia với một số nước ASEAN và trên thế
giới trong những năm đổ lại đây 2018 - 2020, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của
Malaysia vẫn thuộc vào top các nước đáng để đầu tư khi con số phản ánh Malaysia đứng
trong top những nước có chỉ số tăng trưởng GDP cao trong khu vực ASEAN đi cùng với
các nước như Thái Lan, Singapore,... Điều này không chỉ khẳng định Malaysia thuộc các
quốc gia có mức sống cao nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thất
nghiệp thấp, trở thành một trong những quốc gia có hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á.
Điểm này đã thể hiện được tiềm năng phát triển kinh tế tại Malaysia, đây chính là điểm

cộng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đến với đất nước này.
Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Malaysia bị chậm lại do chịu ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 tuy nhiên vẫn nằm trong top 3 các quốc gia có mức độ tăng trưởng lớn
nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên theo dự báo của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ
mô khu vực ASEAN (AMRO), kinh tế Malaysia sẽ tăng tốc trong năm 2022 và lấy lại
động lực tăng trưởng. Tiến sỹ Sumio Ishikawa, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mơ
của AMRO dự đốn kinh tế Malaysia sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2022, so với 3,1%
trong năm 2021, với động lực đến từ sự phục hồi bền vững của nhu cầu trong nước trong
9


bối cảnh các hoạt động kinh tế và xã hội tiếp tục phục hồi bất chấp đợt bùng phát do biến
thể Omicron gây ra.

 Thu nhập bình quân
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Malaysia là 10.402 USD/người vào năm
2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Malaysia giảm 6.80% trong năm
2020, giảm 1.012 USD/người so với con số 11.414 USD/người của năm 2019.

Hình 2.3: Thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia giai đoạn 2015 – 2020
Nguồn: Theo số liệu từ World Bank
So sánh mức thu nhập bình quân đầu người của Malaysia với các nước thuộc top đầu
kinh tế của ASEAN cho thấy, GDP/người của quốc gia này rất đáng ấn tượng, vượt qua cả
Indonesia, Thái Lan, … đã phản ánh được mức độ thu nhập, cơ cấu thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư trong công việc kiếm sống của người dân Malaysia. Với con số GDP bình
quân đầu người cao đã chứng tỏ Malaysia có nhiều tiềm lực về kinh tế, đã và đang phát
huy được những thế mạnh vốn có của mình, thuộc top đầu trong khu vực Đơng Nam Á
qua mức sống ổn định, được duy trì trong nhiều năm liền gắn liền với tỷ lệ phân chia giàu
nghèo không đáng kể.


10


Biểu đồ dự báo GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN tính theo sức mua năm 2024
Singapore

111723

Brunei

73812

Malaysia

35636

Thailand

22884

Indonesia

15844

Vietnam

14720

Philippines


11286

Laos

10387

Myanmar

6933

Cambodia

5964

Timor - Leste

Đơn vị: USD/người

3451

Hình 2.4: Biểu đồ dự báo GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN tính theo
sức mua năm 2024
Nguồn: Theo tính tốn của Ngân hàng thế giới và IMF
Có thể thấy với các số liệu nổi bật về thực trạng nền kinh tế hiện tại và các tiềm năng
trong tương lai, Malaysia chắc chắn sẽ trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng trong khu
vực Đông Nam Á nói riêng và cả Châu Á nói chung. Đồng thời với các tiềm lực hiện có
quốc gia này cũng hứa hẹn sẽ trở thành một trong những nước đóng góp lớn vào hoạt
động đầu tư của tồn khu vực.

 Lạm phát

Giá nhiên liệu tăng đã đẩy lạm phát tại Malaysia tăng vọt lên mức 4,7% trong tháng
4/2021, cao hơn nhiều so với mức - 0,2% của tháng 1/2021 và cao hơn mức 1,7% của
tháng trước đó. Đây là tháng tăng giá tiêu dùng thứ ba liên tiếp và là mức cao nhất kể từ
tháng 3/2017, trong bối cảnh giá vận tải tăng vọt (27,0% so với 9,8% trong tháng 3).

11


T ỷ l ệ l ạm phát ở Malaysia giai đo ạn 2015 - 2021 (%)
4.700000
3.871000

2.104000

2015

2.091000

2016

2017

.885000

.663000

2018

2019


2020
-1.130000

2021

Hình 2.5: Tỷ lệ lạm phát ở Malaysia giai đoạn 2015-2021
Nguồn: Số liệu từ World Bank
Theo các chuyên gia AMRO, lạm phát toàn cầu tăng cao là nguyên nhân khiến nhu cầu
bên ngoài gián đoạn mạnh khi các nền kinh tế phát triển theo đuổi chính sách thắt chặt
tiền tệ tích cực hơn, dẫn đến tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, chi phí đi vay cao hơn có
thể kìm hãm đà phục hồi của nhu cầu trong nước của Malaysia do các hộ gia đình và
doanh nghiệp ưu tiên trả nợ hơn chi tiêu và đầu tư.

 Tỷ lệ nợ công và thâm hụt tài khóa
Suy thối kinh tế vào năm 2020 khiến nguồn thu của chính phủ Malaysia giảm. Thu
nhập từ thuế thấp nhưng các hoạt động chi tiêu chính phủ lại vẫn tăng là nguyên nhân dẫn
đến các khoản nợ cao hơn. Theo báo cáo do Văn phịng Tổng Kiểm tốn Malaysia công
bố ngày 28/10/2021, nợ quốc gia của nước này đã tăng từ mức 792,998 tỷ ringgit năm
2019 lên 879,56 tỷ ringgit năm 2020, tương đương 62,1% GDP.

12


Hình 2.6: Tỷ lệ nợ cơng và thâm hụt tài khóa ở 1 số nước ASEAN
Việc gia tăng nợ cơng sẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro hơn, từ đó dẫn đến lợi suất
cao hơn và do đó chi phí đi vay của các chính phủ cũng cao hơn. Tuy nhiên trong bối
cảnh Mỹ và EU triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi kinh tế kéo theo
việc giảm đáng kể lợi suất trên các thị trường phát triển thì các nhà đầu tư toàn cầu hướng
tới các tài sản rủi ro hơn để tìm kiếm lợi suất cao hơn, từ đó Malaysia và các nước
ASEAN nói chung có thể được hưởng lợi.

Về hoạt động đầu tư của chính phủ, theo ước tính của IMF về các khoản trả nợ theo
tổng tổng thu nhập của chính phủ, ở Malaysia tỷ lệ này tăng từ khoảng 10% năm 2019 lên
khoảng 14% năm 2021. Điều này cho thấy rằng, phần lớn thu nhập của chính phủ được
dành cho việc trả nợ kéo theo việc hạn chế phân bổ cho các bộ phận khác của nền kinh tế
như cơ sở hạ tầng, đổi mới hoặc lĩnh vực y tế, đầu tư.

 Mức độ cạnh tranh
Malaysia đạt 74,6 điểm trong số 100 điểm trên Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu
năm 2019 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố.
Theo cuốn “Niên giám các nền kinh tế cạnh tranh trên thế giới” (WCY) do Viện Phát
triển quản lý quốc tế (IMD), năm 2021 Malaysia đã được tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng
so với năm 2020 vươn lên giữ vị trí thứ 25 trong số 64 nền kinh tế cạnh tranh trên thế giới
(năm 2020 giữ vị trí thứ 27) do Malaysia giành được các chỉ số về Hiệu quả Kinh doanh
và Đầu tư Quốc tế. Trở thành một trong những nền kinh tế năng động hàng đầu Đông
13


Nam Á, Malaysia được đánh giá là điểm sáng trong thu hút dòng vốn FDI của cả khu vực
và trên thế giới

Hình 2.7: Top 30 các quốc gia về mức độ cạnh tranh trên thế giới năm 2020
Nguồn: IMD
Ở châu Á - Thái Bình Dương, Malaysia được xếp hạng thứ 8 về cạnh tranh nhất sau
Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc, Úc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Tuy
nhiên, IMF cũng lưu ý rằng Malaysia sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong năm
nay có thể ảnh hưởng đến xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của nước này, một trong
số đó là ảnh hưởng của COVID-19.

 Độ mở của thị trường


M cứđ tộ do
ự kinh tếế c aủ 1 sốế n ước ASEAN 2022 (thang đi ểm t ừ 0-100
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Singapore

Malaysia

Indonedia Philippines

Tự do thươ ng mại

T ựdo đầầu tư

14

Vietnam

Thailand


Vietnam

Laos
Đi m
ể sốố chung

Brunei


Hình 2.8: Mức độ tự do của 1 số nước ASEAN năm 2022
Nguồn: Theo số liệu từ Quỹ Di sản (Heritage Foundation)
Có thể thấy mức độ tự do kinh tế của Malaysia thuộc top đầu các nước trong khu vực
ASEAN. Với điểm số tự do thương mại, đầu tư và tài chính lần lượt là 82,2; 60;50. Mức
độ tự do về đầu tư thương mại đứng thứ 3 Đông Nam Á chỉ sau Singapore và Brunei, mức
độ tự do đầu tư đứng thứ 4, sau Singapore, Philippines và Brunei. Điểm tổng thể về tự do
kinh tế là 68,1 đứng thứ 2 trong các nước ASEAN và thứ 42 trên thế giới. Đây chính là
một trong những điểm hấp dẫn của Malaysia khi các nhà đầu tư cân nhắc đầu tư vào thị
trường này. Tuy nhiên có thể thấy điểm số về tự do đầu tư và đầu tư tài chính của
Malaysia vẫn còn chưa cao so với các nước các nước trong khu vực. Do đó quốc gia này
cũng cần có các chính sách cải thiện thêm mơi trường đầu tư đặc biệt là về mức độ tự do
đầu tư nếu muốn thu hút thêm nhiều dòng vốn FDI hơn nữa trong tương lai.

 Cơ sở hạ tầng
Malaysia đứng thứ hai châu Á về mức độ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và đứng thứ 5
toàn cầu theo bảng xếp hạng chỉ số đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu của hãng thiết kế và tư
vấn toàn cầu Arcadis. Tờ The Star (Malaysia) ngày 9.4 dẫn báo cáo của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF) cho biết Malaysia có hạ tầng giao thơng tốt nhất khu vực Đông Nam Á.
với 4,7 triệu thuê bao điện thoại cố định và trên 30 triệu thuê bao điện thoại di động.
Malaysia có bảy cảng quốc tế, cảng chính là cảng Klang. Malaysia có 200 khu cơng
nghiệp cùng với các chun khu như Khu Công nghệ Malaysia hay Khu Công nghệ cao

Kulim.
Hệ thống đường bộ của Malaysia trải dài 98.721 kilômét và có 1.821 kilơmét đường
cao tốc. Xa lộ dài nhất Malaysia là xa lộ Nam-Bắc với chiều dài trên 800 kilômét từ biên
giới với Thái Lan đến biên giới với Singapore. Hệ thống đường bộ tại Đông Malaysia
kém phát triển hơn và có chất lượng thấp hơn so với Malaysia bán đảo. Malaysia có 118
sân bay, trong đó 38 có đường băng được lát. Hãng hàng khơng quốc gia chính thức là
Malaysia Airlines, cung cấp dịch vụ hàng không quốc tế và quốc nội. Hệ thống đường sắt
do nhà nước vận hành, có tổng chiều dài 1.849 kilơmét. Các hệ thống đường sắt nhẹ trên
cao có giá tương đối rẻ và được sử dụng tại một số thành phố như Kuala Lumpur.
15


Ga tàu trung tâm Kuala Lumpur, điểm tập kết của hàng loạt tuyến đường sắt và tàu
điện đô thị của Malaysia. Nước này đang sở hữu một trong những hệ thống đường sắt dày
đặc và hiện đại nhất Đông Nam Á.
Hệ thống cần trục cỡ lớn tại cảng Klang. Hơn 90% giao thương của Malaysia được
thực hiện qua đường hàng hải, khiến cảng biển trở thành một trọng tâm then chốt trong
chiến dịch cải thiện cơ sở hạ tầng của Malaysia. Hai trong 7 cảng quốc tế của nước này
đang thuộc nhóm 20 cảng container hàng đầu thế giới, trong đó Klang là đầu mối lớn
nhất.
2.2.2. Mơi trường văn hóa xã hội

 Văn hóa và tơn giáo
Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế
giới. Văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng nhiều của Phương Tây sau cuộc chiến tranh thế
giới thứ 2 nhưng cũng đậm đà những nét văn hóa phương Đông thuần túy do ảnh hưởng
của các nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ… Chính vì thế, Malaysia có được sự
linh hoạt trong việc tiếp nhận các tư tưởng, các hình thức kinh doanh đa dạng từ nhiều
nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Malaysia cịn là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức

của Malaysia. Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo
Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Thiên chúa giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5%
cịn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh,
Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tơn giáo truyền thống Trung Hoa khác. Ngồi ra,
những nền văn hóa khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng phát triển mạnh mẽ tại Malaysia.
Điều này mang đến những khó khăn nhất định đến các nhà đầu tư vì đa số dân số theo
Đạo hồi có nhiều tập tục, văn hóa đời sống, văn hóa giao tiếp cần chú trọng, là một mơi
trường có văn hóa kinh doanh khắc nghiệt hơn các thị trường kinh doanh tại quốc gia
khác như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, …

 Thị hiếu

16


Malaysia là đất nước chịu ảnh hưởng văn hóa từ cả phương Đơng và phương Tây nên
con người Malaysia có được cái nhìn đa dạng và độc đáo, bao quát phù hợp với phong
cách kết hợp của Đông và Tây. Có thể nói, Malaysia vừa là một mơi trường dễ tính, dễ
tiếp nhận hầu hết các mặt hàng sản phẩm từ các nước ngồi, vừa là một mơi trường khó
tính với nhiều tập tục, thói quen được tạo thành theo lối mịn văn hóa Đạo hồi từ lâu đời.

 Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo
Malaysia là một đất nước hỗn hợp về mặt dân tộc. Trên đất nước này có gần 70 nhóm
dân tộc khác nhau.
Khơng chỉ trong thời chiến mà cả khi đất nước đô cŸ lâ Ÿp cũng chứng kiến sự xuất hiện
của sự chia rẽ giữa những người theo chủ nghĩa Hồi giáo và những người theo chủ nghĩa
thế tục. Điều làm cho sự phân cực của Malaysia trở nên phức tạp khi có hai sự phân chia
bổ sung về tơn giáo và tầm nhìn cạnh tranh về cải cách chính trị chồng chéo lên nhau và
thường làm gia tăng sự chia rẽ sắc tộc.
Malaysia không có mức độ bạo lực sắc tộc như ở những nơi khác ở Nam và Đông Nam

Á. Tuy nhiên, với lịch sử của đất nước về bạo loạn chủng tộc và sự đặc biệt của bản sắc
dân tộc, sự phân chia chủng tộc vẫn hiê nŸ hữu. Trong những năm gần đây, đã có một vài
cuộc tấn cơng vào các trang web tôn giáo và các báo cáo về sự cuồng nộ phân biệt chủng
tộc, thường được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thơng xã hội.

 Chính trị
-

Ổn định chính trị

Ổn định chính trị là một trong những yếu tố bắt buộc để thiết lập một doanh nghiệp và
đảm bảo lợi nhuận và bất ổn định chính trị chính là một trong những rào cản lớn nhất
ngăn cản sự lưu thơng của các dịng vốn FDI. Malaysia được đánh giá là một quốc gia hịa
bình và ổn định về chính trị khi thể chế chính trị tuân theo chế độ dân chủ nghị viện. Theo
Báo cáo Chỉ số Hịa bình Tồn cầu năm 2021, Malaysia là quốc gia xếp thứ 23 tồn cầu,
đứng thứ hai Đơng Nam Á về chỉ số hịa bình (chỉ sau Singapore).

17


Hình 2.9: Chỉ số hịa bình tồn cầu (GPI) năm 2021
Nguồn: IEP
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây tình trạng chính trị tại Malaysia liên tục thay đổi.
Sau hàng loạt diễn biến quan trọng và dồn dập bất ngờ xảy ra tại Malaysia vào tháng 32020, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, Thủ tướng Mahathir Mohamad từ chức
và kéo theo đó là việc giải tán chính phủ, tình hình chính trị của Malaysia có nhiều bất ổn.

Sự bất ổn này đã khiến cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Malaysia đã giảm đáng kể từ 31,7 tỷ RM (2019) xuống còn 13,9 tỷ RM, đã giảm
54,8% so với năm 2019
-


Mức độ tham nhũng

18


Ch sốế
ỉ nh nậ th ức tham nhũng (CPI) c aủ các quốếc gia ASEAN năm 2022 theo thang đi ểm 10
V ới 0 là tham nhũng cao và 100 là rầốt trong sạch
85

48
33

38

39

35

30

Singapore Malaysia Philippines Indonesia Thailand Vietnam

42

39

Laos


28

Cambodia Myanmar

SEA

Hình 2.10: Chỉ số CPI của các quốc gia ASEAN theo thang điểm 100 năm 2022
Nguồn: Số liệu từ tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI).
Với chỉ số CPI là 48/100, cao hơn hầu hết các quốc gia khác trong ASEAN và cao hơn
chỉ số trung bình của cả khu vực (42/100), Malaysia chỉ xếp sau Singapore về mức độ
trong sạch. Điều này góp phần tạo ra mơi trường chính trị lành mạnh hơn để thu hút đầu
tư. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ tham nhũng ở quốc gia này đang có chiều
hướng tăng cũng gây cản trở khá lớn cho các dòng vốn FDI chảy vào nội địa.

 Pháp lý
-

Quyền tự do kinh doanh

M ức đ ột ựdo kinh doanh c aủ 1 sốế n ước ASEAN 2022 (thang đi ểm t ừ 0-100
83.1
67.1

61.5

66.6

73.6
63.4


Singapore Malaysia Philippines Indonesia Thailand

72.4
60.5

Vietnam

19

Laos

55.2

Cambodia Brunei

0


Hình 2.11: Mức độ tự do kinh doanh của 1 số nước ASEAN theo thang điểm 100 năm
2022
Nguồn: Theo số liệu từ Quỹ Di sản (Heritage Foundation)
Mức độ tự do kinh doanh tại Malaysia là 67,1/100, xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á
(sau Singapore, Việt Nam và Brunei). Điểm số khá cao này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nhiều doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào quốc gia này. Tuy nhiên,
Malaysia cũng cần có thêm chính sách để cải thiện thêm mức độ tự do kinh doanh nếu
quốc gia này mong muốn có được nhiều dòng vốn FDI hơn nữa…
-

Mức độ bảo vệ nhà đầu tư


Ch sốếỉ m cứđ bộ oảv nhà
ệ đầầu t ưtheo m ức đ ột ừ0 đếến
8.3

8.3
6.7
5.7

5.3
4.2
2.8

Indonesia

Malaysia

Philippines

Thailand

Myanmar

Vietnam

Singapore

Hình 2.12: Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư theo mức độ từ 0 đến 10 của 1 số nước
ASEAN năm 2016
Nguồn: Worldbank, Doing Business
( />Theo như biểu đố trên ta thấy, Malaysia là một trong số những quốc gia có mức độ bảo

vệ nhà đầu tư cao nhất khu vực với chỉ số gần như tuyệt đối (8,3/10). Điều này là một
trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư có thêm động lực để tiếp tục đầu tư
vào quốc gia Đông Nam Á này.
-

Mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

20


M cứđ bộ o ảv quyếần

s ởh ữu trí tu ệc aủ 1 sốế n ước ASEAN 2022 (thang đi ểm từ 0-100
94.4

67

65.6
47.1
38.6

49.6

44.2

41.1

Singapore Malaysia Philippines Indonesia Thailand Vietnam

Laos


41.2

Cambodia Brunei

0

Hình 2.13: Mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của 1 số nước ASEAN 2022 theo thang
điểm 100
Nguồn: Theo số liệu từ Quỹ Di sản (Heritage Foundation)
Mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia là 65,6/100, đứng thứ 3 trong khu
vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore và Brunei. Đây chưa phải là một điểm số quá cao tuy
nhiên điểm số này cũng đã tạo ra những sự thu hút đáng kể cho các nhà đầu tư đặc biệt là
lĩnh vực đầu tư về các ngành công nghiệp công nghệ cao mà Malaysia chú trọng.

 Yếu tố công nghệ
Tuy không thể so sánh với các nước đã có định hướng phát triển cơng nghệ từ lâu như
Singapore hay Thái Lan và việc Malaysia thuộc thế hệ đi sau, mới chú trọng đến công
cuộc xây dựng và phát triển cơng nghệ cách đây khơng lâu thì yếu tố công nghệ tại
Malaysia vẫn chưa được đánh giá cao. Nhưng thay vào đó, Malaysia lại thu hút được
nhiều nguồn đầu tư về cơng nghệ máy móc hoặc có thể đi th cơng nghệ từ nước ngồi,
từ đó phát triển cơng nghiệp và đang ngày hồn thiện hơn cơng nghệ của chính mình.

 Về thị trường lao động
Nhìn chung, thị trường lao động Malaysia lấy lại đà phục hồi trong quý 4 năm
2021 nhờ sự hồi sinh của nhiều hoạt động kinh tế và xã hội hơn. Việc làm tiếp tục
có xu hướng tăng, số người có việc làm đăng ký tăng 1,8% so với cùng kỳ năm
trước, đạt mức 15,44 triệu người với tỷ lệ việc làm trên dân số tăng lên 65,7%. Tỷ
21



lệ thất nghiệp giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 4,3%, đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ
cuộc khủng hoảng y tế cơng cộng, theo đó số người thất nghiệp giảm 66,3 nghìn
người xuống cịn 694,4 nghìn người. (Theo số liệu của cơ quan thống kế Malaysia).
Malaysia được đánh giá cao khi trong top 25/144 những nước có hiệu quả thị
trường lao động cao nhất. Theo thông tin của MIDA tại trang thông tin trực tuyến
của cơ quan này, Malaysia cung cấp cho các nhà đầu tư một lực lượng lao động trẻ,
có trình độ và có năng suất với chi phí cạnh tranh với các nước khác ở Châu Á.
Về việc mở cửa thị trường lao động: Nhằm phục vụ cho mục đích biến
Malaysia thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2020, ngay từ cuối năm 2010,
Thủ tướng đương nhiệm của nước này – Najib Razak – đã đưa ra những chính sách
nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ đạt đẳng cấp quốc tế.
Cụ thể, chính sách này sẽ cho phép những người có trình độ cao được Cục
Dịch vụ công tuyển lựa, ký hợp đồng làm việc với các tổ chức, đặc biệt là trong các
khu vực kinh tế chủ chốt quốc gia. Bên cạnh đó, những người có trình độ un bác
này sẽ được cấp thẻ cư trú, cho phép họ và gia đình sống và làm việc lâu dài tại
Malaysia. Những chính sách này được chính thức áp dụng từ năm 2011. Chính phủ
Malaysia cam kết tạo mọi cơ hội và điều kiện cho các học giả làm việc đạt hiệu quả
cao. Chính phủ nước này cũng thơng qua việc nới lỏng những điều kiện cấp phép
lao động, kể cả hủy bỏ quy định giới hạn tối đa là 10 năm và đòi hỏi phải thay thế
bắt buộc đối với các chức vụ quản lý. Đích thân Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng
Tuyển dụng Nhân tài. Với chính sách này, Malaysia đặt ra mục tiêu khơng chỉ hạn
chế tình trạng “chảy máu chất xám” từ Malaysia qua các nước khác như Singapore,
Hồng Kơng mà cịn thu hút nhân lực chất lượng cao quốc tế làm việc tại đây.

 Về năng suất lao động:

22



Hình 2.14: Năng suất lao động trên mỗi cơng nhân của các nước thành viên ASEAN
(đơn vị nghìn USD)
Nguồn: APO, Asian Economy and Productivity

Tính đến năm 2018, năng suất lao động trên mỗi cơng nhân của Malaysia
(55,36 nghìn USD). Trong khi đó, năng suất lao động trên mỗi cơng nhân của cả
ASEAN là 24,27 (nghìn USD), nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nước. Trong đó,
Singapore thể hiện đẳng cấp cao nhất khi năng suất lao động ở mức 149,05 (nghìn
USD chủ yếu do đầu tư vốn thơng qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng cao
trong những năm qua, theo sau là Brunei với 142,01 (nghìn USD). Malaysia (55,36
nghìn USD) xếp thứ 3 sau Singapore và Brunei.
Nhìn chung vào năm 2021, năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng trên
mỗi giờ làm việc của Malaysia giảm 2,6% (2020: 3,4%) với giá trị 41,0 RM mỗi
giờ (2020: 42,0 RM mỗi giờ). Ngược lại, năng suất lao động được đo bằng giá trị
gia tăng trên mỗi việc làm tăng 1,8% (2020: -5,5%) với giá trị gia tăng trên mỗi
việc làm là 90.647 RM / người (2020: 89.022 RM / người). (Theo số liệu của cơ
quan thống kê Malaysia).
2.2.3. Mơi trường tự nhiên

 Vị trí địa lý ảnh hưởng đến đầu tư của Malaysia ra nước ngoài và ngược lại
Malaysia nằm ở trung tâm Đơng Nam Á, phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp
Singapore, đường bờ biển trải dài từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương
23


Với vị trí đắc địa như vậy, Malaysia có thể thuận lợi thực hiện các thương vụ trao đổi
hàng hóa trên đất liền vì có biên giới giáp với nhiều nước và thông qua đường biển với
chiều dài lãnh thổ tiếp xúc rất nhiều với biển. Không chỉ vậy, biển Đơng mang lại cho
Malaysia rất nhiều vai trị kinh tế. Đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế
giới hàng năm. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu

chở container, tàu đánh cá. Biển Đông không chỉ mang đến cho Malaysia nguồn lợi về
phát triển thủy hải sản mà còn ngành khai thác dầu mỏ, khoáng sản, … phục vụ cho nơng
nghiệp chế biến.

 Khí hậu và tài ngun thiên nhiên
Mơi trường của Malaysia nói đến quần xã sinh vật và địa chất tạo thành môi trường tự
nhiên của quốc gia Đông Nam Á này. Sinh thái của Malaysia là siêu đa dạng, với một
biên độ đa dạng sinh học của hệ thực vật và động vật được tìm thấy trong các vùng sinh
thái khác nhau trong cả nước. Tài nguyên thiên nhiên đa số là thiếc, dầu mỏ, gỗ, đồng,
quặng sắt, khí tự nhiên, bơxit, thích hợp phát triển ngành cơng nghiệp khai thác, chế biến.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt, gió mùa, gió mùa Tây
Nam giữa tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đơng bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Khí
hậu thuận lợi mang lại cho Malaysia những điều kiện thích hợp để trồng được các loại cây
công nghiệp như cao su. Đây là những cây công nghiệp lâu năm, có nhu cầu sử dụng cao
trong đời sống con người, do đó giúp Malaysia tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đặc
biệt là trong lĩnh vực sản xuất.
2.2.4. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi tại Malaysia
a. Tự do hóa đầu tư
- Nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư vào các lĩnh vực cịn lại ngồi các lĩnh
vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nhà đầu tư có thể sở hữu 100% vốn cơng
ty nhưng đối với các ngành bị hạn chế vốn khi sở hữu vượt quá số vốn quy định thì số
vốn vượt q sẽ trở thành vốn hạn chế và khơng có quyền biểu quyết.

24


- Malaysia khơng có lĩnh vực cấm đầu từ, chỉ có hạn chế đầu tư. Các ngành nghề bị
hạn chế vốn gồm: Ngân hàng nội địa và ngân hàng hồi giáo (70%), Bảo hiểm nội địa và
bảo hiểm Takaful (49%).
b. Bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài

Malaysia đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; khơng bị tịch
thu, quốc hữu hóa; nhà đầu tư được lựa chọn ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất nếu có sự
thay đổi về chính sách, pháp luật; áp dụng nguyên tắc “không hồi tố” theo thông lệ quốc
tế; áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế mà Malaysia là thành
viên có quy định khác với quy định của luật đầu tư trong nước.
c. Thuận lợi hóa đầu tư
Các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh, điều chỉnh hoạt động đều
được điều chỉnh theo hướng ngày càng cởi mở và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ:
-

Cắt giảm TTHC và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký và hoạt động của doanh

nghiệp. Cụ thể các TTHC đó là đăng kí kinh doanh, xử lý giấy phép xây dựng, nhận diện,
đăng kí tài sản, nộp thuế, thủ tục xuất nhập khẩu.
-

Bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng

dấu "số" thay cho dấu "truyền thống”.
-

Thiết lập cơ chế đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử với bộ hồ sơ

điện tử mà không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay.
d. Xúc tiến đầu tư
-

Trợ cấp thuế đầu tư (ITA): Được cung cấp cho nhà máy và thiết bị mà công ty mua

lại trong thời gian giảm thuế, thường là từ 5 đến 10 năm. Tỷ lệ trợ cấp bình thường là

60% trên chi phí vốn đủ điều kiện. ITA có thể được bù đắp so với 70% thu nhập theo luật
định của các công ty.
-

Trợ cấp tái đầu tư (RA)

-

Các sáng kiến xúc tiến đầu tư theo Chương trình PENJANA.

2.3. Đánh giá môi trường đầu tư của Malaysia
25


×