Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU học phần thương mại điện tử đề tài ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.57 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI TẬP THẢO LUẬN
Học phần: Thương mại điện tử
Đề tài: Ứng dụng của thương mại điện tử
trong lĩnh vực du lịch

Giáo viên hướng dẫn: Chu Bá Quyết
Nhóm: 5
Lớp học phần:2192PCOM0111

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 5
STT
MSV
1 21D300147

Họ và tên
Hồng Linh Nhi

2


21D300148

Vi Hồng Ngọc Nhi

3

21D300505

Dương Thị Phương

4

21D300146

Lê Thị Thanh Nhàn

5

6

21D300175

21D300178

Nhiệm vụ
Khái niệm TMĐT
Đặc điểm của TMĐT
Phân loại TMĐT
Lợi ích và trở ngại của TMĐT
Xu hướng phát triển của

TMĐT
Tình hình ứng dụng TMĐT
trong du lịch trên thế giới và

Phạm Thị Minh Ngọc

Việt Nam
Website TMĐT trong du lịch

Đậu Thị Niềm( Nhóm
trưởng)

trực tuyến
Ứng dụng TMĐT trong các
công ty du lịch
Website TMĐT trong du lịch
trực tuyến

7

21D300177

Nguyễn Thị Yến Nhi

Ứng dụng TMĐT trong các
công ty du lịch
Ưu điểm và nhược điểm của

8


19D130240

Nguyễn Thị Minh

TMĐT
Đề xuất một số giải pháp

9

21D300176

Nguyệt
Phạm Thị Nhạn

Tổng hợp nội dung

10

21D300024

Làm bản word
Làm powpoint
Thuyết trình

Trần Đan Nhi

2

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Mục lục

Bài thảo luận
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................4
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................................................5
1. Khái quát về thương mại điện tử...................................................................................................................5
1.1. Khái niệm về thương mại điện tử............................................................................................................5
1.2. Đặc điểm....................................................................................................................................................6
1.3. Phân loại....................................................................................................................................................7
1.4. Lợi ích và trở ngại của thương mại điện tử............................................................................................8
2. Xu hướng phát triến của thương mại điện tử..............................................................................................10
2.1. Sự biến đổi của thương mại điện tử thế giới.........................................................................................10
2.2. Lợi thế phát triển thương mại điện tử..................................................................................................11
2.3. Thực trạng TMĐT tại Việt Nam............................................................................................................12
PHẦN II: CÁC ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH....................................................14
1.

Tình hình ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực du lịch trên thế giới. 14

2.

Tình hình ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam


3.

Website thương mại điện tử trong du lịch trực tuyến

16

21

3.1.

Tính năng của website thương mại điện tử du lịch

3.2.

Mơ hình website thương mại điện tử trong du lịch trực tuyến

21
22

4.

Ứng dụng của thương mại điện tử trong các công ty du lịch

5.

Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử trong các công ty du lịch

6.

25


5.1.

Ưu điểm của thương mại điện tử trong các công ty du lịch

5.2.

Nhược điểm của thương mại điện tử trong các công ty du lịch

27

27
28

Đề xuất một số giải pháp 29
6.1.

Đối với nhà nước

6.2.

Đối với doanh nghiệp 31

29

KẾT LUẬN............................................................................................................................................................33

3

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và sự
bùng nổ Internet, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) áp dụng trong du lịch
đã phát triển nhanh chóng, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngành Du
lịch.Trong cuốn sách “Làn sóng thứ ba - Kỷ nguyên mới trong kinh doanh theo
mạng” của Richard Poe (2003) đã viết: “Nhờ có hệ thống và cơng nghệ mới, làn
sóng thứ ba tạo cơ hội khơng chỉ cho các nhà kinh doanh đẳng cấp cao mà còn
cho cả những con người bình thường được hưởng các thành quả kinh doanh, và
có thể tránh được rất nhiều rủi ro”. Hệ thống và công nghệ mới được nhắc đến ở
đây chính là sự phát triển của CNTT đang làm thế giới thay đổi nhanh chóng.
Như vậy, ứng dụng CNTT đã ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Trên thế giới, CNTT đã ứng dụng trong ngành du lịch từ rất sớm. Những
người làm trong ngành du lịch đã rất quen với những nhà cung cấp dịch vụ du
lịch trực tuyến như GenaRes, Pegasus solution, Expedia, Travelocity.... Chỉ riêng
Pegasus solution đã liên kết cung cấp hệ thống đặt phòng trên 100.000 khách sạn
và hệ thống dịch vụ trên thế giới. Đối với du khách, chỉ cần gõ cụm từ “booking”
hoặc “travel” trong tìm kiếm sẽ ra hàng loạt các trang web đặt phịng, đặt tour
của rất nhiều cơng ty, vé máy bay và các dịch vụ du lịch khác... Chỉ cần vào địa
chỉ một trang như Asia.com, du khách đã bị choáng ngợp với rất nhiều thông tin
các khách sạn, hãng du lịch...


4

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái quát về thương mại điện tử
1.1. Khái niệm về thương mại điện tử
Một số khái niệm về TMĐT được các tổ chức uy tín trên thế giới định nghĩa
như sau:
Theo Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các
sản phẩm giao nhận cũng như thơng tin số hóa thơng qua mạng internet”.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các
giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân)
mang tính điện tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.".
Các kỹ thuật thơng tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể
được dùng để hỗ trợ TMĐT
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự
mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân,
tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thơng qua mạng Internet hay các
mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc

đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận
chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng
phương pháp thủ công."
Như vậy, khái niệm “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của
2 thuật ngữ “thương mại”, “điện tử” .

5

0

0


Thương mại

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

Nghĩa rộng

Nghĩa hẹp

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Phương tiện điện tử (PP)
Nghĩa rộng
Nghĩa hẹp
TMĐT là toàn bộ các TMĐT là tồn bộ các
giao dịch mang tính
giao dịch mang tính

thương mại được tiến thương mại được tiến
hành bằng các PTĐT hành bằng các PTĐT
mà chủ yếu là các
mạng truyền thơng,
mạng máy tính và
internet
TMĐT là các giao TMĐT là các giao
dịch mua bán được dịch mua bán được
tiến hành bằng các tiến hành bằng mạng
internet
PTĐT

1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện
điện tử(PTĐT) để tiến hành các giao dịch thương mại. Việc sử dụng PTĐT cho
phép các bên thực hiện các hoạt động mua, bán, chuyển giao, trao đổi “thông tin”
về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ... dễ dàng.
Thứ hai, TMĐT có liên quan mật thiết đến thương mại truyền thống
(TMTT) và phụ thuộc sự phát triển mạng máy tính và Internet. TMĐT có liên
quan mật thiết đến TMTT, các giao dịch TMĐT được thực hiện trên cơ sở các
giao dịch TMTT, nhiều cơng việc và q trình giao dịch TMĐT có liên quan
thương mại truyền thống.
Thứ ba, TMĐT được nghiên cứu gồm bốn nhóm hoạt động chủ yếu là mua,
bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ, thơng tin. Ngồi
ra, nó cịn bao gồm các hoạt động hỗ trợ các hoạt động trên như: marketing,
quảng cáo, xúc tiến trên mạng, thanh toán điện tử, an toàn mạng giao dịch, đấu
giá, dịch vụ hỗ trợ CNTT...
Thứ tư, “Thương mại điện tử” là thuật ngữ mang tính lịch sử. Khơng thể có
định nghĩa duy nhất về TMĐT bởi các công nghệ mới thường xuyên ra đời và
được khai thác trong kinh doanh. Và ngay đối với những công nghệ hiện tại,

chúng ta chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó mang
lại.
6

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

1.3.Phân loại
Cách phân loại chung nhất của TMĐT là phân theo bản chất của giao dịch
hoặc mối quan hệ giữa các bên tham gia, do đó ta phân được 1 số loại hình
TMĐT như sau:
TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B):tất cả những bên tham gia trong
TMĐT giữa các doanh nghiệp hoặc là các doanh nghiệp, hoặc là các tổ chức.
TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C):bao gồm các giao
dịch bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp đến khách hàng là cá nhân
và các hộ gia đình, những người tiêu dùng cuối cùng.
TMĐT doanh nghiệp- doanh nghiệp- người tiêu dùng (B2B2C):là trường
hợp đặc biệt của B2B. Một doanh nghiệp cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch vụ
cho một khách hàng là một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp khách hàng tiếp
theo sẽ cung cấp những hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng của họ, cũng
có thể là nhân viên của họ mà khơng có bổ sung giá trị.
TMĐT giữa người tiêu dùng- doanh nghiệp (C2B):Người tiêu dùng ở
đây có thể sử dụng Internet tiến hành bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho
các doanh nghiệp hoặc cá nhân thơng qua hình thức đấu giá sản phẩm hoặc dịch

vụ.
Người tiêu dùng- người tiêu dùng (C2C):Người tiêu dùng này giao dịch
trực tiếp với người tiêu dùng khác qua các trang web bán hàng, đấu giá, mua lại.
Các ứng dụng ngang hàng (P2P): Công nghệ ngang hàng có thể được sử
dụng trong B2B, C2C, và B2C. Cơng nghệ này cho phép những máy tính ngang
hàng đã được kết nối có thể chia sẻ các thư mục dữ liệu và xử lý trực tiếp với các
máy khác.
Thương mại di động (Mobile Commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt
động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong một môi trường không dây
được xem như là thương mại di động.
TMĐT nội bộ doanh nghiệp: TMĐT bên trong doanh nghiệp bao gồm tất
cả những hoạt động bên trong tổ chức liên quan đến trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
thơng tin ở nhiều đơn vị và các cá nhân trong tổ chức đó.
7

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Doanh nghiệp- nhân viên (B2E):Loại hình TMĐT này là một hệ thống
phụ của loại hình TMĐT nội bộ doanh nghiệp, trong đó tổ chức tiến hành phân
phát các dịch vụ, thông tin hay sản phẩm tới từng nhân viên như công ty. Một bộ
phận lớn nhân viên công ty là nhân viên di động, họ làm đại diện của doanh
nghiệp tại các tổ chức và doanh nghiệp khác. TMĐT hỗ trợ các nhân viên như
vậy gọi là B2ME (doanh nghiệp tới nhân viên di động).

Thương mại hợp tác: Khi các cá nhân hoặc các nhóm trao đổi hoặc hợp
tác trực tuyến, họ đã tham gia trong thương mại hợp tác.
TMĐT phi kinh doanh: Số lượng các tổ chức phi kinh doanh đang dần
tăng lên như các viện hàn lâm, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tôn giáo,
các tổ chức xã hội và các đơn
1.4. Lợi ích và trở ngại của thương mại điện tử
a. Lợi ích của thương mại điện tử
Lợi ích của việc ứng dụng TMĐT được xem xét trên ba góc độ: lợi ích đối
với tổ chức (chủ yếu là các doanh nghiệp), lợi ích đối với người tiêu dùng và lợi
ích đối với xã hội.
Với các tổ chức, thương mại điện tử tiếp cận toàn cầu. TMĐT đang mở
rộng thị trường đến phạm vi quốc gia và quốc tế. Với một lượng đầu tư vốn
không lớn, một cơng ty có thể dễ dàng và nhanh chóng xác định các nhà cung
ứng tốt nhất đến nhiều khách hàng hơn, đối tác kinh doanh phù hợp nhất trên thế
giới. Việc mở rộng cơ sở khách hàng và nhà cung ứng cho phép tổ chức mua
nhiều hơn và bán được rẻ hơn. Đồng thời TMĐT tạo khả năng giảm chi phí tạo
lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiển thị thông tin vốn dĩ trước đây dựa trên cơ
sở giấy tờ; các chi phí cao của việc in, gửi qua bưu chính được giảm thiểu đến
loại bỏ; chi phí truyền thơng dựa trên cơ sở Internet cũng rẻ hơn nhiều so với chi
phí truyền thơng qua các mạng giá trị gia tăng. Chi phí xây dựng, duy trì và quản
lý cửa hàng vật lý được giảm xuống đáng kể, và là tác động lớn nhất đối với chi
phí khi chuyển đổi mơ hình kinh doanh sang TMĐT, theo đó các cửa hàng ảo
hoạt động 24/7 cho phép doanh nghiệp có thể phục vụ một lượng lớn khách hàng
tồn cầu và khơng địi hỏi chi phí quản lý ngồi giờ của nhân viên bán hàng, chi
phí kiểm kê hàng hóa. Một tác động khác của TMĐT đối với chi phí tiêu thụ là
làm tăng tính hiệu quả trong cấu trúc các đơn đặt hàng, do đã giảm chi phí xử lý
và quản trị đơn hàng. Chưa hết, TMĐT giúp ta tiết kiệm chi phí thơng qua việc
8

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

áp dụng các ứng dụng các hình thức thanh tốn trực tiếp qua web cũng là một
con số đáng kể đối với doanh nghiệp kinh doanh điện tử (KDĐT). Bên cạnh đó,
khắc phục hạn chế, hoàn thiện trong chuỗi cung ứng: như việc một số khâu kém
hiệu quả của chuỗi cung ứng (tồn kho quá mức, sự chậm trễ trong phân phối...)
có thể giảm xuống tối thiểu khi ứng dụng TMĐT. Thương mại điện tử còn đáp
ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng như cho phép nắm bắt nhu cầu, sản xuất
hàng hóa và dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng với chi phí khơng cao
hoặc cao hơn khơng đáng kể so với sản xuất hàng loạt, qua đó tạo nên lợi thế
cạnh tranh của các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này.Xây dựng các mơ hình
kinh doanh mới, tạo điều kiện ra đời các mơ hình kinh doanh sáng tạo, tạo nên
các lợi thế chiến lược hoặc lợi ích cho doanh nghiệp.TMĐT chun mơn hóa
người bán hàng, cho phép chun mơn hóa ở mức độ cao, mà điều đó về mặt
kinh tế thì bất khả thi khi kinh doanh ở thế giới vật lý.TMĐT làm giảm thời gian
từ khi bắt đầu một ý tưởng đến khi thương mại hóa ý tưởng đó nhờ các q trình
truyền thơng và hợp tác được cải thiện.
Đối với người tiêu dùng cũng mang lại lợi ích rất lớn. Họ có thể tiết kiệm
thời gian để đi mua sắm,chỉ cần ngồi ở nhà, lướt web với điện thoại hay máy tính
là có thể giúp chọn lựa được món đồ ưng ý. Họ cũng có thể thoải mái check, lựa
chọn các mặt hàng , so sánh giá chất lượng giữa các nơi. Họ không cần phải đi xa
để khuân vác vận chuyển hàng hóa về nhà mà sẽ có người vận chuyển đến tận
nơi.
Đối với xã hội thì TMĐT sẽ tạo ra đượcột phương thức kinh doanh và làm

việc mới hiện đại, phù hợp hơn với xu thế thị trường đang phát triển mạnh trong
thời đại công nghệ 4.0. TMĐT cũng sẽ tạo ra một sân chơi mới cho các doanh
nghiệp và yêu caàu họ phải nắm bắt đổi mới phương thức kinh doanh, tọa cơ hội
để cạnh tranh cao hơn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng
và của nền kinh tế nói chung.
b.Trở ngại của thương mại điện tử
Các trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT được chia làm trở ngại công nghệ
và trở ngại phi công nghệ. Trước hết là trở ngại về cơng nghệ.Hiện có các trở
ngại công nghệ phổ biến nhưthiếu các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an ninh và
độ tin cậy; băng thông viễn thông không đủ, đặc biệt cho TMĐT di động; sự phát
triển các công cụ phần mềm mới bắt đầu triển khai; khó tích hợp Internet và các
9

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

phần mềm TMĐT với một số ứng dụng sẵn có và cơ sở dữ liệu; cần thiết có một
số máy chủ web bổ sung cho các máy chủ mạng, điều này làm tăng chi phí ứng
dụng TMĐT; việc thực hiện các đơn đặt hàng B2C trên quy mơ lớn địi hỏi các
kho hàng tự động hóa chun dùng.Ngồi các trở ngại cơng nghệ như trên, các
trở ngại phi công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng TMĐT. Phổ biến
là các vấn đề an ninh và bảo mật khách hàng, các vấn đề pháp luật và chính sách
cơng, bao gồm cả vấn đề đánh thuế trong TMĐT chưa được giải quyết, các quy
định về quản lý quốc gia và quốc tế đối với TMĐT nhiều khi ở trong tình trạng

khơng thống nhất; khó đo đạc được lợi ích (hiệu quả) của TMĐT, ví dụ như hiệu
quả của quảng cáo trực tuyến, các đơn vị đo đạc chín muồi chưa được thiết lập.
2. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử
2.1. Sự biến đổi của thương mại điện tử thế giới
Thứ nhất,đây là cửa ngõ mở ra nguồn thông tin khổng lồ tại bất kì nơi nào
trên thế giới. Bỏ ra một chi phí khổng lồ, mỗi doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá
nhân có một địa chỉ xa lộ thơng tin này, ở đó họ có thể bày biện và tự giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ ở các kĩ thuật tiên tiến, từ văn bản, hình ảnh, âm thanh cho đến
phim ảnh. Ở bất cứ đâu, chỉ cần một máy tính kết nối mạng, người ta đều có thể
vào thăm và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo từ các gian hàng này. Do số
lượng các website đăng kí ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng khách ghé thăm
khơng lớn, nhiều doanh nghiệp đã gửi các thông điệpquảng cáo lên các trang chủ
của các nhà cung cấp dịch vụ mạng nổi tiếng, nơi có nhiều khách ghé thăm hơn.
Hiệu quả của các loại quảng cáo này chạy trên đầu trang web hay nhảy vào một
trang web vừa được mở ra là điều còn nghiện cứu thêm, tuy nhiên điều hiển
nhiên là loại quảng cáo này ngày càng đến được với đối tượng khách hàng.
Thứ hai, Internet là môi trường diễn ra hàng loạt hội thảo, diễn đàn của
những người có thể ở cách xa nửa vịng trái đất, trong đó mỗi người vào mạng
có thể tham gia phát biểu ý kiến của mình. Những nhà kinh doanh đã tận dụng
những diễn đàn này để khéo léo phát đi những thông điệp quảng cáo sản phẩm,
dịch vụ của mình. Hiện nay,giới trẻ là thành phần chủ yếu tham gia các diễn
đàn, trò chuyện, tán gẫu trên mang hay lập blog. Tác động lẫn nhau trong xu
hướng mua sắm, chọn lựa hàng tiêu dùng của họ thông qua cách thức trao đổi
này nhiều khi có hiệu ứng dây chuyền và tiềm năng khai thác lớn đối với những
nhà kinh doanh.

10

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Thứ ba, hoạt động thư điện tử, một trong những tiến bộ lớn nhất hiện nay
trong lĩnh vực truyền thông, nhờ vào các tiện ích rẻ tiền, nhanh chóng, có thể gửi
đi một nội dung có dung lượng lớn, có thể gửi thư cùng lúc cho nhiều người nhận
khác nhau. Thực ra, cách thức gửi thư quảng cáo trực tiếp đến từng cá nhân đối
tượng là khách hàng đã xuất hiện từ rất lâu. Với sự ra đời của thư điện tử, các nhà
quảng cáo đã nắm lấy nó như mộtcơng cụ cách tân quan trọng so với cách gửi
quảng cáo qua đường bưu điện trước đây. Hiện nay số người truy cấp Internet
trên thế giới đã vượt qua con số 2 tỷ, bao gồm những người sử dụng máy tính cá
nhân, điện thoại di động, máy thu hình và các thiết bịkhác. Các doanh nghiệp
tham gia thương mại điện tử cũng đã phát triển rất lớn. Từ 5/1995, công ty
Netscape đã tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác tông tin trên Internet.
Công ty IBM tung các chiến dịch quảng cáo cho các mơ hình kinh doanh điện tử
từ năm 1997. Một thí dụ thành cơng điển hình nhất trong lĩnh vực thương mại
điện tử là công tyAmazon.com, công ty phát hành sách nổi tiếng trên phạm vi
toàn cầu, có trụ sở ở Seatle, Washington- Mỹ, có giá trị thị trường hơn 20 tỷ
USD. Điều đóng góp lớn nhất của hiệu sách ảo khổng lồ này chính là tạo ra các
cơ hội thương mại bằng cách tập hợp các nguồn lực trên Internet để thiết lập mối
quan hệ trực tiếp với khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.
2.2. Lợi thế phát triển thương mại điện tử.
Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng
nói: “Trong 5- 10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online,
hoặc là không nên kinh doanh gì nữa”. Câu nói này nổi tiếng như một tiên đoán
lịch sử chứng minh cho sức mạnh và vai trò của thương mại điện tử trong tương

lai.Thực vậy, kinh doanh online đã cho thấy “lợi thế vượt trội” của mình khi “
khơng bị giới hạn về khơng gian và thời gian”. Những giao dịch về internet hiện
nay đã giúp người sửu dụng tiết kiệm một khoản rất lớn, tương ứng là 93% và
99,5% so với việc áp dụng các phương thức giao dịch truyền thống là qua fax và
qua bưu điện. Các giao dịch qua internet có chi phí rất rẻ. Một doanh nghiệp có
thể gửi thu tiếp thị , chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống
như gửi cho một khách hàng. Với thương mại điện tử, các bên có thể tiến hành
giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nơng thơn, từ nước này sang
nước khác hay nói cách khác là không bị giới hạn địa lý. Điều này cho phép các
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán, với
người tiêu dùng họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa,
dịch vụ thật nhanh chóng, với phương thức vơ cùng đơn giản và thuận tiện.
11

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

2.3. Thực trạng TMĐT tại Việt Nam
Dịch vụ internet được bắt đầu cung cấp chính thức tại việt nam năm 1997,
Trải qua một thập kỷ, cở sở hạ tầng mạng cũng như số người sử dụng internet tại
Việt Nam đã giatăng nhanh chóng. Theo khảo sát của Asia Digial Makerting
Yearbook – ADMY(asiadma.com), tính đến cuối tháng 5/2007 số người dùng
internet tại Việt Nam đạt 14 triệu, xếp thứ 17/20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng
đầu thế giới về số người sử dụng Internet. Theo thống kê của trung tâm Internet

Việt Nam, đến đầu tháng 6/2007, con số này 16,5 triệu người, chiếm 19,87% dân
số. Bộ bưu chính viễn thơng đánh giá Việt Nam đứng vào top 10 thế giới về tốc
độ phát triển Internet. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản tạo tiền
đề phát triển lĩnh vực TMĐT. Từ khi nghị định 55/2001/NĐ-CP ra đời, đã có 5
nhà cung cấp dịch vụ kết nối(Internet Exchange Provider- IXP) được cấp phép và
đang hoạt đơng tích cực, bao gồm VNPT, Viettel, FPT, ETC và SPT. Kết nối với
các IXP là các nhà cung cấp dịch vụ internet (Internet Service Provider- ISP) với
hai loại dung lượng chính là dung lượng lưu chuyển trong nước và dung lượng
lưu chuyển quốc tế. Hướng đi quốc tế len đến 12 tháng, qua 8 vùng quốc gia có
lưu lượng trao đổ internet lớn gồm : Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung
Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Malaysia. Trong số 17 ISP được cấp phép, có một
số đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường như VNP, SPT, Viettel... các doanh
nghiệp còn lại hoạt động với quy mô nhỏ, số lượng thuê bao khiêm tốn. Các dịch
vụ truy cập internet hiện nay được các ISP cung cấp bao gồm truy cập gián tiếp
qua đường dây điện thoại, ISDN, truyền hình cáp CaTV, Wi-Fi, thuê bao trực
tiếp, VoIP chất lượng cao, game trực tuyến. Ngoài ra còn hơn 20 nhà cung cấp
nội dung trên internet, gồm các tờ báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress,
VDCmedia, cùng hàng nghìn trang tin điện tử được cấp phép khác. Tên miền
được sử dụng khá đa dạng đã góp phần phát triển các trang thơng tin tiếng
Việt.Trong tiến trình hội nhập, nhận thức các doanh nghiệp Việt Nam về TMĐT
đã có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2002, chỉ có chưa đến 800 doanh
nghiệp có webside thì đến cuối năm 2004 đã có khoảng 3000 doanh nghiệp, nếu
tính cả các webside có tên miền quốc tế thì con số này lên đến 17.500 doanh
nghiệp. Một số khảo sát về hiện trạng của TMĐT của Bộ Thương Mại cho thấy
năm 2002 có khoảng 30% doanh nghiệp kết nối internet và chưa tới 10% doanh
nghiệp có webside riêng, thì hai năm sau các tỷ số này đã tăng lên đến 83% và
25%. Đến cuối năm 2005, một cuộc điều tra do phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành đã công bố kết quả 91% doanh nghiệp kết nối
internet và khoảng 30% doanh nghiệp có webside riêng.
12


0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

13

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

PHẦN II: CÁC ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG LĨNH VỰC DU
LỊCH

1. Tình hình ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực du lịch trên thế giới.
Ngày nay, việc lựa chọn chuyến du lịch (tour) phù hợp sở thích, nhu cầu,
khả năng kinh tế... đang ngày càng trở nên đơn giản, thuận tiện. Thay vì phải đến
trụ sở công ty du lịch, mất thời gian tìm hiểu tài liệu, hoặc so sánh giá, chất lượng
phục vụ... giữa các nhà cung cấp dịch vụ theo kiểu truyền thống lâu nay, giờ đây
nhiều người đã có sự lựa chọn mới: du lịch trực tuyến. Bằng cách này, khách

hàng chỉ cần ngồi một chỗ, sử dụng các thiết bị điện tử kết nối internet là có thể
trực tiếp tìm kiếm các điểm đến và thơng tin liên quan, so sánh giá cả dịch vụ,
theo dõi đánh giá, phản hồi và việc chấm điểm của các khách hàng trước đó, tìm
kiếm các khuyến mãi, đặt vé máy bay, đặt phịng khách sạn... Việc thanh tốn chi
phí cho các dịch vụ cũng được thực hiện thơng qua chuyển khoản. Tóm lại, với
dịch vụ trực tuyến, du khách trong nước có thể trực tiếp chọn tour trong nước
hoặc tour nước ngoài, du khách ở nước ngồi khơng cần tới Việt Nam nhưng vẫn
có thể chọn tour tại Việt Nam. Chính từ sự tiện dụng của du lịch trực tuyến mà
chỉ trong thời gian ngắn, loại hình kinh doanh này đã nhanh chóng vượt lên với
những bước phát triển vượt trội. Kết quả nghiên cứu năm 2018 của Hiệp hội Du
lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Oxford Economic (cơng ty phân tích
và dự báo tồn cầu) cho thấy: Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc lập kế
hoạch du lịch, đặt phòng trực tuyến đã chiếm tới 80% các tour có sử dụng các
hoạt động trực tuyến. Đối với khu vực Đông - Nam Á, theo báo cáo của Tập
đoàn Google (Mỹ) và đánh giá của Temasek Holdings (cơ quan thuộc bộ phận
đầu tư của Chính phủ Singapore), thị trường du lịch trực tuyến của khu vực này
sẽ tăng gấp bốn lần, từ 21,6 tỷ USD năm 2015 sẽ lên tới 89,6 tỷ USD năm 2025.
Riêng Việt Nam, thị trường du lịch trực tuyến được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD
năm 2015 lên chín tỷ USD năm 2025. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
sự gia tăng khá lớn về doanh thu từ mảng kinh doanh trực tuyến. Cụ thể, nếu năm
2016 tổng thu du lịch trực tuyến toàn cầu đạt mức tăng trưởng là 13,8%, tương
đương 565 tỷ USD thì dự báo đến năm 2020, con số này có thể đạt 817 tỷ USD.
Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của du lịch trực tuyến trong giai đoạn hiện
nay.
Báo cáo Thương Mại Điện Tử (TMĐT) 2005 của Tổ Chức Liên Hợp Quốc
về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) ghi nhận,du lịch là một dạng thành
công nhất của thương mại điện tử. Hiện nay, lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh
14

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

sẽ thuộc về những nhà cung cấp dịch vụ qua mạng nhanh, rẻ, tiện lợi. Hơn thế, ở
những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, xu hướng cạnh tranh mới còn là việc
cung cấp nhiều thông tin trên mạng. Chẳng hạn, trang web của Expedia –một
trong số các trang web du lịch lớn nhất thế giới -cho phép khách hàng đánh giá,
xếp loại khách sạn, viết bình luận, đọc kiến nghị của du khách…
Du lịch là một ngành công nghiệp đa ngành và xã hội hóa cao. Do vậy, ta
dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của TMĐT trong rất nhiều lĩnh vực thuộc du lịch.
Ngày nay, với chỉ một chiếc máy tính nối mạng ta đã có thể tham quan mọi cảnh
đẹp trên thế giới. Hơn thế nữa ,chúng ta chỉ cần một động tác đơn giản “nhấn
chuột” là có thể đặt mua một chuyến du lịch vòng quanh thế giới, tới các danh
lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với đó là những chuyến bay thoải mái cùng với
những hãng hàng không nổi tiếng. Người dân ở các nước tiên tiến có thể đặt mua
qua mạng bất cứ sản phẩm nào trong ngành du lịch từ vé máy bay, phòng nghỉ
khách sạn, thuê ô tô cho đến các tour du lịch thông qua các website của các
khách sạn, hãng hàng khơng, hãng du lịch. Hoặc họ có thể đặt mua trọn gói thơng
qua các hệ thống phân phối tồn cầu.
Hiện nay, đối với các khách sạn thì việc đặt phịng qua mạng đã là “chuyện
thường ngày”. Hầu như khách sạn đều có website riêng cho phép khách hàng đặt
chỗ bất cứ lúc nào. Trong lĩnh vực khách sạn, CNTT đã giúp cho việc quản lý
cũng như đặt phòng tiện lợi hơn rất nhiều.Chỉ cần ở nhà chúng ta có thể đặt
khách sạn cách chúng ta nửa vòng trái đất để phục vụ cho chuyến du lịch của
mình. Trên thế giới, TMĐT được ứng dụng vào du lịch từ rất sớm. Những người

làm trong ngành Du lịch đã rất quen với những nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực
tuyến như GenaRes, Pegasus solution, Expedia, Asia, Travelocity, Cheap....
Trước đây các website chỉ tập chung 1 số lĩnh vực như vé máy bay, khách
sạn nhưng bây giờ họ cung cấp toàn bộ các sản phẩm du lịch từ đặt tour đến
phòng khách sạn rồi những gói du lịch trọn vẹn. Sự cạnh tranh trên thị trường du
lịch trực tuyến diễn ra gay gắt, mỗi hãng lữ hành đều đưa ra các tính năng mới
trên website của mình để nâng cao tính cạnh tranh. Đại lý du lịch Orbitz có tính
năng Deal Director, cho phép khách du lịch có thể thay đổi loại vé họ muốn.
Khách hàng dùng dịch vụ này hoàn toàn được miễn phí nếu đăng ký tại website
này. Cịn tính năng mới nhất của Expedia là mơ tả phịng khách sạn và bất cứ thứ
gì liên quan khác như bao gồm tiền phịng có cả bữa sáng, kết quả tìm kiếm sẽ
gửi lên cho người dùng sử dụng.
15

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Các hãng hàng không khắp thế giới đang tăng cường ứng dụng TMĐT như
một công cụ hiệu quả để điều chỉnh chi phí... Hầu hết các hãng hàng khơng lựa
chọn TMĐT để kiểm sốt chi phí trong khi vẫn duy trì được các sản phẩm dịch
vụ của mình. Tiêu biểu trong xu hướng này có các hãng như Atr France, Cathay,
Pacific, Qantas, Thai Ariways. Hầu hết các hãng này đều đã giảm bớt các hoạt
động của trung tâm hỗ khách hàng. Sorthwest Arilines (Hoa Kỳ) đã đóng cửa 3
trên 9 trung tâm dịch vụ đặt vé máy bay và tập trung đặt vé qua Net. American

Airline đã đưa ra hệ thống đặt chỗ trên mạng SABRE vào năm 1978 và được
phát triển thành hệ thống dịch vụ khách hàng "EASY SABRE" giữa những năm
80, cho đến năm 1990 thì trở thành dịch vụ mở rộng America Online. Cho đến
ngày nay tất cả các hãng hàng khơng đều duy trì được 1 website chính thức trong
khi việc đặt vé và xử lý hỗ trợ khách hàng vẫn phải xử lý riêng rẽ. Nhưng khi thị
trường bị hạ ở mức thấp nhất, thì hãng nhận thấy thương mại điện tử là một sự
lựa chọn khơn ngoan để cắt giảm chi phí.
Bản báo cáo Scarborough Research của dự án nghiên cứu các ảnh hưởng
Internet lên đời sống Mỹ (Pew Internet and American Life Project) đã nhấn mạnh
rằng nền công nghiệp du lịch Mỹ phát triển nhờ vào Internet! Năm 2005, khoảng
78% du khách Mỹ (79 triệu người) đã sử dụng Internet để tìm kiếm thơng tin về
các điểm đến, tour du lịch, v.v... Trong số đó, 82% số người tìm kiếm thơng tin
về du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour qua mạng luôn. Điều đó có nghĩa là
hơn 64 triệu người Mỹ dùng Internet để mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn,
thuê ơ tơ hoặc đặt tour trọn gói.

2. Tình hình ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Nắm bắt được nhu cầu mới của thị trường du lịch, thời gian qua, nhiều
doanh nghiệp lữ hành trong nước đã nhanh chóng phát triển kinh doanh trên nền
tảng trực tuyến. Nhờ đó các giải pháp cơng nghệ mới và ứng dụng di động đã
xuất hiện, tiêu biểu có thể kể đến: thực tế ảo (virtual reality - VR), thực tế ảo tăng
cường (augmented reality - AR), sử dụng ứng dụng trên màn hình tương tác và
phần mềm ứng dụng du lịch thông minh (smart tourism) bằng công nghệ 360...
Hiệu quả thu về cho doanh nghiệp thể hiện qua nâng cao năng lực cạnh tranh, mở
rộng kinh doanh, tăng doanh số bán hàng, nâng cao uy tín thương hiệu. Thí dụ
với Saigon Tourist, ngay từ năm 2004, doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai việc
phát triển công nghệ và ứng dụng du lịch thông minh trong kinh doanh lữ hành.
Các năm gần đây, ứng dụng lữ hành trực tuyến tiếp tục được doanh nghiệp đẩy
mạnh. Trong năm 2018, Saigon Tourist đã có những đầu tư lớn cho cơng nghệ,
16


0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

thành lập phòng kinh doanh trực tuyến. Hiện nay, 80% hoạt động tiếp thị của
doanh nghiệp này đã dịch chuyển sang tiếp thị số. Hoạt động bán hàng trên
fanpage (trang giao lưu, tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng) tăng trưởng
mạnh mẽ, nhân sự ở mảng này tăng lên đến 200%; kết quả là doanh thu trực
tuyến đã chiếm tới 30% tổng doanh thu (tương đương 1.372,5 tỷ đồng). Tương
tự, với doanh nghiệp lữ hành Tugo, nhờ áp dụng công nghệ thông tin đã giúp đơn
vị thu về gần 400 tỷ đồng trong vòng ba năm.
Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch (2012) với 52 doanh nghiệp du lịch thì
100% doanh nghiệp có máy vi tính nối mạng. Tỷ lệ dùng Internet để thanh toán
trên mạng đạt 27% với 49/52 doanh nghiệp đã có website. Con số này chứng tỏ
các doanh nghiệp đã có ý thức về vai trị của TMĐT trong quảng bá sản phẩm du
lịch. Thực tế, việc ứng dụng TMĐT trong ngành Du lịch đã được chú trọng từ
lâu. Tổng cục Du lịch đã có website giới thiệu về Việt Nam cùng các thông tin
cần thiết về các cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch. Các cơng ty du lịch,
khách sạn đã có những trang web đặt phòng, đặt tour. Tại các cơ sở lưu trú ở Việt
Nam, tỷ lệ đặt phòng qua internet chiếm khoảng 17% từ năm 2013 đến nay
(Grant Thornton Việt Nam, 2015).
Sự vào cuộc của các doanh nghiệp lữ hành trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động kinh doanh đã dẫn đến một sự chuyển dịch đáng kể giữa
loại hình du lịch truyền thống và du lịch trực tuyến. Năm 2015, khách đặt tour

truyền thống là 82% thì đến năm 2017 đã xuống mức 47%. Đại diện Cơng ty
Vietravel cho biết, trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 người đặt chuyến, thanh
tốn chi phí cho tour theo hình thức trực tuyến trên trang web của cơng ty. Từ
góc độ chun mơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
(VITA) Vũ Thế Bình nhận xét: “Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển lớn
mạnh của thương mại điện tử tồn cầu trong đó có lĩnh vực du lịch, hướng tới
cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng một cách thuận lợi nhất, chi phí thấp
nhất. Khoảng 10 năm trở lại, du lịch trực tuyến đã từng bước thay thế nhiều khâu
trong du lịch truyền thống”. Theo thống kê của VITA, 5 năm trở lại đây, tại Việt
Nam việc tìm kiếm các thơng tin du lịch trên mạng tăng hơn 32 lần. Hiện nay có
tới 88% số khách du lịch nội địa thực hiện việc tra cứu thơng tin qua mạng.
Trung bình mỗi tháng có hơn năm triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản
phẩm du lịch.

17

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Theo nghiên cứu, 80% khách du lịch Việt Nam là khách quốc tế. Một khảo
sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam năm 2017 cho thấy: “71% du khách tham
khảo thông tin điểm đến trên internet và có 64 % lựa chọn đặt tour du lịch trực
tuyến đến Việt Nam. Vì vậy việc sở hữu một website có tích hợp phần mềm đặt
tour du lịch hay đặt phòng khách sạn trực tuyến là điều vô cùng cần thiết.

Các công ty cung cấp dịch vụ đặt phịng tồn cầu đã phát triển mạnh mẽ kết
nối các khách sạn, khu du lịch, các công ty du lịch, các hãng hàng không và các
dịch vụ du lịch khác. Điều đó đã góp phần giúp các doanh nghiệp dễ dàng quảng
bá và bán sản phẩm của mình trên tồn cầu cũng như thuận tiện cho khách hàng
trong việc lựa chọn dịch vụ. Ví dụ, tại Việt Nam, GenaRes được phân phối độc
quyền bởi TRG International từ 1/2006. Chỉ tính riêng đến năm 2009, Việt Nam
đã có hơn 70 khách sạn, resort từ 3-5 sao lựa chọn GDS và 72% trong số đó sử
dụng WBE do công ty GenaRes cung cấp và con số này tăng mạnh qua các năm.
Đồng thời, GenaRes cũng hồn tồn có khả năng cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn qua
TRG International.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử đã làm thay đổi rất nhiều cơ
cấu tổ chức nội bộ của các doanh nghiệp truyền thống. Trong cơ cấu tổ chức
truyền thống của doanh nghiệp, các bộ phận chức năng cần dựa vào sự phân công
và cộng tác của nhiều nguồn nhân lực, nhiều bộ phận khác nhau để hồn thành
các nhiệm vụ giao dịch kinh doanh. Thì hiện nay với sự xuất hiện của các phần
mềm chuyên dụng đã giúp cho việc vận hành và quản lí của các doanh nghiệp trở
nên dễ dàng hơn rất nhiều . Một số các phần mềm được ứng dụng rộng rãi như
Vtranet, TravelMaster, Bizapps, TOUR Plus, Faceworks, QTravel, VISOFT
TRAVEL,… Nhìn chung các phần mềm này đều hỗ trợ công cụ để quản lý doanh
nghiệp như: quản lý dịch vụ sản phẩm cung cấp, quản lý điều hành tour, quản lý
nhân viên, sắp xếp lịch trình, kiểm sốt khu du lịch, hỗ trợ đặt tour và thanh tốn
online, quản lý cơng nợ khách hàng, hỗ trợ tư vấn khách hàng – phản hồi bình
luận, chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn, email hồn tồn tự động, quản lý thơng
tin trên website, tùy chỉnh theo ý muốn,….

18

0

0



THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Hình 2. Phần mềm quản lí du lịch – điều hành tour
Đồng thời các phần mềm cịn hỗ trợ tích hợp Google Map cho các website, giúp
cho người dùng có thể định vị google map mà không cần phải mở quá nhiều tab.
Đây là tiện ích được nhiều người sử dụng khi lập trình phần mềm quản lý du lịch.
Điều này quả thật là sự cần thiết cho những khách hàng, vì phần lớn những người
đi du lịch họ thường có xu hướng đi với những nơi xa xôi để được trải nghiệm,
thì lúc này việc có định vị từ google map là sự lựa chọn phù hợp nhất.Việc kế
toán và Quản lý báo cáo thống kê theo từng tháng, từng quý, từng năm cũng đơn
giản hóa hơn nhiều nhờ những cơng cụ này.
Hệ thống bán vé tự động cũng đang trở nên ngày càng phổ biến và là
phương pháp tối ưu cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong việc kiểm sốt
ra vào cho khu vui chơi, cơng viên, khu du lịch... . Hệ thống sử dụng các đầu đọc
thẻ cảm ứng để đọc thông tin thẻ, các cửa flap barrier hoặc tripod barrier tại các
lối vào đóng vai tro như một nhân viên sốt vé, nó sẽ cho phép 1 người qua khi
vé được xác minh là hợp lệ và gửi thông tin thẻ về phần mềm để vơ hiệu hóa thẻ
vừa xác nhận (1 vé chỉ sử dụng một lần, muốn sử dụng lại phải kích hoạt lại), tại
quầy bán vẽ sẽ lắp đặt một đầu đọc để kích hoạt thẻ lên hệ thống và thẻ chỉ sử
dụng được một lần sau mỗi lần kích hoạt. Máy tính có nhiệm vụ lấy thơng tin các
lần xác nhận tại điểm soát vé về xử lý và xuất ra các báo cáo cần thiết.
Tuy nhiên, dù vào cuộc khá rầm rộ song hiệu quả mà các doanh nghiệp lữ
hành tại Việt Nam đạt được hoàn toàn chưa tương xứng tiềm năng. Bởi 80% thị
phần du lịch trực tuyến ở Việt Nam hiện đang thuộc về các OTA (Online Travel
19


0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Agency - đại lý du lịch trực tuyến) nước ngoài như: Agoda.com, Booking.com,
Traveloka.com, Expedia.com... Các OTA của Việt Nam với những tên tuổi như
Vinabooking.vn, Chudu24.com, Ivivu.com, VNTrip, Mytour.vn... chiếm 20% thị
phần còn lại, chủ yếu mới chỉ phục vụ thị trường trong nước, với số lượng giao
dịch khá khiêm tốn. Như vậy có thể nói, thị trường du lịch trực tuyến tại Việt
Nam chủ yếu đang nằm trong tay các hãng nước ngồi.
Mặc dù cịn tồn tại nhiều hạn chế, song với sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử trong du lịch, tỷ lệ này sẽ ngày càng được nâng cao và đẩy
mạnh. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng
của thương mại điện tử năm 2018 cao hơn 30% so với trước đó và sẽ tiếp tục dùy
trì tốc độ này cho những năm tới. Quy mô giao dịch khoảng 8 tỷ USD. Trong đó,
bán sản phẩm trực tuyến và du lịch trực tuyến chiếm tỉ trọng cao nhất trong thị
trường TMĐT Việt Nam.
Ơng Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam thông tin cho
biết, xu hướng du lịch trực tuyến càng phát triển chóng mặt. Tới nay chỉ khoảng
30% khách hàng chọn tuor du lịch truyền thống bởi cách mạng 4.0 đã đưa du lịch
phát triển theo hướng mới. Báo cáo Google và Temasek cũng cho thấy, quy mô
du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%), dự
kiến 2025 con số này sẽ lên tới 9 tỷ USD.
Đặt vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch
khác trên môi trường trực tuyến ngày càng tăng trưởng nhanh và thuận lợi cho

người tiêu dùng. Tầng lớp khách lẻ (free and independent traveler – FIT) tăng
mạnh cả inbound (đón khách nước ngồi) và outbound (đưa khách ra nước ngoài)
tạo nhiều cơ hội tiềm năng cho du lịch. Các mơ hình kinh doanh và cơng nghệ
tiên tiến được ứng dụng mạnh mẽ trong du lịch trực tuyến. Tuy nhiên, quy mô thị
trường du lịch của việt Nam mới đứng thứ 5/6 nước được xếp hạng trong khu
vực Đơng Nam Á và cịn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
Thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng cho thấy trong 5 năm trở lại
đây, nhu cầu tìm kiếm các thơng tin về du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn
32 lần. Trong đó, mỗi tháng có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các
sản phẩm du lịch như tour trong nước, tour nước ngồi, đặt phịng khách sạn, các
loại hình du lịch…Vào những tháng du lịch hè cao điểm, số lượt tìm kiếm có thể
lên đến 8 triệu lượt. Qua các năm, tỉ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng khả quan.

20

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Khách hàng bây giờ chỉ cần thông qua một cú nhấp chuột là có thể đặt phịng, đặt
vé máy bay, đặt tour…
Tiềm năng là vậy, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), du lịch trực tuyến vẫn là cuộc chơi đầy
thử thách. Những doanh nghiệp Việt dám đầu tư vào du lịch trực tuyến vơ cùng
dũng cảm. Hiện vẫn chưa có chính sách hay quy định nào về du lịch trực tuyến.


3. Website thương mại điện tử trong du lịch trực tuyến
3.1. Tính năng của website thương mại điện tử du lịch
Các sản phẩm Du lịch có các đặc thù nghiệp vụ khác hẳn với các sản phẩm
thông thường khác, mỗi sản phẩm Du lịch có nhiều mức giá khác nhau cho từng
gói nhỏ trong sản phẩm, bản thân các mức giá này phụ thuộc vào số lượng, thời
gian sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Phiên bản Website Thương mại điện tử Du lịch tích hợp sẵn các tính năng

hỗ trợ nghiệp vụ để xử lý các nghiệp vụ đặc thù của sản phẩm tour du lịch trong
thao tác đặt dịch vụ của khách du lịch, các phương pháp thanh tốn cũng được
tích hợp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cao gấp nhiều lần. Hệ thống
tính năng website du lịch đã được VIETISO nghiên cứu nhiều năm, nhằm gia
tăng sự chuẩn mực cũng như tư duy quản trị một website du lịch có tính logic
cao, phù hợp với nhu cầu vận hành một website du lịch tại thị trường Vietnam
nói riêng và các thị trường nói tiếng Anh nói chung. Website của VIETISO có
21

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

chương trình tour du lịch. Mỗi chương trình tour có nhiều gói sản phẩm theo các
tiêu chuẩn chất lượng khác nhau (ví dụ: standar, VIP, private, deluxe…) và các
mức giá thay đổi theo quy mơ số lượng của nhóm người đi tour. Ngoài ra, tùy

theo từng thời điểm trong năm mà giá sản phẩm cũng thay đổi và mỗi gói sản
phẩm có các thông tin đặc trưng khác nhau. Hệ thống quản trị sản phẩm tour của
phiên bản Thương mại điện tử Du lịch được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đặc
thù này, cho phép người quản trị dễ dàng xây dựng các gói tour trong 1 chương
trình tour, quản lý mức giá từng gói sản phẩm theo số lượng và khoảng thời gian
theo từng chương trình tour, dễ dàng bổ sung các thông tin mô tả đặc trưng cho
từng gói sản phẩm. Mỗi khách sạn/resort đều có nhiều loại phòng khác nhau
(single, double, triple…), cấp độ chất lượng và kiểu phòng cũng khác nhau (vip,
standard, cityview….), các kiểu phòng này cũng không giống nhau giữa các
khách sạn, resort. Giá của mỗi phòng cũng thay đổi tùy theo mùa dịch vụ cao
điểm, thấp điểm trong năm. Module quản trị sản phẩm khách sạn cho phép mỗi
khách sạn có thể bao gồm nhiều loại phịng khơng giới hạn, và quản lý giá chi
tiết của từng loại phòng theo thời gian dịch vụ ở từng thời điểm tùy ý, không giới
hạn. Đồng thời có thể cho phép bổ sung các thơng tin mơ tả, hình ảnh mơ tả cho
từng loại phịng. Nhà cung cấp website cịn tích hợp cả thanh tốn online.Nghiệp
vụ thanh toán trực tuyến áp dụng phổ biến với hầu hết các Website thương mại
điện tử và cả Website Du lịch trên Quốc tế. Tính năng tích hợp thanh tốn trực
tuyến cho phép Website được kết nối với các cổng thanh tốn trực tuyến
(Payment Gateway) để nhận thơng tin thanh tốn của Khách hàng (qua thẻ tín
dụng - credit, ghi nợ - debit, hoặc tài khoản của Khách hàng trên chính cổng
thanh tốn đó) và xử lý thanh tốn ngay trong quá trình đặt hàng bằng giỏ hàng.
Các cổng thanh tốn được hỗ trợ rất đa dạng có thể là Paypal.com,
Authorize.Net, GlobalPayment.com, OnePay.Vn…..Giải pháp Xử lý thanh toán
trực tuyến của VietISO hỗ trợ cả 2 dạng tích hợp là cơ bản (Basic Integration)
hoặc cao cấp (Advanced Integration). Basic Integration cho phép chuyển hướng
Khách hàng sang website của cổng thanh toán để ghi nhận các thơng tin thanh
tốn, sau đó chuyển kết quả về website ban đầu. Advanced Integration cho phép
khách hàng thực hiện hồn tồn việc nhập thơng tin thanh tốn ngay trên website
của mình, việc trao đổi dữ liệu giữa Website và cổng thanh toán được thực hiện
trong suốt với khách hàng.


22

0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

3.2. Mô hình website thương mại điện tử trong du lịch trực tuyến
3.2.1.

Mơ hình website khách sạn

Hình 3.2.1.Mơ hình website khách sạn
Theo nghiên cứu, 80% khách du lịch Việt Nam là khách quốc tế, họ có nhu
cầu tìm kiếm thơng tin trên internet trước khi lựa chọn khách sạn. Một nửa số đó
có nhu cầu đặt phịng trực tuyến, vì vậy việc sở hữu một website có tích hợp
phần mềm đặt phịng trực tuyến là diều vô cùng cần thiết. Lúc này, website đóng
vai trị như cơng cụ thu hút khách của khách sạn. Số lượng khách hàng đến ở tại
khách sạn thay đổi liên tục, hơn nữa họ cịn đăng kí sử dụng rất nhiều dịch vụ
khác của khách sạn. Khách sạn không thể chỉ dùng phương pháp ghi chép thủ
công, vì rất dễ gây nhầm lẫn, khó quản lí, tốn nhiều thời gian, nhân viên mà hiệu
quả khơng cao. Chính vì lẽ đó, xây dựng website quản lý khách sạn là lựa chọn
cần thiết và khôn ngoan.

23


0

0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

3.2.2.

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Mơ hình website các cơng ty du lịch

Đối với mơ hình này công ty du lịch sẽ sở hữu những chức năng cơ bản sau:
cung cấp thông tin về công ty du lịch, cung cấp dịch vụ mà cơng ty có (tour, visa,
hotel, transport...), thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng, giới thiệu về đất
nước con người, khí hậu, thiên nhiên..., có các cơng cụ cho phép khách hàng đặt
hàng qua mạng (booking tous, booking hotel, booking ticket...), có các tiện tích
cơ bản: tỷ giá ngoại tệ, thời tiết, bảng giá vé máy bay, tàu hỏa...có các trang liên
hệ trực tuyến. Chúng ta cũng có thể vào mục khách hàng nhận xét
(feedback/testimonial). Với những tính năng trên thương mại điện tử được xem là
cầu nối hiệu quả gắn kết người dùng với cơng ty du lịch của bạn.
3.2.3.

Mơ hình website các hãng hàng không

24

0


0


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

GVHD: CHU BÁ QUYẾT

Hình 3.2.3.Mơ hình các hãng hàng khơng
Hiện tại các hãng hàng khơng lớn như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar,
Bambooairways… đều có trang web riêng để chuyển dịch từ các đại lý truyền
thống sang đặt vé máy bay online, điều này giúp tiết kiệm một lượng lớn chi phí
cho các đại lý cũng như nhân cơng, mặt khác người dùng cũng có thể trực tiếp
săn vé máy bay cho mình dễ dàng hơn chỉ với một thiết bị có kết nối internet.
Mặt khác, website với giúp họ tiếp cận được người dùng hiện nay, với thói quen
tìm kiếm thơng tin trên internet.

4. Ứng dụngcủa thương mại điện tử trong các công ty du lịch
VietTravel Media có tên giao dịch là cơng ty truyền thông du lịchViệt. Với
website Vietnam Media, công ty cung cấp các tour du lịch trọn gói chất lượng
cao đến khách hàng trong nước cũng như quốc tế đồng thời cung cấp các dịch vụ
du lịch chuyên nghiệp như:cho thuê xe du lịch,bán vé máy bay,dịch vụ du
lịch,visa...Để đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực du lịch như vậy
Viettravel đã áp dụng những hình thức tiên tiến của ngành công nghệ thông tin và
thương mại điện tử. Viettravel khẳng định vị trí tiên phong về website thương
mại điện tử ngành du lịch. Trong xu hướng hiện nay,du lịch không còn là xa xỉ
mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với mọi gia đình. Xuất phát từ nhu cầu
ngày càng cao của du khách vì vậy Viettravel đã không ngừng nỗ nực và được
xem là công ty lữ hành năng động nhất trong việc sử dụng công nghệ thơng tin
nhằm phục vụ nhanh chóng nhu cầu của khách du lịch tại Việt Nam hiện nay.

25

0

0


×