Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.82 KB, 36 trang )

BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.
Tên đề tài
Đề tài : Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch
2.
Lý do chọn đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thái hoạt động mới trong nền kinh tế
số. Trong đó, hạ tầng cơ sở công nghệ cho TMĐT bao gồm các mạng máy tính
được kết nối với nhau và được liên kết với các thiết bị điện tử thuộc mạng viễn
thông chính là môi trường cho TMĐT hoạt động. Mạng này không những cho
phép người sử dụng truy cập thông tin, mà còn cho phép họ trao đổi thông tin từ
các vị trí khác nhau trên mạng. Hiện nay, rất nhiều người đã sử dụng máy tính kết
nối với mạng Internet, hoặc các mạng trong nội bộ công ty gọi là Intranet. Ngoài
ra, các đối tác kinh doanh còn có thể kết nối với nhau qua Extranet – mạng kết nối
giữa các Intranet của các tổ chức, doanh nghiệp qưa Internet. Sự phát triển không
ngừng của Công Nghệ Thông Tin nói chung là các nhân tố thuận lợi cho việc ứng
dụng máy tính trong các tổ chức; và TMĐT nói riêng là nhân tố chủ yếu tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh trên thế giới hiện nay hoạt động có
hiệu quả hơn, dễ dàng và nhanh chóng hơn dưới sự tác động của môi trường cạnh
tarnh taòn cầu. Tất cả các hình thức kinh doanh nói chung và không riêng về
ngành du lịch TMĐT đã trở thành một yếu tố không thể nào thiếu trong suốt quá
trình hoạt dộng. Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của CNTT và hệ thống
TMĐT thì nước ta đã áp dụng những gì vào các hoạt động kinh tế nói chung cũng
như trong hoạt động du lịch nói riêng. Những ứng dụng từ TMĐT mà ngành du
lịch nước ta đã đạt được . Để hiểu rõ hơn những ứng dụng, thuận lợi, khó
khăn…từ việc ứng dụng TMĐT trong du lịch.
3.
Mục tiêu đề tài
- Đưa ra cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử trên thế giới và nước ta
- Tìm hiểu về thương mại điện tử trong ngành du lịch


- Những ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 1
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Những thuận lợi khó khăn trong việc áp dụng thương mại điện tử trong ngành du
lịch .Từ đó có hướng giải quyết
4.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính đó là tình hình thương mại điện tử đặc biệt trong ngành du lịch từ
đó thấy được những thuận lợi khó khăn đang vướng mắc
5.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi cảu đề tài sử dụng những tài liệu trên Internet ,bài báo cáo
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 2
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Từ khi ra đời cho đến nay ,TMĐT đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như
online-rade,cyber-trade,paperless-commere,i-commerce(Internet-commerce),m-
commerce(mobile-commerce),e-commerce(electronic-commerce).
1.
Lịch sử hình thành thương mại điện tử.
1.1.
Sự hình thành của thương mại điện tử.
Thuật ngữ "thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người
nghĩ rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo
nghĩa rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận
thông điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ
Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi
theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo
Giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc., có thể

đã là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên.
Tuy nhiên đối với các hệ thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy
tính, một yêu cầu quan trọng là cần có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá
để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu được nhau. Cội nguồn của loại hình
thương mại điện tử này cũng bắt đầu rất sớm, từ năm 1948, khi Liên bang Xô Viết,
kiểm soát Đông Đức cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữa Tây Đức và
Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát sau chiến tranh thế giới lần
thứ II.
Kết quả là Cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2
triệu tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng
đường hàng không. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hoá mà việc bốc dỡ phải tiến
hành thật nhanh, đã không thể tiến hành được với những bản kê khai hàng hoá vận
chuyển theo những biểu mẫu khác nhau và đôi khi được viết bằng những ngôn ngữ
khác nhau.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 3
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và
các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền
bằng telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn
hàng trong một ngày cho đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở lại vào
năm 1949.
Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triểnGuilbert đã không
quên giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu những năm 1960, trong khi đang làm
việc tại Công ty Du Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện
tử để gửi thông tin hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical
Leahman Tank Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh
giữa một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển
Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau
đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.
Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không,

đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên
ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating
Committee - TDCC) của Mỹ khởi xướng và vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài
liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình.
Ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi
dữ liệu điện tử vào năm 1977. Đến đầu những năm 1980, Tập đoàn ô tô Ford Motor
và Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI.
Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử
dụng EDI.
Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng
cách loại bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung
cấp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia
tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những nhà cung cấp thường phải sử dụng những hệ
thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 4
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình. Trước tình hình phần
lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở
nên khá đơn giản: Không có EDI, không có doanh thu.
Đến năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI. Đó
cũng là năm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là năm
Tim Berners-Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên. Một kiểu thương mại điện tử
mới, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng nổ.
Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ
trợ "cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã
tạo điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng những
khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc bán hàng để phủ hợp với
khách hàng.
Hoạt động trực tuyến
- Trong khi những cửa hàng lớn trên mạng như Amazon.com Inc. bán những sản

phẩm trực tuyến với giá thoả thuận và không cần phải cất giữ hàng hoá trong
kho hàng, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống lại đổ xô như điên để
tạo sự hiện diện của mình trên web. Một cơ sở hạ tầng tổng thể đã phát triển
và đủ độ chín để hỗ trợ những công ty dotcom: United Parcel Service Inc. và
FedEx Corp., chuyên về chuyển hàng; một số công ty bên thứ ba cung cấp
các dịch vụ thẻ tín dụng, những hệ thống tiền điện tử và thậm chí American
Express Co. còn giới thiệu Blue, một "thẻ thông minh" đặc biệt được thiết kế
cho việc mua hàng trên mạng.
- Internet cũng làm một cuộc cách mạng hoá nền thương mại điện tử doanh
nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với
VANs và những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống
giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu
tương thích với Web thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc. Năm 2001, một
phiên bản của XML được thiết kế cho thương mại điện tử, được gọi là ebXML,
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 5
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
đã chính thức được chuẩn hoá và những người sử dụng ngày nay đang tiến
hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML để tạo ra một loại hình
thương mại điện tử hoàn hảo hơn.
Và đây là toàn bộ câu chuyện về thương mại điện tử
- Đầu những năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên gửi những thông điệp
giống EDI về thông tin hàng hoá cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và
Chemical Leahman Tank Lines.
- 1965: Hãng vận chuyển Steamship Line gửi những bản kê khai chuyển hàng
dưới dạng những tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu lưu
trong máy tính.
- 1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai
hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thuỷ và
đường sắt.
- 1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm.

- 1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.
- 1991: Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet.
- 1994: Netscape Navigator 1.0 có tính năng hỗ trợ "cookies".
- 1995: Amazon.com, do Jeff Bezos thành lập, khai trương cửa hàng bán sách và
âm nhạc trực tuyến.
- 1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh
toán trên mạng và ví trực tuyến.
- 2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and DaimlerChrysler)
thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint.
- 2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn.
1.2.
Khái niệm về thương mại diện tử.
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định
nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về
Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL)
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 6
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay
không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch
sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại,
ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật
công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc
tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ.”
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch

vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo
nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến
hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động
thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ thương mại
điện tử.
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển
tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại,
hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới
người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví
dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví
dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động
truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ
như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm
thay đổi cách thức mua sắm của con người.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 7
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
2.
Các đặc trưng của thương mại điện tử.
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số
điểm khác biệt cơ bản sau:
2.1.
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để
tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât
lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn
thông như: fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy
nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ

để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao
dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa
xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở
khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu
và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
2.2.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong
một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).
Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn
cầu.Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ
cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện
tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và
Chile…, mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất
nhiều năm.
2.3.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung
cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là
nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi
trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và
cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 8
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy
của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
2.4.

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới
thông tin là thị trường
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được
hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành
nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu
dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên
mạng máy tính. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay
Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web
này trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột,
khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ
lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng
vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng
một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn
sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty
đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số
đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định
nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không
thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. Các chủ cửa hàng
thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới
khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo.
3.
Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử.
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
- Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội
dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng
internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc
v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải
lớn.
- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các

chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 9
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
dịch qua mạng.
- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua
tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán
điện tử rộng khắp
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép,
chống virus, chống thoái thác
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để
triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
4.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử.
4.1.
Thư điện tử.
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi thư
cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic
mail, viết tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một
cấu trúc định trước nào.
4.2.
Thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
bức thư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền
trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng
v.v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của
TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:
Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange,
gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty

giao dịch với nhau bằng điện tử.
Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành
(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do
sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước
cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì
thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash). Tiền lẻ điện
tử đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau:

Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua
báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp);

Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là
vô danh;

Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 10
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Ví điện tử (electronic purse): là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông
minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho
bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật
áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng,
nhưng ở mặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ
tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác
nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng”
Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Hệ thống thanh toán
điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:

Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán
lẻ, các kiốt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng,
giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…


Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ,)

Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng

Thanh toán liên ngân hàng
4.3.
Trao đổi dữ liệu điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện
tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận
buôn bán với nhau.
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL),
“Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện
tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một
tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. EDI ngày càng được sử
dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng
(gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…), người ta
cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các
kết quả xét nghiệm v.v.
Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia
tăng” (Value Added Network, viết tắt là VAN) để liên kết các đối tác EDI với
nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện
tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm
kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính
điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 11
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục
vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông

không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng
riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh
nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua
mạng Internet.
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: 1/ Giao
dịch kết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán
Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán
giữa các nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau,
đòi hỏi phải có một pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do
hóa thương mại và tự do hóa việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới bảo
đảm được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI).
4.4.
Truyền dung liệu.
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải
trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa số có thể được
giao qua mạng. Ví dụ hàng hóa số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát
thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé
xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểmv.v…
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng
cách đưa vào đĩa, vào bảng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng góp bao bì
chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo
v.v ) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và
truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery)
Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên Web,
người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing),
khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình
phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện v.v cũng được số hóa, truyền
qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và sử dụng thông qua màn hình
và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử.

4.5.
Mua bán hang hóa hữu hình.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 12
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới
quần áo, ô tô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic
shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành
công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods). Tận dụng
tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây
dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật
nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên
từng trang màn hình một.
Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem
hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.
Lúc đầu (giai đoạn một), việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn
hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có
trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của
cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở
trang khác, gây ra nhiều phiền toái. Để khắc phục, giai đoạn hai, xuất hiện loại phần
mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xe mua
hàng” (shopping cart, shopping trolley), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping
bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi
vào cửa hàng siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình
chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa
ý, người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping bag); các xe hay giỏ
mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh
toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng
tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu
dùng.
5.

Lợi ích của thương mại điện tử.
5.1.
Thu thập được nhiều thông tin.
TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường, đối
tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và
củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú
về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh
doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và
quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 13
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát
triển kinh tế.
5.2.
Giảm chi phí sản xuất.
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn
phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi
phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như
được bỏ hẳn); theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên
hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các
nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn có thể tập trung
vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.
5.3.
Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch.
TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều
khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn
nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới
hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có
tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng

về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm bán được 600 cuộc gọi điện thoại.
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình
quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời
gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng
khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi
phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán
theo lối thông thường.
Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút
ngắn, nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
5.4.
Xây dựng quan hệ với đối tác.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web),
các thành viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính
phủ…) có thể giao tiếp trực tuyến (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau,
có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 14
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các
bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên
phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn
hơn.
5.5.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức.
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin
tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa phát triển:
nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập
kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này
mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước

công nghiệp hóa.
6.
Xu hướng phát triển của thương mại điện tử.
6.1.
Sự phát triển TMDDT trên thế giới.
Thứ nhất :Đây là cửa ngõ mở ra nguồn thông tin khổng lồ tại bất kì nơi nào
trên thế giới . Bỏ ra một chi phí không lớn ,mối doanh nghiệp ,tổ chức hoặc cá nhân
có một địa chỉ xa lộ thông tin này, ở đó họ có thể bày biện và tự giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ với các kĩ thuật tiên tiến, từ văn bản, hình ảnh, âm thanh cho đến phim
ảnh. Ở bất cứ đâu, chỉ cần một máy tính nối mạng, người ta điều có thể vào “thăm”
và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo từ các gian hàng này. Do số lượng các
website đăng kí ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng cơ may khách viếng thăm không
lớn, nhiều doang nghiệp đã gửi các thông điện quảng cáo lên các trang chủ của các
nhà cung cấp dịch vụ mạng nổi tiếng, nơi có nhiều khách thăm viếng hơn. Hiệu quả
của loại quảng cái chạy trên đầu trang web hay nhảy vào một trang web vừa được
mở ra là điều còn nghêin cứu thêm, tuy nhêin điều hiển nhiên là laọi quảng cáo này
ngày càng đến được với những đối tượng khách hàng.
Thứ hai: Internet là môi trường diễn ra hàng loạt hội thảo, diễn đàn của
những người có thể ở cách xa nửa vòng trái đất, trong đó mỗi người váo mạng có
thể tham gia phát biểu ý kiến của mình. Những nhà kinh doanh đã tận dụng những
diễn đàn này để khéo léo phát đi những thông điệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của
mình, hiệu quả rất lớn. Hiện nay, giới trẻ là thành phần chủ yếu tham gia các diễn
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 15
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
đàn, trò chuyện, tán gẫu trên mạng hay lập blog. Tác động lẫn nhau trong xu hướng
mua sắm, chọn lựa hàng tiêu dùng của họ thông qua cách thức trao đổi này nhiều
khi có hiệu ứng dây chuyền và tiềm năng khai thác lớn đối với những nhà kinh
doanh.
Thứ ba: Hoạt động thư điện tử, một trong những tiến bộ lớn nhất hiện nay
trong lĩnh vực truyền thông, nhờ vào các tiện ích rẻ tiền, nhanh chóng , có thể gửi đi

một nội dung có dung lượng lớn, có thể gởi thư cùng lúc cho nhềiu người nhận khác
nhau. Thực ra, cách thức gửi thư quảng cáo trực tiếp đến từng cá nhân là đối tượng
khách hàng đã xuất hiện từ lâu. Với sự ra đời của thư điện tử, các nhà quảng cáo đã
nắm lấy nó như một công cụ cách tân quan trọng so với cách gửi quảng cáo qua
đường bưu diện trước đây.
Hiện nay, số người truy cập và sử dụng Internet trên thế giới đã vượt qua
con số 2 tỷ, bao gồm những người sử dụng máy tính cá nhân, điện thoại di động,
máy thu hình và các thiết bị khác. Các doanh nghiệp tham gia TMĐT cũng đã phát
triển rất lớn. Từ tháng 5/1995, công ty Netscape đã tung ra các phần mềm ứng dụng
để khai thác thông tin trên Internet. Công ty IBM tung các chiến dịch quảng cáo cho
các mô hình kinh doanh điện tử từ năm 1997. Một thí dụ thành công điển hình nhất
trong lĩnh vực TMĐT là công ty Amazon.com, công ty phát hành sách nổi tiếng
ter6n phạm vi toàn cầu , có trụ ở ở Seatle, Washington- Mỹ, có giá trị thị trường
hơn 20 tỷ USD. Điềi đóng góp lớn nhất của hiệu sách ảo khổng lồ này chính là tạo
ra các cơ hôi thương mại bằng cách tập hợp các nguồn lực trên Internet để thếit lập
mối quan hệ trực tiếp với khách hàng ở khắp nơi trên thế giới.
6.2.
Lợi thế phát triển thương mại điện tử.
Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng
nói: “Trong 5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online , hoặc
không nên kinh doanh gì nữa”. Câu nói này nổi tiếng như một tiên đoán lịch sử
chứng minh cho sức mạnh và vai trò của thương mại điện tử trong tương lai. Thực
vậy, kinh doanh online đã cho thấy “lợi thế vượt trội” của mình khi “không bị giới
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 16
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
hạn về không gian và thời gian”. Những giao dịch trên internet hiện nay đã giúp
người sử dụng tiết kiệm một khoảng thời gian rất lớn, tương ứng là 93% và 99,5%
so với việc áp dụng các phương thức giao dịch truyền thống là qua fax và qua bưu
điện. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ. Một doanh nghiệp có thể gửi thư
tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một

khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau,
giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là
không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có
thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh
chóng, với phương thức vô cùng đơn giản và thuận tiện.
6.3.
Thực trạng TMĐT tại Việt Nam
Dịch vụ Internet được bắt đầu cung cấp chính thức tại Việt Nam từ năm
1997. Trãi qua một thập kỹ, cơ sở hạ tầng mạng cũng như số người sử dụng Internet
tại Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng. Theo khảo sát cảu Asia Digital Maketing
Yearbook – ADMY (asiadma.com), tính đến cuối tháng 5-2007, số người dùng
Internet của Việt Nam đạt 14 triệu, xếp thứ 17/20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng
đầu tếh giới về số người sử dụng Internet. Theo thông kê của Trung tâm Internet
Việt Nam, đến đầu tháng 6-2007, con số này 16,5 triệu người, chiếm 19,87% dân
số. Bộ bưu chính viễn thông đánh giá Việt Nam đứng vào top 10 thế giới về tốc độ
phát triển Internet. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản tạo tiền đề
phát triển lĩnh vực TMĐT.
Từ khi nghị định 55/2001/NĐ-CP ra đời, đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ kết
nối (Internet Exchange Provider- IXP) được cấp phép và đang haọt động tích cực,
bao gồm VNPT, Viiettel, FPT, ETC và SPT. Kết nối với các IXP là các nhà cung
cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider- ISP) với hai laọi dung lượng chính
là dung luợng lưu chuyển trong nước và dung lượng lưu chuyển quốc tế. Hướng đi
quốc tế lên đến 12 hướng, qua 8 vùng quốc gia có lưu lượng trao đổi Internet lớn,
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 17
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan,
Malaysia. Trong số 17 ISP được cấp phép, có một số đang tham gia mạnh mẽ vào
thị trường như VNPT, SPT, FPT, Viettel…các daonh nghiệp còn lại hoạt động với
quy mô nhỏ, số lượng thêu bao khiêm tốn. Các dịch vụ truy ậcp Internet hệin nay

được các ISP cung cấp bao gồm truy cập gaín tiếp qua đường dây điện thoại, ISDN,
thao bao băng thông rộng ADSL, truyền hình cáp CaTV, Wi-Fi, thêu bao trực tiếp.
Đặc biệt, người dùng có cơ hội sử dụng các dịch vụ cao như video trực tuyến, VoIP
chất lượng cao, game trực tuyến.
Ngoài ra còn có hơn 20 nhà cung cấp nội dung trên Internet, gồm các tờ báo
điện tử Vietnamnet, Vnexpress, VDCmedia, cùng hàng nghìn trang tin điện tử được
cấp phép khác. Tên miền được sử dụng káh đa dạng đã góp pầhn phát triển các
tarng thông tin tiếng Việt.
Trong tiến trình hội nhập, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về
TMĐT đã có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2002, chỉ có chưa đến 800 doanh
nghiệp có webside thì đến cuối năm 2004 đã có khoảng 3000 doanh nghiệp, nếu
tính cả các webside có tên miền quốc tế thì con số này lên đến 17.500 doanh nghiệp.
Một khảo sát về hiện trạng của TMĐT của Bộ Thương Mại cho thấy năm 2002
có khoảng 30% doanh nghiệp kết nối Internet và chưa tới 10% doanh nghiệp có
webside riêng, thì hai năm sau các tỷ số này đã tăng lên đến 83% và 25%. Đến
cuối năm 2005, một cuộc điều tra do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tiến hành đã công bố kết quả 91% doanh nghiệp kết nối Internet và khoảng
30% doanh nghiệp có webside riêng.
7.
Phân loại TMĐT
7.1.
Thương mại điện tử giữa các công ty với nhau (B2B : Business-business)
Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để đặt hàng từ phía người cung
cấp, nhận các hoá đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt trong
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 18
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
mấy năm gần đây, đặc biệt là trong việc sử dụng EDI trong mạng cá nhân hoặc
mạng giá trị gia tăng WAN.
7.2.
Thương mại điện tử giữa các công ty và cá nhân ( B2C: Business-

consumer)
Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán hàng
qua mạng. Cùng với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử giữa
các công ty và khách hàng cũng đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay trên mạng
Interrnet có rất nhiều các trang bán hàng với đủ mọi loại mặt hàng tiêu dùng từ
bánh kẹo, rượu bia cho đến máy tính, xe hơi.
7.3.
Thương mại điện tử giữa các công ty và chính phủ (B2A: Business-
Adminitration)
Thương mại điện tử giữa công ty và chính phủ bao gồm toàn bộ các giao
dịch giữa các công ty và các tố chức chính phủ. Hình thức này mới ra đời song
có thể sẽ phát triển nhanh chóng nếu như các chính phủ thúc đẩy sự nhận thức
và phát triển của thương mại điện tử trong các cơ quan của mình. Ngoài các
giao dịch mua bán hàng hoá, đây cũng là phương thức mà các doanh nghiệp
nộp thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.
7.4.
Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ (C2A: Consumer-
Administration)
Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ tuy chưa xuất hiện song
cùng với sự phát triển của các loại hình thương mại điện tử kể trên, các chính
phủ sẽ mở rộng quan hệ với các cá nhân trong các lĩnh vực chẳng hạn như chi
trả các khoản trợ cấp xã hội.
7.5.
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau (C2C:Consumer-
Consumer)
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã đang
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 19
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
xuất hiện và ngày càng phổ biến rộn grãi như các web site đấu giá, mua bán,rao
vặt, hiệp hội các khách hàng mua sỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi của

nhà sản xuất.
8.
Hạn chế cuả thương mại điện tử.
Hạn chế của TMĐT hiện nay là :
- Các vấn đề về an toàn
- Thiếu nhân lực về TMĐT
- Nhận thức của các tổ chức về TMĐT.
- Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng ).
- Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng.
- -Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
- Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 20
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH TRỰC
TUYẾN
1. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch trên thế giới.
Công nghệ thông tin(CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt.Việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực cảu đời sống đã làm thay đổi
bbooj mặt của toàn thế giới.Du lịch là một ngành công nghiệp đa ngành và xá
hội hóa cao.Do vậy ,ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của công nghệ thông tin
trong rất nhiều lĩnh vực thuộc du lịch.Ngày nay ,với chỉ một chiếc máy tính nối
mạng ta đã có thể tham quan mọi cảnh đẹp trên thế giới.Hơn thế nữa ,chúng ta
chỉ cần một động tác đưn giản”Nhấn chuột”là có thể đặt mua một chuyến du lịch
vòng quanh thế giới,tới các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với đó là những
chuyến bay thoải mái cùng với những hãng hàng không nổi tiếng.Trong lĩnh vực
khách sạn,CNTT đã giúp cho việc quản lý cũng như đặt phòng tiện lợi hơn rất
nhiều.Chỉ cần ở nhà chúng ta có thể đặt khách sạn cách chúng ta nửa vòng trái
đát để phục vụ cho chuyến du lịch của mình.
Trên thế giới,CNTT được ứng dụng vào du lịch từ rất sớm.Người dân ở các
nước tiên tiến có thể đặt mua qua mạng bất cứ sản phẩm nào trong ngành du lịch

từ vé máy bay ,phòng nghỉ khách sạn,thuê ô tô cho đến các tour du lịch thông
qua các website của các khách sạn,hãng hàng không,hang du lịch.Hoặc họ có thể
đặt mua trọn gói thông qua các hệ thống phân phối toàn cầu.
Theo hang nghiên cứu thị trường Forrester của Mỹ các dịch vụ du lịch như
đặt vé máy bay, khách sạn,thuê xe ô tô…sẽ chiếm khoảng 27 tỉ USD doanh số
bán hàng trực tuyến trong năm, và dịch vụ du lịch là mặt hàng đứng thứ 4 được
mua bán nhiều nhất trên mạng sau phần mềm-phần cứng máy tính,sách báo và đồ
điện tử.
Trên thế giới có rất nhiều website lớn như Expedia, Travelocity, Cheap,
Tickets, Orbitz và Pricelin – môi thiết kế một kiểu nhưng về cơ bản thì những
dịch vụ họ cung cấp là như nhau/
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 21
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Trước đây các website chỉ tập chung 1 số lĩnh vực như vé máy bay,khách
sạn nhưng bây giờ họ cung cấp toàn bộ các sản phẩm du lịch từ đặt tour đến
phòng khách sạn rồi những gói du lịch trọn vẹn.Sự cạnh tranh trên thị trường
du lịch trực tuyến diễn ra gay gắt, mỗi hãng lữ hánh đều đưa ra các tính nưng
mới trên website của mình để nâng cao tính cạnh tranh.Đại lý du lịch Orbitz
có tính năng Deal Director, cho phép khách du lịch có thể thay đổi loại vé họ
muốn.Khách hàng dung dịch vụ này hoàn toàn được miến phí nếu đăng ký tại
website này.Còn tính năng mới nhất của Expedia là mô tả phòng khách sạn và
bất cứ thứ gì liên quan khác như bao gồm tiến phòng có cả bữa sang, kết quả tìm
kiếm se gửi lên cho người dung sử dụng,
Các hãng hàng không khắp thế giới đang tang cường ứng dụng thương mại
điện tử như một công cụ hiêu quả để điều chỉnh chi phí.Họ hoặc là sẽ chấm dứt
cho đóng cửa các trung tâm dịch vụ điện thoại khách hàng của mình.
Ngành hàng không đã chấp nhận một thực tế là các sự kiện như 11/9 hoắc
SARS có thể tấn công các hang bất kỳ lúc nào cho nên cách tốt nhất là phải có
sự chuẩn bị trước.Hầu hết các hãng hàng không lựa chọn thương mại điện tử để
kiểm soát chi phí trong khi vẫn duy trì được các sản phẩm dịch vụ của mình.Tiêu

biểu trong xu hướng này có các hãng như Atr France, Cathay, Pacific, Qantas,
Thai Ariways.Hầu hết các hãng này đều đã giảm bớt các hoạt động của trung tâm
hỗ khách hàng.Sorthwest Arilines(Hoa Kỳ) đã đóng cửa 3 trên 9 trung tâm dịch
vụ đặt vé máy bay và tập trung đặt vé qua Net.
Cho đến ngày nay tất cả các hãng hàng không đều duy trì được 1 website
chính thức trong khi việc đặt vé và xử lý hỗ trợ khách hàng vẫn phải xử lý riêng
rẽ.Nhưng khi thị trường bị hạ ở mức thấp nhất, thì hãng nhận thấy thương mại
điện tử là một sự lựa chọn khôn ngoan để cắt giảm chi phí.
Hiện nay, 70% lượng booking ở Mỹ đã được thực hiện trực tuyến.Các hãng
Qantas và Thay Ariways cũng đã thông báo về làn song đặt vé máy bay trực
tuyến.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 22
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Còn đối với các khách sạn thì việc đặt phòng qua mạng đã là”chuyện
thường ngày”.hầu như khách sạn đều có website riêng cho phép khách hàng đặt
chỗ bất cứ lúc nào.
2. Tình hình ứng dụng thương mại trong du lịch Việt Nam.
2.1. Vấn đề đặt ra.
Du lịch trực tuyến đang là một xu hướng tất yếu mà Việt Nam cần
cập nhật để theo kịp với thế giới và gia tăng khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp du lịch trong nước.
Tại Việt Nam, có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các
sản phẩm du lịch như du lịch trong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách
sạn, các loại hình du lịch… Những tháng cao điểm, con số có thể lên đến
8 triệu lượt. Chiếm tỷ lệ 98% người sử dụng dịch vụ du lịch thực hiện tìm
kiếm online trước khi chọn tour (Thống kê từ Google – 2012). Trong đó:
- Khu nghỉ dưỡng: trung bình có 600.000 – 800.000 lượt tìm kiếm qua
Internet/ tháng
- Tháng cao điểm: hơn 1 triệu lượt/ tháng.
- Tour du lịch: 5 – 7 triệu lượt/ tháng

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, doanh thu từ đặt phòng khách
sạn, mua tour du lịch, vé máy bay trực tuyến sẽ chiếm khoảng 50% trên
tổng Doanh thu năm 2013
Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều
doanh nghiệp và tổ chức ở các quốc gia trong khu vực như Singapore, hay
Malaysia, Indonesia hay Đài Loan đang sử dụng marketing online để tiếp
cận với khách hàng nội địa.
Qua các con số trên, các doanh nghiệp du lịch có thể thấy các
phương thức giao tiếp với khách hàng cũng đã thay đổi và mở ra nhiều cơ
hội cho doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp với thế giới và tận hưởng những lợi
ích to lớn mà nó đem lại, vấn đề đặt ra là:
Chúng ta đang khai thác những tiềm năng này ở mức độ nào?
Với một website, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt mới chỉ dừng lại là
một kênh thông tin chứ chưa thực sự coi đó là một kênh marketing, một đại diện
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 23
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
thương hiệu xứng tầm. Khách hàng muốn mua vé và đặt chỗ thì phải đến công
ty. Các khách hàng ngày nay luôn bận rộn hơn, sẽ là một bất lợi lớn khi họ không
được phục vụ từ xa. Bên cạnh đó, với một hệ thống dữ liệu rời rạc thì việc chăm
sóc khách hàng cũng sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp.
2.2. Tiến đề phát triển ứng dụng thương mại trong du lịch Việt Nam.
2.2.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết
định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng
tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã

hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự
phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có
chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến
năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
2.2.2. Tiềm năng để phát triển thương mại điện tử
Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh
nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới.
Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm
tri thức bằng cách bán qua mạng Internet.
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 24
BÀI TẬP LỚN : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ
qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng
Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển.
CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh.
Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp,
nhà đầu tư là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT.
Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT
về thương mại điện tử Việt Nam.
2.2.3.
Giải pháp tăng cường phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Đẩy mạnh việc tham gia các cam kết hội nhập quốc tế về thương mại
điện tử.
Trong giai đoạn tới, hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) vẫn tiếp
tục là xu hướng chủ đạo trong tiến trình hội nhập ở nước ta. Do vậy, việc
tăng cường đẩy mạnh các kênh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương

mại điện tử là hết sức cần thiết. Căn cứ theo định hướng về HNKTQT của
Việt Nam trong giai đoạn tới, Việt Nam chúng ta có xu hướng tham gia
các hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn. Do đó, chúng ta
cần xem xét việc đàm phán các cam kết về thương mại điện tử, theo hướng
phù hợp với nội lực của Việt Nam và nhu cầu của thế giới. Trong giai đoạn
tới, chúng ta cần xác định rõ TMĐT sẽ là xu hướng chủ đạo của kinh tế
thế giới, từ đó, có những giải pháp và bước đi kịp thời và hợp lý trong tiến
trình hội nhập, nhằm đảm bảo bắt kịp với xu hướng thời đại, tận dụng được
các lợi thế, biến TMĐT trở thành công cụ hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ nền
kinh tế Việt Nam nói chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần:
o
Từng bước hoàn thiện khung khổ pháp luật trong nước về TMĐT;
GVHD : Đặng Vân Anh Trang 25

×