Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU phân tích mô hình kinh doanh của sàn giao dịch thương mại điện tử shopee

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.59 KB, 24 trang )


Thành viên nhóm 1

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Nguyễn Minh Anh ( trưởng nhóm )
Nguyễn Lan Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Dương Mai Anh
Đàm Kát Bàn
Phạm Ngọc Anh
Phan Ngọc Anh
Nguyễn Ngọc Anh
Bùi Thị Ngọc Bích
Nguyễn Hồng Ánh

1|Trang


Lời mở đầu
Theo bảng xếp hạng của YouGov Brand Index năm 2019 với tiêu chí dựa trên khảo
sát từ người tiêu dùng câu hỏi: “Nếu bạn nghe hoặc nhìn bất cứ điều gì về thương hiệu đó


trong vịng 2 tuần, thì đó là thơng tin mang tính tích cực hay tiêu cực? Shopee đứng thứ ba
chỉ sau SamSung và VietNam Airlines với số điểm được đánh giá lên đến 43,7. Vậy, lý do
gì khiến một sàn thương mại điện tử có nguồn gốc từ Singapore lại có vị trí đặc biệt tại thị
trường Việt Nam đến vậy? Một trong những yếu tố quan trọng khơng thể khơng kể đến đó
chính là tầm quan trọng trong việc xây dựng mơ hình kinh doanh của Shopee. Chính vì
vậy, nhóm 1 lớp học phần Thương mại điện tử chúng em xin được chọn đề tài: “ Phân tích
mơ hình kinh doanh của sàn giao dịch Thương mại điện tử Shopee “ để thảo luận và phân
tích từ đó đưa ra những giải pháp đề nghị nhằm cải thiện chất lượng của Shopee- một trong
những “ kênh mua sắm “ hết sức quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Trong
phạm vi giới hạn của bài thảo luận, nhóm sẽ tập trung vào những nội dung được tóm tắt
trong mục lục dưới đây:

2|Trang


Mục lục
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................................................... 4
1. Các khái niệm cần lưu ý....................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm thị trường điện tử.......................................................................................4
4.2. Khái niệm mơ hình kinh doanh...................................................................................4
II. MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ SHOPEE.........................4
2.Mơ hình kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Shopee..........................................................4
2.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp Shopee......................................................................5
2.2. Mục tiêu giá trị của Shopee...........................................................................................6
2.3. Mơ hình doanh thu Shopee............................................................................................ 7
2.4. Cơ hội thị trường........................................................................................................... 8
2.5. Môi trường cạnh tranh................................................................................................. 10
2.6. Chiến lược thị trường................................................................................................... 12
2.7. Đội ngũ quản trị Shopee..............................................................................................14
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT SAU KHI PHÂN TÍCH VÀ TÌM HIỂU ....................15

3.Những ưu, nhược điểm của mơ hình kinh doanh Shopee, đưa ra giải pháp cải thiện ..........15
3.1. Ưu điểm....................................................................................................................... 15
3.2. Nhược điểm................................................................................................................. 18
IV. TỔNG KẾT…………………………………………………………………………………………………………21

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm cần lưu ý
3|Trang


1.1. Khái niệm thị trường điện tử
Thị trường có ba chức năng chính: là nơi người bán và người mua gặp nhau
làm thuận tiện việc trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ và thanh tốn liên quan
tới các giao dịch trên thị trường; và cung cấp một hạ tầng cấu trúc cũng như một
khung pháp lý và quy chế trong đó có thể các chức năng hiệu quả của thị trường
Thị trường điện tử (E-market) là thị trường ảo,nơi người mua và người bán
gặp nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền hoặc thơng tin. Thị trường điện tử là
thị trường được phát triển trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ Internet, đó là các địa
điểm trên xa lộ thơng tin để người mua và người bán có thể “gặp nhau”.
1.2. Khái niệm mơ hình kinh doanh trong Thương mại điện tử
Mơ hình kinh doanh (tiếng anh là Business Model) là một thuật ngữ về
kinh tế, khá trừu tượng và có nhiều nghĩa khác nhau. Mơ hình kinh doanh có thể là
một văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát triển của tổ chức, công ty, doanh
nghiệp trong tương lai. Có người lại nói rằng: “Mơ hình kinh doanh là bản kế
hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận”. Mơ hình kinh doanh cịn là một cấu trúc
khái niệm hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm hoặc cơng ty và bao gồm mục
đích, mục tiêu của công ty và kế hoạch dự định đạt được chúng. Tất cả các quy
trình và chính sách kinh doanh mà một cơng ty chấp nhận.

Tóm lại, tất cả vẫn có chung một ý nghĩa của khái niệm Mơ hình kinh
doanh là bản kế hoạch kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm tiền… Nó chính
xác là tất cả những hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình
kinh doanh nhất định. Từ đó mọi thành viên trong cơng ty sẽ chung một suy nghĩ,
mục đích và đặc biệt là chung hành động.

II. MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ SHOPEE
2. Mơ hình kinh doanh sàn giao dịch điện tử Shopee
2.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại đông Nam Á có trụ sở
tại Singapore và trực thuộc cơng ty SeA trước đây là Ganera ( chủ sở hữu các
thương hiệu lớn như Ganera . foody , Now, Airpay ) ra đời từ năm 2015 và hiện tại
đã có mặt tại tổng cộng 7 nước khu vực Châu Á bao gồm ; Singapore , Thái

4|Trang


Lan ,Đài Loan , Indonesia , Việt Nam , Philipines. Nhà sáng lập Shopee là tỷ phú
Forrist Li - người được biết đến là người đối đầu với Alibaba .
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn
Thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động , hoạt động như một
mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc , mọi nơi . Tích hợp vận hành giao
nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán , Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm
trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán . Shopee Việt Nam
độc quyền cung cấp chính sách mua sắm online an toàn với tên gọi “Shopee đảm
bảo “,chỉ thanh toán cho người bán khi người mua đã nhận hàng thành công .
Vào năm 2017, Shopee Việt Nam ra mắt Shopee Mall , cổng bán hàng với
cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt
Nam
Tại khu vực Đông Nam Á ,một trong nhữn cơng ty tiên phong thuộc khía

cạnh dịch vụ tài chính số , Thương mại điện tử và giải trí ASEAN.
Tại Đài Loan , đứng đầu khía cạnh Thương mại điện tử chính là Shopee
.Cơng ty Shopee rất phù hợp tại nơi đây khi họ có thể giúp trải nghiệm mua sắm
trực tuyến tốt hơn , nhanh chóng , an toàn hơn với sự hỗ trợ từ giai đoạn đến khâu
giao nhận. Với mục tiêu trở thành điểm đến tại Đông Nam Á . Shopee không
ngừng nâng cao và phát triển sản phẩm tại Shopee rất đa dạng bao gồm sức khoẻ
sắc đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh , nhà cửa đời sống và điện tử .
Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng,
trong đó tại Việt Nam hơn 5 triệu lượt . Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu
nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong 4 quý năm 2017, tổng giá trị
hàng hố Shopee được báo các là hơn 1,6 tỷ đơ la mĩ ,tăng 206% so với năm
trước.
Tính đến quý III/2018, theo số liệu của bản đồ Thương mại điện tử Việt
Nam vừa được iprice insight công bố, Shopee dẫn đầu về cả lượt truy cập website
và xếp hạng ứng dụng di động .
Vào cuối tháng 10/2019 : Bất ngờ có các hoạt động tại Brazil – lần đầu tiên
Shopee bước chân ra khỏi thị trường Châu Á , tuy nhiên hoạt động của Shopee tại
đây còn khá sơ khai chưa rõ những kế hoạch tiếp theo của Shopee là gì .
Theo báo cáo của bản đồ Thương mại điện tử ở Việt Nam quý I /2020 do
Iprice công bố . Đứng đầu lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là
Shopee với 42,3 triệu lượt truy cập.
5|Trang


Quý I/2021 : Shopee tăng trưởng hơn 40% , vẫn ln giữ vị trí đứng đầu
trong số lượt truy cập trong các sàn Thương mại điện tử khác.
2.2 Mơ hình kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Shopee
Đến nay, Shopee đã mở rộng sang mơ hình B2C với việc ra mắt Shopee
Mall. Nơi dành riêng cho các doanh nghiệp, thương hiệu lớn bán hàng chính hãng
tại Shopee. Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua

bán giữa cá nhân với cá nhân ( C2C ) . Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dành
đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển,
flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán, nhằm thu hút khách
hàng đến từ các nền tảng khác nhau.
Mơ hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng
lồ, kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn
kho. Trái lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng marketing truyền miệng khi sở hữu
“chợ” sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên
nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua hàng online tăng lên chóng mặt.
Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương
mại điện tử khi kết hợp mơ hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với Lazada – “gã khổng
lồ” thương mại điện tử vào thời điểm đó.
2.2. Mục tiêu giá trị của Shopee
Sơ lược: Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mơ hình
kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của
một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để phát triển hoặc phân
tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: “Tại sao khách hàng
lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì chọn một doanh nghiệp
khác?”. “Những điều gì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi
các doanh nghiệp khác khơng có hoặc khơng thể cung cấp?”. Đứng từ góc độ
khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị Thương mại điện tử bao gồm: sự cá
nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi
phí tìm kiếm sản phẩm, giảm bớt chi phí trong việc kiểm tra giá cả và sự thuận
tiện trong giao dịch thơng qua q trình quản lý phân phối sản phẩm.
Mục tiêu giá trị càng ngắn gọn, càng đơn giản, càng thể hiện rõ giá trị cốt lõi
của thương hiệu.Mục tiêu giá trị của Shopee:“Chúng tôi thật sự tin tưởng vào sức
mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên
tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc
6|Trang



cung cấp một nền tảng Thương mại điện tử." Là một phần của Sea Group, Shopee
chia sẻ cùng giá trị cốt lỗi với công ty mẹ.
We Serve: Khách hàng của chúng ta là người duy nhất quyết định giá trị của
hàng hóa và dịch vụ của chúng ta. Chúng ta cố gắng đáp ứng những nhu cầu chưa
được đáp ứng và những dịch vụ chưa được phục vụ.
We Adapt: Thay đổi nhanh chóng là hằng số duy nhất trong thời đại kỹ
thuật số của chúng ta. Chúng ta chấp nhận thay đổi, tán dương và luôn luôn phấn
đấu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng ảnh hưởng đến nó.
We Run: Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua liên tục để thành công
trong khi đang vật lộn với sự chuyển động nhanh chóng. Chúng ta di chuyển
nhanh hơn, tốt hơn và khẩn trương hơn mỗi ngày.
We Commit: Công việc của chúng ta là một sự cam kết. Chúng ta cam kết
với giá trị của mình, thể chế, khách hàng và đối tác của mình. Chúng ta cam kết
với nhau. Trên hết, chúng ta cam kết sẽ làm tốt nhất và trở thành tốt nhất có thể.
Stay Humble: Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài từ khi bắt đầu và
chúng ta không bao giờ mất đi sự khiêm tốn trong cuộc tìm kiếm liên tục của mình
để đạt được những đỉnh cao mới.
Tổng kết: Mục tiêu của Shopee là tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng
Thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất trên tồn khu vực.
Shopee có niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản,
dễ dàng và mang đến cảm xúc vui thích. Niềm tin này được truyền cảm hứng và
thúc đẩy mỗi ngày tại Shopee.
2.3. Mơ hình doanh thu Shopee
Nguồn thu của Shopee được tính theo cơng thức:

Doanh thu = Traffic (Lưu lượng truy cập) x Tỉ lệ chuyển đổi x Giá trị trung bình của đơn hàng

Bên cạnh đó cịn một số nguồn thu khác, bao gồm:
Phí dịch vụ : Phí Dịch vụ Shopee là khoản chi phí mà người bán thanh tốn

cho Shopee khi tham gia chương trình Hồn Xu Xtra và gói Miễn Phí Vận Chuyển
Freeship Xtra. Phí dịch vụ Shopee gồm các Gói phí dịch vụ Freeship Xtra thường

7|Trang


được người bán sử dụng để thu hút khách hàng và tăng doanh số.Phí dịch vụ bán
hàng Shopee bao gồm 2 loại phí là Phí đăng ký và Phí dịch vụ
Phí đăng ký: được tính như người bán đang mua một sản phẩm thông
thường trên Shopee, và sẽ không được hồn lại dưới bất cứ hình thức nào Khi
thanh tốn các loại phí dịch vụ Gói Freeship Xtra, Phí Dịch vụ bán hàng Shopee sẽ
được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hồn tất
Phí thanh tốn: Phí thanh tốn là khoản phí giao dịch cho mỗi đơn hàng
thành công (đơn hàng đã chuyển sang mục đã giao trên ứng dụng Shopee) hoặc
đơn có phát sinh u cầu Trả hàng/Hồn tiền được Người bán/Shopee chấp nhận
Hoàn tiền ngay (trừ lý do chưa nhận được hàng).Phí thanh tốn được áp dụng bắt
buộc cho tất cả người bán trên Shopee
Phí cố định: Phí cố định được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán
của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công (đơn hàng nằm ở mục Đã giao)
hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người bán/Shopee chấp
nhận Hoàn Tiền Ngay (trừ lý do Chưa nhận được hàng). Phí cố định áp dụng cho
Người bán thuộc Shopee Mall
Phí quảng cáo: Shopee sẽ tính chi phí sử dụng Quảng Cáo Shop Ads như thế
nào? Hệ thống sẽ chỉ tính phí của bạn khi người mua (đã đăng nhập tài khoản
Shopee) nhấp vào quảng cáo. Chi phí sẽ được trừ trực tiếp vào Tài Khoản Quảng
Cáo của bạn.
2.4. Cơ hội thị trường
Quay trở lại năm 2016, Lazada là một công ty Thương mại điện tử lớn nhất
khu vực vào thời điểm đó, có trụ sở đặt tại Singapore được bàn tay của Alibaba
“thâu tóm”. Đó là bước đi đúng đắn của “gã khổng lồ” đang thống trị thị trường

mua sắm trực tuyến Trung Quốc, mong muốn mở rộng sang khu vực Đông Nam Á
như là một phần của kế hoạch tồn cầu hóa vì các quốc gia này có nền văn hóa và
kinh tế gần giống với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hơn 3 năm sau, Lazada đã bị mất đi thị phần ở những thị trường
chính và vị trí số 1 khu vực đang bị đe dọa sối ngơi bởi Shoppee- một chi nhánh
của Sea Group có trụ sở đóng tại Singapore. Số liệu từ iPrice cho thấy trong quý 2
năm 2019, Shopee xếp thứ nhất với lượt truy cập trung bình tháng là 200,2 triệu
trong khi con số này của Lazada là 174,4 triệu. Báo cáo được thu thập từ lượt truy
cập cả máy tính để bàn và thiết bị di động, sử dụng dữ liệu từ App Annie và
SameWeb tại 6 quốc gia chính: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Singapore và Thái Lan. Ngoài ra, Shoppe cũng là ứng dụng phổ biến nhất trong
khu vực với số lượng người dùng hoạt động lớn nhất hàng tháng.
8|Trang


Số lượng truy cập vào một số sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý I năm 2021 ( Nguồn : iPrice )

Quý I năm 2021, Shopee thu hút 63,7 triệu lượt truy cập hàng tháng, dẫn đầu
trong top các nền tảng Thương mại điện tử tại Việt Nam, gấp 1,5 lần cùng kì năm
2020. Sự phát triển nhanh chóng này là một phần tất yếu trong nền Thương mại
điện tử “trăm tỷ đơ” của Đơng Nam Á, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho nền
kinh tế hậu Covid-19.

Số lượng truy cập vào một số sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý II năm 2021 ( Nguồn : iPrice )

9|Trang


Nền tảng Shopee hoạt động trên khắp Đông Nam Á, Đài Loan và Mỹ Latinh,
đã xử lý 1,4 tỷ đơn đặt hàng, đạt gần 73tr lượt truy cập web mỗi tháng trong quý II

năm 2021, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngối, trong khi tổng khối lượng hàng
hóa (GMV) đạt 15 tỷ USD, tăng 88% so với năm rồi.
Trên thiết bị di động : Shopee sớm nhận thức rằng trong tương lai, thiết bị di
động là “đấu trường” chính của Thương mại điện tử. Hơn nữa thị trường Thương
mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và
tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Ở Việt Nam hiện có 59,2 triệu
người sử dụng internet, chiếm hơn ½ dân số cả nước, con số này được dự báo sẽ
tăng lên 68 triệu vào năm 2021. Trên 35 triệu người dùng điện thoại thông minh
trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng ngày, dự báo sẽ tăng lên 40 triệu vào
năm 2021. Đây là những điều kiện rất tốt để các nhà bán lẻ online đầu tư để mở
các gian hàng trực tuyến tại Việt Nam và tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường này.
Do đó, cơng ty sử dụng cách tiếp cận đầu tiên là tạo ứng dụng trên thiết bị di động,
đầu tư nhiều nguồn lực vào phát triển ứng dụng để thu hút người dùng di động.
Người dùng ứng dụng có xu hướng trung thành hơn và chi nhiều tiền hơn
cho mỗi đơn hàng so với người dùng web. Luôn được coi là một trong những ứng
dụng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại khu vực, Shopee đã chọn đúng đối
tượng thường xuyên sử dụng internet trên di động để thuận tiện trong việc giao
dịch hơn trong khi Lazada bận rộn chạy theo lượng truy cập trang web.
2.5. Môi trường cạnh tranh
Báo cáo mới của Reputa, nền tảng lắng nghe và giám sát danh tiếng, cho
thấy Shopee được nhắc nhiều trên mạng hơn so với các nền tảng thương mại điện
tử khác, trong khi Tiki được tin tưởng về tốc độ giao hàng. Thống kê của Reputa
cho thấy trong năm 2020, Shopee chiếm gần 70% trong các thảo luận trên mạng
xã hội, Lazada đứng thứ hai với 11,4%. Tiki và Sendo giữ hai vị trí tiếp theo với
9,07% và 8,78%. Trong xu hướng tìm kiếm Google Trend, Shopee cũng bỏ xa các
đối thủ khác, kế đến là Lazada, Tiki và Sendo.
Trong các khách hàng tham gia thảo luận, Shopee tiếp tục dẫn đầu về khả
năng tiếp cận khách hàng trẻ tầm 18-35 tuổi, hầu hết là nữ giới đến từ TP.HCM và
Hà Nội. Trong khi những nền tảng còn lại cũng được quan tâm đa số bởi người trẻ,
nhưng tỷ lệ thấp hơn, giới nữ chiếm nhiều nhưng không cao như Shopee. Theo

đánh giá của Reputa, hàng hoá là yếu tố ảnh hưởng nhất đến trải nghiệm của
khách hàng mua sắm trên 4 sàn thương mại điện tử, gồm các yếu tố nhỏ hơn như
chi phí, chất lượng, sự đa dạng hàng hố, độ tin cậy của các gian hàng. Lazada
(53,55%) và Shopee (52,90%) là 2 sàn tập trung yếu tố này nhất, theo sau lần lượt
10 | T r a n g


là Sendo (37,35%) và Tiki (33,65%). Yếu tố quan trọng thứ hai hút khách là các
chiến dịch truyền thông tiếp thị. Tiki dẫn đầu (38,65%), theo sau là Sendo
(30,45%) Shopee (30,30%) và Lazada (24,05%).
Dịch vụ giao hàng (tốc độ giao hàng, hành vi thái độ shipper) và chăm sóc
khách hàng là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Tiki là sàn chú trọng yếu tố này nhất (20%), đặc biệt là dịch vụ giao hàng trong 2
giờ và được xem hàng trước khi nhận.
Ngược lại, shop lừa đảo, giao hàng sai, chất lượng tệ, hàng giả là những yếu
tố (46%) làm khách hàng không hài lòng khi trải nghiệm trên 4 sàn Thương mại
điện tử. Dựa trên những lắng nghe từ khách hàng, Reputa đánh giá Tiki mạnh về
khả năng giao hàng nhanh, Shopee đang có lợi thế về sự đa dạng hàng hóa và chi
phí.
Vậy, câu hỏi đặt ra là : Tiki, Lazada, Shopee đang cạnh tranh ra sao?
Rõ ràng, dù đang nắm giữ vị trí số 1 trên mơi trường cạnh tranh giữa các sàn,
chưa thể nói rằng Shopee đang một mình một ngựa trên thị trường đầy khốc liệt,
nhất là khi các đối thủ xếp sau đang có những động thái quyết liệt để cạnh tranh.
Cụ thể nhất phải kể đến nỗ lực sáp nhập của Tiki và Sendo trong hè 2020.
Dẫu việc sáp nhập sau đó đã khơng thành cơng, nhưng cũng cho thấy việc các sàn
nội địa đang không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần với các sàn ngoại
(Shopee và Lazada). Báo cáo Thương mại điện tử mới đây của Qandme chỉ ra
rằng, Shopee đang chiếm ưu thế về giá cũng như đa dạng mặt hàng nếu xét trong
các sàn Thương mại điện tử tại Việt Nam. Trong khi đó, Tiki lại được đánh giá cao
về độ tin cậy của khách hàng.

Cụ thể, điểm đa dạng sản phẩm (53%); giá tốt (44%); giao hàng tốt (39%) và
thông tin hữu ích (42%) của Shopee đều áp đảo hai đối thủ xếp dưới là Tiki và
Lazada. Lợi thế của Tiki đến từ điểm hàng cao cấp, độc đáo (33%) và đáng tin cậy
(33%).

11 | T r a n g


Đánh giá về một số tiêu chí so sánh giữ 3 sàn Thương mại điện từ ( nguồn; Qandme )

Còn lại, dường như Lazada đang đi theo hướng "trung dung" giữa Tiki và
Shopee. Trong các tiêu chí mà Qandme khảo sát, Lazada hầu như không nổi bật
lên ở điểm nào. Tuy nhiên ở hầu hết các chỉ số đánh giá, Lazada đều ở mức trung
bình. Hai điểm nhấn của Lazada được đánh giá cao nhất là sản phẩm dành cho
người lớn (27%) và đa dạng sản phẩm (27%). Mỗi tiêu chí sẽ đem đến cho từng
sàn Thương mại điện tử những lợi thế riêng khi cạnh tranh với đối thủ.
2.6. Chiến lược thị trường
Làm thế nào để Shopee khi mới chân ướt chân ráo gia nhập thị trường
Thương mại điện tử Việt Nam, tăng quy mô 4-5 lần chỉ sau 1 năm?
Một chuyên gia marketing khẳng định rằng, doanh nghiệp dù có rất nhiều
tiền nhưng phải có cái gốc là sản phẩm, dịch vụ, phải nắm được insight của khách
hàng. Khi đã có những điều đó thì marketing mới làm thế nào để nhân rộng.
Shopee chính thức giới thiệu đặt chân vào Việt Nam vào tháng 8/2016. Khi
đó những nền tảng Thương mại điện tử đi trước đã chiếm lĩnh những vị trí nhất
định. Thời điểm startup này vào Việt Nam, thị trường đã có Lazada đi trước mở
đường, đã có Tiki định vị được một cái tên riêng. Mơi trường cạnh tranh rất khốc
liệt.
Shopee lúc ấy mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường, khơng có cộng đồng,
khơng có người dùng, khơng có gì hết ngồi… điều kiện: Shopee thuộc Sea – tập
đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.


12 | T r a n g


Giải bài toán tiêu tiền: Được hậu thuẫn từ tập đồn mẹ, Shopee khơng thiếu
cơng nghệ và tài chính. Muốn phát triển nhanh, Shopee có 2 lựa chọn. Một là lao
vào đốt tiền với chiến lược giá rẻ để thu hút người dùng. Trên thực tế, người dùng
online tại thị trường Việt Nam vẫn giữ suy nghĩ: hễ nhắc tới online là nghĩ đến
giảm giá, giảm giá, giảm giá.
Hoặc đốt tiền vào truyền thông. Nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ đến cách
“nhanh nhất và dễ nhất” như sau: Thuê một anh nổi tiếng nhất, làm một TVC
chiếu liên tục trong 6 tuần, để người dùng phải ‘kinh hoàng’ biết đến thương hiệu.
Tuy nhiên, Shopee không chọn cách nào trong 2 cách trên. “Đi theo con
đường cạnh tranh về giá thì khơng thể tồn tại lâu dài được, túi tiền không đáy cuối
cùng sẽ có đáy”, một chuyên gia marketing trong ngành Thương mại điện tử nhận
định.
Công việc mà đội ngũ Shopee lúc đó phải làm chính là: nghĩ cách bỏ tiền vào
đâu, với chiêu thức nào cho thông minh và hiệu quả.
Lùi 1 bước, xem khách hàng muốn gì: Từ một nghiên cứu thị trường,
Shopee nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua
hàng và người bán hàng khi chuyển từ mua hàng truyền thơng sang mua hàng
online.
Vị chun gia marketing nói trên nhận định: Có một sự thật trong Thương
mại điện tử là nếu như sản phẩm giá 10 nghìn, vận chuyển 2 nghìn, thì khách hàng
sẽ bảo là đắt q, tơi khơng mua. Cũng sản phẩm đấy mình bán giá 12 nghìn và
phí vận chuyển 0 đồng thì mọi người lại thấy…hời”.
Shopee tập trung giải quyết rào cản này bằng việc xây dựng một chương
trình trợ giá vận chuyển hàng tháng.
Miễn phí vận chuyển – chính sách thơng minh của Shopee: Ngồi ra,
Shopee không vội làm truyền thông mạnh mà xây dựng hệ thống vận hành giao

hàng cho ổn định trước. Chuyện giao hàng nhận hàng ở thời điểm ban đầu của
Shopee, tất cả mọi thứ còn rất lộn xộn.
“Sản phẩm, dịch vụ mình phải xây trước thì mới đi lâu dài được” : Liên
quan đến trải nghiệm người dùng, hãng này cịn có những động thái khác: lập
nhóm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hỗ trợ người bán hàng làm chương trình
livestream trên trang web của Shopee. Cộng đồng người bán hàng mà Shopee chú
ý xây dựng cũng trở thành một kênh marketing truyền miệng hữu hiệu của hãng.
Theo số liệu từ Forbes Việt Nam, sau 1 năm “quay về cơ bản”, số lượt tải
Shopee tăng gấp 4 lần, từ 1,8 triệu lên 5 triệu lượt. Cộng đồng người bán ngày
càng lớn. Kèm theo đó là số lượng đặt hàng từ web tăng 5 lần chỉ trong vòng 1

13 | T r a n g


năm. Có thể nói, thành tích sau 1 năm gia nhập thị trường là một “thành công vang
dội” của Shopee.
Nhân vật nổi tiếng: Và khi đã có người dùng, có đơn hàng, đã xây dựng
được cộng đồng và quá trình vận hành rất tốt, Shopee mới nghĩ đến chuyện truyền
thông mạnh mẽ để nhân rộng. Từ năm ngoái, Shopee mời ca sĩ Sơn Tùng – MTP,
rồi lần lượt những cái tên đình đám khác như Bảo Anh, Tiến Dũng hay mới nhất là
tân hoa hậu Tiểu Vy để xuất hiện trong những chiến dịch truyền thơng của mình.
Thơng điệp của những chiến dịch cũng bám chặt vào nội dung cốt lõi của hãng.
Chiến dịch năm ngoái của Shopee tagline là ‘rẻ vô địch’.
Kết luận về chiến lược marketing của Shopee từ khi mới gia nhập thị trường
đến nay, vị chuyên gia marketing kết luận: “Doanh nghiệp dù có rất nhiều tiền
nhưng phải có cái gốc là sản phẩm, dịch vụ, phải nắm được insight của khách
hàng. Khi đã có những điều đó thì marketing mới làm thế nào để nhân rộng.”
Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông: Dưới sự phát
triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông, Shopee đã không ngần ngại sử dụng tất
cả để quảng cáo cho mình. Hiện nay, khơng khó để bắt gặp quảng cáo Shopee trên

tất cả các nền tảng truyền thông lớn và phổ biến nhất như Facebook, Instagram,
Youtube,… Cùng với đó là xuất hiện nhiều trên các phương tiện giao thông công
cộng, trên TV. Chiến lược này đã giúp Shopee có thể tiếp cận đến hàng triệu người
và ghi được dấu ấn vô cùng mạnh mẽ.
TVC ( video quảng cáo ) quảng cáo bắt trend : Tận dụng sức nóng của
xu hướng, sức ảnh hưởng có sẵn của trend, Shopee đã cho ra đời những TVC
quảng cáo “bắt trend” cực kỳ thành công. Không cần cố gắng gây sự chú ý mà vẫn
có thể lan truyền rộng rãi và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất. Một số
TVC quảng cáo “bắt trend” hot nhất có thể kể đến như: Đoạn TVC quảng cáo sự
kiện “mừng sinh nhật 12.12” với bản hit “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink.
Hay một TVC được coi là một cú nổ lớn của Shopee trên tồn Đơng Nam Á đó là
sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh với bài hát làm mưa làm gió Baby Shark,

2.7. Đội ngũ quản trị Shopee
Để xây dựng nên một doanh nghiệp thành công, không thể nào bỏ qua tầm quan
trọng của đội ngũ quản trị - Nhà quản trị nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động
điều hành và quản trị doanh nghiệp. Sự thành bại của công ty, doanh nghiệp, tổ
chức phụ thuộc phần lớn vào chính vai trị của nhà quản trị. Đối với đội ngũ quản

14 | T r a n g


trị sàn Thương mại điện tử Shopee, có những đặc điểm cơ bản về kinh nghiệm và
kỹ năng như sau:
CEO Shopee Việt Nam - Trần Tuấn Anh đã từng chia sẻ : “Trong năm 2020,
cơ hội dành cho các doanh nghiệp trong ngành TMĐT là ngang nhau, bài toán
chung là phải làm sao bắt kịp được nhu cầu mua – bán online tăng nhanh trong
xã hội. Sở dĩ chúng tôi có thể vọt lên là nhờ chiến lược quyết định nhanh, thực thi
đồng bộ và quyết liệt “. Tuy do một CEO chi nhánh Việt Nam chia sẻ, nhưng chắc
hẳn rằng đây chính là chiến lược kinh doanh của Shopee nói chung. Văn hóa của

Shopee: khi có bất cứ một quyết định hoặc chính sách quan trọng nào, nhân viên
phải quyết đốn thực thi nhanh, khơng cầu nệ tiểu tiết và không thắc mắc, bàn cãi
hoặc trao đổi qua lại quá nhiều. Để có được văn hóa này, Shopee đã phải xây dựng
trong thời gian dài và bây giờ ‘hái quả ngọt’. Ngoài ra, dựa vào kỹ năng và kinh
nghiệm của ban lãnh đạo, Shopee đánh giá việc “ chọn mặt gửi vàng “ tìm đúng
doanh nghiệp hợp tác cũng rất quan trọng. Và, một khi đã có chiến lược, có “ đồng
đội “ việc tiếp theo là sẽ bắt tay vào thực hiện thật nhanh. Mọi người chiến đấu
trên một ‘chiến trường’ giống nhau, ai có sự chuẩn bị sớm và thực thi nhanh
chóng thì sẽ chiếm được phần lớn hơn", anh Trần Tuấn Anh kết luận. Cũng theo
tiết lộ từ vị CEO này, dù bận rộn cho công việc kinh doanh – vận hành là thế; song
Shopee vẫn quyết định tiến hành tái cấu trúc nhân sự trong năm 2021. Bởi, theo
quan điểm của anh Trần Tuấn Anh, hiện thị trường TMĐT đang tăng trưởng gấp 3
đến 4 lần những năm trước Covid-19, nếu không cơ cấu lại nhân sự để đón đầu cơ
hội, Shopee sẽ lãng phí mất 1 năm. Tơi khơng thích rơi vào thế bị động hay ‘nước
đến chân với nhảy’. Các nhà đầu tư ln khơng thích những founder khơng biết
doanh nghiệp của mình sẽ đi đâu về đâu trong vài năm tới", CEO Shopee Việt
Nam bàn luận.
Tóm lại, có thể tóm tắt về tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của đội ngũ quản
trị Shopee trong những cụm từ như sau; “ Nhìn xa trơng rộng “ “ Đón đầu xu
hướng” “ Chọn mặt gửi vàng” và luôn luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.
III. NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3. Những ưu điểm và nhược điểm của mơ hình kinh doanh Shopee
3.1. Ưu điểm
Với nền tảng mua và bán sản phẩm trực tuyến theo mơ hình kinh doanh C2C.
Shopee kết nối bất kỳ ai muốn mua hoặc bán sản phẩm với mọi số lượng. Có
nghĩa là bạn chỉ cần có tài khoản Shopee với thiết bị di động kết nối internet. Bạn
có thể trở thành người mua hoặc người bán. Bạn cũng có thể thử cả hai trị chơi
15 | T r a n g



này cùng lúc trên Shopee. Bạn trở thành người bán khi bạn thực hiện tiếp thị và
quảng cáo bằng cách đăng ảnh. Hoặc thông tin, giá cả sản phẩm qua ứng dụng
Shopee. Đồng thời, sẽ là người mua khi tìm kiếm sản phẩm và sau đó đưa ra quyết
định mua hàng
Với mơ hình C2C và B2C, Shopee khơng những là một sàn giao dịch thương
mại điện tử thơng thường. Nó cịn kết hợp các tính năng của 1 mạng xã hội qua đó
người mua và người bán có thể kết nối với nhau thông qua công cụ chat trên
Shopee. Để tiện trao đổi về thông tin của sản phẩm hay các khuyến mãi, trong
cơng cụ chat có hỗ trợ tính năng nhỏ đó là người mua có thể chọn link cùng với
hình ảnh, giá cả của sản phẩm có trong gian hàng để minh bạch hơn tránh sự nhầm
lẫn khi giao tiếp online .Nó giúp cho sự nhất quán khi giao tiếp giữa người mua và
người bán rõ ràng hơn. Bởi vì khi chat online, khách hàng thường trao đổi về tên
sản phẩm, đơi khi có nhiều sản phẩm tên giống nhau chỉ khác một chút về tính
năng, hoặc giá cả, đơi khi cũng khác nhau bởi vì những khuyến mãi của Shop
không nhất quán trong từng thời điểm.
Đây là tính năng tiện lợi giúp người mua có thể trả giá bất kỳ món hàng nào
có trong shop của người bán, với bất kỳ giá nào. Tất nhiên là trả với mức giá phù
hợp, bởi vì quan trọng vẫn là người bán có đồng ý với mức giá đó hay khơng thì
mới tiến hành mua bán thành cơng.
Các shop, hoặc người bán có thể tự tạo mã giảm giá, chạy cương trình
khuyến mãi, hay combo khuyến mãi riêng (Với các hình thức: Giảm giá theo % ,
Giảm giá theo số tiền, Giảm giá đặc biệt) cho người mua. Sau khi đăng ký thành
cơng, các mã giảm giá sẽ có cơ hội hiển thị ở vị trí tốt hơn tại các banner ở trang
chủ hoặc trang ngành hàng, gian hàng. Việc này giúp tăng lượng truy cập, doanh
số và doanh thu cho người bán, giúp ngươi bán tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
Nhờ việc sản phẩm nổi bật trên thanh tìm kiếm hơn hoặc người bán có ưu đãi
giảm giá tốt hơn. và khách hàng biết nơi có ưu đãi tốt nhất trong cửa hàng của
người bán. Đặc biệt nếu người bán cung cấp nhiều mức giá, nhiều combo khuyến
mãi sẽ giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng đồng thời cũng giữ chân
được những khách hàng cũ, khách hàng thân thiết

Shopee tăng kết nối giữa người bán và người mua, trao đổi một cách dễ dàng
về thông tin sản phẩm qua tin nhắn và mã giảm giá. Khách hàng có thể cập nhật
xu hướng tìm kiếm, top những sản phẩm đang hot. Thêm vào đó, có thể xem
những feedback tích cực, tiêu cực về sản phẩm để có những lựa chọn phù
hợp. Cùng với đó khách hàng có thể linh hoạt hơn trong lựa chọn cho mình hình
thức thanh tốn.Đồng thời giúp người mua thu thập được nhiều thông tin hơn về
16 | T r a n g


sản phẩm và người bán trước khi đặt hàng. Liên hệ online cũng giúp xóa bỏ
khoảng cách về khơng gian, thời gian giữa người mua và người bán.
Chính sách để tối ưu hóa chi phí cho cả người bán và người mua: Với mơ
hình kinh doanh mà shopee sử dụng giúp cho mọi người bán giảm được chi phí
mơi giới. Shopee khi mới ra mắt hồn tồn miễn phí chiết khấu cho người bán
chính vậy nên khi bán hàng trên Shopee người bấn sẽ nhận được 100% doanh thu
trừ phí vận chuyển nếu như sử dụng của Shopee. Người bán không cần phải bỏ ra
một đồng nào để bán hàng trên Shopee cả.Từ việc tạo gian hàng, hay đăng sản
phẩm, đến các công cụ, cách thức quảng bá sản phẩm thì Shopee cũng đều cung
cấp miễn phí cho bạn.Tuy vậy từ ngày 1-4-2019 người bán tại sàn sẽ chịu mức phí
1%- 2% trên mỗi đơn hàng thành cơng. Ở thời điểm này, tuy Shopee đã có nhiều
khoản phí hơn so với ngày đầu như phí thanh tốn shopee, phí cố định dành cho
Shopee Mall, phí dịch vụ shopee… nhưng đây vẫn là sàn rất phù hợp để bắt đầu
kinh doanh online. Bởi Shopee có rất nhiều chương trình khuyến mãi, trợ giá cho
các người bán, để kích cầu.
Thơng qua một số khảo sát shopee phân tích được rằng phí vận chuyển hàng
hóa là rào cản tương đối lớn với cả người tiêu dùng và kinh doanh khi chuyển đổi
từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng Trực tuyến. Vì vậy, Shopee
bắt tay vào việc thiết lập hệ thống chuyển hàng chuyên nghiệp, vững chắc cũng trợ
giá cao nhất về giá ship, các code Freeship cho người bán để gia tăng sức mua của
khách hàng khi dùng app của mình

Với người mua:
Mã giảm giá là đặc điểm chung mà hầu hết trang thương mại điện tử nào
cũng có, nhưng mã giảm giá tại Shopee lại đặc biệt hơn. Đặc biệt ở chỗ mã giảm
giá được tung ra mỗi ngày, mỗi khơng giống nhau, thời hạn dùng ngắn có dài
có khách hàng muốn mua hàng với mã giảm giá để được giá rẻ hơn thì chờ mỗi
ngày để nhìn thấy mã ngày nào ứng dụng cho sản phẩm gì. Ngồi mã giảm giá cho
khách hàng, trang ưu đãi của shopee, thì cịn có mã giảm giá đến từ nhà kinh
doanh hay người bán, đó là lợi thế rất lớn đến từ mơ hình kinh doanh B2C và C2C
của shopee. Ngồi ra, Shopee cịn chạy chương trình Flash sale- chương trình diễn
ra hàng ngày vào các khung giờ cố định. Mỗi khung giờ sẽ có những sản phẩm
được bán với giá từ rẻ tới siêu rẻ. Ngồi ra cịn có sale áp dụng cho từng shop bán
hàng. Để săn được những mã giảm giá này, bạn cần follow các shop hoặc nhận
deal ngẫu nhiên. Hiện tại shopee đang khuyến khích người tiêu dùng thanh toán
qua ShopeePay bằng những ưu đãi cự kì lớn: Giảm ngay 100K khi mua hàng
Shopee và lần đầu thanh tốn bằng Ví ShopeePay, những voucher giảm 10%,
20%,… được cập nhật mỗi ngày, hay những mã freeship 0 đồng, 50k… hay những
17 | T r a n g


chính sách hồn xu.Từ đó mà hình thành thói quen '' săn sale'' của người tiêu dùng,
họ sẽ thường xuyên vào app shopee hơn để có được những mã giảm giá ưu việt
nhất, khi đó sẽ kích thích được lượng cầu.
Mơ hình C2C đã mang lại cho Shopee sự đa dạng phong phú của sản phẩm.
Đến với Shopee, việc cùng một sản phẩm nhưng có đến hàng trăm người bán với
hàng trăm giá khác nhau là rất đỗi bình thường, chi phí cạnh ranh rất cao. Người
mua hàng có thể tự do lựa chọn giá cả sao cho được lợi nhất, đồng thời có thể
nâng cao trải nghiệm mua sắm.
3.2. Nhược điểm
Vì bắt đầu với mơ hình C2C nên Shopee là một sàn thương mại điện tử khó
kiểm sốt chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán. Vì vậy, Shopee thường

xuyên phải nhận nhiều lời phàn nàn từ người mua hàng. Vì lý do này, Shopee đã
phải đưa ra chính sách "Shopee đảm bảo" để bảo vệ người tiêu dùng. Mục đích
của chính sách này là để đảm bảo cho người mua sau khi nhận hàng. Trong trường
hợp khơng có bất kỳ phàn nàn nào về sản phẩm, người bán mới nhận tiền được từ
người mua.
Tuy rằng Shopee có giao diện rất dễ dùng và có đa dạng các khả năng
thanh toán đơn hàng. Nhưng Shopee vẫn cần phải cải thiện ở nhiều khâu, trong đó
cần phải nhắc tới tốc độ load và độ mượt của app, đặc biệt là vào những ngày sale
lớn, sale đậm trong năm khi lượng người truy cập quá lớn, dẫn tới tình trạng tắc
nghẽn băng thơng.
Phương thức vận chuyển mới cịn nhiều bất cập. Từ ngày 12/5/2021,
Shopee áp dụng phương thức vận chuyển mới cho một số người bán Shopee.
Shopee sẽ chỉ định đơn vị xử lý đơn hàng dựa vào phương thức vận chuyển được
khách hàng chọn. Cả người mua lần người bán khơng cịn chủ động lựa chọn đơn
vị vận chuyển được nữa đối với các sản phẩm áp dụng phương thức cận chuyển
mới. Phương thức này khi áp dụng người mua sẽ chỉ được chọn một trong ba
phương thức vận chuyển mới là: Hỏa Tốc, Nhanh, Tiết kiệm thay cho việc lựa
chọn đơn vị vận chuyển như trước đây. Người mua và người bán khơng cịn chủ
động trong việc lựa chọn đơn vị giao hàng hóa mình ưu tiên, có trải nghiệm hài
lịng, như trước đây. Ngồi ra, cịn rơi vào tình trạng đơn hàng được xử lý rất
chậm vì bên vận chuyển mà Shopee chỉ định rất xa của hàng, kho so với các đơn
vị vận chuyển khác. Theo phản ánh, Shopee đã liên tục ''ưu tiên'' đơn vị vận
chuyển Shopee Express. Từ ngày Shopee không cho chọn đơn vị giao hàng nữa thì
80% đơn giao bởi Shopee Express, người bán và người mua luôn bị chậm trễ đơn
18 | T r a n g


hàng, thậm chí đơn hàng của Shopee Expres được giao đi nhưng hồn về rất nhiều
với lý do giao khơng thành công, trong khi khách hàng của shop lại không nhận
được một cuộc gọi nào.

Thêm một nhược điểm nữa khiến trải nghiệm mua và đánh giá sản phẩm tại
Shopee không được tốt đó là khơng liên lạc trực tiếp với chính người mua (ngồi
nhận xét và đánh giá). Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp giao tiếp giữa
người bán và người mua bị hạn chế. Nếu khơng có đường dây liên lạc giữa bạn và
khách hàng, việc phục vụ người mua có thể khó khăn trong khi đồng thời bảo vệ
tài chính của bạn. Theo đánh giá của 1 lượng khách hàng thì thường bị xảy ra tình
trạng tự ý hủy đơn hàng khi người mua chưa được thông báo về lí do. Ngồi ra
cịn xảy ra hiện tượng bị đánh giá khơng giao hàng thành cơng vì lí do “người
nhận không nghe máy” trong khi người mua không hề được nhận bất cứ cuộc gọi
nào từ đơn vị vận chuyển. Điều này đã gây ra khơng ít ảnh hưởng xấu đến uy tín
của Shopee, khiến cho người dùng có những trải nghiệm khơng tốt. Vào những
ngày sale lớn, sale đậm trong năm, sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp săn deal thành
công nhưng bị hủy đơn hàng, do deal đã vượt quá số lượng. Nhưng đây chỉ là
''chiêu trò'' quảng cáo của shop để thu hút traffic mới, vì khi lên deal, Shopee ln
nhắc nhở người bán chỉnh số lượng đầy đủ, khi đạt đủ số lượng người mua thì
mức giá sản phẩm sẽ quay lại ban đầu.
Dù Shopee đã có những chính sách và cấm những đơn ảo, follow ảo nhưng
những người bán vẫn có thể '' lách luật'' để tạo ra rất nhiều những đơn ảo, follow
ảo để tăng uy tín ''ảo'' cho sản phẩm cũng như là cho shop. Khơng thể phủ nhận
việc đó sẽ giúp con bot đề xuất với người mua những sản phẩm của shop từ đó
tăng độ tiếp cận của sản phẩm đến với các khách hàng tiềm năng, lôi kéo lượng
traffic khổng lồ cho người bán. Tuy nhiên việc chạy đơn ảo Shopee sẽ thao túng
các thuật toán xếp hàng, tìm kiếm, hiện thị ưu tiên ,.. Trên hệ thống Shopee là
hành vi lừa đảo và lợi dụng niềm tin của khách hàng để trục lợi, khiến khách hàng
dễ mua phải những sản phẩm có chất lượng kém, gây ảnh trực tiếp đến người tiêu
dùng.
Gần đây, rộ lên tình trạng bạn mua một sản phẩm nhưng khi bạn đánh giá
sẽ đánh giá cho nhiều sản phẩm. Khi bạn mua một sản phảm, người bán sẽ đính
kèm thêm những sản phẩm quà tặng như kẹp tóc, dây buộc tóc,… nhưng tên sản
phẩm hiện lên sẽ là những sản phẩm có giá trị cao khác. Và khi người có những

feedback cho sản phẩm, thì feedback đó sẽ được đang ở cả những sản phẩm bạn
mua và những sản phẩm gắn mác '' quà tặng''. Như vậy chỉ với một sản phẩm như
ảnh dưới đây, thì người bán đã có 3 lượt đánh giá cho 3 sản phẩm. Một điểm lưu ý
nữa là, khi các sản phẩm có q tặng phí ship sẽ cao hơn.
19 | T r a n g


Khi hồn trả hàng hoặc đổi hàng người mua có thể bị mất phí ship. Nếu ở
những sàn TMĐT khác như Lazada hay Tiki, nếu người mua muốn trả hàng, đổi
hàng, thì chỉ cần gọi điện lên tổng đài và sẽ có nhân viên giao hàng đến tận nơi lấy
hàng về, khơng mất phí, khơng mất ship. Nhưng vì Shopee chỉ yếu là áp dụng mơ
hình C2C, khi muốn đổi trả đơn hàng, người mua sẽ phải giao dịch với người bán,
nếu sản phẩm lỗi là ở phía shop thì người mua sẽ thương lượng để đổi trả không
mất tiền, nếu khơng thì họ sẽ mất tiền vận chuyển gửi trả về.
Gía ship ở Shopee ngày một tăng cao. Khoảng 1 năm trước, Shopee có
chính sách vận chuyển nhanh cho những đơn hàng trên 150k (khi mua tại cùng
một shop) và miễn phí tối đa 100k tiền phí ship, nếu tiền ship vượt 100k thì người
mua mới phải trả số tiền chênh lệch. Hiện nay tiền hỗ trợ phí ship đã giảm dần và
chỉ cịn 50k và đơn hàng thì phải trên 180k trong cùng một shop mới được hỗ trợ.
Từ việc tìm hiểu và phân tích ưu, nhược điểm mơ hình kinh doanh của sàn
giao dịch điện tử Shopee và bằng trải nghiệm cá nhân, nhóm 1 xin được đưa ra
những giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng trong trải nghiệm mua sắm
tại sàn :
Shopee cần khắt khe trong việc kiểm duyệt hàng hóa bán trên sàn thương
mại điện tử điển hình : ngăn chặn , cảnh cáo và chính sách phạt nặng với trường
hợp bán hàng cấm : ma túy , vũ khí. Đồng thời , khi phát hiện ra các trường hợp
nguy hiểm đó , Shopee cần nhanh chóng xử lý và áp dụng chính sách vi
phạm.Ngoài ra , trên Shopee nhận được rất nhiều sự phàn nàn về độ uy tín của
người bán và người mua. Bên sàn thương mại điện tử nên thu thập đầy đủ thông
tin người bán và người mua để tăng tính xác thực, chính xác. Chính sách này sẽ

giúp tránh những trường hợp lừa đảo.Cần đảm bảo khách hàng và người bán cần
được cung cấp kiến thức bảo mật cơ bản để phịng tránh các rủi ro thường gặp.
Ví dụ: Yêu cầu người dùng đặt mật khẩu bao gồm cả chữ viết thường – viết hoa,
hỗn hợp chữ và số. Cảnh báo người mua và người bán về những xu hướng tấn
công lừa đảo giả mạo mới nhất thông qua push notification.
Trang web và nền tảng app điện thoại , Shopee nên đầu tư hơn về cải tiến
độ mượt trình duyệt , hình ảnh hiển thị rõ ràng. Bởi vì , hiện nay có rất nhiều
khách hàng mua hàng trên Shopee phàn nàn gặp khó khăn khi mua hàng trên
trang web Shopee vì load rất lâu và khơng thể mua hàng. Điều đó sẽ ảnh hưởng
đến tâm lý khách hàng , gây khó chịu và nhiều bất tiện.
Trong khung giao hàng vận chuyển , nên trở lại quay lại đa dạng hình thức
lựa chọn bên vận chuyển : Giao hàng tiết kiệm , Giao hàng nhanh ,.. để cả bên
khách hàng và người mua có thể chủ động lựa chọn , thời gian giao hàng cũng sẽ
nhanh hơn. Đặc biệt sẽ tránh được trường hợp không thể ship đủ các đơn hàng
đúng hạn đã giao trên Shopee

20 | T r a n g


Nhằm ngăn chặn những trường hợp đơn ảo, follow ảo, bình luận luận ảo,
hack tài khoản của khách hàng/ người mua , Shopee cần phải đầu tư bảo mật
trang web hơn. Ví dụ : thuê những mảng chuyên phần chống hacker xâm nhập để
tăng trải nghiệm của khách hàng tốt hơn. Công nghệ là yếu tố không thể thiếu
nhằm “tăng tốc” cho công việc kinh doanh trên Shopee phát triển như hiện nay.
Sẽ hiệu quả hơn Shopee thuê công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên
nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả
năng làm tốt hơn cho doanh nghiệp so với việc doanh nghiệp “tự cung tự cấp” và
phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực
thương mại điện tử, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ.
Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng doanh nghiệp nên để người chuyên nghiệp

lo.
IV.

TỔNG KẾT
Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang là hình thức
kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới.Tại thời điểm
hiện tại, thương mại điện tử đã khơng cịn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh
vực mới mẻ tại nước ta. Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã mang đến
nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho
Thương mại điện tử. Báo cáo Facebook cuối tháng 6 năm 2021 cho thấy mua sắm qua
các sàn, kênh Thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là
hình thức đối phó trong thời dịch. Nhận thấy đại dịch vừa là thách thức cũng vừa là cơ
hội, Shopee với vị trí là sàn giao dịch dẫn đầu trong thị trường Việt Nam nói riêng và
trong khu vực nói chung đã, đang và sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Từ việc tìm hiểu và phân tích mơ hình kinh doanh của Shopee, ta nhận thấy những ưu,
nhược điểm trong doanh nghiệp Shopee còn phải nỗ lực nhiều hơn để thống lĩnh thị
trường bán lẻ trực tuyến, từ chính sách giá, quản lý kho hàng, chính sách giao hàng và
chăm sóc khách hàng. Với nguồn vốn đầu tư mạnh và sơ sở dữ liệu khách hàng dồi
dào, Shopee trong tương lai có thể tạo được lợi thế cạnh tranh từ việc cung cấp các đa
dạng các loại mặt hàng với chất lượng làm hài lòng khách hàng đã và đang tin tưởng
sàn giao dịch điện tử này.

21 | T r a n g


Lời cảm ơn
Tập thể các thành viên nhóm 1 xin chân thành cảm ơn cơ Hồng Hải Hà đã
giao đề tài thảo luận cho chúng em. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng em đã củng
cố được kiến thức của mình về bộ mơn Thương mại điện tử căn bản và mở rộng ra
bên ngồi, áp dụng được lí thuyết vào thực tế, có cái nhìn tồn diện hơn về mơ

hình kinh doanh nói riêng và tồn bộ sàn giao dịch điện tử Shopee nói chung. Và
xin được cảm ơn tất cả cac thành viên nhóm 1 đã làm việc đầy tâm huyết trong
suốt thời gian qua để hoàn thành bài thảo luận này. Trong q trình làm bài, khơng
tránh khỏi sai sót, mong cơ và các bạn góp ý để nhóm làm tốt hơn.
Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!
Nhóm trưởng
Nguyễn Minh Anh

Danh mục tài liệu tham khảo

22 | T r a n g


23 | T r a n g



×