TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=====000=====
Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lenin
Đề bài:
Đề 7. Thế nào là thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam. Từ góc độ của một cơng dân hãy cho biết mình cần
thực hiện những nhiệm vụ gì để góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa?
-----------------------------------------------------------------
Sinh viên thực hiện :
Vũ Thị Ngân
Lớp:
Quản trị kinh doanh quốc tế TT 63C
Khóa:
63
Viện :
Đào tạo TT, CLC và POHE
Mã sinh viên:
1121425
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022
I/ MỞ ĐẦU
Kinh tê thi trương đinh
hương xa hô i chu nghia - kiểu kinh tế thị trường mới trong
lịch sử phát triển của kinh tế thị trường - la cô ng hi ê n mơi vao kho tang ly luâ n cua
chu nghia Mac - Lênin; phat hiên đâ y tinh sang ta o cua Đang Cô ng san Viêt Nam,
xuất phát từ tô ng kê t thực tiễn Việt Nam và tiếp thu chă t lọc kinh nghiệm của nhân
loại; trong đo, kinh tê thi trương va đinh
hương xa hô i chu nghia la thê thô ng nhâ t,
không tach rơi nhau. Đây la mô hinh phat triê n tô ng quat cua nên kinh tê Viêt Nam
trong thơi ky qua đô lên chu nghia xa hô i.
Công cuộc đổi mới đất nước mà trước hết là đổi mới về tư duy đã làm thay đổi
nhận thức về quá trình phát triển của nền kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua q trình vận động và biến đổi khơng ngừng của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã lãnh đạo đất nước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trên
nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…., ngày càng tiến gần hơn đến
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bên ca nh nhiêu thanh tưu về thực tiễn, thi lý luận về phat triê n kinh tê thi trương
đinh
hươ ng xa hô i chu nghia la mô t trong nhưng thanh tưu to lơn cua Đang Cô ng
san Viêt Nam trong bô i canh quô c tê hiê n nay. Xuất phát từ như cầu hiểu rõ hơn về
chế chế kinh tế chính trị nên em chọn đề tài: “Thế nào là thể chế kinh tế thị trường
và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Từ góc độ của một
cơng dân hãy cho biết mình cần thực hiện những nhiệm vụ gì để góp phần hồn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?” để nghiên cứu sâu
hơn.
II/ NỘI DUNG
I. Phần lý luận
1.1. Thế nào là thể chế kinh tế thị trường
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một vấn đề lý luận và
thực tiễn khá mới mẻ và phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức, phát triển cả
về lý luận lẫn thực hiện trong thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ
hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn. Cho đến nay, từ các văn kiện, nghị quyết Đảng đến
chính sách của Nhà nước, các ngành các cấp và toàn thể xã hội hầu như đều thống
nhất quan điểm: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được
cấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận cũng là một hệ
thống phức tạp gồm nhiều yếu tố.
Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
gồm:
(1) Các luật lệ, quy tắc điều hành nền kinh tế;
(2) Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế;
(3) Cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ
thể; (4) Hệ thống thị trường.
Các luật, quy tắc điều chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta bao gồm khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành và các quy tắc, chuẩn mực xã
hội khác như những quy định của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp…
Trong hệ thống quy tắc và chuẩn mực đó thì thể chế do nhà nước ban hành đóng
vai trị quyết định đến các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường, trong khi những quy tắc, chuẩn mực xã hội khác cũng đóng vai trị quan
trọng đối với hoạt động của các chủ thể kinh tế.
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm các cơ quan
quản lý nhà nước về kinh tế, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ
chức xã hội, nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân. Gần đây một số tài liệu
xếp các tổ chức nghề nghiệp và hiệp hội vào nhóm các tổ chức xã hội dân sự. Cả
ba nhóm chủ thể này đều có vai trị quan trọng trong quá trình vận hành, tồn tại và
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó doanh nghiệp là
trung tâm, nhà nước thực hiện chức năng kiến tạo phát triển, đề ra luật và các quy
định, chuẩn mực buộc các chủ thể khác phải thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát
việc thực hiện. Các tổ chức xã hội dân sự và người dân có vai trò giám sát và phản
biện cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Cơ chế thực thi các quy tắc, chuẩn mực và điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể
của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm các cơ chế vận hành của
kinh tế thị trường và cơ chế quản lý của nhà nước như: cơ chế cạnh tranh thị
trường, cơ chế phân cấp, cơ chế phối hợp và tham gia, cơ chế theo dõi và đánh giá,
giải trình…
Hệ thống thị trường bao gồm thị trường hàng hoá dịch vụ cuối cùng, thị trường yếu
tố sản xuất (như thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản…).
Các loại thị trường là nơi diễn ra tương tác giữa các chủ thể kinh tế.
1.2. Vai trò chức năng của thể chế kinh tế thị trường
Khi chuyển sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với nội dung cốt lõi
là : Phát triển nền kinh tế đa sở hữu – đa thành phần; trong nơng nghiệp xóa bỏ
HTX – tập thể hóa và xác lập hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, trao quyền làm
chủ ruộng đất và tư liệu sản xuất cho hộ nông dân; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
tư liệu sản xuất và tài sản chính đáng của mọi người, mọi tổ chức; mọi người, mọi
tổ chức được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo pháp luật; thực hiện sự phân
phối theo lao động và theo các hình thức khác mà pháp luật quy định… Kinh tế thị
trường với các quy luật khách quan của nó đặt lên hàng đầu “lợi nhuận, hiệu quả,
năng lực cạnh tranh không ngừng nâng lên”; đồng thời kinh tế thị trường cũng ln
ẩn chứa những rủi ro có khi rất lớn.
Chính những điều này đặt ra những yêu cầu – tiêu chí mới về giá trị con người, giá
trị nhân lực, giá trị xã hội, giá trị văn hóa nói chung, trong đó nổi lên hàng đầu là
các giá trị năng động, sáng tạo, ln đổi mới, có tư duy chiến lược, quyết đốn, có
năng lực dự báo, dám mạo hiểm…Thể chế kinh tế mới này đặt mỗi chủ thể, mỗi
con người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể của chính mình.Thành
quả hoạt động kinh tế trở thành thước đo giá trị về năng lực, phẩm chất, con đường
thăng tiến, địa vị xã hội của mỗi người và mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh; đồng
thời cũng đặt ra những yêu cầu – giá trị mới đối với mỗi người, mỗi cấp lãnh đạo –
quản lý.
Đối với Việt nam, hiện đang phải giải quyết đồng bộ nhiều mối quan hệ trong việc
đổi mới và hoàn thiện Thể chế phát triển đất nước. Hiện nay đang thấy rõ đổi mới
chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ quan
điểm phải “Đổi mới đồng bộ và phù hợp về kinh tế và chính trị”, đó cũng chính là
u cầu đặt ra đối với “đột phá đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển đất nước”
trong giai đoạn mới.
1.3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Một số định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra
tại Việt Nam bao gồm:
Trước hết, phải hồn tất q trình chuyển đổi s noang kinh tế thị trường hiện đại,
hội nhập theo thơng lệ quốc tế. Tiếp tục xây dựng, hồn thiện các khung khổ thể
chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch và thực thi nghiêm túc để
phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm đầy đủ quyền
tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp
lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và
bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường.
Hai là, làm cho thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đầy đủ,
khơng méo mó, khơng sai lệch và trở thành yếu tố quyết định trong huy động và
phân bổ nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên hoàn thiện thị
trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học công nghệ để thúc đẩy huy động
nguồn lực và đổi mới sang tạo. Việc tạo khuôn khổ pháp lí thích ứng với các
nguyên tắc thị trường là yếu tố quan trọng nhất để hình thành và phát triển mạnh
thị trường đất, quyền sử dụng đất một cách thực sự thúc đẩy tích tụ, tập trung
ruộng đất để phát triển nơng nghiệp hàng hóa qui mơ lớn, phát triển công nghiệp,
dịch vụ ở nông thôn gắn với giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Ba là, Nhà nước tiếp tục chủ động giảm bớt và thay đổi vai trị và chức năng của
mình, qua đó, làm thay đổi vai trị, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường. Nhà nước thực hiện tốt chức năng xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển (vốn, đất đai,
khoáng sản, tài nguyên…) theo cơ chế thị trường. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp
pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Bốn là, tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tiếp tục mở rộng
và thực thi dân chủ, đảm bảo thực hiện đầy đủ và thực chất các quyền con người,
quyền công dân; thiết lập cơ cấu quản trị quốc gia khơng có xung đột lợi ích, cân
bằng giữa quyền lực và giám sát quyền lực, trách nhiệm giải trình đầy đủ trước
người dân và doanh nghiệp. Tập trung đổi mới quản trị nhà nước theo hướng quản
trị nhà nước tốt.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, thu gọn đầu mối theo hướng đa
ngành, đa lĩnh vực; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nâng cao chất lượng, đổi mới công cụ quản lý nhà nước, đặc biệt hệ thống pháp
luật hướng đến duy trì kỷ cương, trật tư xã hội, đảm bảo thượng tôn pháp luật, thiết
lập và duy trì cạnh tranh thị trường cơng bằng, khắc phục khiếm khuyết của thị
trường.
Đổi mới và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước; tách chức năng làm chính
sách và chức năng thực thi chính sách. Đảm bảo nhất quán giữa luật pháp và thực
thi luật pháp, nâng cao tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự
tham gia của người dân nhằm giảm rủi ro, tăng mức độ an toàn pháp lý; giảm chi
phí tuân thủ, mở rộng cơ hội và khuyến khích sáng tạo kinh doanh của người dân
và doanh nghiệp.
II. Phần thực tiễn Việt Nam
1.Thành tựu đạt được
Thực hiện quá trình đổi mới đất nước đã góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đời sống của
nhân dân không ngừng được nâng cao. Công tác củng cố quốc phòng an ninh, đối
ngoại, hội nhập quốc tế được nâng cao và mở rộng.
Qua quá trình thực hiện mở cửa, đổi mới nền kinh tế đất nước Đảng ta luôn quan
tâm công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trên cả thực tiễn và lý luận để tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức đầy
đủ hơn, từng bước hình thành và mang nhiều đặc điểm của nền kinh tế hiện đại. Cơ
chế chính sách và hệ thống pháp luật khơng ngừng được hồn thiện và đổi mới phù
hợp hơn với pháp luật quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để giao thương hàng hóa,
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta.
Nền kinh tế ngày càng nâng cao về sức cạnh tranh và không ngừng lớn mạnh. Đổi
mới cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời
kinh tế tư nhân ngày càng được thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
Mơi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Các yếu tố về giá cả hàng hóa, dịch vụ
được đồng bộ, gắn kết với thị trường.
Cơ chế hội nhập sâu rộng và đa dạng về hình thức, cấp độ phù hợp với chuẩn mực
của thị trường. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, tạo điều kiện
để người dân yên tâm lao động, sản xuất và được hưởng thành quả của quá trình
phát triển kinh tế. Đảng đổi mới về phương thức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Một số hạn chế, bất cập
Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn chưa theo kịp
yêu cầu đổi mới, chưa tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể kinh tế. Sự
minh bạch và ổn định trong môi trường kinh doanh chưa cao, chưa đảm bảo được
đầy đủ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xác lập giá cả của một số hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu, cơ chế vận hành thị trường còn chậm và kém hiệu quả. Gia tăng sự phân
hóa giàu nghèo, cơng bằng và tiến bộ xã hội chưa được đảm bảo thực thi trên thực
tế.
Quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều bất cập, chưa đạt hiệu
quả cao. Công tác xử lý những cán bộ sai phạm trong công tác quản lý vẫn chưa
kịp thời, để lại nhiều hậu quả, thiệt hại về kinh tế khó khắc phục. Việc xử lý tranh
chấp thương mại quốc tế và phòng ngừa rủi ro vẫn cịn thiếu tính chủ động.
Những hạn chế trên là do tư duy bao cấp vẫn còn ảnh hưởng đến việc đưa ra các
chính sách phát triển kinh tế, nhận thức về bản chất của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa đầy đủ.
Sự suy thối về đạo đức chính trị, tình trạng quan liêu, tham những, hối lộ trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm chậm quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ở
các cấp, các ngành việc quán triệt tư tưởng, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước cịn chưa được thực hiện nghiêm túc.
III. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên trong việc góp phần hồn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Với tư cách là một sinh viên, việc góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa cần được thực hiện với các nội dung sau:
- Không ngừng nâng cao nhận thức vềKTTT định hướng XHCN. Phải thấy rõ,
KTTT là thành quả phát triển hàng nghìn năm của nhân loại và đạt được tốc độ
phát triển đột biến khi chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng cơng nghiệp cơ
khí sản xuất hàng loạt. Chỉ có phát triển KTTT ở trình độ cao, mới có thể hồn
thành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với một cơ cấu kinh tế chun mơn
hóa sâu dựa trên lợi thế cạnh tranh.
- Góp phần vào việc kiên quyết cải cách hành chính để có các cơ quan quản lý nhà
nước trong sạch, thủ tục quản lý đơn giản, dễ tiếp cận, công khai, đề cao trách
nhiệm phục vụ và giải trình của cơng chức.
- Ra sức học tập và nghiên cứu để xây dựng kết cấu hạ tầng; đổi mới, nâng cao
chất lượng đào tạo nghề; nâng cao nhận thức lý luận của Đảng; nâng cao sức chiến
đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.
- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội
chủ nghĩa
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội,
xố đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang
tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
III/ KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị
trường hiện đại, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với mục tiêu phấn đấu là
xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Điều này có nghĩa
là những yếu tố thị trường của nền kinh tế thị trường hiện đại cần phải có thì đều
được phát huy và phát triển ớ mức cao, đồng thời, nền kinh tế thị trường này có sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để hạn chế các mặt trái tiêu cực của cơ chế
thị trường, cũng như những tác động làm cho các quan hệ kinh tế thay đổi về cách
thức và phương thức mới theo hướng phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn, có nhiều đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội hơn. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có cơ chế phân phối hiệu quả và công bằng mang đặc sắc của chủ
nghĩa xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011). />categoryId=10000716&articleld=10038370.
[2] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lýluận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam”. cnxh-46173.html.
[3] GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng. Tư tưởng, lý luận vớiđổi mới và phát triển đất
nước. NXB Chính trị Quốcgia sự thật. Hà Nội
[4] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.