Mở đầu
“Thầy Ben là một tu sĩ phi công. Mỗi tuần thầy đáp trực
thăng xuống miền truyền giáo hẻo lánh xa xăm. Ai ai cũng mong
đợi lần viếng thăm thường xuyên của thầy. Ở thầy, người ta có thể
dốc cạn bầu tâm sự và mọi lo lắng sầu muộn để tìm lại sự an bình
và thanh thản của tâm hồn, bởi vì thầy có cả một nghệ thuật biết
lắng nghe. Thế nhưng thầy Ben không phải là người có khả năng
lắng nghe bẩm sinh. Đó là cả một nghệ thuật mà thầy đã dày công
luyện tập trong nhiều năm. Trong gia đình thầy có một người em
trai và một em gái bị bệnh câm điếc từ thuở mới sinh, vì thế thầy
phải dùng ngôn ngữ bằng các dấu hiệu của tay để nói chuyện với
các em. Để thực hành thứ ngôn ngữ này thầy đã phải hết sức chú
tâm đến mọi cử chỉ thật nhỏ bé, từ cái nhìn, ánh mắt, nụ cười, tất
cả đều phải hết sức chú ý đến người mình đang nói chuyện với, bởi
vì không thể dùng một lời nói nào cả. Đó là cả một trường huấn
luyện và thực tập dài hạn đối với thầy trong những năm sống dưới
mái gia đình. Nhờ đó thầy đã phát triển khả năng biết lắng nghe
đối với cả những người có thể đối thoại bằng tiếng nói nữa.”
Trên đây tôi vừa trích dẫn một câu chuyện về một người đàn
ông biết cách lắng nghe và họ đã nhận được những gì trong cuộc
sống. Đó là sự tin tưởng, yêu mến và trên hết đó là sự chân thành
sẻ chia dành cho tu sĩ này. Thật vậy, tạo hóa đã sinh ra con người
có một cái miệng để nói nhưng lại có đến hai mắt để nhìn và hai tai
1
để nghe từ mọi phía của cuộc sống. Như vậy nghĩa là con người ta
phải biết nhìn, biết nghe nhiều hơn là biết nói. Việc lắng nghe
tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy. Con người ta
thường thích nói để thể hiện sự thông minh của mình và thường
không biết cách lắng nghe sự thông minh ấy. “ Nói là bạc, im lặng
là vàng, lắng nghe là kim cương”. Biết cách lắng nghe quan trọng
hơn nói và in lặng rất nhiều. Vậy thế nào là lắng nghe và trong
cuộc sống làm thế nào để con người tỏ rõ sự khôn khéo thông minh
của mình trong việc lắng nghe người khác nói? Tôi sẽ trình bày vấn
đề này ngay sau đây dựa trên những trải nghiệm thực tế trong cuộc
sống của mình.
2
I. Các vấn đề học thuật
1. Thế nào là lắng nghe
Nghe là ngưng nói, ngưng nghĩ, lắng lòng đối với những gì
không liên quan đến vấn đề chấp nhận và tìm hiểu vấn đề của
người nói.
Nghe:
- Là một khả năng, một nghệ thuật để đón nhận, hiểu điều người
nói muốn truyền đạt bằng lời hoặc không lời, mơ hồ hay rõ ràng.
- Là để người nói dẫn mình đi vào thế giới của họ chứ không
phải đưa họ vào cái khung, khuôn mẫu của mình.
- Là chú ý, là quan sát, là hướng về, là quan tâm.
- Tìm những mâu thuẫn trong diễn đạt của họ như khe hở để tìm
hiểu và giúp họ đối diện với vấn đề của họ
2. Tầm quan trọng của lắng nghe
Khi ta lắng nghe người khác nói tức là ta đang chia sẻ và tạo
một chỗ dựa tin cậy để họ có thể nói hết những gì cần nói, bộc
bạch tâm tư tình cảm của họ và đó cũng là nhu cầu muốn sẻ chia
với người khác. Vậy lắng nghe có thể coi là thông tin một chiều
từ phía người nói, nhưng đổi lại người nghe sẽ thấu hiểu được
thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Vậy lắng nghe có tầm
quan trọng rất lớn, nó giúp người nói được giải tỏa tâm trạng.
Đồng thời nó cũng là bằng chứng của sự quan tâm, tôn trọng ,
yêu thương…mà người nghe truyền tới người nói. Trong một
3
cuộc nói chuyện, một người biết lắng nghe sẽ làm cho người nói
thêm tự tin và giúp vấn đề được sáng tỏ. Như vậy cuộc trò
chuyện diễn ra thành công, người nói có thể truyền hết nội dung
thông tin cần nói; người lắng nghe sẽ hiểu rõ vấn đề mà người
nói truyền tải và có hướng giải quyết sao cho phù hợp
3. Lợi ích của việc lắng nghe
Khi lắng nghe sẽ giúp ta gặt hái được những lợi ích sau:
Nắm rõ nội dung thông tin qua đó nhận ra trách nhiệm vai trò
của mình trong vấn đề đang thảo luận. Xây dựng mối quan hệ
thân thiện với mọi người. Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng. Đồng
cảm với những khó khăn của người nói. Hiểu và đưa ra những
câu trả lời hoặc ý kiến tư vấn hợp lý. Nhận ra những ẩn ý của
người nói
4. Chu trình của lắng nghe
Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao
tiếp là tập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ
làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong
khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công
việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ
người nói đến người nghe không có chung một cách hiểu như
nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói,
giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi
mở hơn.
4
Tham dự: Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú
ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là
những từ điệm như: dạ, vâng ạ, thế ạ, thật không?
Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà
nói vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu
được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác
định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người
nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác
nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không? Hoặc ý anh là
thế này…?
Ghi nhớ: Theo nghiên cứu thì trong một buổi trò chuyện ta chỉ
có thế ghi nhớ được từ 35 – 50% những điều quan trọng mà
người nói nói ra. Vậy để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao
tiếp ta không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền
tải. phải biết chọn lọc những thông điệp chính mà người nói
muốn truyền tải. Cách tốt nhất để ta không quên đi những thông
tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp ta
nên chú ý lắng nghe để ghi nhớ nội dung mà người nói truyền
tải.
Hồi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa
người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận
giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người
gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá
trình giao tiếp cũng như lắng nghe.
5
Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là một quá
trình. Quá trình hối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao
tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao
tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình lắng nghe
được mô tả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục
theo chiều xoáy chôn ốc đi lên.
/>nang-lang-nghe-trong-giao-tiep.html
II. Vận dụng liên hệ bản thân
1. Làm cách nào để trở thành một người biết cách lắng
nghe
Cuộc sống hiện đại với những điều đáng để chú ý và tò mò
khiến cho người ta khó có thể nào chăm chú lắng nghe người
khác nói. Ngày nay tình bạn hay 1 mối quan hệ bình thường
khác ngày càng trở nên rất hời hợt vì mọi người đều không phải
là người biết cách lắng nghe, nên không thể hiểu sâu sắc về đối
phương hoặc biết rõ đối phương thích gì và cần gì? Nếu bạn biết
cách trao dồi kỹ năng lắng nghe của mình, bạn sẽ có thêm nhiều
bạn bè và cuộc sống của bạn có thêm nhiều ý nghĩa. Dưới đây là
1 số cách giúp bạn thực tập để trở thành 1 người biết lắng nghe.
• Bước 1: hãy cố gắng tìm hiểu để biết được nhiều hơn về 1
người nào đó ngoài lần nói chuyện ngắn với họ. Để ý tới áo
quần họ mặc hay điều gì họ thích nói ngay từ lần gặp đầu tiên.
Bạn chú ý đề cập xung quanh những vấn đề đó để cuộc nói
6
chuyện trở nên hấp dẫn hơn và sẽ biết rõ người đó nhiều hơn.
Thậm chí bạn sẽ phát hiện ra tài năng và những điều thú vị ở họ
để có thể học hỏi nhiều hơn và tạo cơ hội hội cho họ bộc lộ tài
năng của mình.
• Bước 2: Bạn phải thật sự thích thú và quan tâm đến người đó và
những gì họ nói. Đừng cố tỏ ra say mê về 1 điều gì đó người
khác đang nói mà bạn không thích thú. Nếu làm như vậy thì cuối
cùng bạn cũng sẽ nhận ra rằng cuộc trò chuyện đó hoàn toàn vô
nghĩa vì bạn đã không có hứng thú với nó ngay từ lúc ban đầu.
• Bước 3: Hầu hết người ta thường thích nói về chính bản thân
họ. Vì thế hãy tìm ra những điều mà họ yêu thích hoặc những sở
thích chung của bạn và người ấy rồi đặt câu hỏi cho người ấy.
Khi bạn đặt câu hỏi phải chú tâm lắng nghe câu trả lời để có thể
biết được nhiều hơn về người ấy. Đừng bắt đầu suy nghĩ những
câu hỏi tiếp theo hoặc suy đoán tò mò trước khi người khác đưa
ra quan điểm của họ.
• Bước 4: Khi ở trong 1 nơi thật đông đúc, ồn ào thì thật là khó
khăn để biết được 1 người nào đó và nghe được những gì họ
đang nói. Lúc đó bạn nên đề nghị đối phương chuyển sang nơi
khác yên tĩnh hơn để tiếp tục cuộc nói chuyện hoặc hẹn gặp lại
vào 1 thời điểm khác. Khi ở 1 nơi yên tĩnh thì điều đó sẽ dễ
dàng hơn để bạn lắng nghe những gì họ nói.
• Bước 5: Phải chắc chắn rằng bạn đã tắt máy điện thoại hoặc
chỉnh nó ở chế độ rung. Vì điều này sẽ khiến bạn thiếu tập trung
7
vì bị ảnh ưởng đến việc khác. Đừng gọi điện hoặc nhắn tin để trả
lời, trừ khi bạn nghĩ rằng nó thì quan trọng và khẩn cấp. Trả lời
điện thoại trong cuộc nói chuyện thì rất là ảnh hưởng đến mọi
người và điều đó khiến bạn trông có vẽ thiếu tế nhị trước mọi
người. Bạn hãy nói tiếng xin lỗi trước khi bạn muốn trả lời điện
thoại.
• Bước 6: Nếu bạn nhận thấy mình mệt mỏi hoặc có vấn đề gì mà
không thể nào tập trung được nữa, thì xin phép người khác vài
phút để chấn tỉnh lại hoặc hẹn gặp lại vào 1 ngày nào đó. Đừng
ép buộc mình phải cố gắng lắng nghe, vì điều đó chẳng có ích
lợi gì cho bạn thậm chí bạn sẽ chẳng nhớ được gì.
Danh ngôn: “Muốn người khác hiểu mình trước tiên phải hiểu
người khác”.
/>2. Vận dụng để lắng nghe hiệu quả
Một số người cho rằng khả năng lắng nghe là bẩm sinh, trong
khi thật sự nó là cả một quá trình nỗ lực. Đó còn là một kĩ năng
mà bạn có thể học, thực hành và hoàn thiện từng ngày. Hãy bắt
đầu bằng việc hình thành các thói quen, sau đó là thực tập
chúng.
1. Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về
phía người nói hay gật nhẹ đầu biểu lộ sự tán thành và thông
8
hiểu. Điều này cho thấy người nghe đang thật sự chú ý và lĩnh
hội được thông tin.
2. Đáp lại một cách chân thành: Nó nhằm xác nhận những ẩn
ý bên trong mà người nói muốn bày tỏ. Khi giãi bày chuyện gì,
điều mà người nói thật sự muốn cho bạn biết chính là thái độ
cũng như cảm xúc của họ. Hãy cho họ biết là bạn đang thật sự
lắng nghe và thấu hiểu họ bằng những câu như "Chắc hẳn bạn…
(giận, buồn, vui, ) lắm", "Bạn thấy… (vui, buồn, giận…) lắm
đúng không?", "Mình thấy là bạn…"… Đây chỉ là một số cách
để làm rõ cảm xúc của người nói hay biểu lộ những cảm xúc
khác nhau trong đàm thoại. Đó cũng là những câu hỏi mở để
khuyến khích người nói bày tỏ những ý kiến và cảm xúc riêng.
3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ:
Thường khi người ta quá phấn khích, họ sẽ chẳng thể nhận ra là
mình đang nói lòng vòng. Thử diễn giải lại một cách ngắn gọn
và gợi mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này có thể khiến người
đối diện bày tỏ những điều họ thật sự muốn chia sẻ.
4. Đặt câu hỏi:
Bí quyết này rất có giá trị nhưng cần được áp dụng thận trọng.
Một câu hỏi không đúng chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào
ngõ cụt. Chẳng hạn, một người bạn đang muốn nói rằng cậu ấy
đau khổ như thế nào khi chia tay bạn gái mà lại nhận được câu
hỏi đại loại như "Sao cậu lại để cô ấy đi? Cô ấy thật đẹp". Người
9
bạn này dĩ nhiên sẽ càng buồn hơn. Hầu hết các trường hợp bạn
không nên hỏi "Tại sao…?" vì nó có vẻ như một lời trách cứ hay
phán xét. Nên hỏi "Cậu cảm thấy như thế nào" "Điều đó rất có ý
nghĩa với cậu đúng không", "Bây giờ cậu định sẽ thế nào?". Đó
là những ví dụ để khuyến khích người đối diện bày tỏ nhiều hơn
mà không tỏ ý phán xét hay phê phán họ.
5. Cuối cùng, hãy im lặng:
Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ cho rằng
nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Bạn thường sợ những
khoảnh khắc im lặng và thường cố nói một điều gì đó. Một
người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc
im lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm.
Thỉnh thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu
hơn vào những điều muốn bày tỏ. Đôi khi, bạn phải im lặng để
người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình.
Thực tập những bí quyết trên đây không có nghĩa là một người
nghe chân thành thì không cần phải trình bày những ý kiến cá
nhân. Dĩ nhiên, cần phải lắng nghe và nói đúng lúc. Tuy nhiên,
một người nghe chân thành là người biết cách lắng nghe khi
người khác cần được chia sẻ. Những bí quyết này sẽ giúp bạn
thêm yêu quý và thông cảm nhau hơn. Lắng nghe sẽ giúp bạn
thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc cũng như phát triển các kĩ
năng đàm thoại khác.
10
III. Tổng kết từ thực tế cuộc sống và kinh nghiệm bản
thân
Tôi chưa thực sự nhiều trải nghiệm trong cuộc sống nhưng qua
những gì đã gặp, những người đã tiếp xúc, xin được tự đúc rút
vắn tắt như sau về những trường hợp phổ biến khi cần áp dụng
kỹ năng lắng nghe.
1. Chủ động trong cuộc gặp (bản thân là người hẹn gặp đối
phương)
2. Đối phương là người chủ động
3. Có sự sắp xếp của bên thứ 3
Trong cả 3 trường hợp này, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
luôn quan trọng. Đối với trường hợp bản thân là người chủ động
hẹn gặp, việc tự tìm hiểu trước đối phương như sở thích, độ tuổi,
học thức, môi trường xung quanh của họ là không thể bỏ qua.
Nhất là bạn có ý định xa hơn việc thỏa mãn trí tò mò của mình
thì càng nên tập trung cho việc này. Thêm nữa, việc tự chuẩn bị
cho mình các tình huống sẽ xảy ra để ứng phó cũng cần nghĩ
đến. Vì chính những người có kinh nghiệm luôn ghi nhớ phương
pháp này. Từ khả năng tự dự đoán tình huống, bạn mới có thể
lên sẵn các “đáp án” mình sẽ cư xử, phản ứng ra sao khi gặp
chuyện “không như ý”. Khi đã chủ động được tâm lý, bạn sẽ
bình tĩnh hoàn toàn và sự bình tĩnh mới giúp bạn thoải mái tâm
11
trí, vận dụng mọi khả năng (trong đó có lắng nghe) khi giao tiếp
với đối phương.
Tôi đã từng là người “bị động” khi đối phương hẹn gặp. Việc
chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu thông tin về đối phương là rất khó
thực hiện vì hầu như tôi chỉ biết ít về họ và họ là người khéo léo
trong giao tiếp. Lúc đó, tôi có một phương pháp là bình tĩnh, thả
lỏng tâm trí nhưng cởi mở và nhẹ nhàng khi tiếp xúc đối phương
để lắng nghe, để hiểu họ và từ từ cảm nhận, khám phá họ. Còn
khi cuộc gặp đầu tiên này do bên thứ 3 sắp xếp thì rất cần sự chủ
động. Sự chủ động tâm lý và tâm thế lúc nào cũng quan trọng.
Nó sẽ giúp ta phá vỡ rào cản tâm lý kiểu Á đông là ngượng
ngùng và thường đẩy cuộc hẹn gặp lần đầu vào sự xấu hổ, vô
duyên và 2 bên khó tìm được sự gặp nhau trong cuộc nói
chuyện.
Các ví dụ thực tế cho các trường hợp trên:
Quả thực tren thực tế những lần giao tiếp đầu tiên trong cuộc
sống tôi đã từng gặp phải những trường hợp dở khóc dở cười, cụ
thể là trong một tình huống tôi đã vướng vào 3 vấn đề mà tôi đã
nêu ra ở trên
- Chủ động trong cuộc gặp: trong đợt xin đi kiến tập vừa qua, nhờ
vào các mối quan hệ “dây cà ra dây muống” mà tôi nhận được
lời giới thiệu đến công ty truyền thông X. Tôi không hề biết gì
về người tôi được giới thiệu đến gặp ngoài 1 cái tên và vì vậy rất
khó cho tôi trong việc nói chuyện với họ và càng khó khăn hơn
12
khi đây là lần “ va chạm công việc” đầu tiên của tôi. Tôi đã chủ
động gọi điện cho anh A với mục đích giới thiệu bản thân, mối
quan hệ “ thân thiết” với người xin cho tôi kiến tập vào công ty
đó và nói chuyện với anh A về việc tôi xin kiến tập. Dường như
cuộc nói chuyện không mấy thành công vì tôi đã không biết
cách lắng nghe họ ngay từ đầu, và một phần vì tôi và họ chưa
từng gạp mặt nên giao tiếp bị hạn chế, vấn đề họ muốn nói
không nhiều và tôi không lắng nghe được gì từ họ ngoài mục
đích cuộc gọi của tôi đến họ. Nhưng rút kinh nghiêm lần sau, tôi
đã tìm hiểu rõ hơn về họ cũng như sở thích, tính cách để gọi
điện với mục đích gặp mặt vì công việc. Tôi cởi mở ngay từ câu
nói đầu tiên và được họ cởi mở theo, tôi lắng nghe được rất
nhiều từ những gì mà họ mong muốn với một sinh viên kiến tập;
và …tôi thành công trong lần giao tiếp này. Nhưng bài học rút ra
là nên cởi mở với mọi người ngay từ lần giao tiếp đầu tiên , lắng
nghe họ để nhận được nhiều hơn những gì mình mong muốn.
IV. Kết luận
Sự lắng nghe là điều không thể thiếu trong giao tiếp. Dù là
giao tiếp vì công việc hay vì mục đích ngoài công việc thì việc biết
lắng nghe đối phương, tạo sự thoải mái cho đối phương khi cảm
nhận được sự hòa đồng từ bản thân người đối thoại. Việc thường
xuyên luyện tập thái độ bình tĩnh, duy trì nụ cười vừa đủ trên môi
và ánh mắt “khuyến khích” đối phương chia sẻ luôn là những yếu
13
tố tạo thành kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Kinh nghiệm của
mỗi người một khác tùy theo trình độ, tính cách và đặc biệt là tình
huống. Tôi chỉ xin chia sẻ những điều đã trải nghiệm và tự đúc kết
như trên về đề tài rất thú vị này.
14
MỤC LỤC
Mở đầu 1
I. Các vấn đề học thuật 3
1. Thế nào là lắng nghe 3
2. Tầm quan trọng của lắng nghe 3
3. Lợi ích của việc lắng nghe 4
4. Chu trình của lắng nghe 4
II. Vận dụng liên hệ bản thân 6
1. Làm cách nào để trở thành một người biết cách lắng nghe 6
2. Vận dụng để lắng nghe hiệu quả 8
3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: 9
4. Đặt câu hỏi: 9
5. Cuối cùng, hãy im lặng: 10
III. Tổng kết từ thực tế cuộc sống và kinh nghiệm bản thân 11
IV. Kết luận 13
15