Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bạn đã đến lúc phải ra đi? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 4 trang )

Bạn đã đến lúc phải ra đi?
Có thể bạn đang rất yêu công việc của mình, cảm thấy mình sẽ gắn bó với nó
lâu dài, nhưng theo thời gian lòng nhiệt tình của bạn, sự gắn bó của bạn sẽ bị
giảm dần vì nhiều lý do khác nhau mà có thể không phải do bạn tạo ra. Vậy
thì, còn cách nào tốt hơn là bạn phải thay đổi? Bạn sẽ phải tìm cho mình một
con đường khác đúng đắn hơn, phù hợp hơn.

Nhưng làm sao để biết được bạn nên ra đi lúc nào là tốt nhất? Dưới đây là một số
tình huống mà chúng tôi vừa đưa ra, nếu hơn một nữa trong số những câu này
đúng với bạn thì đây chính là lúc bạn cần lập kế hoạch và sẵn sàng cho một sự
thay đổi để tìm cơ hội khác cho mình rồi đấy.

1. Bạn bắt đầu sợ hãi ngày Thứ Hai và rất vui mừng vào mỗi chiều Thứ Sáu

2. Bạn cảm thấy khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành công
việc theo đúng kế hoạch, thậm chí bạn cứ phải vắt kiệt sức mình mới có thể hoàn
thành được chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra. Công việc trở thành nỗi ám ảnh của bạn.

3. Bạn không còn chút đam mê và nhiệt tình nào trong công việc, trừ việc trông
chờ bảng lương vào mỗi cuối tháng.

4. Bạn dành phần lớn thời gian để tán gẫu hoặc than phiền về các đồng nghiệp của
mình

5. Bạn có những hành động mang tính chống đối, thậm chí là thù địch trong các
cuộc họp của công ty vì những lý do không đáng có.

6. Bạn ít quan hệ với các đồng nghiệp, tự cô lập mình trong văn phòng và tránh
những cơ hội giao tiếp với mọi người xung quanh.

7. Bạn sử dụng hết các ngày nghỉ phép của mình trong năm, thậm chí còn nghỉ


nhiều hơn số ngày phép của mình

8. Bạn không ngừng trì hoãn công việc, những kế hoạch của mình – hết ngày này
sang ngày khác. Và bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi ngồi vào bàn làm việc của
mình.

9. Bạn ghen tỵ với những thành công của công ty cũng như của các đồng nghiệp
khác.

10. Bạn không có mục tiêu nào liên quan đến công việc hiện tại, và hiệu quả công
việc của bạn hiện tại đang “đi” xuống một cách đáng báo động.
Một bản tổng kết sơ sài
Nếu bạn nhận được một bản tổng kết sơ sài và quá ít thành quả thì cũng cần phải
chỉ rõ vì sao. Đầu tiên, bạn hãy can đảm gọi điện cho sếp cũ xin lời khuyên và tất
nhiên, một cuộc nói chuyện trực tiếp thẳng thắn có thể sẽ tốt hơn. Và lúc này,
chiếc nút của vấn đề đã được tháo gỡ, việc còn lại là gặp gỡ đồng nghiệp cũ để xin
những ý kiến chân thành xem bạn nên làm như thế nào. Đừng bảo thủ, hãy lắng
nghe.
Nếu bạn thường xuyên mắc lỗi, không cẩn thận hoặc đã từng làm giảm doanh số
bạn thì hãy cân nhắc đến những việc bạn đã làm để công việc trở nên tốt hơn.
Hành động xấu hoặc không trung thực
Nếu lý cho việc sa thải của bạn vì một điều gì đó đáng xem xét như lạm dụng quỹ
công ty, có hành vi quấy rối tình dục hoặc phao tin đồn xấu về công ty thì bạn cần
phải chấp nhận một sự thật là các công ty khó có thể tuyển dụng bạn. Bất kể lý do
gì dù là trung thực, thì cũng chỉ nên nói những gì cần nói và chia sẻ những điều mà
bạn đã học được và bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực để đạt được những
thành công như thế nào.
Sự tham khảo đáng tin cậy và chính xác
Thông thường, sếp cũ sẽ đồng ý với những sự việc mà bạn đưa ra qua việc xác
minh những ngày tháng và tiêu đề công việc của bạn. Và để đảm bảo cho những

lời tham khảo từ các sếp và đồng nghiệp khác, những người nhận xét tích cực và
chứng thực cho toàn bộ thông tin của bạn, thì cách tốt nhất là bạn nên có 2 đến 3
công ty xác minh.
Bạn cảm thấy vô cùng sợ hãi ngày thứ hai mặc dù đã có một kỳ nghỉ cuối tuần thật
vui vẻ.

Mỗi buổi sáng bạn thấy rất khó để thức dậy đi làm và thấy mình làm mọi việc
chậm chạp hẳn đi.

Bạn không thấy mình còn hào hứng với bất cứ điều gì liên quan đến công việc
nữa.

Bạn dành phần lớn thời gian để phàn nàn với đồng nghiệp của mình về công việc
cũng như các đồng nghiệp khác.

Bạn tỏ ra thờ ơ hoặc dễ nổi cáu mỗi khi bàn đến công việc mặc dù chẳng có mấy
lý do để làm thế cả.

6. Bạn ít giao tiếp với đồng nghiệp hơn, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
của công ty cũng như ít bộc lộ về bản thân hơn.

7. Bạn thấy mình không có một mục tiêu nào liên quan đến công việc cả. Không
có mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn không cố gắng vì điều gì cả.

8. Bạn luôn trì hoãn công việc, để việc cần làm hôm nay sang ngày mai, ngày kia,
… và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao không đúng thời hạn.

×