Tải bản đầy đủ (.docx) (270 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ QUẢN lý văn HOÁ QUẢN lý DI TÍCH QUỐC GIA đặc BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG sơn HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.4 MB, 270 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Mạnh Cường

QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG SƠN
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Hà Nội - 2022


Nguyễn Mạnh Cường

QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG
SƠN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Ngành: Quản lý văn hoá
Mã ngành: 9229042
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trịnh Thị Minh Đức
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ


P


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt
quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là do tơi viết và
chưa được cơng bố. Trong q trình triển khai và thực hiện đề tài luận án, tôi
đã tham khảo tài liệu của các cơng trình nghiên cứu đi trước và được trích dẫn
nguồn đầy đủ. Tơi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trình bày trong
luận án của mình.

Tác giả

Nguyễn Mạnh Cường


P

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

i
iv

MỞ ĐAU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT QUAN THỂ HƯƠNG
SƠN


9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

9

1.1.1.Các cơng trình nghiên cứu Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn
9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu quản lý di tích lịch sử văn hố…

15

1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn

21

1.1.4. Nhận xét, đánh giá chung tình hình nghiên cứu

23

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý di tích quốc gia đặc biệt

26

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

26


1.2.2. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong đề tài luận án

37

1.2.3. Xây dựng nội dung quản lý di tích quốc gia đặc biệt từ lý thuyết hệ
thống và các bên liên quan

42

1.2.4. Sự khác nhau giữa quản lý di tích quốc gia đặc biệt và các di tích thuộc
phân cấp khác ở Việt Nam

49

1.2.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với di tích quốc gia đặc biệt

51

1.3. Khái quát về Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn

52

1.3.1.Khái quát về huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

52

1.3.2. Tổng quan về di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn

53


Tiểu kết

70

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
QUAN THỂ HƯƠNG SƠN
71


P
2.1. Các chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp

71

2.1.1. Các chủ thể quản lý

71

2.1.2. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý nhà nước…

77

2.2. Các hoạt động quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn

81

2.2.1. Hoạt động quản lý của chủ thể quản lý gián tiếp

81


2.2.2. Hoạt động quản lý của chủ thể quản lý trực tiếp

99

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn

116

2.3.1. Chủ thể quản lý gián tiếp

116

2.3.2. Chủ thế quản lý trực tiếp

119

Tiểu kết

116

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC
GIA ĐẶC BIỆT QUAN THỂ HƯƠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH HIỆN
NAY
124
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp quản lý

124

3.1.1. Chiến lược phát triển văn hóa của quốc gia đến năm 2030


124

3.1.2. Định hướng quản lý di tích của thành phố Hà Nội

125

3.1.3. Vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn…

130

3.2. Bài học kinh nghiệm cơng tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử,
Tây Thiên, Cố đô Hoa Lư…

140

3.2.1. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử

140

3.2.2. Di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên

141

3.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

142

3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với cơng tác quản lý Di tích quốc gia đặc

biệt quần thể Hương Sơn…

143

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt
quần thể Hương Sơn

145

3.3.1.

Nhó


P
m giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể quản lý gián tiếp 145
3.3.2.Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể trực tiếp

165

Tiểu kết

177

KẾT LUẬN

180

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ


184

TÀI LIỆU THAM KHẢO

184

PHỤ LỤC

195


P

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

Ban quản lý KDT&TC

: Ban quản lý Khu di tích và Thắng cảnh

2.

Ban quản lý DT&DT

: Ban quản lý Di tích và Danh thắng


3.

Ban Trị sự GHPG Việt

: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt

Nam

Nam

4.

Ban quản lý RPH - ĐD

5.

Ban QLXD

: Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc
dụng
: Ban quản lý xây dụng

6.

Bộ VHTTDL

: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

7.


Cục DSVH

: Cục Di sản Văn hoá

8.

HĐND

: Hội đồng Nhân dân

9.

Nxb

: Nhà xuất bản

1
0.
1
1.
1
2.
1
3.
1
4.
1
5.
1
6.

1
7.
1
8.
1
9.
2
0.

NCS

: Nghiên cứu sinh

Phòng VH&TT

: Phịng Văn hố và Thơng tin

Phịng TNMT

: Phịng Tài ngun Mơi trường

Phịng QLĐT

: Phịng Quản lý Đơ thị

Phịng KTHT

: Phịng Kinh tế Hạ tầng

PTr.Ban


: Phó trưởng Ban

QGĐB

: Quốc gia Đặc biệt

TLPV

: Tư liệu phỏng vấn

Tr

: Trang

Tr.Ban

: Trưởng Ban

Sở VH&TT

: Sở Văn hoá và Thể thao


2
1.
2
2.

UBND

UNESC
O

P
: Ủy ban Nhân dân
: Tổ chức giáo dục, khoa học
và văn hóa của Liên Hợp
Quốc


PA

MỞ ĐAU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Di sản văn hóa tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm di sản văn
hóa, di sản thiên nhiên, di sản hỗn hợp có quy mơ là một khu di sản, do đó
cách thức ứng xử và hoạt động quản lý đối với từng loại di sản cũng có sự
khác biệt. Trong Luật Di sản văn hoá, năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm
2009 đã nêu rõ: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hố nhân loại, có vai trị to
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc
tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hố” [59, tr.33]. Với vai trị
và tầm quan trọng của di sản văn hoá trong đời sống, Đảng và Nhà nước đã
đầu tư có trọng điểm nhiều chương trình, dự án tu bổ, tơn tạo, chống xuống
cấp di tích lịch sử văn hoá trên cả nước nhằm thoả mãn đời sống văn hố tín
ngưỡng của người dân, góp phần khơng nhỏ vào q trình phát triển kinh tế,
văn hố, xã hội tại các địa phương. Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương
Sơn (sau đây gọi tắt là di tích QGĐB quần thể Hương Sơn) có tổng diện tích
là 3958,13ha, trong đó có 21 điểm di tích tơn giáo, tín ngưỡng, cùng với hệ

thống sơng suối, thảm thực vật đặc thù nằm rải rác ở các thôn Yến Vĩ, Đục
Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội. Điều này đã tạo cho quần thể Hương Sơn sự đa dạng về di sản
văn hố và thiên nhiên có thể xếp vào loại di sản hỗn hợp. Theo Luật Di sản
văn hóa của Việt Nam, di tích QGĐB quần thể Hương Sơn hội tụ các tiêu chí
như sau: Về di sản văn hóa, đó là các giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa
học và thẩm mỹ. Về di sản thiên nhiên, các di tích được xây dựng trong hang,
động thiên tạo và cảnh quan thiên nhiên; các di tích và hệ thống hang động,
sơng suối, núi non kỳ vĩ tạo thành một quần thể di tích và danh thắng độc đáo,
có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và khoa học. Với những giá
trị tiêu biểu về di sản văn hóa và di sản thiên


P

nhiên, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất
với Bộ VHTTDL và Thủ tướng Chính phủ lập hồ sơ khoa học trình UNESCO
cơng nhận di tích QGĐB quần thể Hương Sơn là Di sản Văn hoá Thế giới.
Từ khi đươc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đến nay, di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền
thành phố Hà Nội trong việc hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng, tu bổ, chống
xuống cấp các hạng mục di tích, cũng như tăng cường công tác quản lý giao
thông đường thuỷ, vệ sinh mơi trường, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ
an ninh trật tự tại khu vực bảo vệ di tích và lễ hội. Bên cạnh những thành tựu
trên, công tác quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn đang gặp phải
khơng ít những khó khăn, hạn chế bởi sự khai thác quá mức và xâm hại của
con người. Mặc dù di tích QGĐB quần thể Hương Sơn được khoanh vùng bảo
vệ, nhưng do chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch phân khu chức năng
nên còn để xảy ra tình trạng các hàng quán dịch vụ xâm hại hành lang di tích;
cơng tác quản lý hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích bằng nguồn xã hội hố còn

thiếu sự kiểm tra, giám sát đã làm mất đi những giá trị nguyên gốc của di tích;
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa cụ thể, chi tiết, quy chế quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị di tích cịn thiếu, chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức và những người được giao nhiệm vụ quản lý, trơng coi
di tích cịn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; các chủ thể quản lý nhà nước
từ trung ương xuống cơ sở thiếu sự thống nhất, còn chồng chéo về chức năng
và nhiệm vụ đã gây những khó khăn cho hoạt động quản lý di tích; còn thiếu
cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành tham gia quản lý nên công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di tích cịn nhiều bất cập; tình trạng xả thải ra môi
trường của các hộ dân và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ làm ô nhiễm nguồn
nước và khu vực bảo vệ di tích chưa được giải quyết triệt để.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, cơng tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn đang gặp phải những khó khăn, thách thức trong việc
bảo tồn và khai thác giá trị gắn với phát triển bền vững. Vì vậy, đề nâng cao
hiệu quả


P

cơng tác quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn nhằm hướng tới được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hố Thế giới, địi hỏi phải có cơ chế, chính
sách và giải pháp đồng bộ của nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, cùng với sự
nỗ lực của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp liên quan và cộng đồng xã hội.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về quần thể di tích và thắng cảnh chùa
Hương ở các góc độ khảo cổ học, lịch sử, văn hố học, bảo tàng học và du lịch
văn hoá… nhưng trên thực tế chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu về
thực trạng quản lý quần thể di tích và thắng cảnh chùa Hương từ khi được Thủ
tướng xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Với những lý do trên đây, NCS lựa
chọn đề tài Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý văn hố.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích quốc gia đặc biệt,
luận án nghiên cứu thực trạng quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn và
một số di tích quốc gia đặc biệt có sự tương đồng về loại hình di tích, danh
thắng nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, hạn chế từ phía các cơ quan trong hệ
thống quản lý nhà nước. Đồng thời, kế thừa và tìm ra những khoảng trống đề
thực hiện trong nội dung của luận án, cũng như đề xuất các nhóm giải pháp
quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn trước bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án tập trung giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tập hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu đi trước để nghiên cứu
cơ sở lý luận lý thuyết hệ thống và các bên liên quan; xây dựng nội dung quản
lý di tích quốc gia đặc biệt để áp dụng triển khai trong đề tài luận án.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di tích
QGĐB quần thể Hương Sơn của các chủ thể quản lý gián tiếp và chủ thể quản
lý trực tiếp.


P

- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế đối với cơng tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn thời gian qua. Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu
quả cơng tác quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do các thành phần của di tích QGĐB quần thể Hương Sơn bao gồm các
loại hình di sản văn hố vật thể là di tích và văn hố phi vật thể là lễ hội chùa
Hương. Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơng tác quản lý di tích lịch

sử văn hố, bao gồm các loại hình di tích cụ thể thuộc di tích QGĐB quần thể
Hương Sơn như loại hình di tích khảo cổ, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật
và loại hình di tích danh lam thắng cảnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu công tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Mở
rộng nghiên cứu đến một số địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt đang quản lý
và đạt được hiệu quả nhất định như tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Ninh Bình
để tham khảo, vận dụng các bài học kinh nghiệm phù hợp và đề xuất các
nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích QGĐB quần thể
Hương Sơn.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu cơng tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn từ năm 2017 đến nay, bởi đây là thời điểm Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2082/QĐ - TTg ngày 25/12/2017, Về
việc xếp hạng Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn
(chùa Hương) là di tích quốc gia đặc biệt.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di
tích quốc gia đặc biệt, lý thuyết nghiên cứu để xây dựng khung phân tích của
luận án. Khảo sát thực trạng quản lý, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong
công tác quản lý và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di
tích QGĐB quần thể Hương Sơn.


P

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện luận án trên đây, NCS đặt ra một số câu hỏi liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như sau:
1) Nội hàm khái niệm quản lý di tích quốc gia đặc biệt là gì? Quản lý di

tích quốc gia đặc biệt có điểm gì khác so với các di tích khác?
2) Vai trị và sự cần thiết của các tổ chức trong hệ thống quản lý nhà
nước và các bên liên quan trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của
di tích quốc gia đặc biệt như thế nào?
3) Các tổ chức bộ máy trong hệ thống quản lý nhà nước với chức năng,
nhiệm vụ hoạt động như thế nào? Kết quả hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống quản lý nhà nước đã hợp lý chưa?
4) Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
di tích QGĐB quần thể Hương Sơn của các tổ chức trong hệ thống quản lý
hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Di tích QGĐB quần thể Hương Sơn có vai trị quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quản lý nhà nước đóng vai trò
quyết định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt
gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác quản lý và khai thác giá trị
của di tích QGĐB quần thể Hương Sơn đang gặp phải những khó khăn thách
thức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các chủ thể quản lý nhà nước từ
trung ương xuống cơ sở cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan
trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị của di tích QGĐB quần thể Hương Sơn
trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích tài liệu, bao gồm các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan và các số liệu thống kê của cơ quan quản lý nhà nước về di


P

sản văn hoá. Tài liệu thứ cấp bao gồm các các cơng trình và bài viết nghiên

cứu của những tác giả đi trước thực hiện.
Phương pháp tổng hợp các số liệu từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng
vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia và cộng đồng. Việc tổng hợp các số liệu về
hoạt động quản lý di tích giúp đưa ra những đánh giá và đề xuất của luận án.
5.2. Phương pháp khảo sát, điền dã
Thực hiện khảo sát tại các cơ quan quản lý nhà nước để thu thập tư liệu,
số liệu như: Cục DSVH - Bộ VHTTDL; Ban QLDT&DT Hà Nội – Sở
VH&TT Thành phố Hà Nội; UBND huyện Mỹ Đức, Ban QLKDT&TC
Hương Sơn và UBND xã Hương Sơn. Thực hiện phỏng vấn sâu các đại biểu
của cơ quan nhà nước và đại diện cộng đồng (chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ)
và du khách đánh giá, nhận định về hiệu quả quản lý.
Thực hiện điền dã và khảo sát tại di tích QGĐB quần thể Hương Sơn để
quan sát, chụp ảnh, ghi chép, nhận định các hoạt động quản lý nhà nước trên
thực tiễn. Nghiên cứu sinh đã thực hiện 2 đợt khảo sát tại di tích QGĐB quần
thể Hương Sơn như sau: Đợt 1, năm 2019 thực hiện khảo sát thực địa đền
Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Trần Song, động
Hương Tích, chùa Hinh Bồng để nhận diện thực trạng các điểm di tích; đợt 2,
năm 2022 thực hiện khảo sát thực địa tại chùa Thanh Sơn, động Hương Đài,
chùa Bảo Đài, động Chùa Cá, động Tuyết Sơn để nhận diện thực trạng các
điểm di tích; khảo sát hoạt động của các cơ sở dịch vụ, số lượng khách thăm
quan tại các điểm di tích trên các tuyến hành hương.
5.3. Phương pháp so sánh
Vận dung phương pháp nghiên cứu, so sánh thực trạng công tác quản lý
nhà nước về di tích QGĐB quần thể Hương Sơn trước và sau khi được xếp
hạng.
Vận dụng để so sánh những ưu điểm, hạn chế trong cơng tác quản lý di
tích quốc gia đặc biệt có sự tương đồng về quy mơ, loại hình ở một số địa
phương để tham chiếu đối với cơng tác quản lý di tích QGĐB quần thể Hương



P

Sơn. Đồng thời tiến hành so sánh, phân tích cơng tác quản lý di tích quốc gia
đặc biệt với các di tích khác ở điểm nào?
5.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Thực hiện phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành văn hóa học
(xác định giá trị lịch sử văn hố của di tích); xã hội học (phỏng sâu); khảo cổ
học (trong quần thể Hương Sơn có loại hình di tích khảo cổ học); du lịch học
(xác định lượng khách du lịch đến di sản); quản lý văn hoá nhằm vận dụng
giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án.
5.5. Phương pháp mơ hình hố
Phương pháp mơ hình hóa là việc nghiên cứu mơ hình quản lý di tích
quốc gia đặc biệt có sự tương đồng về quy mơ, loại hình di tích và danh thắng
tại một số địa phương để tham khảo, vận dụng những ưu điểm trong công tác
quản lý nhà nước vào xây mơ hình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di
tích QGĐB quần thể Hương Sơn.
5.6. Phương pháp chuyên gia
Thực hiện tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản lý
về di sản nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng nhằm tiếp thu những
ý kiến đóng góp trong q trình thực hiện luận án.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận hệ thống và các bên liên
quan tham gia quản lý di tích quốc gia đặc biệt; làm rõ một số khái niệm về di
tích và danh thắng, di tích quốc gia đặc biệt, quản lý di tích quốc gia đặc biệt.
Góp phần bổ sung và phát triển một số nội dung lý luận về quản lý di
tích QGĐB quần thể Hương Sơn trên cơ sở phân tích, đánh giá những kinh
nghiệm quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại một số địa phương.
Luận án xác định quan điểm, định hướng phát huy vai trò các tổ chức
trong hệ thống và phát huy sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác

quản lý


P

di tích QGĐB quần thể Hương Sơn gắn với phát triển bền vững. Đồng thời, đề
xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn của các chủ thể quản lý gián tiếp và các chủ thể quản lý
trực tiếp.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án là cơng trình nghiên cứu tồn diện về thực trạng quản lý di tích
QGĐB quần thể Hương Sơn. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham
khảo để áp dụng vào mơ hình quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại các địa
phương. Những đề xuất trong luận án là nguồn tư liệu tham khảo để xây dựng,
ban hành cơ chế, chính sách dành cho cơng tác quản lý nhà nước đối với loại
hình di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có di tích QGĐB quần thể Hương Sơn.
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức trong hoạt động thực
tiễn đối với các cấp chính quyền từ trung ương xuống cơ sở và các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân có liên quan tham gia quản lý, bảo
tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB quần thể Hương Sơn.
7. Bố cục luận án
Phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Danh mục các cơng trình
nghiên cứu và Tài liệu tham khảo (11 trang), Phụ lục (43 trang), Luận án có
kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (62 trang).
Chương 2: Thực trạng quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn (53 trang).
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Di tích quốc gia đặc
biệt quần thể Hương Sơn trong bối cảnh hiện nay (56 trang).



P

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT DI TÍCH QUỐC GIAĐẶC BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG
SƠN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về Di tích quốc gia đặc biệt quần
thể Hương Sơn
Là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam, quần thể di
tích và danh thắng Hương Sơn từ xưa đến nay đã nhận được sự quan tâm của
các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Có thể kể đến một số tài liệu
chính sử và địa chí có nội dung liên quan đến quần thể di tích và danh thắng
Hương Sơn.
Tài liệu chính sử: Đại Việt sử ký toàn thư (2009), toàn tập do Nhà xuất
bản Văn học [26]; Đại Nam nhất thống chí (2006), tập 3 - 4 do Nhà xuất bản
Thuận Hóa [27]; Việt sử lược (2006), Nhà xuất bản Thuận Hóa - Trung tâm
văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây [109] … đã giới thiệu, điểm lược các vấn đề như
địa hình, sản vật, văn hóa, trong đó có vùng văn hóa Hương Sơn. Trong tài
liệu tra cứu Lịch chiều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú [17] ghi chép:
Phủ Ứng Thiên ở phía Tây trấn Sơn Nam. Từ huyện Chương Đức trở xuống,
địa giới giáp liền ven núi, huyện Sơn Minh, huyện Hồi An hình thành hệ
thống rừng núi trùng điệp, giáp giới với miền thượng du trấn Thanh Hoa.
Trong đó phải kể đến núi Tuyết Sơn ở huyện Hồi An có nhiều hang động
thiên tạo rất đẹp. Dãy núi Hương Tích ở phí Tây vùng núi Tuyết Sơn, bơi
thuyền theo khe nước đi ngược lên và leo nhiều tầng núi, đi vào tầng núi sâu
thì có động. Cảnh thiên nhiên như có quỷ thần tạo ra rất lạ và khéo, là động

đẹp nhất ở miền Nam Hải. Núi Hinh Bồng có vị trí ở bên ngồi dãy núi
Hương Tích, ở bên dưới chân núi có dịng sơng dài quanh co và uốn lượn, hai
bên bờ có núi đá thẳng như vách đứng từng hàng, có một con đường tắt đi
xuyên vào sâu, coi như cửa long môn quỷ thần tạo ra. Động Tiên Sơn ở phía
Nam núi Hinh Bồng, chân núi có sơng dài chảy quanh co, đá núi đứng như
bức bình


PA

chắn gió, cây mọc trơng như cái tàn che và cảnh trí âm u, khi trước Hy tổ
Trịnh Cương và tuỳ tùng thường hành cung trên núi làm chỗ đến chơi.
Tài liệu địa chí: Địa chí Hà - Đơng tỉnh dư địa chí (1925), Imprimerie
du Trung - Bắc Tân - Van 61,63 - Rue du Conton Hà Nội [29]; Hà Đông tỉnh
các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phương, trang trại danh hiệu soạn, năm Thành
Thái 5 (1893), biên dịch Viện Hán Nơm [38]; Hà Đơng tồn tỉnh tổng xã thơn
danh sách (khai năm Bảo Đại 7 (1932), biên dịch Viện Hán Nơm [44]; Phạm
Xn Độ (1941), Sơn Tây địa chí, Nhà in du Nord [33]; Lê Quý Đôn - Phạm
Trọng Điểm dịch (2007), Kế văn tiểu lục, Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin
[34]… đã khảo tả về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kiến trúc hệ di
tích tơn giáo tín ngưỡng, cũng như vẻ đẹp các hang động thiên tạo và cảnh
quan thiên nhiên trong quần thể Hương Sơn.
Những năm sau này một số công trình địa chí được tái bản để phục vụ
cơng tác nghiên cứu khoa học. Trong đó phải kể đến Tuyển tập các cơng trình
địa chí Việt Nam - Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ (1999), Nhà xuất
bản Văn hố - Thơng tin [91], đã miêu tả chùa ở Hương Sơn thuộc phủ Mỹ
Đức, làng Yến Vĩ. Ở Hà Nội vào chùa có hai lối: Đi đường Hà Đơng qua
huyện Thanh Oai đến làng Vân Đình (39km5) làng Hòa Xá (45km) rồi sang
đò đến Hà Đoan (55km) gần làng Hội Xá. Đến đấy thì đi đị Suối vào Chùa
Ngoài, từ Chùa Ngoài đi toàn đường núi độ nửa giờ thì đến chùa Giải Oan, độ

gần hai giờ thì đến một cái động gọi là Chùa Trong (chùa Hương Tích). Đi lối
Phủ Lý: Đi xa hỏa từ Hà Nội đến Phủ Lý. Từ Phủ Lý đi tàu thủy hay đi đò vào
bến Đục (đi tàu thủy mất 3 giờ, đi đò mất 8 - 9 giờ). Từ bến Đục đi bộ 500
thước tây đến bến đò Suối là chỗ đi vào Chùa Ngồi, gần chùa Hương Tích
cịn có chùa Mới và chùa Tuyết phong cảnh cũng đẹp lắm. Nhìn chung cuốn
sách là tập hợp các cơng trình nghiên cứu trước năm 1945 đã giúp cho người
đọc hiểu biết cặn kẽ về lịch sử, văn hoá, vùng đất các tỉnh Bắc Kỳ, trong đó có
quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn.


PA

Năm 2007, Sở Văn hóa Thơng tin Hà Tây đã xuất bản sách Địa chí Hà
Tây [30] trong đó có phần viết về kiến trúc nghệ thuật các di tích thuộc quần
thể Hương Sơn, gồm có đền Trình - Ngũ Nhạc thờ vị Thành hoàng là Hùng
Lang Đại Vương; chùa Thiên Trù với những ngọn tháp xây bằng gạch là nơi
an táng những vị sư đã tu tại chùa; chùa Tiên Sơn có lối kiến trúc hài hịa giữa
sự kết hợp hai yếu tố chùa và động; chùa Giải Oan có giếng nước thiêng của
Phật Bà Nam Hải Quán Thế Âm để rửa bụi trần trước khi thành Phật, kiến trúc
nghệ thuật đền Trấn Song thờ bà chúa Thượng Ngàn, động Hương Tích được
coi là “Nam thiên đệ nhất động”. Bởi những giá trị độc đáo của di tích và cảnh
quan thiên nhiên, phủ Tồn quyền Pháp ở Đơng Dương đã ra quyết định xếp
hạng quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn vào năm 1925, đến năm 1962
nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Bên cạnh những tài liệu chính sử và địa chí, phải kể đến một số cơng
trình sách viết về kiến trúc các cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng và hệ thống
tượng pháp, đồ thờ tự trong quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn. Trong
cuốn Di tích Hà Tây (1999) do Sở Văn hóa - Thơng tin Hà Tây ấn hành [21]
đã miêu tả chùa Hương như là một vùng thánh thiện của miền thiên quốc lạc
bước xuống trần gian. Mở đầu cho kiến trúc Thiên Trù là tòa gác chuông ba

tầng mái. Vượt qua gác chuông lên tầng trên vào chùa, cảnh vật khang trang to
lớn tương ứng với sự hùng vĩ của thiên nhiên. Bên phải chùa là nhà khách, nhà
tăng, thư tàng. Trong khn viên chùa có nhiều tháp cổ, đáng quan tâm nhất là
Viên công bảo tháp được dựng vào cuối thế kỷ XVII làm nơi lưu giữ xá lỵ của
Tổ Viên Quang. Qua chùa Thiên Trù lên chùa Tiên, nơi điển hình của sự hội
nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật. Vượt qua chùa Tiên đến chùa Giải
Oan là nơi bà chúa Ba tắm rửa hết oan nghiệt để chuyên vào kiếp tu. Từ đây
cuộc hành hương tiếp tục đưa tới động Tuyết Sơn, đền Cửa Võng và động
Hương Tích.
Trong tập hợp các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hố do
Trần Mạnh Thường chủ biên (1998), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam


PA

[84] đã miêu tả thắng cảnh Hương Tích là một khu vực rộng lớn gồm nhiều
núi non, sông suối và hang động. Đền Trình cịn gọi là đền Ngũ Nhạc đi từ
bến Yến vào. Chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngồi xưa kia có trên trăm
nóc với những cơng trình kiến trúc quy mơ tinh xảo, nhưng tất cả bị tàn phá
trong cuộc chiến tranh chống Pháp, chỉ cịn lại một vườn tháp, trong đó đáng
chú ý nhất là Thiên Thủy tháp và Viên Công bảo tháp là những cơng trình
nghệ thuật đất nung thế kỷ XVII. Tiếp theo là chùa Tiên Sơn được xây dựng
vào niên hiệu Chính Hịa thứ 7 (1678), chùa Giải Oan được xây dựng từ đời
Lê Huy Tơng niên hiệu Chính Hịa thứ 7 (1687), đền Cửa Võng thờ bà chúa
Thượng Ngàn, động Hương Tích là điểm chính của thắng cảnh có hình thế
như một con rồng lớn đang há miệng. Trên vách núi trước cửa động của dòng
chữ “Nam Thiên đệ nhất động”. Trên vách động có tịa Cửu Long bằng nhũ
đá, tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc thời Tây Sơn.
Ngồi ra phải kể đến một số cơng trình sách khảo tả vẻ đẹp cảnh quan
thiên nhiên và hoạt động tín ngưỡng tại chùa Hương của những tác giả như:

Nguyễn Đức Bảng (2000), Chùa Hương cổ tích [7] đã khảo tả vẻ đẹp cảnh
quan thiên nhiên, các hang động mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, là
nơi các tao nhân mặc khách thường lui tới để thưởng ngoạn phong cảnh. Trần
Lê Văn (2005), Thắng cảnh Hương sơn [103] là một tập hợp các bài thơ Hán Nôm của các bậc tao nhân mặc khách bình về vẻ đẹp núi non hùng vĩ, các
hang động thiên tạo kết hợp với các cơng trình kiến trúc Phật giáo tạo nên một
vùng danh lam thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng. Cơng trình sách 36 danh
thắng Hà Nội
[66] đã mơ tả về hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội chùa Hương và những giá
trị nổi bật của quẩn thể di tích và thắng cảnh Hương Sơn được coi là một
trong những đại kỳ quan của đất nước.
Những năm gần đây một số cơng trình sách viết về những giá trị đặc
trưng văn hố phi vật thể của các ngơi đình, chùa, hang động trong quần thể di
tích và danh thắng Hương Sơn. Có thể kể đến một số tác giả như: Võ Văn


PA

Tường (2007), 108 danh lam cổ tự Việt Nam [95] giới thiệu khái quát về quần
thể di tích và danh thắng chùa Hương, bao gồm: Chùa Thiên Trù, tháp Thiên
Thủy, suối Yến, núi Mâm Xơi, động Hương Tích, đền Trình, chùa Tiên Sơn,
chùa Giải Oan, động Hinh Bồng, động Đại Binh. Thơng qua hình ảnh và diễn
giải, người đọc hiểu rõ hơn về kiến trúc các ngôi chùa, cách bài trí tượng phật,
cũng như vẻ đẹp thắng cảnh quần thể Hương Sơn. Thành Nhân (2008), Di
tích lịch sử chùa Hương [64] đã miêu tả di tích lịch sử chùa Hương là một khu
vực rộng lớn gồm nhiều núi non, sông suối và hang động. Đền Quán Lớn thờ
một bộ tướng của vua Hùng thứ XVI, chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn kết hợp
hai yếu tố chùa và động, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích
tiêu biểu cho vùng thắng cảnh. Tác giả cho rằng những ai đã đến chùa Hương
mà chưa vào thăm động Hương Tích thì coi như chưa tới nơi cửa Phật. Trần
Lê Văn (2005), Thung mơ Hương Tích [102] là một tập bút ký giới thiệu về

Hương Sơn, dựa vào các tư liệu sưu tầm công phu qua chuyện kể của người
địa phương, văn bia, thiền phả và nguồn tư liệu khác. Tác giả đã giới thiệu
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam, được tô điểm
thêm từ lâu đời bằng những cơng trình văn hố nghệ thuật. Hương Sơn cịn
được biết điến như là một nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, một địa điểm
khảo cổ học và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Một số tác giả như Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long
(2009), Chùa Việt Nam [74] đã giới thiệu 122 ngôi chùa tiêu biểu trên khắp
mọi miền đất nước qua các thời kỳ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn và những ngôi
chùa mới được phục dựng những năm gần đây. Nội dung cuốn sách có phần
giới thiệu khái qt về lịch sử hình thành và phát triển của quần thể di tích và
danh thắng Hương Sơn, cũng như miêu tả về kiến trúc, cảnh quan, nội thất,
tượng Phật, đồ thờ tự trong chùa Thiên Trù, động Hương Tích, chùa Tiên Sơn,
chùa Giải Oan… kèm với ảnh và chú thích, trong đó có bức ảnh của Đại đức
Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương.


PA

Cũng nghiên cứu về các ngôi chùa ở Việt Nam, Phạm Thị Lan Anh
(2012), Vấn đề mật tông qua một số chùa ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ triết học
[2] giới thiệu khái quát 630/1720 ngôi chùa Phật giáo, trong đó có chùa
Hương. Tác giả cho rằng chùa Hương thực sự nổi tiếng từ thời Lê Thánh
Tông và các triều đại sau này liên tiếp hưng công xây dựng. Cụ thể là năm
1655, vua Lê Thần Tông đã đúc một chiếc chuông đồng lớn và lư đồng đặt tại
động Hương Tích. Năm 1694, phu nhân Hồng Ngọc Hương bỏ tiền ra xây
dựng chùa Tuyết Sơn. Năm 1707, đại sư Thông Lâm phát hiện ra động Giải
Oan và cho dựng chùa tại đây. Song song với việc tu bổ, tôn tạo di tích cũ,
nhiều chùa đền mới được xây dựng nên. Từ một thảo am nhỏ bé từ thời Hồng
Đức (TK 15), ngày nay Hương Sơn trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Việt

Nam.
Ngồi ra phải kể đến cơng trình nghiên cứu khảo cổ học vùng đất
Hương Sơn của Phạm Đức Mạnh “Những dấu tích xưa nhất của con người
trên mảnh đất Hà Thành hôm nay” [61] cho rằng vào tháng 3 năm 1974, cố
Giáo sư Trần Quốc Vượng và cố Giáo sư Từ Chi đã phát hiện vỏ trai, ốc sơng
biển nhuốm thổ hồng, xương thú gần hóa thạch, mảnh cuội chày nghiền…
của người nguyên thuỷ trên bề mặt hàng loạt hang động ở Hương Sơn cách
ngày nay khoảng 20.000 năm. Đây là những dấu tích đặc trưng nhất của nền
văn hóa Hịa Bình ở Hà Nội. Trong Hồ sơ di tích chùa Hương Tích và khu
vực Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, có nội dung viết về hoạt
động nghiên cứu khảo cổ học cho rằng vùng đất Hương Sơn có nhiều núi đá
vơi và hang động phù hợp với đặc điểm cư trú của người nguyên thuỷ. Trong
đó các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều tầng văn hóa và cơng cụ làm bằng
đá như rìu ngắn, nạo, bàn nghiền, chày nghiền hạt, rừu mài lưỡi… ở hang
Chùa Mới, Sũng Sàm, Sập Bon, Thanh Sơn và Hang Luộn. Như vậy trên cơ
sở bằng chứng khảo cổ học cho thấy sự định cư liên tục của con người tại
vùng đất Hương Sơn từ thời tiền Đơng Sơn (Phùng Ngun - Đồng Đậu - Gị
Mun) đến thời văn hóa Đơng Sơn [Phụ lục 2, Mục 4.2, tr.203].


PA

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố, trong đó
có di tích quốc gia đặc biệt là một lĩnh vực đặc thù của cơng tác quản lý nhà
nước. Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu khoa học của Lê Ngọc Dũng
(1995), Tổ chức quản lý khai thác các di tích và danh lam thắng cảnh ở Việt
Nam trong cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế học [22] đã
nghiên cứu thực trạng quản lý các di tích và danh thắng, cũng như đề xuất các
giải pháp như: Xây dựng chiến lược bảo tồn, khai thác các giá trị của di tích

và danh lam thắng cảnh; hoạt động khai thác di tích và danh thắng phải gắn
với bảo tồn, gìn giữ những giá trị của di sản văn hóa; đẩy mạnh hoạt động
khảo cổ, nghiên cứu xếp hạng di tích và danh thắng để có phương án bảo tồn,
phát huy có hiệu quả.
Trong lĩnh vực quản lý di tích gắn với phát triển du lịch, Lê Đức Thắng
(1996), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc văn
hóa
- lịch sử khu vực Hà Nội, Luận án tiến sĩ khoa học kỹ thuật [78] đã xây dựng
khung phân loại loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích
khảo cổ, di tích thắng cảnh và di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu sự hình thành các điểm du lịch trên cơ sở khai
thác giá trị của di tích; phân tích những yếu tố ảnh hưởng của du lịch đến cơ
sở hạ tầng của di tích và đề xuất giải pháp quy hoạch bố cục không gian các
điểm di tích để có biện pháp bảo tồn, khai thác du lịch.
Khi bàn về cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử
văn hố, Lưu Trần Tiêu trong bài viết “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Việt Nam” [86] cho rằng cơng tác quản lý di tích cần tập trung vào ba vấn đề
chính, đó là cơng nhận và xếp hạng cho di tích, quản lý cổ vật và phân cấp
quản lý nhà nước về di tích. Tác giả nêu ra các biện pháp mang tính cấp bách
như: Thể chế hóa cơ chế chính sách của nhà nước, quy hoạch tồn bộ các di
tích được cơng nhận, phân cấp quản lý, xã hội hóa hoạt động bảo tồn, ưu tiên
đầu tư ngân sách, nâng cao trình độ chun mơn và năng lực quản lý của đội
ngũ cán bộ quản lý di


PA

tích. Trong bài viết “Mấy vấn đề về nguồn nhân lực bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa” [87] tác giả Lưu Trần Tiêu cho rằng phần lớn nguồn
nhân lực bảo tồn di tích ở Việt Nam chưa được đào tạo chuyên sâu về khoa học

bảo tồn, chưa chun mơn hóa và tính chun nghiệp; người được đào tạo,
tham gia các lớp tập huấn bảo tồn di tích phần lớn khơng được sử dụng đúng
chun mơn. Vì vậy, cần đổi mới mang tính đột phá về quản lý, tổ chức, đào tạo
nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực bảo tồn di tích; tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân lực cho Viện bảo tồn di tích
trở thành trung tâm mạnh để phục vụ cơng tác bảo tồn di tích; sớm triển khai
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và chứng chỉ hành nghề cho các tổ
chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, hoặc tổ chức thi công, giám sát thi công tu
bổ di tích.
Một số bài viết nghiên cứu của Đặng Văn Bài đã tiếp cận thực trạng
công tác quản lý, bảo tồn và tơn tạo di tích trong q trình phát triển. Trong số
đó phải kể đến bài viết “Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá
trị di tích theo Luật Di sản văn hóa” [4] tác giả cho rằng vai trị của di sản văn
hóa trong phát triển bền vững chưa được nhìn nhận một cách toàn diện.
Những đổi mới về quản lý chưa bắt kịp xu hướng chung của quốc tế, khu vực
và ngang tầm với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước
chưa có giải pháp thích hợp điều tiết lợi ích của các thành phần kinh tế (cá
nhân, cộng đồng dân cư) sở hữu đích thực di tích. Chưa khai thác thế mạnh
của thông tin đại chúng để Luật Di sản văn hóa thấm sâu vào từng mọi mặt
đời sống, cùng với đó là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ,
chủ động và tích cực. Để Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, địi hỏi đội ngũ cán
bộ chuyên sâu được đào tạo có hệ thống, do đó phải tiến hành cải cách tồn
diện công tác đào tạo cán bộ, tăng nguồn ngân sách cho chương trình quốc gia
về tu bổ, chống xuống cấp di tích.
Trong bài viết “Tu bổ và tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt
động có tính đặc thù chuyên ngành” [5] tác giả Đặng Văn Bài cho rằng hoạt
động quản


PA


lý các dự án tu bổ di tích khơng chỉ đơn giản là khơi phục lại như mới một
cơng trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt động
phức tạp như nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật và khâu tổ chức thi cơng. Vì
vậy, cơng tác quản lý hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích phải
tuân thủ Luật Di sản văn hoá, đặc biệt chú trọng đến việc giữ lại tối đa những
yếu tố nguyên gốc của di tích trong quá trình tổ chức thi cơng. Đồng thời, khơi
phục lại những yếu tố đã bị hư hại, mất mát của di tích nhằm trả lại cho di tích
hình dáng vốn có. Các vật liệu thay thế trong quá trình tu bổ di tích phải bền
vững về mặt kết cấu trước tác động của điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thử
thách của thời gian.
Trong bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa trong q trình phát triển” [6]
tác giả Đặng Văn Bài cho rằng không nên coi công tác bảo tồn, trùng tu di tích
là những cơng thức hay mơ hình mang tính vạn năng, cứng nhắc mà ngược lại
phải được vận dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, cũng
như yếu tố đặc thù và những giá trị tiêu biểu của di tích. Cần phải thiết lập
một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, theo định kỳ nhằm đảm bảo cho
sự toàn vẹn của di tích được ổn định lâu dài. Các di tích có thể sử dụng, phát
huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác
định, đây chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất. Hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị của di tích phải được triển khai song song và phục vụ cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngược lại phát triển kinh tế
phải đi đôi với bảo tồn giá trị của di tích.
Một số bài viết nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng đã nêu ra những
khó khăn, bất cập trong cơng tác quản lý nhà nước về di tích, đồng thời nêu
một số bài học kinh nghiệm để bảo tồn và nâng cao vị thế của di tích. Bài viết
“Tu bổ tơn tạo di tích - lý luận và thực tiễn” [48] tác giả cho rằng cơng tác
quản lý nhà nước về di tích cịn thiếu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng,
công nhân thực hiện tu bổ di tích chưa được đào tạo chính quy, cịn nặng tính
nghiệp dư. Việc áp dụng kiến thức lý luận của UNESCO trong việc bảo tồn di

tích cịn nhiều bất cập do khí hậu khắc nghiệt, nếu khơng có giải pháp tu bổ
triệt để sẽ khơng giữ


×