Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh đông bắc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LÊ THỊ KIM HƢNG

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC TÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LÊ THỊ KIM HƢNG

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC TÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ SỐ: 62 22 03 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƢƠNG VĂN THỊNH

HÀ NỘI - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Nội dung của luận
án có sự tham khảo, sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí đã
đƣợc tác giả ghi rõ nguồn gốc và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết luận
rút ra trong luận án là trung thực, nghiêm túc.

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Kim Hƣng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 8
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................. 8
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 9
6. Ý nghĩa của luận án ................................................................................................. 9
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 10
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................................................... 10
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc ...................... 10
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 14
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc Tày 18
1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế thị trƣờng và giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ........ 22
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ..... 22
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường............................ 24
1.4. Đánh giá chung ........................................................................................... 31
1.4.1. Đánh giá kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu ................................ 31
1.4.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.......................................... 31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 32
Chƣơng 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HĨA DÂN TỘC TÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở
MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 33

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1. Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân
tộc Tày................................................................................................................. 33
2.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc................................................... 33
2.1.2. Dân tộc Tày và bản sắc văn hóa dân tộc Tày....................................................... 40
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và ngƣời Tày ở một số

tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay .................................................................... 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay ......................... 43
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay ....... 45
2.2.3. Người Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay ...................................... 47
2.3. Quan niệm và nội dung của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Tày ở một số tỉnh Đơng Bắc Việt Nam ...................................................... 51
2.3.1. Quan niệm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .............................. 51
2.3.2. Nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một số
tỉnh Đơng Bắc .................................................................................................................. 55
2.4. Kinh tế thị trƣờng và tác động của kinh tế thị trƣờng đến việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam69
2.4.1. Kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ................................................................ 69
2.4.2. Tác động của kinh tế thị trường đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc................................................................................ 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 79
Chƣơng 3. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC TÀY
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG
BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........... 80
3.1. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay ............ 80
3.1.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở
một số tỉnh Đơng Bắc ........................................................................................................ 80
3.1.2. Những hạn chế của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một
số tỉnh Đông Bắc.............................................................................................................. 100

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3.1.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc................................................. 106
3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay114
3.2.1. Mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế với yêu cầu
nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện
kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc .................................................................... 114
3.2.2. Mâu thuẫn giữa bảo tồn yếu tố văn hóa cũ với tiếp thu yếu tố văn hóa mới khi
thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị
trường ở một số tỉnh Đông Bắc ...................................................................................... 116
3.2.3. Mâu thuẫn giữa sự thiếu hụt, hạn chế về điều kiện vật chất với đảm bảo
hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc118
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 120
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC TÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY .............. 121
4.1. Quan điểm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam .......................... 121
4.1.1. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị
trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam phải đi đôi với đấu tranh khắc phục những
yếu tố văn hóa lạc hậu..................................................................................................... 121
4.1.2. Đảm bảo thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế
thị trường và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một số tỉnh
Đơng Bắc Việt Nam .................................................................................................... 123
4.1.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị
trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam cần đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại .................................................................................................. 124
4.2. Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay .......... 127


3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
trên lĩnh vực văn hóa ....................................................................................................... 127
4.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc ... 130
4.2.3 Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở một số tỉnh Đông Bắc nhằm nâng cao đời sống
vật chất cho đồng bào, từ đó tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày có hiệu quả .................................................................................................. 134
4.2.4. Tích cực ngăn ngừa, khắc phục và chống mọi biểu hiện phi văn hóa ............. 138
4.2.5. Tăng cường xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở tại các bản, làng, thơn, xóm,
đến vùng sâu, vùng xa của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam ...... 140
4.2.6. Đẩy mạnh công tác điều tra, sưu tầm, kiểm kê lại tồn bộ di sản văn
hố vật thể và phi vật thể của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc .......... 146
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 149
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154
PHỤ LỤC

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt

1

BSVH

Bản sắc văn hóa

2

KTTT

Kinh tế thị trƣờng

3

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những
thành tựu to lớn. Đó là kết quả bƣớc đầu trong điều kiện kinh tế thị trƣờng của đất
nƣớc, của bản sắc văn hoá Việt Nam, của con ngƣời Việt Nam. Xuất phát từ quan
điểm duy vật biện chứng về văn hoá và xu thế phát triển của nhân loại, Nhà nƣớc ta
rất đề cao vai trò của bản sắc văn hố dân tộc. Hiện nay, giữ gìn và phát huy BSVH
dân tộc trong quá trình phát triển là một nhu cầu khách quan.
Khi phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mục tiêu của nƣớc ta là xây dựng Việt
Nam thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện mục
tiêu đó cần quan tâm xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử đã vạch ra qui luật khách quan rằng, đời sống vật chất
(hiện thực) quy định đời sống tinh thần của xã hội. Do đó, trình độ kinh tế - chính
trị - xã hội tiên tiến và hiện đại trong điều kiện KTTT sẽ có những tác động nhất
định đến sự phát triển văn hố, xã hội. Văn hóa là mục tiêu, là động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, phát triển văn hóa nhằm xây dựng và bồi dƣỡng
nguồn lực con ngƣời về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo
đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh “Xây dựng
nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, hƣớng đến chân - thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; xây dựng văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội” [34; tr.28-29]. Thực
tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta phải tìm mục tiêu, động lực của
sự phát triển khơng phải ở riêng các yếu tố kinh tế thuần túy mà cần phải tìm cả
trong các yếu tố văn hóa. Do vậy, phát triển KTTT luôn gắn liền với yếu tố văn hóa
- nền tảng tinh thần của xã hội.
Văn hóa đƣợc coi là linh hồn của một dân tộc, gắn với những giá trị truyền
thống tốt đẹp. Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa Việt Nam ln mở cửa đón nhận
những yếu tố mới, hội nhập với thế giới và tiếp thu những yếu tố thích hợp cho mơi
trƣờng sống của cộng đồng các dân tộc anh em. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa
thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa của 54 dân tộc. Cộng đồng ngƣời
Việt có những phong tục, tập quán tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa

gắn với không gian sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín
ngƣỡng, sự khoan dung trong tƣ tƣởng giáo lý khác nhau của tơn giáo, tính cặn kẽ
và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại
của văn học, nghệ thuật. Các yếu tố thƣờng đƣợc coi là đặc trƣng của văn hóa Việt

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nam khi nhìn nhận từ bên ngồi bao gồm tơn kính tổ tiên, tơn trọng các giá trị cộng
đồng và gia đình, các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học.
Chính sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cƣ đã tạo
nên những vùng văn hố có những nét đặc trƣng riêng tại Việt Nam. Từ cái nơi của
văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sơng Hồng của ngƣời Việt chủ đạo với nền văn
hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nƣớc, đến những sắc thái văn hóa
các dân tộc miền núi tại Đơng Bắc đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất
trong đa dạng.
Vùng Đơng Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó
cộng đồng dân tộc Tày đông thứ hai sau dân tộc Kinh. Lịch sử cƣ trú của cộng đồng
dân tộc Tày có bề dày văn hóa, gắn với những nét riêng biệt, đặc trƣng, đậm đà bản
sắc. Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Tày ở một số
tỉnh Đông Bắc luôn là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và
thống nhất của nền văn hóa dân tộc.
Khi phát triển KTTT một mặt đã tạo ra cơ hội để tôn tạo, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc Tày phù hợp với điều kiện mới nhƣng cũng khó tránh
khỏi sự thay đổi về BSVH dân tộc, đặc biệt có những thay đổi dẫn tới pha tạp, làm
giảm giá trị, xuất hiện xu hƣớng “Kinh hóa” có nguy cơ đánh mất bản sắc riêng.
Trƣớc sự biến động đó cần thiết phải quan tâm, nghiên cứu, đề xuất những quan
điểm, giải pháp kịp thời để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giữ
gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày, có một số cơng trình đã đề ra đƣợc các nhóm
giải pháp khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn. Song, chƣa có cơng trình nghiên cứu
mang tính tồn diện, cụ thể về việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày trong
điều kiện KTTT ở một số tỉnh Đông Bắc.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc nói chung, văn
hóa dân tộc Tày nói riêng là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đã trở thành
lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án:
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận về giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, làm rõ thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra và
đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm “Văn hóa”, “Bản sắc văn hoá dân tộc”; đặc trƣng của bản
sắc văn hố dân tộc Tày, quan niệm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phân tích nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong điều
kiện tác động của kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt
Nam là một vấn đề lớn, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc Tày trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng ở 3 tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam là Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng
Sơn từ khi đất nƣớc tiến hành đổi mới đến nay. Chủ thể của việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc Tày là đồng bào dân tộc Tày, các cấp ủy đảng và chính quyền
địa phương,... đồng thời, luận giải vấn đề trong giới hạn của góc độ nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án:
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh trong quan điểm về đời sống tinh thần của xã hội, về các hình
thái ý thức xã hội, về văn hóa. Đồng thời dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội; quy luật phủ định của phủ định.
Luận án dựa trên các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng,
thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Luận án kế thừa thành tựu của các học giả đi trƣớc về các nội dung có liên
quan đến luận án.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ
lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điền dã, khái quát hóa, hệ thống hóa... để
thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đề ra, cụ thể:
Phƣơng pháp kết hợp phân tích và tổng hợp để làm rõ các khái niệm ở
chƣơng 2 nhƣ khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.
Các phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử và lơgic, so sánh, điền dã còn
đƣợc sử dụng trong việc đánh giá về thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đơng Bắc Việt Nam
hiện nay.
5. Đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án đƣợc thể hiện ở một số
nội dung cụ thể sau:
- Làm rõ những nội dung bản sắc văn hố dân tộc Tày cần giữ gìn và phát
huy trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông
Bắc Việt Nam hiện nay và phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
đề lý luận và thực tiễn về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc Tày vùng Đơng
Bắc trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa;
định hƣớng cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; hƣớng con
ngƣời tới những giá trị nhân văn, góp phần xây dựng và phát triển đất nƣớc.
6.2. Về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng
dạy và học tập các chuyên đề về văn hóa, về bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay. Luận án có thể
làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời tham gia hoạch định các chính sách về giữ
gìn và phát huy các yếu tố thuộc về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của đồng
bào dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc nƣớc ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận án đƣợc kết
cấu thành 4 chƣơng, 12 tiết.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Trong thời đại ngày nay, lý luận về văn hóa, quan điểm về văn hóa và phát
triển đang đƣợc bổ sung nhiều nhận thức mới. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa cũng
là mục tiêu xây dựng con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt con ngƣời vào vị trí
trung tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời là chủ thể của sự phát
triển. Thực tế cho thấy, tầm quan trọng, vai trị, tác dụng của văn hóa đang ngày
càng gia tăng.
Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều cơng trình khoa học và đề tài nghiên
cứu về văn hóa mang tính hệ thống, đa diện hơn nhƣng nhiều vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu trong bối cảnh nền KTTT tác động làm cho nền văn hóa nƣớc ta vừa có cơ
hội phát triển, vừa phải chịu những thách thức lớn cần vƣợt qua. Do đó, cần có tƣ duy
biện chứng để tìm hiểu về văn hóa và BSVH dân tộc dựa trên quan điểm của Đảng với

chủ trƣơng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội. Nền văn hóa đó chính là mục tiêu, hệ điều chỉnh và còn là
động lực của sự phát triển, hƣớng tới xây dựng một đất nƣớc phát triển bền vững theo
định hƣớng XHCN.
Văn hóa vốn là một hoạt động thuộc thế giới ngƣời nói chung, đồng thời
là đặc trƣng của mỗi cộng đồng ngƣời nói riêng. Văn hóa là điều kiện sinh tồn
và cũng là thành tựu của từng tộc ngƣời, là một lĩnh vực để phân biệt giữa cộng
đồng ngƣời này với cộng đồng ngƣời khác. Thơng qua hoạt động văn hóa sẽ
xác định đƣợc cá tính của từng dân tộc trong cộng đồng, là cầu nối cùng giao
lƣu, hợp tác về văn hóa để đƣa ra thơng điệp giúp các dân tộc xích lại gần nhau.
Văn hóa là cơ sở, nền tảng, trụ cột, sức mạnh quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của xã hội. Mỗi dân tộc với bản sắc riêng đƣợc coi là tiềm lực, sức
sống, thực lực độc đáo để biểu hiện và tỏ rõ sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc.
Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa, BSVH dân tộc.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
Đối với Việt Nam, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, về BSVH dân tộc đã đƣợc
chú ý từ lâu. Song, cũng nhƣ nhiều quốc gia khác, chỉ từ cuối những năm 80 trở lại đây
thì vấn đề này mới đƣợc quan tâm hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều đó đƣợc ghi
nhận trong một số cuốn sách:
Phạm Văn Đồng với cơng trình“Văn hóa và đổi mới” [41] đã phân tích mối
quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế, văn hóa và xã hội, văn hóa và hệ thống

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chính trị, văn hóa và xu thế đổi mới. Tác giả khẳng định: “Văn hóa là đổi mới, đổi mới
là văn hóa, nhƣ vậy hai là một và một thành hai” [41; tr.43]. Đồng thời, nhà nghiên cứu
nhấn mạnh đổi mới là sự nghiệp của văn hóa và trí tuệ. Nhƣ vậy, tác giả đã nâng tƣ duy

về văn hóa lên tầm lý luận mang tính triết lý và khái qt cao. Cơng trình đã giúp tác
giả luận án nhìn nhận sâu sắc hơn về văn hóa trong sự nghiệp đổi mới.
James Wilson, Stan Le Roy Wilson với cơng trình “Mass Media, Mass
Culture” [145] nghiên cứu về văn hóa và thông tin đại chúng - những huyền thoại
phổ biến, tác giả cho rằng trong văn hóa đại chúng, các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng thƣờng là những tác nhân xã hội hóa có ảnh hƣởng đến đời sống của con
ngƣời; Về vai trị của các phƣơng tiện truyền thơng trong một nền văn hóa tác giả
cho rằng phƣơng tiện truyền thơng, văn hóa đại chúng và văn hóa tiêu dùng có liên
hệ với nhau và chúng ảnh hƣởng lẫn nhau. Qua nghiên cứu các chủ đề và đặc điểm
của một nền văn hóa, chúng ta có thể hiểu biết hơn về giá trị con ngƣời trong nền
văn hóa đó; Văn hóa dân gian với các lễ hội đƣờng phố, uống rƣợu ở quán ven
đƣờng và các câu chuyện cổ tích dân gian; sự tác động qua lại giữa văn hóa và
truyền thơng đại chúng là cơ sở hình thành các hoạt động thƣơng mại hóa văn hóa
của con ngƣời, đồng thời xác định trong xu thế phát triển chung của thế giới, sự
giao thoa văn hóa và hợp tác về văn hóa có xu hƣớng ngày càng gia tăng.
Nguyễn Tri Ngun với cơng trình nghiên cứu “Văn hóa tiếp cận từ vấn đề
và hiện tượng” [97] đã khái quát chung về văn hóa, theo đó tác giả đã phân tích
khái niệm văn hóa hiểu theo truyền thống phƣơng Đơng và theo truyền thống
phƣơng Tây, tác giả nhấn mạnh, mọi cuộc cách tân văn hóa chân chính đều phải
cắm gốc rễ rất sâu vào q khứ, khơng có truyền thống lớn sẽ khơng thể có cách tân
văn hóa lớn. Bên cạnh đó, tác giả phân tích khái niệm BSVH dân tộc, khẳng định
bản sắc dân tộc là điều kiện để đổi mới văn hóa, văn hóa là hạt nhân của bản sắc
dân tộc. Qua những phân tích, nhận định trong cơng trình nghiên cứu giúp nghiên
cứu sinh có một cái nhìn tổng thể hơn về nội hàm và các cách tiếp cận khác nhau về
khái niệm văn hóa, BSVH dân tộc.
Cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm
[113] đã phân tích cơ sở lý luận về văn hóa Việt Nam; văn hóa nhận thức; văn hóa tổ
chức cộng đồng, đời sống tập thể; văn hóa tổ chức cộng đồng, đời sống cá nhân; văn hóa
ứng xử với mơi trƣờng tƣ nhiên; văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội. Tác giả cũng
nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng có những ảnh hƣởng hai chiều đến giá

trị văn hóa truyền thống của ngƣời Việt Nam, từ đó, tác giả đã gợi mở những yếu tố phù
hợp có thể phát triển và hạn chế những yếu tố tiêu cực trong bối cảnh nền kinh tế thị
trƣờng hiện nay, đồng thời cũng khẳng định, cần biết gạn đục, khơi trong các giá trị văn

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hóa để thích nghi với điều kiện mới nhằm phát triển kinh tế gắn liền với việc giữ gìn và
phát huy BSVH của q hƣơng, đất nƣớc.
Cơng trình nghiên cứu “Bản sắc văn hoá dân tộc” của tác giả Hồ Bá Thâm
[112] đã phân tích quan niệm về về văn hóa, BSVH và động lực phát triển của văn
hố dân tộc Việt Nam; văn hóa trong thách thức của KTTT và tồn cầu hóa, hiện
đại hóa; bản sắc tƣ duy triết học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Trong đó,
tác giả đã phân tích rõ bản chất, đặc trƣng của văn hóa Việt Nam, tác giả cho rằng,
văn hóa phải có đủ các đặc trƣng ở góc độ tiếp cận hoạt động, tiếp cận giá trị, tiếp
cận phát triển, tiếp cận công nghệ, ở bốn phƣơng diện cơ bản đó tạo thành chỉnh thể
của văn hóa nhƣ một bản thể ngƣời sáng tạo, sinh động vừa bất biến và dĩ biến
trong quá trình phát triển con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Trong cuốn sách, tác giả
cũng nêu lên những hạn chế của nền văn hóa Việt Nam trƣớc yêu cầu đổi mới để
phát triển hiện nay, đó là cá nhân chƣa đƣợc phát triển với tƣ cách là một chủ thể tự
chủ, chƣa đƣợc khuyến khích cao độ những động lực và lợi ích cá nhân, tài năng
sáng tạo của cá nhân; các yếu tố văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh, văn hóa làm
giàu chƣa đƣợc thúc đẩy; tinh thần hợp tác trong lao động sản xuất cịn manh mún,
phân tán, đó chính là vấn đề văn hóa mới chúng ta đang thiếu hụt cần phải bổ sung,
phát triển; chƣa có nếp sống thực sự theo pháp luật dân chủ của xã hội công dân;
thiếu văn hóa khoa học và cơng nghiệp, văn hóa đơ thị, văn hóa mơi trƣờng xanh sạch, hiện đại. Từ đó, tác giả cho rằng cần phải thực hiện đồng thời vừa kiến thiết
xã hội mới, vừa xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự phát
triển đồng thời đó phải có bƣớc ƣu tiên thích đáng để mặt trận văn hóa đi trƣớc một

bƣớc, nhằm thực hiện vai trò động lực trong thời đại văn hóa và phát triển khơng
chỉ ở nƣớc ta mà có tính tồn cầu. Cuốn sách là tƣ liệu q giá cho nghiên cứu sinh
tìm hiểu thêm về lý luận và thực tiễn về văn hóa, BSVH để thực hiện đề tài luận án.
Tác giả Phạm Duy Đức với công trình nghiên cứu “Những thách thức của
văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [42] đã khái quát
những giá trị tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt
Nam, đồng thời phân tích những tác động của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế đối với văn hóa nƣớc ta. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra những
giải pháp để phát huy những thế mạnh, hạn chế những mặt tiêu cực, vƣợt qua những
khó khăn hƣớng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Cuốn sách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề
nghiên cứu trong đề tài đã lựa chọn.
Tác giả Nguyễn Duy Q với cơng trình nghiên cứu “Nhận thức văn hóa
Việt Nam” [102] đã khái quát một số nhân vật lịch sử văn hóa từ thế kỷ X cho đến

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nay. Tác giả đã phân tích sức mạnh của cội nguồn văn hóa, những giá trị văn hóa
Việt Nam, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc định hƣớng xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói rằng, nhà nghiên cứu đã
thể hiện quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể khi nghiên cứu về nguồn
cội tạo nên sức mạnh của văn hóa Việt Nam, đồng thời nhận thấy tính phong phú,
thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa dân tộc.
Cuốn sách “Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa, một góc nhìn
từ Việt Nam” [94] của tác giả Phạm Xuân Nam đã làm sáng tỏ quan niệm về tồn cầu
hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả đã đƣa ra những quan điểm mang tính chất dự
báo tƣơng lai, những vấn đề và nhiệm vụ đặt ra đối với việc bảo tồn sự đa dạng của văn

hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế tồn cầu hóa, đồng thời phân tích xu
hƣớng vận động của các nền văn hóa và văn minh trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả đã
đề ra phƣơng châm, nguyên tắc bảo tồn sự đa dạng văn hóa và tăng cƣờng sự đối thoại
giữa các nền văn hóa. Ở phần cuối cuốn sách, tác giả đã phân tích một số quan điểm có
tính chất định hƣớng cho việc thực hiện việc bảo tồn tính đa dạng văn hóa, tăng cƣờng
đối thoại giữa các nền văn hóa vì mục tiêu hịa bình, phát triển bền vững của quốc gia.
Tác giả Trần Ngọc Thêm với cuốn sách “Một số vấn đề về hệ giá trị Việt
Nam trong giai đoạn hiện tại” [114] đã tập hợp 33 bài viết của nhiều tác giả với các
góc độ nghiên cứu, các cách tiếp cận khác nhau về hệ giá trị của văn hóa, trong đó
một số bài viết đã quan tâm đến hệ giá trị của văn hóa trong q trình tồn tại và phát
triển, các trụ cột chủ yếu để xây dựng hệ giá trị và phát triển văn hóa trong điều
kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển KTTT và hội nhập quốc tế, bàn thêm
về các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam, hiện tƣợng “lệch chuẩn”
và ứng xử văn hóa của ngƣời Việt trong điều kiện hiện nay. Trong cuốn sách, các
tác giả đã phân tích q trình chuyển đổi của văn hóa Việt Nam từ văn hóa để tồn
tại đến văn hóa để phát triển do sự thúc bách của thời đại, văn hóa để phát triển dựa
trên trí tuệ và lý trí, bản chất của đời sống văn hóa - lối sống văn hóa thể hiện những
giá trị con ngƣời, giá trị xã hội hình thành trong quá trình sản xuất và trong các
quan hệ xã hội. Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng để tác giả luận án tiếp cận đƣợc
vấn đề BSVH dân tộc đang nghiên cứu.
Trần Văn Thụy với bài viết “Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa và
con người Việt Nam hiện nay” [120]. Bài viết đã nêu lên một số giải pháp cơ bản để
xây dựng văn hóa và con ngƣời Việt Nam có nhân cách, đạo đức, lối sống đẹp. Tác
giả đã nhấn mạnh, xây dựng văn hóa là mục tiêu của chính trị, kinh tế và quá trình
đổi mới đất nƣớc, cần xây dựng văn hóa thành động lực cho sự phát triển kinh tế, xã

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



hội, đồng thời cần đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực văn hóa ở nƣớc ta hiện nay.
Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn hóa và phát triển những vấn đề của Việt
Nam và kinh nghiệm của thế giới” [62]. Hội thảo đã đề cập đến 5 nội dung chính:
Văn hóa trong các lý thuyết phát triển; vị trí, vai trị của văn hóa trong phát triển đất
nƣớc; mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển; những rào cản từ thể chế ảnh hƣởng
tới sự phát triển văn hóa và con ngƣời Việt Nam; kinh nghiệm một số nƣớc trong
việc sử dụng văn hóa để xây dựng triết lý phát triển. Các nội dung trên đƣợc nhiều
nhà khoa học làm sáng tỏ bằng những nhận định mang tính lý luận, thực tiễn cao và
có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam trong cơng
cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay. Qua việc tìm hiểu những bài viết trong hội thảo
khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu sinh khi tiếp cận khung lý thuyết
ở chƣơng 2 của luận án.
Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình khác nghiên cứu về chủ đề này, tiêu biểu
nhƣ: Hồ Sỹ Q với cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu về văn hóa và văn minh”
[104]; Tác giả Lị Giàng Páo với cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu văn hóa vùng các
dân tộc thiểu số” [98]; Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [81]
của tác giả Ngô Văn Lệ (1998); Trƣờng Lƣu với công trình nghiên cứu “Văn hóa
một số vấn đề lý luận” [84]; Cuốn sách “Văn hóa và sự phát triển các dân tộc Việt
Nam” [11] của tác giả Nông Quốc Chấn. Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết nổi
bật nhƣ: Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết “Phát triển, phát triển bền vững và vai
trị của văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam” [16]; Nguyễn Thị Ngọc Hoa
với bài viết “Quản lý Nhà nước về văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt
Nam hiện nay” [54] và nhiều cơng trình nghiên cứu khác. Thơng qua các cơng trình
nghiên cứu, bài viết nói trên đã giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn các quan điểm về
văn hóa, BSVH dân tộc; vai trị của văn hóa và những yếu tố văn hóa truyền thống
đối với sự phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ta đã có rất nhiều cơng trình viết về văn hóa, bản sắc văn
hố dân tộc. Các tác giả đều đặt vấn đề xây dựng một nền văn hố hiện đại, nhân

văn, có sự tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát
huy BSVH các dân tộc.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
nhất là trong điều kiện KTTT đặt ra nhiều vấn đề cần phải lý giải, làm cơ sở cho việc xác
định phƣơng hƣớng, lựa chọn các yếu phù hợp và tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc
trong q trình phát triển nền văn hóa nƣớc nhà. Tiêu biểu có các cơng trình sau:

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lê Nhƣ Hoa với cơng trình nghiên cứu “Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [53] đã phân tích để làm sáng tỏ văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố nội sinh, động lực của sự phát triển và
cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho rằng, để làm rõ BSVH Việt Nam
thì việc tìm ra ranh giới giữa tinh hoa và các yếu tố lạc hậu trong văn hóa truyền
thống là cần thiết. Mặt khác, tác giả cũng nhấn mạnh BSVH Việt Nam đang đứng
trƣớc nguy cơ và thách thức của nền KTTT nhƣ vấn đề xuống cấp của đạo đức xã hội,
gia tăng tệ nạn xã hội; trong sáng tác và lý luận phê bình cũng phát sinh những khuynh
hƣớng sai lầm, lệch lạc với biểu hiện phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành tựu
cách mạng và văn hóa văn nghệ cách mạng. Qua đó, nhà nghiên cứu đã đƣa ra một vài
đề xuất nhằm giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
kết hợp với tinh hoa nhân loại” [49] của tác giả Phạm Minh Hạc đã phân tích các
quan điểm về văn hóa, văn minh; phân tích vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
xã hội. Nhà nghiên cứu đánh giá vai trị của yếu tố con ngƣời trong phát triển văn
hóa và kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ vai trị của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc chống “diễn biến hịa bình”.

Nhà nghiên cứu lý giải với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu
các yếu tổ nhân bản, hợp lý, khoa học và tiến bộ, tiếp thu nền văn minh thế giới sẽ
phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới đất nƣớc, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh,
đồng thời biết kết hợp nền KTTT mở cửa, hịa nhập rộng rãi với giữ gìn và phát huy
các giá trị tinh thần và truyền thống, xây dựng một xã hội nề nếp, có kỷ luật, chống
lại mọi biểu hiện “diễn biến hịa bình”.
Tác giả Phan Ngọc với cơng trình nghiên cứu “Bản sắc văn hóa Việt Nam”
[95] đã đƣa ra quan điểm về văn hóa, BSVH. Đồng thời, tác giả phân tích bề dày
văn hóa Việt Nam, BSVH Việt Nam trong giao lƣu văn hóa, nền tảng của giao lƣu
quốc tế. Ngoài ra, tác giả đã làm sáng tỏ cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc
văn hóa hiện nay và ƣu thế văn hóa Việt Nam trong nền KTTT. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác bề dày văn hóa để làm cho đất nƣớc
giàu có, cần có thế hệ tri thức quan tâm hơn đến văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa
của dân tộc. Đây là những nội dung quan trọng mà nghiên cứu sinh tiếp cận để làm
rõ về các khái niệm công cụ trong luận án.
Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên) với
cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [16] đã phân tích các giá trị văn hóa truyền thống và
những biến đổi của chúng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc ở
nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Cơng trình nghiên cứu “Tồn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc”
[85] của tác giả Trƣờng Lƣu đã phân tích những vấn đề cơ bản của tồn cầu hóa và
bảo tồn văn hóa dân tộc, khẳng định nhân tố con ngƣời làm nên BSVH, đồng thời

cho rằng trong văn hóa thể hiện tính dân tộc, tính hiện đại tạo nên nét riêng biệt của
mỗi nền văn hóa trong xu thế mới. Mặt khác, tác giả đặt ra vấn đề hội nhập và giao
lƣu văn hóa trong điều kiện hiện nay với những cơ hội và thách thức mới. Tác giả
cũng cho rằng trong q trình giao lƣu, hợp tác về văn hóa cần khẳng định sức
mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, hội nhập nhƣng khơng đánh mất mình, khơng tuyệt
đối hóa những giá trị văn hóa của các dân tộc khác.
Tác giả Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong với bài viết “Giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc” [76] đã khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức về
cơng tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó bài viết đã nêu lên các
khía cạnh cơ bản trong mơ hình phát triển văn hóa Việt Nam. Các tác giả nhấn
mạnh, cần phải thƣờng xuyên bồi bổ cho lịch sử - văn hóa với ý nghĩa là cội rễ của
dân tộc, là cái vốn của riêng mình, từ đó làm cho cốt cách của văn hóa dân tộc thấm
sâu vào tâm lý quốc dân.
Tác giả Lơ Thị Hƣơng với bài viết “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và những vấn đề đặt ra cho các trường phổ thông dân tộc nội trú trong giai
đoạn hiện nay”[69]. Bài viết nhấn mạnh những dân tộc nào thích ứng với sự chuyển
biến của thời đại thì mới có thể tồn tại và phát triển. Qua thực tiễn, tác giả cho rằng
các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú chƣa quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy
BSVH dân tộc, nhận thức của học sinh về văn hóa dân tộc cịn hạn chế, do đó tác
giả đã đƣa ra một số giải pháp để triển khai việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc
ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tại các địa phƣơng với hình thức phong phú,
hấp dẫn học sinh tham gia. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh để văn hóa dân tộc thiểu
số có thể tồn tại, phát triển và thích ứng đƣợc trong dịng chảy chung của văn hóa
đất nƣớc thì những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cần đƣợc điều
chỉnh và bổ sung thêm. Qua bài viết đã cho thấy, BSVH là yếu tố cốt lõi của văn
hóa mỗi dân tộc, bên cạnh việc giữ gìn văn hóa dân tộc cần tiếp thu tinh hoa văn
hóa của dân tộc khác là tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả Hồ Thị Minh Trâm với bài viết “Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay” [130] đã phân tích thực trạng nền văn hóa của
Việt Nam nói riêng và của các nƣớc đang phát triển nói chung đang phải đƣơng đầu

với những thách thức chƣa từng có trong lịch sử, nguy cơ bị đồng hóa hay ít nhất
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


làm mất đi BSVH dân tộc đang hiện hữu, từ đó tác giả nhấn mạnh vai trị, tầm quan
trọng của văn hóa, giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa với bài viết “Văn hóa các dân tộc thiểu số - Thực
trạng và các nguyên tắc bảo tồn, phát huy” [55] đã chứng minh văn hóa là một lĩnh
vực rất quan trọng của đời sống xã hội, hiện nay văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu
số có nhiều biến đổi, do đó cần xác định các dân tộc thiểu số là những chủ thể của
những nền văn hóa vơ cùng đa dạng, đồng thời chính sự đa dạng đó đã làm nên tiềm
năng văn hóa vơ cùng độc đáo của nền văn hóa nƣớc nhà. Sự đan xen của giá trị,
BSVH với sự hao hụt vốn di sản văn hóa ở các dân tộc thiểu số Việt Nam đang diễn
ra từng ngày, từng giờ trong nếp nghĩ, lối sống, ứng xử, đặc biệt là ở các dân tộc
thiểu số bản địa. Tác giả phân tích sự biến đổi văn hóa sẽ làm thay đổi BSVH của
các dân tộc thiểu số, vấn đề đặt ra là cần bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc
thiểu số, cách thức bảo tồn và phát huy cần diễn ra tự giác và khoa học hơn, đồng
thời cần giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa con ngƣời với văn hóa.
Tác giả Hoàng Chƣơng với bài viết “Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy
văn hóa dân tộc” [17] khẳng định muốn bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc tốt hơn,
hiệu quả hơn, bền vững hơn Đảng và Nhà nƣớc cần phải có một chính sách đầu tƣ
hợp lý hơn, phải quan tâm, khuyến khích những tổ chức, những cá nhân đang dốc
lòng, dốc sức trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đây là vấn đề
đƣợc tác giả lý giải một cách khách quan, khoa học, có tính thực tiễn cao.
Bài viết “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc” [77] của tác giả Lê Võ Thanh Lâm đã có những nghiên cứu,
đánh giá về BSVH dân tộc, từ đó nhấn mạnh những yếu tố thuộc về BSVH dân tộc
đƣợc thể hiện thông qua các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập, ứng xử, lối sống,

phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ, chữ viết… Đồng thời, tác giả bài viết đƣa ra
quan niệm về giữ gìn BSVH dân tộc. Việc tìm hiểu bài viết giúp nghiên cứu sinh
làm rõ hơn khái niệm công cụ về bản sắc văn hóa dân tộc trong luận án.
Cơng trình nghiên cứu “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị truyền
thống Việt Nam” [117] đƣợc rút ra từ đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (03.14/06-10) do tác
giả Ngô Đức Thịnh chủ biên, đề tài thuộc chƣơng trình cấp Nhà nƣớc “Xây dựng
con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc
tế” (KX.03/06). Trong đề tài, các tác giả đã phân tích và đánh giá những giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập. Đồng thời, cơng trình nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp nhằm

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa trong cơng cuộc xây dựng và phát triển
con ngƣời, văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Ngoài ra, còn rất nhiều cuốn sách, bài viết về chủ đề này, tiêu biểu nhƣ: Tác
giả Nguyễn Văn Huy với công trình nghiên cứu “Bức tranh văn hóa các dân tộc
Việt Nam” [65]; Tác giả Đỗ Thị Minh Thúy với công trình nghiên cứu “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” [121]; Cơng trình nghiên cứu “Văn
hóa với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[115] của
tác giả Lê Quang Thiêm và nhiều cơng trình nghiên cứu khác. Thơng qua các cơng
trình nói trên đã giúp nghiên cứu sinh có nhận thức tổng thể hơn về sự biến đổi của văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Qua tham khảo các công trình tiêu biểu trên đây của các nhà nghiên cứu đã giúp
nghiên cứu sinh có đƣợc góc nhìn đa chiều về văn hóa, BSVH dân tộc và vấn đề giữ
gìn, phát huy BSVH dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Trong sự nghiệp đổi mới đất

nƣớc, có nhiều yếu tố mang tính thời đại tác động đến việc giữ gìn và phát huy BSVH
dân tộc nhƣ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; KTTT; hội nhập quốc tế; cách mạng khoa
học cơng nghệ. Những yếu tố này tác động tích cực và tiêu cực đến nền văn hóa Việt
Nam. Từ đó, nghiên cứu sinh thấy đƣợc tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy
BSVH dân tộc, đây là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến bản sắc văn hóa
dân tộc Tày
Dân tộc Tày có dân số đơng và tập trung ở hầu hết các tỉnh vùng Đông Bắc
của nƣớc ta. Đồng bào dân tộc Tày còn đƣợc xem nhƣ là chủ thể văn hóa của vùng
Đơng Bắc. Vì vậy, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về văn hóa đặc sắc
của dân tộc Tày, có thể kể đến các cơng trình:
Cuốn sách“Văn hóa Tày - Nùng” [82] của các tác giả Lã Văn Lô - Hà Văn
Thƣ đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con ngƣời và văn hóa của hai dân tộc Tày Nùng. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích tín ngƣỡng của hai dân tộc này.
Các tác giả khẳng định, trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam, Tày - Nùng là hai dân
tộc sống bên cạnh nhau, có những quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa và huyết
thống. Các tác giả nhận định, trong văn hoá ngƣời Tày - Nùng rất đề cao yếu tố tâm
linh, thờ các vật tổ. Họ có thói quen thờ tổ tiên, tuy nhiên chỉ thờ lễ vào dịp tết, các
dịp lễ khác họ chỉ dọn dẹp bàn thờ và thờ bằng rƣợu. Thờ mụ cũng khá phổ biến và
đƣợc thờ tại đầu giƣờng của ngƣời mẹ mới sinh. Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Tày Nùng rất coi trọng thầy Mo trong thờ cúng, quan niệm thầy Mo là con của trời, có
thể nói chuyện với trời và thầy Mo trong cộng đồng dân tộc nơi đây còn phải thờ

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


âm binh, thiên tƣớng. Tuy nhiên, nhiều đặc trƣng văn hóa mang tính địa phƣơng của
dân tộc Tày chƣa đƣợc tác giả đề cập toàn diện.
Cuốn sách “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” [134] của Viện Dân tộc
học là cơng trình nghiên cứu mang tính tồn diện và công phu nhất về điều

kiện tự nhiên, dân cƣ, lịch sử tộc ngƣời, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội... của hai dân tộc Tày - Nùng nói chung trong
9 trang (từ trang 302 đến trang 310). Cơng trình cũng chỉ ra do những nguyên nhân
lịch sử hình thành và đặc điểm cƣ trú nên văn hóa của hai dân tộc này có nhiều nét
tƣơng đồng. Cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến lễ hội Lồng Tồng của cƣ dân Tày
- Nùng, trong đó các tác giả đã trình bày khá chi tiết về thời gian, cách thức tổ chức
lễ hội, các nghi lễ và các trò chơi trong lễ hội. Từ đó, các tác giả đã khẳng định nét
đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày - Nùng cần phải
bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng.
Cơng trình nghiên cứu “Văn hóa truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả
Hoàng Quyết - Ma Khánh Bằng [106] đã làm rõ về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế, xã hội, dân cƣ Tày - Nùng, lịch sử tộc ngƣời và văn hóa Tày - Nùng, nghệ thuật làm
nhà của ngƣời Tày - Nùng, đặc biệt là chữ Nôm Tày - Nùng, văn học dân gian Tày Nùng ở Việt Nam. Các tác giả cho rằng, các dân tộc Tày - Nùng đã sớm xây dựng
cho mình một nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Đồng thời, các tác giả đã nêu rõ
các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Tày, từ đó khẳng định tầm quan trọng
của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tộc ngƣời.
Các tác giả Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Tồn với cơng trình nghiên cứu
“Tín ngưỡng dân gian Tày” [74] đã làm sáng tỏ về tín ngƣỡng dân gian Tày, với các
phong tục thờ cúng, các tàn dƣ ma thuật và các lễ nghi trong đời sống tinh thần của đồng
bào Tày. Đây là cơng trình nghiên cứu giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về tín ngƣỡng và
vai trị của tín ngƣỡng trong đời sống tinh thần dân tộc Tày khi thực hiện đề tài luận án.
Các tác giả Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn với cơng trình
nghiên cứu “Văn hóa dân gian Tày” [73] đã phân tích những đặc trƣng cơ bản về văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của ngƣời Tày ở Việt Nam. Trong đó, văn hóa vật
thể đƣợc tác giả đề cập đến nhƣ nhà ở, ẩm thực, trang phục dân tộc, dụng cụ lao
động đƣợc hình thành trong quá trình sinh tồn, lao động sản xuất của đồng bào dân
tộc Tày. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu bật những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
Tày nhƣ quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, vấn đề tín ngƣỡng, tơn giáo và phong tục
tập quán; ngôn ngữ và văn học dân gian; nghệ thuật dân gian và những hình thức
văn hóa đa dạng khác. Từ đó, tác giả đã nêu rõ, đồng bào dân tộc Tày đã có mặt lâu


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đời ở nƣớc ta, là dân tộc thiểu số đã có những đóng góp tích cực trong q trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Tày đều có
nhiều nét đẹp làm giàu BSVH truyền thống của dân tộc ta. Với các nội dung đƣợc đề
cập trong cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy BSVH
dân tộc Tày nói riêng và BSVH Việt Nam nói chung. Mặc dù vậy, tác giả nghiên cứu
bản sắc văn hóa dân tộc dƣới góc độ lịch sử nhƣng chƣa nêu rõ nguồn gốc, xu hƣớng
biến đổi của BSVH dân tộc Tày trong bối cảnh hiện nay.
Cuốn sách “Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng” [139] của tác giả Nguyễn Thị
Yên đã nghiên cứu công phu và chuyên sâu về tín ngƣỡng của ngƣời Tày - Nùng.
Cuốn sách đã mô tả tổng quan về ngƣời Tày- Nùng về lịch sử hình thành tộc ngƣời
và văn hóa truyền thống của hai tộc ngƣời này. Cơng trình nghiên cứu phân tích khá
sâu về tín ngƣỡng của hai tộc ngƣời này, trong đó trình bày hệ thống các quan niệm
tín ngƣỡng làm nền tảng hình thành các hình thức và các nghi lễ tín ngƣỡng tiêu
biểu. Tác giả cũng trình bày về trình tự tiến hành và ý nghĩa của một số nghi lễ tín
ngƣỡng tiêu biểu đóng vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày Nùng. Cơng trình nghiên cứu cũng chỉ ra những nét tƣơng đồng và những nét khác
biệt cụ thể trong tín ngƣỡng của dân tộc Tày và dân tộc Nùng. Đồng thời, tác giả đã
tiến hành khảo sát hiện trạng đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng của đồng bào hiện nay ở
một số địa phƣơng và nêu lên vai trò của tín ngƣỡng trong đời sống tinh thần của
ngƣời dân. Cuốn sách cũng chỉ ra những xu hƣớng biến đổi của các hình thức tín
ngƣỡng của ngƣời Tày - Nùng dƣới sự tác động của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Cuốn sách “Đến với người Tày và văn hoá Tày” [140] của tác giả La Cơng
Ý là một cơng trình chun khảo cơng phu, đề cập một cách có hệ thống về đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của ngƣời Tày. Với 416 trang sách đã trình bày đƣợc những nét
riêng, mang tính đặc thù của đồng bào dân tộc Tày ở một địa phƣơng cụ thể. Bên cạnh

đó, cuốn sách mơ tả chi tiết những hiện vật văn hóa mà ngƣời Tày chế tác và sử dụng,
dựa theo những hiện vật đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi tác giả đã
từng tiếp cận ở vùng cƣ dân Tày. Đặc biệt, cơng trình nghiên cứu cịn sƣu tầm hơn 150
ảnh, hình vẽ minh hoạ và một bản đồ phân bố các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tày Thái ở các tỉnh phía Bắc.
Tác giả Hà Đình Thành với cơng trình nghiên cứu “Văn hóa dân gian Tày Nùng ở Việt Nam” [109] đã khái quát về hai dân tộc ngƣời Tày - Nùng ở Việt Nam với
đặc điểm nơi cƣ trú và lịch sử hình thành tộc ngƣời. Cuốn sách cũng mơ tả những đặc
trƣng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời Tày, nghiên cứu văn hóa dân

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gian của ngƣời Tày - Nùng bao gồm: văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình dân
gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, tín ngƣỡng, tơn giáo và các lễ hội dân gian.
Cơng trình nghiên cứu này đã sƣu tầm và hệ thống hóa một cách đầy đủ văn hóa
dân gian của ngƣời Tày - Nùng ở nƣớc ta. Cuốn sách giúp tác giả luận án hiểu rõ
hơn về các yếu tố văn hóa của hai dân tộc Tày - Nùng, từ đó thấy đƣợc một số
điểm tƣơng đồng trong đời sống văn hóa của hai dân tộc nêu trên.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu về BSVH của dân tộc Tày
nhƣ: Tác giả Đỗ Thúy Bình với cơng trình nghiên cứu “Hơn nhân và gia đình
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” [6]; Cuốn sách “Bước đầu nghiên cứu
về Then Việt Bắc” [56] của tác giả Nơng Văn Hồn; Tác giả Dƣơng Sách với
cơng trình nghiên cứu “Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đơng Bắc”
[108] và nhiều cơng trình khoa học khác. Các cuốn sách này đã đi sâu tìm hiểu
về các yếu tố văn hóa của dân tộc Tày. Đây là những nét sinh hoạt văn hóa đang
ảnh hƣởng sâu sắc và có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày.
Nhƣ vậy, những cơng trình khoa học trên đã mang lại cái nhìn tổng quan
về dân tộc Tày và những đặc trƣng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Các
cơng trình đã khái qt bức tranh văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của ngƣời Tày.

Với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, điều kiện cƣ trú và lịch sử hình thành, ngƣời
Tày đã xây dựng hệ thống văn hóa vật chất đặc trƣng về nhà ở, trang phục, ẩm
thực… Họ cũng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần độc đáo, đậm đà bản sắc
dân tộc, đó là một kho tàng văn học và nghệ thuật dân gian phong phú, những
hình thức sinh hoạt lễ hội văn hóa văn nghệ đa dạng. Đặc biệt, các cuốn sách
cũng khẳng định tín ngƣỡng của dân tộc Tày mang bản sắc độc đáo. Các quan
niệm tín ngƣỡng cho tới những hình thức tín ngƣỡng và nghi lễ tín ngƣỡng tất cả
đều đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời Tày.
Có thể nói rằng, các cuốn sách, các bài viết nêu trên đã phản ánh một
bƣớc tiến lớn trong lịch sử nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Song, phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một
phạm vi rộng với những đặc trƣng văn hóa của ngƣời Tày nói chung, chƣa phân
tích rõ đƣợc những sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc Tày ở một
số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay. Các cơng trình của những nhà nghiên cứu
đi trƣớc là cơ sở để tác giả tiếp tục khai thác và nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn
về đời sống văn hóa của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam trong
điều kiện KTTT hiện nay.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế thị trƣờng và giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Các tác giả Vũ Đình Bách - Trần Minh Đạo (đồng chủ biên) với công trình
nghiên cứu “Đặc trưng của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam” [2]. Cuốn sách đã khái quát quá trình hình thành và phát triển KTTT trên thế
giới; nêu lên các mơ hình tiêu biểu và xu hƣớng vận động của KTTT tƣ bản chủ

nghĩa; bản chất và đặc trƣng của nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam; các
điều kiện đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của nền KTTT định hƣớng XHCN
ở nƣớc ta hiện nay.
Cơng trình nghiên cứu“Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây
dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [3] của tác giả Nguyễn Duy Bắc
chủ biên. Trong phần I, tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận về văn hóa, giá trị văn
hóa, biến đổi văn hóa, khái lƣợc về nền KTTT định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhà
nghiên cứu đã khẳng định, trong điều kiện KTTT các giá trị văn hóa có sự biến đổi,
trong đó có các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số. Từ đó, tác giả đã đề xuất các
giải pháp để xây dựng những giá trị văn hóa trong điều kiện phát triển nền KTTT
định hƣớng XHCN. Trong phần II, bao gồm các bài viết của 12 tác giả phân tích về
giá trị và giá trị văn hóa, đồng thời làm sáng tỏ sự biến đổi các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc; giá tri văn hóa đạo đức; giá trị văn hóa chính trị; giá trị văn
hóa giáo dục; giá trị văn hóa thẩm mỹ; giá trị văn hóa nghệ thuật; giá trị văn hóa gia
đình. Đây là những nội dung quan trọng giúp tác giả luận án nhận thức một cách
tổng thể hơn một số lý luận và thực tiễn về văn hóa và sự biến đổi văn hóa trong
q trình phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.
Tác giả Vũ Đình Bách chủ biên với cơng trình nghiên cứu “Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [1]. Đây là cơng trình nghiên cứu
thuộc chƣơng trình khoa học cấp Nhà nƣớc KX.01 “Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu lên quan điểm về KTTT định
hƣớng XHCN; thể chế và quản lý Nhà nƣớc trong nền KTTT định hƣớng XHCN;
thị trƣờng và động lực phát triển trong nền KTTT định hƣớng XHCN; nền KTTT
định hƣớng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế; từ đó tác giả đã phân tích, đánh giá về các điều kiện đảm bảo cho sự vận
hành và phát triển của nền KTTT định hƣớng XHCN.
Ở cuốn sách “Kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội” của nhiều tác giả
[131] đã phân tích các đặc trƣng, vai trị của nền KTTT định hƣớng XHCN, đồng
thời cơng trình nghiên cứu đã nêu ra những quan điểm để tiếp tục hoàn thiện thể chế


22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×