Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Luận án tiến sĩ vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc bộ công an (nghiên cứu trường hợp trại giam nam hà)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

DƢƠNG VĂN ĐẠI

VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN ĐANG CHẤP HÀNH ÁN
TẠI CÁC TRẠI GIAM THUỘC BỘ CÔNG AN
(Nghiên cứu trƣờng hợp trại giam Nam Hà)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

DƢƠNG VĂN ĐẠI

VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN ĐANG CHẤP HÀNH ÁN
TẠI CÁC TRẠI GIAM THUỘC BỘ CÔNG AN
(Nghiên cứu trƣờng hợp trại giam Nam Hà)

Chuyên ngành


: Xã hội học

Mã số

: 62313001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TÔ DUY HỢP
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA

Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc và trung thực của cá nhân tơi và xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan này.

NGƢỜI CAM ĐOAN

DƢƠNG VĂN ĐẠI

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN


Luận án này là một cơng trình khoa học độc lập, kết quả của sự nỗ lực
mà bản thân tôi gặt hái đƣợc trong nhiều năm học tập, nghiên cứu. Để hồn
thành luận án, lời đầu tiên tơi bày tỏ lịng biết ơn đến Q Thầy, Cơ giáo, Ban
Chủ nhiệm khoa Xã hội học, phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và đào tạo
Sau đại học (Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành luận án.
Đặc biệt, tơi chân thành cảm tạ GS.TS Tô Duy Hợp và PGS.TS Nguyễn
Thị Kim Hoa - Những ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tận tình, đầy
trách nhiệm để tơi hồn thành tốt luận án và trƣởng thành về khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án
hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp, Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Tham mƣu, và các đồng
nghiệp nơi tôi công tác - đã giúp đỡ, động viên quý báu trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Luận án này sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự tạo điều kiện và giúp
đỡ trong việc thu thập thông tin của lãnh đạo Trại giam Nam Hà. Tơi bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ Trại giam Nam Hà.
Đặc biệt qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với đại gia đình tơi và
những bạn hữu ln động viên, giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Tác giả

Dƣơng Văn Đại

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 7
2. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 9
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
7. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ................. 14
8. Đóng góp mới và hạn chế của luận án .......................................................... 15
9. Kết cấu của luận án......................................................................................... 16
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 17
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về tội phạm nói chung.................................... 17
1.2. Cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục, giáo dục phạm nhân trong
trại giam............................................................................................................... 24
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ............ 35
2.1. Các khái niệm cơng cụ ................................................................................ 35
2.1.1. Vai trị................................................................................................ 35
2.1.2. Giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật cho phạm nhân ............... 35
2.1.3. Tội phạm và phạm nhân .................................................................... 40
2.1.4. Chuẩn mực và sai lệch chuẩn mực .................................................... 43
2.1.5. Trại giam ........................................................................................... 45
2.2. Một số lí thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và
tội phạm ............................................................................................................... 46
2.2.1. Lí thuyết hành vi lệch chuẩn ............................................................. 46
2.2.2. Lí thuyết về nền văn hoá phụ của kẻ tội phạm ................................. 47

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.2.3. Lí thuyết gán nhãn ............................................................................. 49
2.2.4. Lí thuyết Xung đột ............................................................................ 51
2.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nƣớc về cơng tác giáo dục phạm nhân ...................................................... 53
2.3.1. Truyền thống dân tộc, tƣ tƣởng bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh
..................................................................................................................... 53
2.3.2. Chính sách hình sự về giáo dục cải tạo phạm nhân .......................... 55
2.3.3. Các nguyên tắc cơ bản trong giáo dục pháp luật .............................. 56
2.4. Đặc điểm phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, đặc điểm, địa
bàn nghiên cứu. ................................................................................................... 62
2.4.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của các trại giam thuộc
Bộ Cơng an .................................................................................................. 62
2.4.2. Tình hình phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam .............. 63
2.4.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (Trại giam Nam Hà) .......................... 69
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM
NHÂN QUA KHẢO SÁT TẠI TRẠI GIAM NAM HÀ ............................ 72
3.1. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật ............................. 72
3.1.1. Nội dung giáo dục pháp luật ............................................................. 73
3.1.2. Phƣơng pháp giáo dục pháp luật ....................................................... 81
3.1.3. Hình thức giáo dục pháp luật ............................................................ 85
3.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho phạm nhân ....................... 89
3.2.1. Yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp ............................................................... 89
3.2.2. Yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp ............................................................... 95
Chƣơng 4. KẾT QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM
NHÂN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRẠI GIAM NAM HÀ .... 101
4.1. Kết quả của giáo dục pháp luật đối với phạm nhân ................................ 101

2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.1.1. Nâng cao nhận thức pháp luật ......................................................... 101
4.1.2. Phạm nhân nhận thức đƣợc tội lỗi của mình gây ra ........................ 117
4.1.3. Hình thành ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của phạm nhân........... 122
4.2. Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục pháp luật đối với phạm nhân ........ 133
4.2.1. Đánh giá chung ............................................................................... 133
4.2.2. Một số tồn tại .................................................................................. 134
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân
đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà....................................................... 139
4.3.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hƣớng dẫn tổ
chức thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân ................................... 139
4.3.2. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực
phục vụ công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam 140
4.3.3. Nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm
của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân ....... 141
4.3.4. Đổi mới giáo dục pháp luật cho phạm nhân ................................... 142
4.3.5. Có chế tài khen thƣởng kịp thời - kỷ luật nghiêm minh đối với phạm
nhân trong quá trình giáo dục pháp luật.................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………...……151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 163

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Danh mục các ký hiệu và chữ cái viết tắt

ANQG:

An ninh quốc gia

BGD&ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BQP:

Bộ Quốc phòng

BTP:

Bộ Tƣ pháp

C86:

Cục Giáo dục cải tạo và hoà nhập cộng đồng

NXB:

Nhà xuất bản

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TG:

Trại giam

Tổng cục VIII:

Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp

TTHS:

Tố tụng hình sự

TTLT:

Thơng tƣ liên tịch

THAHS:

Thi hành án hình sự

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Danh mục các bảng
Bảng 2.1. Cơ cấu phạm nhân theo tội danh ................................................... 64
Bảng 2.2. Cơ cấu phân loại phạm nhân theo nghề nghiệp trƣớc khi vào trại . 65
Bảng 2.3. Cơ cấu phạm nhân có tiền án, tiền sự ............................................ 66
Bảng 2.4. Cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi ...................................................... 67
Bảng 3.1. Các nhóm phạm nhân đƣợc học pháp luật ..................................... 74
Bảng 3.2. Các nội dung giáo dục pháp luật của phạm nhân đƣợc học trong
thời gian chấp hành án phạt tù ....................................................................... 75
Bảng 3.3. Tập thể, cá nhân đƣợc khen thƣởng trong quá trình chấp hành án
phạt tù tại trại giam ......................................................................................... 83
Bảng 3.4. Giáo dục chung cho phạm nhân ..................................................... 85
Bảng 3.5. Tham gia chƣơng trình tìm hiểu pháp luật ..................................... 86
Bảng 3.6. Cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi ...................................................... 91
Bảng 4.1. Mức độ nhận thức của phạm nhân đối với nội dung pháp luật đƣợc
học trong quá trình chấp hành án phạt tù ...................................................... 103
Bảng 4.2. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của phạm nhân và mức độ nhận
thức các nội dung giáo dục pháp luật ........................................................... 105
Bảng 4.3. Tƣơng quan giữa số lần tiền án và mức độ nhận thức pháp luật của
phạm nhân có tiền án, tiền sự ........................................................................ 107
Bảng 4.4. Tƣơng quan giữa các nhóm tội với mức độ nhận thức pháp luật . 109
Bảng 4.5. Mức độ nhận thức pháp luật của phạm nhân phạm tội xâm phạm an
ninh quốc gia ................................................................................................. 112
Bảng 4.6. Về mức độ nhận thức pháp luật của nhóm phạm nhân phạm các tội
về trật tự quản lí kinh tế ................................................................................ 113
Bảng 4.7. Nhận thức pháp luật của nhóm phạm nhân phạm tội ma tuý ...... 115
Bảng 4.8. Nội dung giáo dục pháp luật mà phạm nhân cần hiểu .................. 122
Bảng 4.9. Mức độ tham gia học tập, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
của các nhóm phạm tội .................................................................................. 125
Bảng 4.10. Số phạm nhân vi phạm Nội quy trại giam .................................. 129


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Danh mục hình vẽ, biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Mức độ gia tăng phạm nhân chấp hành án tại các trại giam ..... 63
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ học vấn của phạm nhân .................................... 68
Biểu đồ 3.1. Hình thức giáo dục pháp luật cá biệt (lƣợt phạm nhân) ............. 87
Biểu đồ 3.2. Thời gian giáo dục cho phạm nhân ............................................ 88
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu về tội danh ...................................................................... 90
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức án ........................................................................ 90
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu phân loại phạm nhân có tiền án ...................................... 92
Biểu đồ 3.6. Trình độ học vấn của phạm nhân ............................................... 92
Biểu đồ 3.7. Nghề nghiệp của phạm nhân trƣớc khi vào trại ......................... 93
Biểu đồ 3.8. Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo dục ................................. 94
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ phạm nhân xâm phạm an ninh quốc gia đang chấp hành án
tại Trại giam Nam Hà với tỷ lệ phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc
gia đang chấp hành án tại các trại giam trong toàn quốc. ............................. 111
Biểu đồ 4.2. Xếp loại thi đua của phạm nhân ............................................... 130
Danh mục các hộp

Hộp 4.1. ......................................................................................................... 104
Hộp 4.2. ......................................................................................................... 114
Hộp 4.3. ......................................................................................................... 119
Hộp 4.4. ......................................................................................................... 121
Hộp 4.5. ......................................................................................................... 128

6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện tƣợng tội phạm cũng nhƣ những hiện tƣợng lệch chuẩn xã hội đều
đƣợc coi là “những hành vi khơng bình thƣờng”, tức là những hành vi đã vi
phạm các chuẩn mực, quy tắc xã hội đƣợc mọi ngƣời hoặc của một nhóm
ngƣời chấp nhận [128, tr.52]. Hành vi mà ngƣời thực hiện nó sẽ gặp phải sự
phản ứng mạnh mẽ của xã hội, những gì đƣợc coi là tội phạm hay là sự lệch
chuẩn của xã hội đều là hành vi vi phạm, đi kèm theo là các hình thức trừng
phạt các hành vi đó nhƣ: sự phản đối, tẩy chay, phạt tiền, phạt tù hay tử hình.
Năm 2013, Bộ Cơng an quản lí, giam giữ trên 130.000 ngƣời đang chấp hành
hình phạt tù (phạm nhân) với thành phần, tính chất tội phạm ngày càng nguy
hiểm, phức tạp [7, tr.1]. Giáo dục phạm nhân để đầu vào là một ngƣời phạm
tội, đầu ra là một cơng dân lƣơng thiện, có ích cho xã hội vừa là nhiệm vụ vừa
là mục đích chủ yếu của các trại giam thuộc Bộ Công an. Hoạt động này ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc giữ gìn trật tự, nội qui, kỷ luật, bảo vệ an toàn trại
giam, làm giảm sự chống phá của phạm nhân trong quá trình chấp hành án,
góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo đảm an toàn xã hội [25, tr.2]. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của công tác này, Nhà nƣớc luôn quan tâm đến việc ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công tác trại giam [25, tr.10].
Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng làm nền tảng cho hoạt động giáo dục
nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng ở trại giam. Để giáo dục pháp luật có
hiệu quả, đạt đƣợc mục đích của cơng tác giáo dục, cơ quan có thẩm quyền đã
từng bƣớc đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật
thơng qua đó giúp phạm nhân định hƣớng lại nhận thức, tuân thủ Nội quy trại
giam, điều chỉnh lại hành vi bản thân cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

và pháp luật. Kết quả, mỗi năm có hàng vạn lƣợt phạm nhân đƣợc giảm thời

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hạn chấp hành hình phạt tù, đƣợc ra trại trƣớc thời hạn hoặc đƣợc đặc xá trở
về đoàn tụ với gia đình. Nhiều phạm nhân chấp hành xong án phạt tù đƣợc
đặc xá tha tù trƣớc thời hạn trở về với xã hội đã thực sự tiến bộ, làm ăn lƣơng
thiện, đem lại hạnh phúc cho thân nhân, gia đình họ [3, tr.3]. Hầu hết đối
tƣợng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia sau khi chấp hành xong hình phạt
tù đã từ bỏ ý thức, hoạt động chống phá chính quyền, chế độ; phạm nhân là
ngƣời nƣớc ngồi khi trở về Tổ quốc đã có cái nhìn mới, đầy đủ, tồn diện
hơn về hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cũng nhƣ chính sách giam
giữ của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đạt đƣợc kết quả đó,
giáo dục pháp luật đóng góp vai trò rất lớn. Tuy nhiên, giáo dục pháp luật vẫn
chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, chƣa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi
của xã hội đối với chất lƣợng công tác thi hành án phạt tù [25, tr.4]. Theo kết
quả khảo sát những ngƣời chấp hành án phạt tù trở về địa phƣơng cƣ trú từ
năm 2002 đến năm 2012, số ngƣời tái phạm tội chiếm tỷ lệ 18,86%, số ngƣời
đƣợc đặc xá tái phạm chiếm 3,02% [7, tr.17]. Bên cạnh đó, hiện nay trong q
trình chấp hành án tại trại giam vẫn còn tồn tại tình trạng một số phạm nhân
vi phạm nội qui, kỷ luật trại giam nhƣ: trốn trại, đánh nhau, trộm cắp, chây
lƣời lao động; xuất hiện một số phạm nhân không chịu nhận tội, không chịu
tiếp thu giáo dục, chống đối quyết liệt với các hình thức từ thấp đến cao, cả
công khai trắng trợn đến tinh vi xảo quyệt [7, tr.15]. Để nâng cao hơn nữa
hiệu quả giáo dục cho phạm nhân, vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng thực
trạng giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng cho phạm nhân đang
chấp hành án tại trại giam. Thơng qua việc phân tích, đánh giá ƣu, khuyết

điểm của giáo dục pháp luật từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện nội
dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các
trại giam. Đây chính là một địi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa về lí luận, thực tiễn
và chính trị, nhân đạo sâu sắc nhằm thực hiện đƣợc mục đích cơ bản của hình

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phạt là: “hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn giáo dục
họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình
phạt cịn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phịng
ngừa và chống tội phạm” [90, tr.27-28].
Ngồi lí do từ thực tiễn nêu trên, cịn có lí do từ chun ngành xã hội
học. Dƣới góc độ xã hội học, đến nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống về vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân nên tác giả đã
chọn đề tài “Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp
hành tại các trại giam thuộc Bộ Công an” là cấp thiết, vừa đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn, vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của xã hội học về giáo dục học
tội phạm.
2. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Về mặt lí luận:
Những tri thức lí thuyết và thơng tin thu đƣợc từ khảo sát thực tế trại
giam có thể đóng góp thêm vào cơ sở lí luận và dữ liệu cho việc phân tích và
thêm sự hiểu biết từ góc nhìn xã hội học đối với giáo dục phạm nhân trong
các trại giam, góp phần làm phong phú hơn về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục
ngƣời phạm tội.
2.2. Về thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc dùng làm tài liệu phục vụ
cho quá trình nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy và học tập môn xã hội học tội
phạm, xã hội học pháp luật; tổ chức giáo dục cho phạm nhân, tại các trại giam
và chủ thể khác có liên quan.
- Cung cấp những dữ liệu khảo sát điều tra ban đầu về thực trạng giáo
dục pháp luật cho phạm nhân ở trại giam.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Những đề xuất giải pháp của luận án sẽ góp phần tích cực cho việc
nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân đang chấp hành án tại
trại giam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng và kết quả giáo dục pháp luật tại trại giam thuộc
Bộ Công an.
- Đánh giá những tồn tại của giáo dục pháp luật, đề xuất một số giải
pháp cơ bản để khắc phục những hạn chế của giáo dục pháp luật hiện nay và
nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân tại trại giam thuộc
Bộ Công an.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lí thuyết nghiên cứu về tội phạm, lí thuyết liên quan
đến giáo dục ngƣời phạm tội và thao tác hoá một số khái niệm công cụ nhƣ:
trại giam, phạm nhân, giáo dục pháp luật cho phạm nhân và một số khái niệm
liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm tình hình phạm nhân đang chấp hành án tại các
trại giam: lứa tuổi, nghề nghiệp, loại tội, trình độ học vấn…
- Đánh giá kết quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân tại trại giam

thuộc Bộ Công an.
- Đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
pháp luật cho phạm nhân.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là vai trò giáo dục pháp luật đối với
phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5.2. Khách thể nghiên cứu
Trong luận án này, tác giả triển khai trên khách thể nghiên cứu chính là
ngƣời đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam Nam Hà. Bên cạnh đó, tác giả
cịn thu thập thơng tin của cán bộ quản lí, giáo dục ở Trại giam Nam Hà.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trại giam Nam Hà thuộc Bộ Cơng an.
Lí do chọn địa bàn nghiên cứu: Trại giam Nam Hà thuộc Bộ Công an,
tiền thân là trại giam loại I có nhiệm vụ quản lí, giam giữ, giáo dục cải tạo
những ngƣời bị kết án tù về tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc
gia; tái phạm nguy hiểm; tù 20 năm, tù chung thân. Theo quy định của Pháp
lệnh Thi hành án phạt tù sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì hệ thống trại giam
khơng cịn trại loại I, loại II, loại III mà các trại đều tổ chức quản lí, giáo dục
4 loại tội phạm theo quy định của Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, thực tế Trại
giam Nam Hà vẫn là một trong những trại trọng điểm giam giữ phạm nhân
phạm các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, số có án cao, phạm tội đặc biệt
nguy hiểm. Chính lí do đó tác giả chọn Trại giam Nam Hà là địa bàn nghiên
cứu cho đề tài của mình. Kết quả nghiên cứu phần nào có thể suy ra cho các

trại giam tƣơng tự trong toàn quốc.
- Thời gian: từ tháng 01/2010 đến tháng 03/2014.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam
có vai trị rất lớn trong q trình cải tạo họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội
sau khi chấp hành xong án phạt tù. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung
nghiên cứu vai trò giáo dục pháp luật dƣới các phƣơng diện: nâng cao nhận
thức pháp luật phạm nhân; phạm nhân nhận thức đƣợc tội lỗi của mình gây ra;
hình thành ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của phạm nhân; tác động đến một
số nhóm tội phạm cụ thể đang chấp hành án tại trại giam.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Luận án đƣợc tiến hành phân tích các tài liệu thu thập đƣợc có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, các tài liệu và phân tích gồm có:
+ Các văn bản Luật, Nghị định của Chính phủ, các Hƣớng dẫn về giáo
dục, quản lí phạm nhân;
+ Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, các cuốn sách có liên quan
đến tội phạm, giáo dục phạm nhân;
+ Các Báo cáo công tác Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp từ năm
2010 đến năm 2013;
+ Báo cáo công tác giáo dục của Trại giam Nam Hà từ năm 2010 đến
năm 2013;
+ Các Chuyên đề về công tác giáo dục phạm nhân;
+ Các nguồn tƣ liệu này đƣợc phân tích theo các loại tội, nghề nghiệp,

tuổi, trình độ học vấn…
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp này đƣợc lựa chọn nhằm tìm kiếm ý kiến cá nhân của
ngƣời chấp hành hình phạt tù, ý kiến của cán bộ giáo dục, cán bộ quản lí về
cơng tác giáo dục pháp luật đối với phạm nhân và các yếu tố tác động đến
công tác giáo dục pháp luật.
Để thu thập thông tin định tính, tác giả luận án đã thực hiện phỏng vấn
sâu ngẫu nhiên đối với 20 ngƣời đang chấp hành án, đây là 20 ngƣời đang
chấp hành án phạt tù tại Trại giam Nam Hà, phỏng vấn đƣợc tiến hành vào
ngày thứ 7, chủ nhật khi phạm nhân đang tham gia hoạt động thể dục. Thời
điểm phỏng vấn thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Bên

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cạnh đó, tác giả luận án cịn phỏng vấn 20 cán bộ (02 Phó giám thị, 02
Trƣởng phân trại, 03 cán bộ Đội giáo dục, 13 cán bộ Quản giáo đội phạm
nhân) đây là những ngƣời trực tiếp giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Tất cả những thông tin trên thu đƣợc đều ghi âm lại, sau đó gỡ ra và
đánh máy bằng văn bản.
6.3. Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát cũng đƣợc tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu trực
tiếp sinh hoạt, học tập diễn ra trong quá trình chấp hành án của phạm nhân để
bổ sung thêm những nhận định ban đầu. Trong thời gian từ tháng 7 năm 2013
đến tháng 9 năm 2013 tác giả luận án đã đến tham dự trực tiếp vào các lớp
học pháp luật cho phạm nhân cả 3 đối tƣợng (lớp học cho phạm nhân mới đến
chấp hành án, lớp cho phạm nhân đang chấp hành án, lớp cho phạm nhân sắp
chấp hành xong án phạt tù).

6.4. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Luận án sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin định lƣợng từ chính bản thân ngƣời đang chấp hành án phạt tù tại
Trại giam Nam Hà.
Bảng hỏi đƣợc chia làm hai phần: Phần một bao gồm những câu hỏi
liên quan đến đặc điểm nhân khẩu của đối tƣợng để mô tả đặc điểm mẫu điều
tra, phần thứ hai gồm câu hỏi mô tả thực trạng giáo dục pháp luật cho phạm
nhân nhƣ: nội dung giáo dục pháp luật, kiến thức thu đƣợc thông qua giáo
dục, thời gian giáo dục, kết quả công tác giáo dục.
Về thu thập thông tin định lƣợng, dung lƣợng mẫu đƣợc chọn là 365
phiếu phỏng vấn phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà, trong đó:
Về tội danh: tội xâm phạm an ninh quốc gia là 11 phạm nhân (3%); tội
phạm về các tội kinh tế là 22 phạm nhân (6%); tội xâm phạm tính mạng, sức

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khỏe, nhân phẩm danh dự là 44 phạm nhân (12,1%); tội về ma túy là 222 phạm
nhân (60,8%); tội xâm phạm về sở hữu là 18 phạm nhân (4,9%); tội phạm khác
là 48 phạm nhân (13,2%) đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà.
Về tình trạng hơn nhân, có các tỷ lệ nhƣ sau: đối tƣợng chƣa kết hôn
140 phạm nhân (38,4%), đã kết hôn 177 phạm nhân (48,5%), ly hôn 43 phạm
nhân (11,8%), tái hôn 5 phạm nhân (1,4%).
Thời gian khảo sát định lƣợng: tháng 12 năm 2013.
7. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân đang chấp hành án tại trại
giam hiện nay nhƣ thế nào?

Các yếu tố nào tác động tới việc giáo dục pháp luật cho phạm nhân?
Kết quả công tác giáo dục pháp luật đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chƣơng trình giáo dục chƣa hợp lí.
Mức độ nhận thức pháp luật của phạm nhân phụ thuộc vào trình độ học
vấn, mức án. Giáo dục pháp luật có vai trị quan trọng góp phần điều chỉnh
các quan hệ, hoạt động của bản thân.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7.3. Khung phân tích
Điều kiện kinh tế, văn hố
và xã hội của Việt Nam

Chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nƣớc
đối với phạm nhân

Thiết chế giáo dục
phạm nhân
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Loại tội
- Trình độ học
vấn của phạm
nhân


Nội dung, hình thức, phƣơng pháp
giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Giáo dục
Luật
Hiến
pháp

Giáo dục
Luật
Hình sự,
Luật
TTHS

Giáo dục
Pháp luật
Thi hành
án hình
sự

Nội quy
trại giam

Kết quả giáo dục pháp
luật cho phạm nhân
Nâng cao
nhận thức
pháp luật
cho phạm
nhân


Hình thành
ý thức trách
nhiệm và
quyền, nghĩa
vụ của
phạm nhân

Phạm nhân
nhận thức
đƣợc tội lỗi
của mình

8. Đóng góp mới và hạn chế của luận án
8.1. Điểm mới của luận án
Xét về nội dung của luận án, có thể khẳng định đây là một nghiên cứu xã
hội học đầu tiên ở Việt Nam về vai trò của giáo dục pháp luật đối với ngƣời
đang chấp hành án phạt tù. Luận án đi sâu nghiên cứu về thực trạng giáo dục
pháp luật và kết quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân theo hƣớng tiếp cận
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xã hội học nhằm làm rõ đặc điểm đặc điểm tình hình phạm nhân đang chấp
hành án tại trại giam; thực trạng giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại Trại
giam Nam Hà hiện nay thông qua nghiên cứu nội dung, hình thức, phƣơng
pháp giáo dục pháp luật; các yếu tố ảnh hƣởng công tác giáo dục pháp luật; kết
quả giáo dục pháp luật. Từ đó cung cấp những cơ sở khoa học, giúp cho cơ
quan thi hành án hình sự có nhận thức đúng đắn, tổ chức hợp lí việc giáo dục,

nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân.
8.2. Hạn chế của luận án
Trong khuôn khổ một luận án, tác giả mới chỉ nghiên cứu việc giáo dục
pháp luật cho phạm nhân trong chấp hành án với khách thể nghiên cứu là
phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam thuộc Bộ Công an quản lí mà chƣa
thể hiện đƣợc ở các trại giam thuộc Bộ Quốc phịng, trại tạm giam thuộc Bộ
Cơng an quản lí, do phạm vi khách thể quá lớn.
Luận án mới chỉ thực hiện nghiên cứu tại một địa bàn mà chƣa thể mở
rộng nghiên cứu trên phạm vi không gian lớn hơn.
Do quy định của ngành nên tác giả không thể tiếp cận đƣợc số tuyệt đối
đây cũng là khó khăn trong phƣơng pháp nghiên cứu của tác giả.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục các cơng trình
khoa học đã cơng bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung luận án gồm 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của luận án.
Chƣơng 3: Thực trạng giáo dục pháp luật đối với phạm nhân qua khảo
sát tại Trại giam Nam Hà.
Chƣơng 4: Kết quả giáo dục pháp luật đối với phạm nhân, một số vấn đề
đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật tại Trại giam Nam Hà.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về tội phạm nói chung

Tƣ tƣởng của C. Mác trong các tác phẩm: Tiền lƣơng, lao động và tƣ
bản (1947); Các thuyết về giá trị thặng dƣ (1862), Tƣ bản - quyển 1 (1867);
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) và Tƣ bản (1894) đã đặt nền móng dẫn
đến sự ra đời tội phạm học xung đột (Conflict Creminology). Theo C. Mác,
trong bất kỳ xã hội tƣ bản nào đều có hai giai cấp xã hội cơ bản: 1) giai cấp
vô sản (proletariat) là giai cấp chiếm số đơng trong xã hội, khơng có tƣ liệu
sản xuất và là giai cấp khơng có quyền lực trong xã hội. 2) giai cấp tƣ sản
(bourgeoisie) là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội nhƣng lại chiếm hữu tƣ
liệu sản xuất và có quyền lực trong xã hội. Vì khơng có tƣ liệu sản xuất, nên
để kiếm sống, giai cấp vô sản phải bán sức lao động cho giai cấp tƣ sản, dẫn
đến quá trình ngƣời bóc lột ngƣời mà cụ thể là giai cấp tƣ sản bóc lột giai cấp
vơ sản, từ đó dẫn đến xung đột quyền lợi giai cấp sâu sắc, hình thành cuộc
đấu tranh giai cấp [75, tr.152]. Quan điểm này giải thích đƣợc nguồn gốc của
tội phạm là do xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng (giàu - nghèo,
bóc lột - bị bóc lột, áp bức - bị áp bức, thống trị - bị thống trị) trong xã hội
nhƣng chƣa giải thích đƣợc nguyên nhân phạm tội giữa những ngƣời nghèo bị
bóc lột, bị áp bức, bị thống trị với nhau hoặc giữa những ngƣời giàu bóc lột,
áp bức, thống trị.
Trong tác phẩm “Nhà nƣớc và cách mạng”, V. I. Lênin phát triển một
cách toàn diện những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về tội phạm,
nguyên nhân của chúng trong các xã hội bóc lột và con đƣờng thủ tiêu tội
phạm. Ông chỉ ra khâu quyết định của việc phòng ngừa tội phạm là phải xác
định đƣợc các nguyên nhân và đề ra các biện pháp xố bỏ các ngun nhân đó
“Ngun nhân xã hội sâu xa của những hành động quá lạm vào quy tắc của

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cuộc sống chung là sự bóc lột quần chúng, sự nghèo đói và sự bần cùng của
quần chúng. Một khi gạt bỏ đƣợc nguyên nhân chủ yếu ấy thì những hành
động quá lạm tất nhiên sẽ bắt đầu tiêu vong” [116, tr.76]. Ông cho rằng các vi
phạm và tội phạm cũng tự mất đi nhờ kết quả cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhằm
thủ tiêu, khắc phục "tàn dƣ" của xã hội cũ. Q trình đó phụ thuộc vào xã hội
xã hội chủ nghĩa tạo ra các tiền đề về kinh tế, chính trị, tinh thần để "tiêu
vong" tội phạm. Lênin đã đƣa ra quan điểm và đặc biệt chú ý xây dựng hệ
thống các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm nhƣ: phải nâng cao
đời sống vật chất của quần chúng nhân dân; phải giáo dục ý thức, thái độ lao
động đúng đắn; giáo dục ý thức tôn trọng các quy tắc của nếp sống công
cộng; giáo dục nâng cao tính tích cực, tính tự giác, tạo điều kiện cho quần
chúng tham gia quản lí cơng việc của nhà nƣớc và của xã hội. Đặc biệt là việc
quần chúng tham gia vào q trình quản lí ngƣời phạm tội. Theo Lênin, việc
phát hiện tội phạm và áp dụng hình phạt kịp thời cũng là biện pháp, phƣơng
hƣớng để phòng ngừa tội phạm [19, tr.54].
Cuốn “Tội phạm học lí thuyết” (Theoretical Criminology) của tác giả
George B.Vold, thay vì giải thích tội phạm nhƣ là hành vi vi phạm pháp luật
hình sự, ơng nhấn mạnh cần nhận thức tội phạm nhƣ là sản phẩm của cuộc
đấu tranh giai cấp, khi các quyền lợi về nhu cầu của các giai cấp có tác động
qua lại với nhau đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các giai cấp để duy trì hoặc mở
rộng vị thế kiểm soát của giai cấp này với giai cấp khác (về tài sản, giáo dục,
việc làm, luật pháp…). Cuộc cạnh tranh này đƣợc thể hiện nhƣ là cuộc đấu
tranh hoặc xung đột chính trị giữa giai cấp có quyền lực nắm quyền làm luật,
kiểm sốt pháp luật với giai cấp khác “Tồn bộ q trình chính trị của luật
pháp, vi phạm pháp luật, tuân thủ pháp luật phản ánh một cách trực tiếp
những xung đột cơ bản, sâu sắc về quyền lợi giữa các nhóm ngƣời… Những

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



ngƣời làm ra pháp luật với kiểm soát quyền lực và làm ra chính sách có quyền
xác định những hành vi nào bị coi là tội phạm” [131, tr.266].
Tác giả William Chambliss trong cuốn “Luật pháp, trật tự và quyền
lực” đã chỉ ra chủ nghĩa tƣ bản là nguyên nhân thúc đẩy con ngƣời đi vào con
đƣờng tội phạm: Những điều kiện sống của cá nhân ảnh hƣởng đến giá trị và
những chuẩn mực của ngƣời đó, khuynh hƣớng xung đột chuẩn mực vì từng
giai cấp nhất định có những hệ thống chuẩn mực riêng đƣợc thể hiện trong
luật nhƣng không đƣợc phân chia đều giữa các giai cấp và nó có liên quan
mật thiết đến vị trí kinh tế, chính trị của giai cấp đó [75, tr.158-159]. Tiếp đến
Richard Quiney, cho rằng tội phạm tất yếu, không thể tránh khỏi trong điều
kiện xã hội tƣ bản vì tội phạm là sự phản ứng lại những điều kiện vật chất của
cuộc sống, Quiney cho rằng giải pháp cơ bản đối với vấn đề tội phạm là xây
dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Ông cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ
thay thế chủ nghĩa tƣ bản, nó là kết quả của trật tự xã hội, không phải là chủ
nghĩa không tƣởng [74, tr.110-111]. Travis Hirschi trong tác phẩm “Nguyên
nhân của tội phạm” cho rằng tội phạm là kết quả của sự yếu kém hoặc phá vỡ
quy ƣớc của cá nhân và xã hội. Kiểm soát xã hội đối với hành vi của con
ngƣời thông qua quy ƣớc của cá nhân với xã hội, quy ƣớc xã hội có ảnh
hƣởng đến hành vi của con ngƣời trong đó có tội phạm, trong xã hội có tồn tại
quan hệ giữa cá nhân với xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hƣớng khỏi quy ƣớc đó,
giảm thiểu hành vi phạm tội [74, tr.100 ].
Trong cuốn sách “Vấn đề tội phạm” của Walter C. Reckless, ông cho
rằng tội phạm là kết quả của áp lực xã hội liên quan đến cá nhân thúc đẩy họ
thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ sự thất bại chống lại áp lực đó. Để
phịng ngừa tội phạm, Reckless nhấn mạnh cần tiến hành ngăn chặn cả bên
trong và bên ngoài. Để ngăn chặn bên ngồi, ơng cho rằng xã hội, nhà nƣớc,
cộng đồng dân cƣ, các làng q, gia đình, các nhóm hạt nhân khác có thể


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quản lí các cá nhân thơng qua những ràng buộc chuẩn mực và đòi hỏi đƣợc
chấp nhận. Để ngăn chặn bên trong, thể hiện thông qua khả năng của cá nhân
tuân thủ những chuẩn mực đƣợc đòi hỏi để ngƣời đó tự quản lí bản thân. Bên
cạnh đó, ơng cịn cho rằng, ngăn chặn bên trong thì hiệu quả khó khăn hơn
nhiều ngăn chặn bên ngoài việc thực hiện hành vi phạm tội [74, tr.101].
Richard A. Cloward và Lioyd E. Ohlin trong Cuốn sách “Tội phạm và
cơ hội” cho rằng xã hội có hai loại cấu trúc cơ hội để đi tới thành công: cơ hội
hợp pháp và cơ hội bất hợp pháp. Họ quan sát và nhận ra rằng các cơ hội hợp
pháp là sẵn có đối với các cá nhân sinh ra thuộc tầng lớp văn hóa trung lƣu,
các cá nhân thuộc tầng lớp văn hóa thứ cấp hạ lƣu thƣờng từ chối cơ hội này.
Hậu quả là các cơ hội bất hợp pháp để đi tới thành công thƣờng là sự lựa chọn
của các cá nhân thuộc về văn hóa thứ cấp. Các ơng đã mơ tả 3 loại văn hóa
thứ cấp. Đó là: 1) Văn hóa thứ cấp tội phạm (trong loại văn hóa này các mẫu
tội phạm sẵn có để đƣợc chấp nhận thơng qua q trình xã hội hóa đến văn
hóa thứ cấp); 2) Văn hoá thứ cấp xung đột (các thành viên thuộc loại này tìm
kiếm vị trí của mình trong xã hội thơng qua bạo lực); 3) Văn hóa thứ cấp ẩn
dật (các thành viên thuộc loại này có khuynh hƣớng rút lui khỏi đời sống xã
hội. Văn hóa thứ cấp phạm tội có ít nhất 3 đặc điểm. Cụ thể là: Hành vi phạm
tội phản ánh sự trợ giúp của văn hóa thứ cấp nhƣ là sự tái diễn lại có tính chất
thƣờng xun: Cơ hội đi đến thành cơng đối với nghề nghiệp ngƣời thành
niên phạm tội đôi khi là do việc tham gia văn hóa thứ cấp phạm tội; Văn hóa
thứ cấp phạm tội đƣợc truyền đạt cho các thành viên của nó có sự ổn định cao
và có xu hƣớng chống lại sự kiểm soát hoặc thay đổi. Cũng theo Cloward và
Ohlin, để hạn chế cũng nhƣ phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì việc tạo nhiều
cơ hội hơn về giáo dục, việc làm cho những ngƣời đang trong độ tuổi lao

động nhất là ngƣời trẻ tuổi là rất quan trọng [75, tr.139-141].

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơng trình nghiên cứu của Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang:
“Văn hóa bạo lực thứ cấp: một học thuyết hịa trộn của tội phạm học”. Cơng
trình này đã giới thiệu nhiều cách tiếp cận xã hội học để giải thích về nguyên
nhân của tội phạm. Theo sự đánh giá của nhiều nhà chun mơn, cơng trình
của Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang đã đánh dấu sự biến đổi về chất so
với các thuyết văn hóa thứ cấp khác trƣớc đó bởi vì cách đặt vấn đề mới đƣợc
nêu trong cơng trình này. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ các dữ liệu
về tỉ lệ phạm tội giết ngƣời giữa các nhóm ngƣời (chủng tộc) khác nhau ở
Philadenphia, hai ơng đã cố gắng giải thích về nguyên nhân của tội phạm.
Chủ đề chủ yếu của Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang đề cập đó là: bạo
lực là một hình thức đƣợc học tập (học từ ngƣời khác) để thích ứng với việc
đƣơng đầu với các vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề học tập bạo lực xảy ra
trong bối cảnh của văn hóa thứ cấp và văn hóa này đã nhấn mạnh đến lợi ích
cửa việc sử dụng bạo lực so với các hình thức thích ứng khác trong cuộc sống
để tồn tại. Văn hóa thứ cấp này đƣợc đặc trƣng bởi những câu chuyện, bài hát
nói đến chiến thắng bằng bạo lực, chiến thắng bằng việc sở hữu và sử dụng
súng. Những ngƣời thuộc văn hóa này gần nhƣ đƣợc dạy rằng phản ứng
nhanh, quyết đoán là cách cần thiết để bảo vệ danh dự của mình trƣớc cộng
đồng. Các thành viên của nhóm văn hóa thứ cấp có mình trƣớc cộng đồng.
Các thành viên của nhóm văn hóa thứ cấp có khuynh hƣớng “chiến đấu” thích sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp trong cộng đồng. Hay nói cách
khác, đối với các thành viên của văn hóa thứ cấp, bạo lực là một lối sống (a
way of life) [75, tr.138].
Tác phẩm “Ngƣời ngoài” của Howard Becker cho rằng: “Các nhóm xã

hội tạo ra sự lệch lạc bằng cách đặt ra những quy tắc mà nếu vi phạm chúng
thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp dụng các quy tắc này cho những ngƣời nào đó
và gắn cho họ cái nhãn là ngƣời ngồi. Theo quan điểm này thì lệch lạc không

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×