Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Quan hệ thương mại song phương Việt Nam Trung Quốc thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.36 KB, 65 trang )

1
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2011
Tên công trình:
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam
Trung Quốc thực trạng và giải pháp
Sinh viên: Nguyễn Hữu Hưng
Lớp : Tài chính tiên tiến 51A
Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
HÀ NỘI, 2011
2
Lời nói đầu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế trong đó vai trò của
thương mại song phương với các quốc gia láng giềng trong khu vực là vô cùng
quan trọng.Trong số các quốc gia đã thiết lập quan hệ thương mại với Việt Nam
,Trung Quốc là một ví dụ điển hình và có tầm ảnh hưởng sâu sắc với nền kinh tế
Việt Nam.Từ chỗ kim ngạch giữa hai nước còn nhỏ bé,đến năm 2004 Trung Quốc
đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.Trung Quốc cũng trở thành thị trường
nhập khẩu lớn của Việt Nam.Tuy nhiên các mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung
Quốc dù có gi thành rẻ song chất lượng không cao,đồng thời các mặt hàng Việt
nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông lâm thủy sản và nguyên liệu thô
có gía trị gia tăng thấp.Từ đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết phải tìm hiểu nguyên nhân
để có những giải pháp chiến lược phù hợp.Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài :Quan
hệ thương mại song phương Việt Nam Trung Quốc ,thực trạng và giải pháp
Mục đích của đề tài
Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết
trong phát triển
Đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai
nước,góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam


Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam
Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu tập trung xoay quanh các vấn đề về xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam Trung quốc.Các vấn đề về quản lí,hành chính,chính trị không đề cập trong
nghiên cứu này
3
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực do đó những phương pháp sau
đây sẽ được vận dụng:
Phương pháp duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan,
toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể.
Phương pháp thống kê: Tập hợp số liệu theo từng nhóm hàng và trình tự thời gian.
Việc thu thập số liệu kết hợp giữa tài liệu và thực tế được sử dụng bằng phần mềm
SPSS 11.5 để dự báo .
Phương pháp tổng hợp: Từ các dự báo, phân tích đánh giá về thực trạng quan hệ
thương mại Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua và đề ra các giải pháp cho đến
năm 2015.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận về thương mại quốc gia
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam-
Trung Quốc
Chương 3: Những giải pháp phát triển thương mại song phương Việt Nam –
Trung Quốc
1 Cơ sở lí luận về thương mại quốc gia
1.1 Tổng quan về thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế: là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ(hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình) giữa các nước thông qua buôn bán,lấy tiền tệ lam môi
giới tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.

4
1.1.2 Các chức năng của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản sau:
Một là biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
được sản xuất trong nước thông qua việc xuất nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi
cho nền kinh tế trong nước.Chức năng này thể hiện việc thương mại quốc tế có lợi
cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng
Hai là thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,do
việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên
cơ sở phân công lao động quốc tế,nâng cao năng suất lao động hạ giá thành
1.2 Các lí thuyết thương mại quốc tế
1.2.1 Quy luật lợi thế so sánh
Quy luật lợi thế so sánh do Ricardo đề xuất năm 1817 trong cuốn Những nguyên
tắc kinh tế chính trị và thuế,trong đó ông nói về lợi thế so sánh là cơ sở để các quốc
gia giao thương với nhau.
Lợi thế so sánh phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa
sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương
đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia
sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí
tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi
thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt
đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc
sản xuất mọi hàng hóa.
5
1.2.1.1 Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc
1.2.1.1.1Về phía Việt Nam
Hội nhập mở cửa với nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ
xuất phát điểm thấp, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường, nền kinh tế
Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường thế giới, hàng hoá xuất
khẩu của ta giá cả thường cao hơn so với các nước, sức cạnh tranh kém

Việt Nam chủ yếu có lợi thế so sánh cấp thấp.
Chúng ta có lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú về
khoáng sản nên có lợi thế về xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên như nông lâm thủy
hải sản và khoáng sản.
Việt Nam có nguồn nhân công giá rẻ,dồi dào,lượng tư bản trên một nhân công còn
thấp do nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa nên sẽ chủ yếu có lợi thế
cạnh tranh ở các ngành công nghiệp thâm dụng nhiều nhân công.
Hiện tại lợi thế so sánh cấp thấp( sản xuất sử dụng nhiều nguồn yếu tố lao
động,nguồn nhân công) đang là nhân tố quan trọng hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt nam khó có khả
năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn.Hơn
nữa,giá cả các mặt hàng hóa và dịch vụ được sản xuất dựa trên lợi thế về điều kiện
sản xuất cấp thấp(nguyên liệu thô gia công sơ chế) luôn rẻ hơn các hàng hóa dịch
vụ được sản xuất dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp cao hơn(lao động được
đào tạo công nghệ trung bình).Do đó Việt Nam đang phải chịu thiệt thòi trong
thương mại quốc tế.
1.2.1.1.2Về phía Trung Quốc
6
Trung Quốc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực
kinh tế mạnh và có kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại thương với nhiều nước
khác trên thế giới. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng
lực cạnh tranh mạnh do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, có giá thành thấp
hơn giá thành của Việt Nam vì các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khoa học kỹ
thuật có chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ sản xuất xuất khẩu.
Về công nghiệp nhẹ, Trung Quốc có truyền thống và do lực lượng lao động lớn,
nhân công rẻ, có kinh nghiệm, sản xuất ra mặt hàng có giá thành hạ do sản xuất ở
quy mô lớn.Trung Quốc có tiềm năng phát triển công nghiệp do tiếp thu được công
nghệ tiên tiến như hàng điện tử, hàng tiêu dùng. Sự phát triển của Trung Quốc từ
khi mở cửa nền kinh tế và thực hiện bốn hiện đại hoá đã có bước tiến bộ lớn. Hàng
hoá của Trung Quốc sản xuất ra chất lượng tốt, chi phí thấp nên có sức cạnh tranh

được với nhiều nước. Trung Quốc có lợi thế về nhiều mặt so sánh với hàng hoá
nước ta. Từ khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO hàng hoá
của Trung Quốc xuất khẩu vào các nước được hưởng thuế suất thấp, càng có nhiều
điều kiện để cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước.
1.2.2 Lí thuyết thương mại của Heckcher-Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các giả thiết sau:
• Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc gia.
• Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định.
• Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia, nhưng
không thể di chuyển tự do từ quốc gia này sang quốc gia khác.
• Cạnh tranh trong nước là hoàn hảo.
7
Nội dung của lí thuyết tập trung vào lý giải lợi thế so sánh của từng quốc
gia.Không giống như lí thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh bắt
nguồn từ sự khác biệt trong năng suất,lí thuyết của Heckcher-Ohlin cho rằng lợi
thế so sánh của từng quốc gia được quyết định bởi nhân tố sản xuất , tức là khả
năng của một quốc gia sử dụng các nhân tố sản xuất như đất,con người,vốn,đất
đai,tài nguyên….
Lí thuyết của Heckcher-Ohlin dự đoán rằng 1 quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử
dụng các yếu tố đầu vào dồi dào ở nước đó,đồng thời nhập khẩu hàng hóa mà quốc
gia đó có ít yếu tố đầu vào để sản xuất.
1.2.3 Lí thuyết cạnh tranh quốc gia của Porter
Năm 1990 Michael Porter thuộc trường kinh doanh Havard đã đề xuất kết quả
nghiên cứu về việc xác định vì sao một số nước thành công và một số quốc gia thất
bại trong cạnh tranh quốc tế.Lý thuyết này tập trung vào 4 tính chất của môi trường
kinh doanh
• Sự ưu đãi tài nguyên thiên nhiên
• Nhu cầu trong nước
• Sự phát triển của nền công nghiệp phụ trợ
• Chiến lược,cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của các công ty

1.2.3.1 Sự ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên
Một quốc gia muốn sản xuất hàng hóa ,tạo được ưu thế cạnh tranh cần có những
nhân tố sản xuất.Trong số các nhân tố sản xuất,Porter chia ra làm 2 loại là nhân tố
cơ bản ví dụ như tài nguyên thiên nhiên,khí hậu ,vị trí địa lí, và nhân tố tiến bộ ví
dụ như hệ thống thông tin quản lí,kĩ năng của người lao động,khả năng nghiên
8
cứu Những nhân tố tiến bộ này được cấu thành chủ yếu từ đầu tư của cá
nhân,công ty,chính phủ.
Một quốc gia khi sản xuất hàng hóa không thể thiếu hai nhân tố này.Nhân tố cơ
bản là điều kiện tiền đề để tạo nên lợi thế cạnh tranh.Tuy nhiên nếu cứ dựa vào
nhân tố cơ bản để phát triển thì sự phát triển này sẽ không bền vững và không
mang lại nhiều lợi ích kinh tế .Vì vậy cần đầu tư vào việc phát triển nhân tố tiến
bộ,tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài,nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra sản
phẩm có giá trị cao,mang lại nhiều lợi ích kinh tế
1.2.3.2 Nhu cầu trong nước
Nhu cầu trong nước là động lực thúc đẩy các công ty cải thiện khả năng sản
xuất,giảm giá thành,tạo nên các sản phẩm chất lượng cao phục vụ người tiêu
dùng.Khi các công ty cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ góp phần cải thiện khả
năng cạnh tranh của các công ty trong nước với các công ty quốc tế.Porter tin rằng
các công ty trong nước sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh với các công ty nước ngoài
nếu người tiêu dùng trong nước có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm vì khi đó
các công ty trong nước phải tập trung đầu tư công nghệ,nâng cao chất lượng sản
phẩm,xây dựng thương hiệu.Dần dần khả năng cạnh tranh của công ty trong nước
sẽ mạnh lên,đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.2.3.3 Sự phát triển của nền công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có
vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện,
phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có
thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.Nền công
nghiệp phụ trợ góp phần quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia.Khi nền

công nghiệp phụ trợ phát triển các nền công nghiệp sẽ tập trung sản xuất theo
9
nhóm,do đó sự hỗ trợ lẫn nhau trong tổ chức sản xuất ngày càng hoàn thiện và
nâng cao. Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá
theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ
làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác
sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
1.2.3.4 Chiến lược,cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của các công ty
Đặc điểm này được đặc trưng bởi hai yếu tố chính
Thứ nhất, một quốc gia được đặc trưng bởi một hệ tư tưởng quản lí nhất định,điều
này quyết định việc xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia
Thứ hai, một quốc gia có cạnh tranh nội địa càng mạnh thì khả năng cạnh tranh
của các nền công nghiệp của quốc gia đó sẽ càng mạnh.Lí do bởi vì khi cạnh tranh
nội địa cao đòi hỏi các công ty phải tìm cách cải thiện năng suất,cải tiến công
nghệ,hạ giá thành sản phẩm,đầu tư vào tri thức,người lao động.
Lí thuyết của Porter lí giải một quốc gia có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh của
mình dựa trên bốn yếu tố sự ưu đãi tài nguyên thiên nhiên,nhu cầu trong nước,sự
phát triển của nền công nghiệp phụ trợ và chiến lược,cấu trúc và đối thủ cạnh tranh
của các công ty.Lý thuyết này đã được kiểm chứng và công nhận bởi các nhà kinh
tế.Đặc biệt hơn nữa lí thuyết cạnh tranh quốc gia của Porter chính phủ và các cơ
quan quản lí có thể có những biện pháp giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của quốc
gia mình.
1.2.4 Lí thuyết thương mại mới
Nội dung của lí thuyết này nhấn mạnh về lợi thế kinh tế nhờ quy mô.Lợi thế kinh
tế về quy mô là sự giảm giá thành sản xuất khi tăng sản lượng.
10
Nguyên nhân của việc giảm giá thành có thể bắt nguồn từ chuyên môn hóa trong
quá trình sản xuât khi sản xuất được đảm nhận bởi từng đơn vị riêng biệt không
như trước đây một người phải đảm đương nhiều vị trí.

Khi không có thương mại thị trường một quốc gia nhỏ bé thì cầu không đủ lớn để
các công ty mở rộng sản xuất đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô.Khi đó các công
ty sẽ chỉ sản xuất một số lượng nhỏ hàng hóa với giá cao.
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, thị trường đã được mở rộng, một quốc gia
không chỉ sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường trong nước mà còn cung
ứng cho thị trường các nước khác loại hàng hóa mà quốc gia đó có thế mạnh.
Vì vậy mỗi quốc gia sẽ sản xuất ít loại hàng hóa hơn và tập trung vào sản xuất một
số loại hàng hóa nhất định mà quốc gia đó có thế mạnh.Khi đó mỗi quốc gia sẽ
cung cấp cho thị trường thế giới hàng hóa mà quốc gia đó sản xuất đồng thời mua
hàng hóa là thế mạnh sản xuất của các quốc gia khác.Bằng cách này mỗi quốc gia
sẽ tập trung sản xuất những mặt hàng có thế mạnh để cung cấp cho một thị trường
lớn nên sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô dẫn đến giảm giá thành sản
phẩm,đồng thời chủng loại mặt hàng mà người dân mỗi nước có thể mua cũng đa
dạng phong phú hơn.
Lí thuyết này khá hữu hiệu trong việc giải thích các mô hình thương mại quốc tế.
1.2.5 Mô hình lực hấp dẫn
Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc
vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh tế theo công thức
11
Trong đó F là kim ngạch thương mại song phương,M là quy mô của hai nền kinh
tế,được đo bởi GDP của hai quốc gia,D là khoảng cách giữa hai quốc gia,G là hằng
số không đổi.Theo đó nếu hai nền kinh tế càng lớn và khoảng cách càng gần thì
kim ngạch thương mại song phương càng lớn
2 Thực trạng mối quan hệ thương mại song phương
Việt Nam-Trung Quốc
2.1 Kim ngạch thương mại song phương
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng thương mại song phương tăng liên tục nhưng không
đồng đều
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc từ năm 1995-2010
Đơn vị triệu USD

năm
xuất khẩu sang
TQ
nhập khẩu từ
TQ
kim ngạch xuất
nhập khẩu với
Trung Quốc
tốc độ tăng
trưởng
1995 361.9 329.7 691.6 -
1996 340.2 329 669.2 -3%
1997 474.1 404.4 878.5 31%
1998 440.1 515 955.1 9%
1999 746.4 673.1 1419.5 49%
2000 1536.4 1401.1 2937.5 107%
2001 1417.4 1606.2 3023.6 3%
12
2002 1518.3 2158.8 3677.1 22%
2003 1883.1 3138.6 5021.7 37%
2004 2899.1 4595.1 7494.2 49%
2005 3228.1 5899.7 9127.8 22%
2006 3242.8 7391.3 10634.1 17%
2007 3646.1 12710 16356.1 54%
2008 4850.1 15973.6 20823.7 27%
2009 4909 16441 21350 3%
2010 7308 20018 27326 28%
Tăng trưởng thương mại giữa hai nước luôn tăng trưởng theo biểu đồ đi lên,chỉ
riêng năm 1996 tổng kim ngạch thương mại hai nước bị giảm xuống.
Năm 1995 kim ngạch thương mại song phương hai nước chỉ đạt 691.6 triệu USD

thì đến năm 2000 thương mại giữa hai nước đạt 2,9 tỷ USD vượt con số 2 tỷ USD
mà lãnh đạo hai nước dự kiến. Năm 2004 kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp
xỉ 7,4 tỷ USD, lần thứ hai vượt mục tiêu Chính phủ hai nước đề ra là 5 tỷ USD vào
năm 2005.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2010 đạt trên 27 tỷ USD, hoàn
thành thắng lợi mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là đưa kim ngạch
thương mại hai nước đạt 25 tỷ USD vào năm 2010.
Trong thương mại song phương Trung Quốc dần trở thành bạn hàng lớn nhất của
Việt Nam.Những năm 90 của thế kỉ 20 Trung Quốc là bạn hàng lớn của Việt
Nam.Từ vị trí là bạn hàng lớn thứ 6 năm 1996,Trung Quốc đã vươn lên trở thành
bạn hàng lớn thứ 5 vào năm 1998 .Năm 2001 Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn
thứ ba và đến năm 2004 Trung Quốc đã trở thành bạn hàng số một của Việt
Nam.Tuy nhiên đối với Trung Quốc kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn chiếm
tỉ lệ rất nhỏ bé,khoảng 0.48% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
13
Trong hoạt động thương mại song phương giữa hai nước tuy kim ngạch buôn bán
có tăng về giá trị từng thời kì song tốc độ tăng lại giảm dần.Trong giai đoạn đầu
của hoạt động thương mại song phương tăng trưởng thường đạt từ hai đến ba con
số,trong đó năm 2000 tăng trưởng đạt 107%,song đến giai đoạn hiện nay tăng
trưởng chỉ đạt từ một đến hai con số.Trong giai đoạn từ 2000-2010 tốc độ tăng
trưởng kim ngạch hàng năm không ổn định,đạt cao nhất vào các năm 2004 với tốc
độ 49 % và năm 2007 với tốc độ 54%,tuy nhiên trong năm 2001 và 2009 tốc độ
tăng trưởng chỉ đạt 3% so với năm truớc.Các năm còn lại tốc độ tăng trưởng đạt
trong khoảng từ 20-35%.Nhìn chung trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kim
ngạch hai nước đạt trung bình 22 % một năm.
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trong thương mại Việt Nam Trung Quốc từ
năm 2000-2010
Năm 2000 xuất khẩu đạt tốc độ tăng 105.8% thì đến năm 2001 kim ngạch xuất
khẩu giảm 7.7% so với năm 2000.Năm 2002,2003 tốc độ xuất khẩu tăng dần đạt

mức cao nhất năm 2004 đạt 54%,sau đó tốc độ xuất khẩu giảm dần đến mức thấp
14
nhất năm 2006 khi xuất khẩu chỉ tăng 0.3% so với năm trước.Năm 2009 xuất khẩu
giảm một lần nữa xuống xấp xỉ 0% thì đến năm 2010 tốc độ xuất khẩu tăng vọt lên
mức 48.9% so với năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu có xu hướng giống với xuất khẩu. Năm 2000 nhập
khẩu đạt tốc độ tăng 108% thì đến năm 2001 nhập khẩu chỉ tăng 14% so với năm
2000.Năm 2002,2003 tốc độ xuất khẩu tăng dần đạt mức cao nhất năm 2004 thì tốc
độ nhập khẩu cũng diễn biến theo chiều hướng tương tự đạt 46% năm 2004,sau đó
tốc độ nhập khẩu giảm dần đến mức thấp nhất vào năm 2006 khi nhập khẩu chỉ
tăng 25% so với năm trước.Năm 2009 nhập khẩu giảm xuống xấp xỉ 0% thì đến
năm 2010 tốc độ nhập khẩu tăng lên mức 21%
Nhìn chung tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc không
đồng đều,có năm tăng trưởng nhiều,có năm tăng trưởng ít.Trong giai đoạn 2000
đến 2010 tốc độ xuất khẩu tăng trung bình 15% /năm,xấp xỉ tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn này là 16%/năm Trong khi đó
giai đoạn 2000 đến 2010 tốc độ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trung bình 27%
/năm,gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của Việt Nam trong giai
đoạn này là 17%/năm.
2.1.3 Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm giá trị lớn trong tổng hàng hóa nhập
siêu của Việt Nam
Bảng 3: Kim ngạch nhập siêu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010
Đơn vị triệu USD
năm
xuất khẩu sang
TQ
tổng giá trị
xuất khẩu
nhập
khẩu từ

TQ
tổng giá
trị nhập
khẩu
Nhập siêu từ Trung
Quốc so với tổng
nhập siêu
2001 1417.4 15029.2 1606.2 16218 15.88%
15
2002 1518.3 16706.1 2158.8 19745.6 21.07%
2003 1883.1 20149.3 3138.6 25255.8 24.59%
2004 2899.1 26485 4595.1 31968.8 30.93%
2005 3228.1 32447.1 5899.7 36761.1 61.93%
2006 3242.8 39826.2 7391.3 44891.1 81.91%
2007 3646.1 48561.4 12710 62764.7 63.82%
2008 4850.1 62685.1 15973.6 80713.8 61.70%
2009 4909 57096.3 16441 69948.8 89.73%
2010 7308 72190 20018 84800 100.79%
Nhìn từ số liệu ta thấy trong năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 15.88%
tổng giá trị hàng hóa nhập siêu của Việt Nam thì từ năm 2002 tỉ lệ nhập siêu này
tăng dần,đến năm 2004 tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc trong rổ hàng hóa nhập
siêu của việt nam đã tăng gấp đôi so với năm 2001 đạt 30.93%.Năm 2005 tỉ trọng
nhập siêu từ Trung Quốc tăng vọt lên mức 61.93%,gấp đôi so với năm trước.Tỉ
trọng nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh lên mức 81.91% trong năm
2006.Đến năm 2007 và 2008 tỉ trọng này tuy có giảm song vẫn ở mức cao khoảng
60%.Năm 2009 đánh dấu một kỉ lục khi tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc so với
tổng nhập siêu của Việt Nam là gần 90%,thì đến năm 2010 tỉ trọng nhập siêu từ
Trung Quốc chiếm hơn 100% nhập siêu của Việt Nam.
16
2.1.4 Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ

tương đối.
Bảng 4: Tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc và tỉ lệ nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2001-2010
Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc là 188 triệu USD, năm 2010 đã lên tới 12,7 tỷ
USD, gấp 67.6 lần, đó là hệ quả tất yếu do xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc cũng trong thời gian đó chỉ bằng 5.1 lần, còn nhập khẩu bằng tới 12.4
lần.Trong giai đoạn này nhập siêu tăng trưởng trung bình 52%/năm
Tỷ lệ nhập siêu năm 2001 là 13.32% tăng dần từng năm đến năm 2006, tỷ lệ đó là
vọt lên 127.93%, từ năm 2007 đến năm 2009 đều trên 220 %.Năm 2010 tỉ lệ nhập
siêu giảm xuống 173%.Tuy nhiên so với tỉ lệ nhập siêu của cả nền kinh tế thì nhập
siêu từ Trung Quốc ở mức cao vượt trội.
17
2.1.5 Tốc độ nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn hơn nhiều lần tốc độ nhập
siêu của Việt Nam

Bảng 5: Tỉ lệ nhập siêu của Trung Quốc/tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam trong giai đoan 2001-
2010
Trong năm 2001,năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc,tỉ lệ nhập siêu từ
Trung Quốc xấp xỉ bằng 1,7 lần tỉ lệ nhập siêu của Việt nam.Tỉ lệ này tăng dần qua
từng năm,năm 2002 là 2,3 lần thì đến năm 2004 là 2,8 lần.Trong năm 2005 tỉ lệ
này nhảy vọt lên mức 6,2 lần và tiếp tục đạt kỉ lục 10 lần trong năm 2006.Đến năm
2007,2008 tỉ lệ này giảm dần nhưng vẫn ở mức cao ,xấp xỉ 8.5 lần năm 2007 và 8
lần năm 2008.Năm 2009,tỉ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với tỉ lệ nhập siêu của
Việt Nam lại tăng trở lại mức 10 lần và gần như giữ nguyên trong năm 2010.Qua
đây ta rút ra kết luận là tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn tăng trưởng so với tỉ lệ
nhập siêu của Việt Nam ,tuy nhiên sự tăng trưởng này không ổn định.Xu hướng
18
chung là tỉ lệ nhập siêu từ Trung quốc lớn gấp nhiều lần tỉ lệ nhập siêu của Việt
Nam
2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

2.2.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có 3 nhóm sản phẩm chủ yếu đó là:
Nhóm hàng nông sản: thuỷ hải sản, rau quả tươi, và chế biến, chè cà phê
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ: máy vi tính, linh kiện máy tính, hàng điện tử, và giầy
dép các loại.
Nhóm hàng nguyên liệu: dầu thô, cao su, than đá
Xu hướng thứ nhất: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản chiếm giá trị
lớn nhất và ngày càng tăng
Theo số liệu thống kê, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 tỷ USD sang thị
trường Trung Quốc, tăng 48,88% so với năm 2009.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc năm 2010 và 2009
Đơn vị triệu USD
Nhóm hàng nông
lâm thủy sản năm 2010 năm 2009
% tăng
trưởng
hàng thủy sản 162.5 124.8 30.2%
rau quả 74.9 55.2 35.7%
điều 183.3 177.4 3.3%
cà phê 39.3 24.8 58.5%
chè 16.9 7.1 138.0%
gạo 54.6 - -
sắn và các sản 516.2 506.1 2.0%
19
phẩm từ sắn
cao su 1420.7 856.7 65.8%
sản phẩm cao su 50.5 35.4 42.7%
gỗ vá các sản
phẩm từ gỗ 404.9 197.9 104.6%
tổng cộng 2923.8 1985.4 47.3%

Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang
Trung Quốc năm 2010 đạt 2.9 tỷ USD chiếm 39.7% kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc.So với năm 2009,giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy
sản tăng 47.3%,trong đó mức tăng cao nhất gồm các nhóm hàng chè tăng 138%,gỗ
và các sản phẩm từ gỗ tăng 104.6%,cao su tăng 65.8% ,cà phê tăng 58.5%,rau quả
thủy sản cũng tăng trên 30%.
Cao su xuất khẩu năm 2010 đạt 1420.7 triệu USD ,là nhóm hàng có giá trị cao
nhất,chiếm gần 50% xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức tăng 65.8%.
Nhóm hàng có giá trị cao thứ hai là sắn và các sản phẩm từ sắn có mức tăng không
đáng kể, gần như giữ nguyên so với năm 2009, đạt 516.2 triệu USD,chiếm 17.6%
kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt mức tăng ấn tượng 104.6% so với năm 2009,chiếm
vị trí thứ ba.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc
trong 3 tháng đầu năm, đạt 2,155 tỷ USD
20
Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang
thị trường Trung Quốc đạt cao nhất trong 3 nhóm hàng, đạt 1082 triệu USD, tăng
129.6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 50.2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2011
và 2010
Đơn vị triệu USD
Nhóm hàng nông
lâm thủy sản
Xuất 3 tháng đầu
năm 2011
Xuất 3 tháng đầu
năm 2010
% tăng
trưởng

hàng thủy sản 42.7 29.1 46.7%
rau quả 26.3 14.3 83.9%
điều 47.3 24.5 93.1%
cà phê 12.2 8.4 45.2%
chè 2.2 1.5 46.7%
gạo 36.3 - -
sắn 359.5 164.6 118.4%
cao su 448.7 222.7 101.5%
sản phẩm cao su 13.2 9.1 45.1%
gỗ vá các sản phẩm
từ gỗ 94.5 75.2 25.7%
tổng cộng 1082.9 471.6 129.6%
Trong 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt
cao nhất, với 448.7 triệu USD, tăng 101.5% so với cùng kì năm ngoái. Cao su vẫn
là mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này do nhu cầu sản xuất lốp xe máy, ô
tô hiện đang ở mức cao.
Sắn và sản phẩm từ sắn là sản phẩm xuất khẩu chính thứ 2, đạt 359,5 triệu USD,
tăng 118,4% so với 3 tháng đầu năm 2010. Sắn là một trong những mặt hàng được
Trung Quốc nhập nhiều do nhu cầu sản xuất Ethanol, xăng sinh học, thức ăn chăn
nuôi…
Các mặt hàng còn lại đều tăng nổi bật là rau quả tăng 83.9 %,hạt điều tăng 93.1%
21
Xu hướng thứ hai: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp sang Trung
Quốc tăng mạnh
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp sang Trung Quốc trong năm 2010
và 2009
Đơn vị triệu USD
Nhóm hàng công nghiệp
xuất
2010

xuất
2009
% tăng
trưởng
phương tiện vận tải và phụ tùng 62.1 30.1 106.3%
dây điện và cáp điện 24.09 6.6 265.0%
máy móc thiết bị dụng cụ phụ
tùng khác 250.3 133.5 87.5%
máy vi tính,sản phẩm điện tử và
linh kiện 659.4 287.1 129.7%
sắt thép 87.3 10.6 723.6%
sản phẩm từ sắt 13 8.3 56.6%
thủy tinh và các sản phẩm từ
thủy tinh 62.7 46.6 34.5%
giày dép các loại 154.9 98.01 58.0%
hàng dệt may 93.5 46.1 102.8%
hóa chất 37.9 10.9 247.7%
sản phẩm hóa chất 42.1 16.7 152.1%
xăng dầu các loại 391.3 118.1 231.3%
tổng cộng
1878.5
9
812.6
1 131.2%
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp đạt 1,87 tỷ USD, tăng
131,2% so với năm 2009 và chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này so với 10-15% của những năm trước đó. Chúng ta xuất khẩu nhiều nhất là mặt
hàng máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện với 659.4 triệu USD,chiếm 35.1 %
tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp,đạt tốc độ tăng trưởng cao
129.7%,đứng thứ hai là xăng dầu đạt 391.3 triệu USD,chiếm 20.8%,đạt tốc độ tăng

22
trưởng rất cao 231.3%. Xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đứng thứ ba
đạt 250.3 triệu USD,tăng 87.5% so với năm 2009.
So với năm 2009 xuất khẩu hàng công nghiệp đều tăng với tốc độ rất cao
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng 723.6% là mức tăng cao nhất.
Xăng dầu thành phẩm tăng 231,3%; hóa chất tăng 247.7%,dây điện và cáp điện
tăng 265% là các mặt hàng có mức tăng hơn 200%.
Các mặt hàng có mức tăng hơn 100% là máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện
tăng 129,7%; phương tiện vận tải phụ tùng tăng 106.3%,hàng dệt may 102.8%
,sản phẩm hóa chất tăng 152.1%
Các nhóm hàng còn lại đều đạt mức tăng ấn tượng như máy móc phụ tùng tăng
87,5%; giày dép tăng 58%; thủy tinh và sản phẩm thủy tinh tăng 34,5%
Xu hướng này tiếp tục trong 3 tháng đầu năm 2011 khi kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng công nghiệp đứng thứ 2, đạt 503.6 triệu USD, tăng 70.4% so với cùng kỳ
năm ngoái và chiếm 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 3 tháng
đầu năm
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu
năm 2011 và 2010
Đơn vị triệu USD
Nhóm hàng công nghiệp
3 tháng đầu năm
2011
3 tháng đầu năm
2010
% tăng
trưởng
phương tiện vận tải và phụ tùng 15.7 10.9 44.0%
dây điện và cáp điện 10.8 3.9 176.9%
máy móc thiết bị dụng cụ phụ
tùng khác 57.9 52.6 10.1%

23
máy vi tính,sản phẩm điện tử và
linh kiện 116.4 79.3 46.8%
sắt thép 43.1 5.7 656.1%
sản phẩm từ sắt 2.9 4.7 -38.3%
thủy tinh và các sản phẩm từ
thủy tinh 17.3 8.3 108.4%
giày dép các loại 51.1 31.3 63.3%
hàng dệt may 29 12.8 126.6%
hóa chất 3.5 4.08 -14.2%
sản phẩm hóa chất 10.6 5.09 108.3%
xăng dầu các loại 145.3 76.8 89.2%
tổng cộng 503.6 295.47 70.4%
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu xăng dầu thành phẩm tăng 89.2%; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện tăng 46.8%; máy móc phụ tùng tăng 44%; giày dép tăng
78,5%; sắt thép tăng gấp hơn 7 lần; thủy tinh và sản phẩm thủy tinh tăng
108,4%,dây điện và cáp điện tăng 176.9%,dệt may tăng 126.6%,sản phẩm hóa chất
tăng 108%
Trong đó sản phẩm chủ yếu là máy vi tính,sản phẩm điện tử linh kiện đạt 116.4
triệu USD chiếm 23% giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp ,đạt tốc độ tăng
trưởng 46.8 %
Xăng dầu đã qua chế biến đạt 145.3 triệu,chiếm 28.8% giá trị xuất khẩu nhóm
hàng công nghiệp,đạt tốc độ tăng trưởng 89.2%
Sắt thép vẫn giữ tốc độ tăng gấp 7 lần.
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy cơ cấu các mặt hàng công nghiệp xuất
khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2011 đã có sự thay đổi lớn, đánh dấu
24
những thành công với nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này nhằm giảm nhập siêu.
Xu hướng thứ ba: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng sản

đang giảm dần.
Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng sản sang Trung Quốc trong
năm 2010 và 2009
Đơn vị triệu USD
Nhóm hàng năng
lượng,khoáng sản
xuất
2010
xuất
2009
% tăng
trưởng
than đá 961.8 935.8 2.8%
dầu thô 367.6 462.6 -20.5%
quặng và khoáng sản
khác 101.9 103.6 -1.6%
tổng cộng 1431.3 1502 -4.7%
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng sản năm 2010 đạt 1,4 tỷ
USD,chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu năm 2010.Đây là nhóm có giá trị xuất
khẩu thấp nhất trong 3 nhóm hàng,giảm 4.7% so với năm 2009.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2010 so với năm 2009 giảm 20.5%.
Kim ngạch xuất khẩu than đá chỉ tăng 2.8% , quặng và các khoáng sản khác có kim
ngạch giảm 1.6%.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng sản sang Trung Quốc 3
tháng đầu năm 2011 và 2010
Đơn vị triệu USD
25
Nhóm hàng năng
lượng,khoáng sản
xuất 3

tháng
2011
xuất 3
tháng
2010
% tăng
trưởng
than đá 93.2 214.5 -56.6%
dầu thô 175.7 161.9 8.5%
quặng và khoáng sản
khác 25.5 9.5 168.4%
tổng cộng 294.4 385.9 -23.7%
Trong 3 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng
sản đạt thấp nhất do lượng xuất khẩu giảm, đạt 294.4 triệu USD, giảm 23.7% so
với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 13.6% tỷ trọng xuất khẩu 3 tháng đầu năm.
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô trong 3 tháng đầu năm 2011 chỉ tăng nhẹ
8.5%.Trong 3 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu than đá giảm mạnh chỉ
còn 93.2 triệu USD giảm 56.5% so với cùng kì năm ngoái.Tuy nhiên quặng và các
khoáng sản khác tăng 168%
Như vậy, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đang có sự chuyển biến tích
cực, như mục tiêu của Chính phủ đề ra, đó là tăng cường xuất khẩu nhóm hàng
công nghiệp, giảm xuất khẩu các nguyên, nhiên liệu thô và khoáng sản nhằm gia
tăng giá trị xuất khẩu, từ đó giảm mức thâm hụt thương mại đang rất lớn đối với thị
trường rộng lớn này.
2.2.2 Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm các nhóm hàng thiết yếu như:

×