Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất chế biến xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế , luận văn thạc sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.27 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh- 2009

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ

Chuyên ngành : Thương mại
Mã số : 60.34.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

TP Hồ Chí Minh- 2009

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian qua, được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô đã giúp
tôi trang bị thêm những kiến thức bổ ích và hoàn thành khóa học của mình cũng
như việc thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp không ít những khó khăn
nhưng nhờ có sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và sự giúp đỡ của
anh em đồng nghiệp cũng như các sở ban ngành nên tôi mới có thể hoàn thành
được đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến só Ngô Thị Ngọc Huyền đã tận tình hướng
dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn quý thầy cô của Khoa Kinh tế- QTKD trường Đại học
Cần Thơ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các viện, trung tâm
đã tận tình giảng dạy và truyền thụ những kiến thức cũng như những kinh nghiệm
bổ ích cho chúng tôi để có thể vận dụng trong công việc sau này.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả những tác giả đã có những nghiên cứu có
giá trị để tôi có thể tham khảo và làm những tiền đề cho nghiên cứu của mình.
Cám ơn sự ủng hộ của tất cả mọi người, đặc biệt là gia đình tôi. Tôi sẽ cố gắng
hoàn thiện thật xuất sắc luận văn của mình và làm việc thật tốt để đáp lại sự giúp
đỡ và ủng hộ của mọi người.

Do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như việc thu thập thông tin cũng
gặp nhiều khó khăn nên trong bài nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của quý vị.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trương Khánh Vónh Xuyên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.

Tháng 07 năm 2009
Học viên: Trương Khánh Vónh Xuyên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu đề tài
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

6. Tính mới của đề tài
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ................................................................... 1
1.2. Hiệp định nông nghiệp trong WTO (AOA) và những chính sách nông nghiệp
của Việt Nam............................................................................................................... 12
1.3.Tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam và các nước trên Thế giới ....... 17
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU
GẠO TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1.Giới thiệu Đồng Bằng Sông Cửu Long.................................................................. 25
2.2. Tổng quan ngành gạo xuất khẩu của ĐBSCL so với các nước trên thế giới ........ 28
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH LI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ
BIẾN XUẤT KHẨU GẠO KHU VỰC ĐBSCL TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ
HỘI NHẬP
3.1. Phân tích các nhóm chiến lược của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thế giới .......... 41
3.1.1. Phẩm cấp các loại gạo trên thế giới.............................................................. 41
3.1.2. Đặc điểm các nước xuất khẩu gạo trên thế giới ........................................... 43
3.1.3. Nhóm chiến lược của gạo Việt Nam trên thế giới ........................................ 45
3.2. Phân tích chu kỳ sống của gạo trên thị trường thế giới......................................... 46
3.2.1. Dự báo nhu cầu và nguồn cung cấp gạo trong thời gian tới .......................... 46
3.2.2. Xu hướng tiêu dùng trong tương lai .............................................................. 49

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.3. Dự đoán chu kỳ sống của gạo trên thị trường thế giới .................................. 50
3.3. Thực trạng lợi thế cạnh tranh ngành gạo xuất khẩu ............................................ 51
3.3.1. Mô hình biểu đồ tổ hợp Cluster Chart của các ngành hàng Việt Nam ......... 51
3.3.2. Ứng dụng mô hình Cluster chart vào phân tích ngành gạo xuất khẩu .......... 52
3.4. Phản ứng và hiệu quả của doanh nghiệp trong ngành khi hội nhập kinh tế ......... 56

3.4.1. Phân tích mẫu và khu vực điều tra................................................................ 55
3.4.2. Quy mô và loại hình doanh nghiệp ............................................................... 55
3.4.3. Các phản ứng của doanh nghiệp đối với hội nhập kinh tế ............................ 56
3.4.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất KD của các DN sau khi gia nhập WTO ......... 63
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO
4.1. Mục tiêu đến năm 2010 của ngành nông nghiệp.................................................. 66
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành.................................................... 67
4.2.1. Giải pháp chung cho ngành nông nghiệp ...................................................... 67
4.2.2. Giải pháp cho ngành gạo xuất khẩu .............................................................. 70
4.2.2.1. Nhóm giải pháp về sản xuất ................................................................. 70
4.2.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường kinh doanh........................................... 71
4.2.2.3. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ .................................................. 73
4.3. Kiến nghị để thực hiện giải pháp ......................................................................... 75
KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Đề xuất hướng phát triển đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu
2. Bảng câu hỏi điều tra doanh nghiệp
3. Kết quả phân tích DEA

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ACI


Agrifood consulting International

AE

Allocative Efficiency

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations

AFTA

ASEAN free trade area

AOA

Agreement of agriculture

BTA

Bilateral trade agreement

CE

Cost Efficiency

CEPT

Common effective preferential tariff


DEA

Data Envelopment Analysis

FAO

Food and agriculture organization

GAP

Good agricultural practice

GSO

General statistics office

IPLC

International product life cycle

IRRI

International rice research institute

MARD

Ministry of agriculture and rural development

NICs


Newly industrialized country

PCI

Provincial competitiveness index

SE

Scale Efficiency

SPS

Sanitary and Phytosaniary

SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

USAID

United State agency for international development

USDA

United State department of agriculture

TE

Technical Efficiency


VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

WB

World bank

WTO

World trade organization

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tiếng Việt
CLC

Chất lượng cao

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

DN

Doanh nghiệp

KD


Kinh doanh

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KTQT

Kinh tế Quốc tế

NK

Nhập khẩu

NLCT

Năng lực cạnh tranh

QG

Quốc gia

SX

Sản xuất

SP

Sản phẩm


VNĐ

Việt Nam đồng

VN

Việt Nam

XK

Xuất khẩu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới ........................................................... 18
Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ....................................................... 22
Bảng 2.1. Các giống lúa được khuyến cáo sử dụng tại ĐBSCL ................................... 28
Bảng 2.2. Tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch ....................................................................... 32
Bảng 2.3. Tiêu dùng lúa gạo ở ĐBSCL........................................................................ 38
Bảng 2.4. Tỷ trọng chi phí vận tải biển trong xuất khẩu hàng hóa .............................. 39
Bảng 3.1. Các nhóm chiến lược trong ngành gạo xuất khẩu một số QG có nền
nông nghiệp lúa gạo phát triển ..................................................................................... 45
Bảng 3.2. Dự báo sản lượng lúa gạo trên thế giới ........................................................ 47
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu của các nước nhập khẩu ..................................................... 48
Bảng 3.4. Dự báo sản lượng cung của các nước xuất khẩu .......................................... 48
Bảng 3.5. Thị phần gạo Việt Nam trên thế giới so với ngành thủy sản ....................... 52
Bảng 3.6. KNXK của ĐBSCL trong nền kinh tế Việt Nam ......................................... 53

Bảng 3.7. Phân tích mẫu và khu vực điều tra ............................................................... 55
Bảng 3.8. Các biến sử dụng trong phân tích DEA........................................................ 63
Bảng 3.9. Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực, và sử dụng chi phí ....................... 64
Bảng 3.10. Hiệu quả theo quy mô sản xuất.................................................................. 65
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu trong nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 .................................. 66

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1. Sản xuất lúa gạo các nước trên Thế giới.................................................. 18
Biểu đồ 1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới................................... 19
Biểu đồ 1.3. Lượng gạo xuất khẩu của các nước trên thế giới ..................................... 19
Biểu đồ 1.4. Tổng lượng tiêu dùng gạo trên thế giới.................................................... 20
Biểu đồ 1.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................................. 23
Biểu đồ 1.6. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 2008......................................... 23
Biểu đồ 2.1. Chỉ số PCI trung bình của các khu vực .................................................... 27
Biểu đồ 2.2. Chỉ số PCI các tỉnh trong khu vực ............................................................ 27
Biểu đồ 2.3. Năng suất lúa một số nước so với ĐBSCL............................................... 29
Biểu đồ 2.4. Diện tích gieo trồng và quy mô nông hộ.................................................. 30
Biểu đồ 2.5. Chi phí sản xuất lúa ................................................................................. 31
Biểu đồ 2.6. Tỉ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí sản xuất lúa......................... 31
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ thu hồi gạo khi xay xát .................................................................... 34
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết của DN về hội nhập kinh tế ......................................... 57
Biểu đồ 3.2. Kênh thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế ............................................. 57
Biểu đồ 3.3. Nhận thức về lợi ích khi gia nhập WTO .................................................. 59
Biểu đồ 3.4. Nhận thức về thách thức khi gia nhập WTO............................................ 60
Biểu đồ 3.5. Nhận định về hiện trạng của doanh nghiệp ............................................. 61
Biểu đồ 3.6. Các biện pháp có thể có của doanh nghiệp ............................................. 62


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình chu kỳ sống sản phẩm quốc tế........................................................ 8
Hình 1.2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ........................... 21
Hình 2.1. Bản đồ khu vực ĐBSCL................................................................................ 25
Hình 2.2. Kênh phân phối lúa gạo ở ĐBSCL ............................................................... 36
Hình 2.3. Kênh phân phối lúa gạo ở Thái Lan ............................................................. 37
Hình 3.1. Một số nhóm chiến lược trong ngành gạo xuất khẩu trên thế giới ............... 43
Hình 3.2. Chu kỳ sống của gạo chất lượng cao trên thị trường thế giới ....................... 50
Hình 3.3. Biểu đồ tổ hợp các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam ............................ 51
Hình 3.4. Biểu đồ tổ hợp cho ngành gạo xuất khẩu và ngành thủy sản Việt Nam
năm 2007 so với năm 2005........................................................................................... 53
Hình 3.5. Biểu đồ tổ hợp cho ngành gạo và ngành thủy sản xuất khẩu tại khu vực
ĐBSCL năm 2007 so với năm 2005 ............................................................................. 54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-1-

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là lónh vực quan trọng trong nền kinh tế, cấu trúc xã hội và các
quan hệ thương mại của Việt Nam, thu hút lực lượng lao động khoảng 70% dân
số. Trong 15 năm trở lại đây, lónh vực nông- lâm nghiệp và nông- thực phẩm đã
đạt được sự phát triển liên tục, với mức tăng trưởng trung bình 4,3%/năm và các
kết quả tích cực đối với chiến lược giảm đói nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đòi hỏi những chiến lược hành động và

chính sách cụ thể.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình và sức cạnh
tranh của sản phẩm nông nghiệp và nông- thực phẩm của Việt Nam còn tương
đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ
thống quản lý củaViệt Nam về hạ tầng, dịch vụ (như vận tải, lưu kho, bảo hiểm,
ngân hàng, liên lạc và hậu cần) và nông nghiệp vẫn còn yếu và thiếu sự phối hợp
để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và hỗ trợ các ngành thực sự hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu.
Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần khai thác cơ hội từ việc gia nhập WTO
nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng hoá và sản phẩm nông nghiệp. Đồng
thời, Việt Nam cũng phải tính toán đầy đủ những tác động từ các nghóa vụ và cam
kết trong WTO đối với các chính sách nông nghiệp. Điều này đòi hỏi một cách
tiếp cận chiến lược về mặt chính sách trong việc cải thiện khả năng tiêu thụ và
sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sản xuất của Việt
Nam.
Để thực phẩm và nông sản của Việt Nam cạnh tranh hơn trên thị trường thế
giới vào thời điểm các thành viên WTO dành cho Việt Nam mức thuế Tối huệ
quốc MFN có lợi hơn dẫn đến sản phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị
trường hơn nhưng cũng chịu sự kiểm tra ngặt nghèo hơn theo cơ chế về kiểm dịch
động- thực vật SPS và hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT của các thành

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-2-

viên WTO. Điều này không những Chính phủ Việt Nam phải hài hoà trong chính
sách với các thành viên mà đặc biệt hơn cả là các doanh nghiệp Việt Nam phải
đương đầu với một thách thức vô cùng khó khăn khi phải hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh bình đẳng theo các nguyên tắc của WTO.

Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, tuy nhiên, trước ngưỡng
cửa hội nhập, sản phẩm được xem là có lợi thế so sánh của khu vực lại đang có
nhiều vấn đề khó khăn nhất định. Vì những lý do này, tôi thực hiện đề tài “Giải

pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế”, đề tài
nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến xuất khẩu Gạo ở
khu vực này, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ và sức
cạnh tranh của Gạo trong bối cảnh hội nhập ngày nay là rất cần thiết và cấp bách.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
ngành chế biến Gạo vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thông qua việc sử dụng lý
luận khoa học và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất
Gạo xuất khẩu tại địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập.
2.2. Mục tiêu cụ thể :
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất, khất khẩu và năng lực cạnh tranh của
ngành Gạo xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL dựa trên việc phân tích các mô hình
xác định lợi thế cạnh tranh.
(2) Đánh giá phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh hội
nhập, phân tích sự tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đến hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu đồng thời xác
định những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành trong bối cảnh hiện nay.
(3) Đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh
cho ngành gạo xuất khẩu.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-3-


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: là ngành sản xuất lúa- chế biến và
xuất khẩu gạo, mặt hàng chính là Gạo xuất khẩu.
3.2. Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu và thu thập số liệu
phân tích chủ yếu là trong khu vực ĐBSCL, bên cạnh đó so sánh với số liệu của
Việt Nam và các nước trên Thế giới.
3.3. Phạm vi về thời gian: số liệu khảo sát thu thập từ năm 2005 đến năm
2008, thời gian từ 2005-2006 là trước khi Việt Nam gia nhập WTO, và từ năm
2006-2008 là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp: thực hiện tại văn phòng thông qua tài liệu sách
báo, tạp chí chuyên môn về ngành nông sản, và nguồn tài liệu phong phú từ
mạng Internet.
- Thu thập số liệu sơ cấp: được thông qua quá trình tiến hành khảo sát thực tế
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và sự đóng góp ý kiến của một số
chuyên gia kinh tế, các sở ban ngành có liên quan.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Đề tài tiếp cận mục tiêu đề ra bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phương
pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích hệ thống…

- Đối với mục tiêu thứ nhất: đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
ngành bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phân
tích thống kê số liệu thứ cấp dựa vào hai mô hình cơ bản: (1) phân tích định tính
dựa vào mô hình chu kỳ sống sản phẩm quốc tế của sản phẩm (IPLC) của
Raymond Vernon; (2) phân tích định lượng dựa vào mô hình biểu đồ tổ hợp
(Cluster Chart) của Michael Porter (2 mô hình này sẽ được trình bày trong


chương 1)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-4-

- Đối với mục tiêu thứ hai:
+ Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp trên cơ sở
sử dụng các công cụ thống kê sẵn có trong phần mềm Excel. Từ kết quả tổng hợp
trên, các phản ứng có thể của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được
thể hiện thông qua các biểu bảng thống kê và công cụ biểu đồ.
+ Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu (DEA): là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy
nhiên, khác với phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên sử dụng phương pháp
kinh tế lượng, DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học để ước
lượng cận biên sản xuất. Mô hình DEA đầu tiên được phát triển bởi Charnes,
Cooper và Rhodes vào năm 1978.
Để đo lường hiệu quả trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật
(Technical Efficiency-TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (Scale EfficiencySE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân phối nguồn lực
sản xuất (Allocative Efficiency- AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (Cost
Efficiency- CE).

(Phương pháp này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần phụ lục).
- Đối với mục tiêu thứ ba: Những vấn đề về cơ chế, chính sách, và các biện
pháp tăng khả năng cạnh tranh của ngành sẽ được đề xuất dựa trên cơ sở các kết
quả phân tích tổng hợp.
5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
- Trước xu thế hội nhập toàn cầu, Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là các

doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những thách thức vô cùng to lớn. Vì
thế trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước liên quan đến xu thế hội nhập, chính sách tài chính- tiền tệ, khả năng
tiếp cận, nhận thức cũng như tính sãn sàng của doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
- Danh mục các công trình có liên quan:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-5-

(1) Phòng Thị Huỳnh Mai, Đánh giá năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông

sản ở ĐBSCL khi gia nhập WTO, Luận văn thạc só kinh tế, ĐH Cần Thơ, 2007
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề:
-Về chính sách nông nghiệp của Việt Nam so với những quy định của
WTO
- Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản ở
ĐBSCL so với các đối thủ mạnh trong khu vực.
- Phân tích cơ hội, thách thức của một số mặt hàng nông sản của ĐBSCL
khi gia nhập WTO.
- Đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng này.
Kết luận của đề tài là ngành nông sản ĐSCL, đặc biệt là lúa gạo đang có
lợi thế cạnh tranh tuy nhiên đang bị mất dần lợi thế và đề ra giải pháp khắc phục.
(2) Đinh Châu Hồng Ngọc, Phân tích năng lực cạnh tranh ngành may thành phố

Cần Thơ, Luận văn thạc só kinh tế, ĐHCT, 2007
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu thực tiễn về năng lực
cạnh tranh của ngành may TP Cần Thơ thông qua việc sử dụng các lý luận khoa

học để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành.
(3) Dương Ngọc Thí, Tác động của việc gia nhập WTO tới nông nghiệp Việt

Nam, Dự án hỗ trợ Thương mại Đa biên Mutrap II, tháng 04-2008.
Bài viết là một phần trong dự án hỗ trợ Mutrap II, đã phân tích và đưa ra
lợi thế của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, đồng thời phân tích tác động
của WTO đến ngành nông nghiệp như tác động về thị trường, mặt hàng; tác động
lên thu nhập và đời sống nông dân… và đưa ra kiến nghị đối với ngành nông
nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-6-

(4) Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Đánh giá tác động của 5 năm triển khai hiệp định

thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư, và cơ
cấu kinh tế của Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2007
Nội dung của bài này là về thay đổi của Việt Nam về cải cách mà Việt
Nam đã tiến hành để thực hiện thành công Hiệp Định Thương Mại song phương
giữa hai nước; đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ; đầu tư
gián tiếp; những thay đổi trong cơ cấu kinh tế trên góc độ sản lượng và việc làm;
sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam…
6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
(1) Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh ngành Gạo xuất
khẩu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
(2) Sử dụng 2 mô hình định tính và định lượng trong phân tích lợi thế cạnh

tranh của ngành theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter.
(3) Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất dựa vào các chi phí
hoạt động của các doanh nghiệp bằng phần mềm DEAP 2.1 trong phân tích sự tác
động của việc hội nhập kinh tế đối với các doanh nghiệp trong ngành là việc
phân tích hoàn toàn mới.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-7-

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LI THẾ CẠNH TRANH
NGÀNH GẠO XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LI THẾ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.
Các học thuyết kinh tế thị trường dù trường phái nào đều thừa nhận rằng:
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung- cầu
và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường là đặc trưng cơ bản của
kinh tế thị trường; cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, do cách tiếp cận
khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Cạnh tranh theo định nghóa của Đại từ điển tiếng Việt là “Tranh đua giữa

những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng
về mình”
Theo cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam đó chọn định
nghóa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các DN, ngành và quốc gia như sau :
“Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc

làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập

giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay
nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”.
Ngoài ra, cũng có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm
cạnh tranh ... Song qua các định nghóa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
- Cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều
chủ thể cùng tham dự.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-8-

- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể mà các bên
đều muốn giành lấy để cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể có các ràng buộc chung
mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều
kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh...
- Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản
phẩm; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; cạnh tranh nhờ dịch vụ bán
hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán ...
Với phương pháp tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm đủ
mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình,
thông thường là chiếm lónh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều
kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế
trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh

là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ngành
1.1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:
Theo quan điểm của Adam Smith, lợi thế tuyệt đối được hiểu là sự khác
biệt tuyệt đối về năng suất lao động cao hơn hay chi phí lao động thấp hơn để
làm ra cùng một loại sản phẩm. Mô hình mậu dịch quốc tế của một quốc gia là
chỉ xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những
sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối. Mở rộng vấn đề ra, nếu mỗi quốc gia tập
trung chuyên môn hóa sản xuất vào lọai sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối
thì tài nguyên của đất nước sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và thông qua biện
pháp trao đổi mậu dịch quốc tế các quốc gia giao thương đều có lợi hơn do toång

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-9-

khối lượng các loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của mỗi
quốc gia tăng nhiều hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản xuất toàn
bộ.
Tuy nhiên, thực tế thì chỉ có một số ít nước có lợi thế tuyệt đối, còn những
nước nhỏ hoặc nghèo tài nguyên thì việc trao đổi mậu dịch quốc tế có xảy ra
không ? Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối không trả lời được mà phải dựa vào lý thuyết
lợi thế so sánh của David Ricardo.
1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:
Theo lý thuyết của Ricardo, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt
đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào
lợi thế cạnh tranh này.
Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ tiêu hao nguồn lực để
sản xuất ra sản phẩm A (quốc gia 1) so với sản phẩm B (quốc gia 2) của một

quốc gia thấp hơn quốc gia khác và ngược lại quốc gia 2 sẽ có tỷ lệ tiêu hao
nguồn lực giữa sản phẩm B so với sản phẩm A là thấp hơn quốc gia 1 mặc dù có
thể quốc gia 1 có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cả 2 sản phẩm A và B so với quốc
gia 2. Do dó, quốc gia 1 tiến hành chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm A và quốc
gia 2 tiến hành chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm B và hai quốc gia tiến hành
trao đổi cho nhau thì cả hai quốc gia đều có lợi.
Tuy nhiên, theo quan điểm hai quốc gia thì việc cạnh tranh chỉ được xét
trên hai quốc gia mà thôi. Trên thực tế, không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn
nhau mà thị trường thế giới có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới và
lý luận của David Ricardo đã bỏ qua chi phí vận chuyển giữa 2 quốc gia. Tuy
nhiên, đây là cơ sở cho việc mua bán trao đổi giữa hai hay nhiều quốc gia trên
thế giới.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-10-

1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh ngành
Nghiên cứu lợi thế so sánh cho phép chúng ta nhận thức được ưu thế của
nền kinh tế quốc gia trong quan hệ giao thương với các nước khác, làm cơ sở để
xây dựng chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động
kinh doanh quốc tế (ở cấp doanh nghiệp) và hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư
quốc tế để tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi (ở cấp ngành và quốc
gia), các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) phải cạnh tranh với
nhau vô cùng quyết liệt để tồn tại và phát triển. Nói như vậy có nghóa là, giữa lợi
thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có một khoảng cách nhất định, chỉ với phạm trù
lợi thế so sánh chưa đủ để làm sáng tỏ mọi vấn đề của môi trường thương mại
quốc tế, mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về lợi thế cạnh tranh.
Trước hết, cần làm rõ khái niệm “ngành” (hay ngành kinh tế) được đề cập

ở đây là ngành hàng, gắn liền với một chủng loại sản phẩm cụ thể, ví dụ như:
ngành ô tô, ngành máy tính điện tử, ngành dệt may, ngành du lịch, ngành viễn
thông… (để phân biệt với 3 ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế là: nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ). Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối
tương quan giữa các ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để
tranh giành thị trường trên phạm vi thế giới. Lợi thế cạnh tranh của ngành sẽ tăng
theo qui mô của các ngành hàng và đó là biểu hiện lợi thế bên ngoài của nền
kinh tế.

(1) Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành
Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt
về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành
hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc
gia khác trên thế giới. Và do đó, năng lực cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện
qua năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành. Nhóm chiến lược

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-11-

là một tập hợp những công ty áp dụng chiến lược sản xuất kinh doanh tương tự
nhau. Mỗi ngành hàng có thể bao gồm một hay nhiều nhóm chiến lược. Dấu hiệu
căn bản phân biệt các nhóm chiến lược là giá cả và bề rộng của dòng sản phẩm
(thể hiện qua qui cách chất lượng, chủng loại sản phẩm).

(2) Môi trường cạnh tranh của ngành
Một ngành hàng cụ thể của một quốc gia nhất định sẽ phải cạnh tranh với
ngành hàng tương ứng của nhiều quốc gia khác trên phạm vi thế giới. Do vậy,
môi trường cạnh tranh của ngành là môi trường kinh tế quốc tế, bao gồm: môi

trường thương mại, môi trường sản xuất và môi trường tài chính trong mối quan
hệ liên kết toàn cầu. Trong điều kiện các trào lưu toàn cầu hóa, khu vực hóa đã
và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên thế giới, môi trường cạnh tranh của các
ngành hàng đều có sự biến động không ngừng theo xu hướng ngày càng hoàn
thiện hơn nhưng cũng phức tạp hơn rất nhiều. Trong đó, các luật chơi trong quan
hệ thương mại quốc tế không ngừng được bổ sung; kỹ thuật công nghệ của bất kỳ
ngành sản xuất nào cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc; và, quan hệ tài chính
quốc tế đã gắn kết các nền kinh tế lại với nhau trong mối quan hệ phụ thuộc hết
sức sâu rộng và chặt chẽ.
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các ngành hàng (và các nhóm chiến
lược của ngành) luôn đối diện với rất nhiều thời cơ và thách thức. Phản ứng trước
thời cơ và thách thức đó của tất cả doanh nghiệp trong các nhóm chiến lược (của
từng ngành hàng) sẽ tất yếu dẫn tới sự xuất hiện của những công ty đa quốc gia
và công ty xuyên quốc gia. Đây là lực lượng chính của tiến trình toàn cầu hóa.
Điều đó không chỉ làm cho môi trường cạnh tranh quốc tế của các ngành hàng trở
nên hoàn chỉnh và phức tạp hơn như đã nói trên, mà còn làm phát sinh thêm
nhiều ngành (sản phẩm) mới với trình độ chuyên môn hóa sản xuất sâu hơn, hiện

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-12-

đại hơn, đảm bảo khả năng sinh lợi mạnh mẽ hơn, đe dọa làm suy giảm và thay
thế dần các ngành (sản phẩm) gốc đã sản sinh ra ngành (sản phẩm) mới.

(3) Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành
Để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng cụ thể mạnh hay yếu,
ta phải dựa vào 3 nhóm yếu tố cơ bản như sau:


Một là, năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành, biểu
hiện tập trung qua sự khác biệt về giá cả sản phẩm và bề rộng dòng sản phẩm.
Trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp trong từng nhóm chiến lược phải dự báo cho
được chu kỳ sống sản phẩm của ngành trên phạm vi thị trường thế giới để điều
chỉnh chiến lược phù hợp theo hướng không ngừng nâng cao qui mô lợi suất kinh
tế và bành trướng dần hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi biên giới quốc gia.

Hai là, cấu trúc và lợi thế theo qui mô của ngành. Trong này, cần phải xem
xét đánh giá đầy đủ các khía cạnh như: mặt bằng công nghệ chung của ngành cao
hay thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành đã phát triển đến chừng mực
nào; các ngành liên kết và bổ trợ có đầy đủ, đồng bộ hay không…? để biết các
mặt đó tác động đến khả năng giảm chi phí đầu vào của ngành như thế nào?

Ba là, nhóm yếu tố về chính sách. Cần nắm rõ vai trò, vị trí của ngành
trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia; ngành đó được qui hoạch phát triển
ra sao; có phải là ngành kinh tế mũi nhọn hay không; chính sách của chính phủ
đối với ngành là khuyến khích hay hạn chế phát triển…?
Từ 3 nhóm yếu tố cơ bản trên, chúng ta có thể chi tiết hóa thành nhiều yếu
tố cụ thể hơn để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng. Trong thực tế,
lợi thế cạnh tranh của ngành được đánh giá trên cả hai mặt định tính và định
lượng. Trong phần minh họa dưới đây, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành
về mặt định tính sẽ dựa vào Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
(International Product Life Cycle Model – IPLC) của Raymond Vernon; còn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-13-

đánh giá về mặt định lượng sẽ dựa vào Biểu đồ tổ hợp (Cluster Chart) những

ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia được đề xướng bởi Michael E.
Porter.
• Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (IPLC) của Raymond Vernon
Trong khi tập trung nghiên cứu về kinh tế quốc tế hồi thập niên 60 của thế
kỷ XX, Raymond Vernon đã phát hiện ra tính qui luật của hiện tượng các doanh
nghiệp Mỹ phát triển thành những công ty đa quốc gia và giữ vai trò chi phối hoạt
động thương mại quốc tế trong một thời gian dài. Trên cơ sở đó, năm 1966 ông đã
đưa ra mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm để mô tả khái quát quá trình
quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương tại một quốc
gia tiên tiến, bắt đầu từ việc bán sản phẩm mới, hàm lượng công nghệ cao cho
người tiêu dùng có thu nhập cao trên thị trường nội địa. Và qua phân tích chu kỳ
thương mại quốc tế trong mô hình IPLC (bao gồm 3 giai đoạn, thể hiện trên hình
1.1.) chúng ta sẽ thấy rõ sự chuyển dịch lợi thế cạnh tranh của ngành hàng tương
ứng giữa các quốc gia liên hệ.
(1) Giai đoạn mở đầu của sản phẩm mới: tính từ khi có doanh nghiệp của
một nước công nghiệp khai thác thế mạnh công nghệ để tạo ra bước đột phá sản
xuất kinh doanh sản phẩm mới có tính sáng tạo cao trên thị trường nội địa. Vì là
nước công nghiệp, nên thị trường nội địa có dung lượng lớn, người tiêu dùng có
thu nhập cao và sẵn lòng chấp nhận sản phẩm mới với giá cao (thay vì đòi hỏi giá
rẻ). Nhà sản xuất còn có nhiều thuận lợi khác, như: dễ dàng huy động vốn để đầu
tư phát triển sản phẩm mới; dễ dàng có được sự cung ứng tốt nhất các yếu tố đầu
vào của nhiều đơn vị liên kết và bổ trợ… nghóa là có đủ điều kiện để nâng cao qui
mô lợi suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Sự phát triển kinh
doanh sản phẩm mới mạnh mẽ của nhà sản xuất tiên phong sẽ thu hút các doanh
nghiệp nội địa khác tham gia cạnh tranh, dẫn đến sự hình thành rõ nét các nhóm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-14-


chiến lược của ngành. Đến gần cuối giai đoạn này, do sức ép cạnh tranh trên thị
trường nội địa tăng lên, các doanh nghiệp trong ngành sẽ càng đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm mới sang thị trường các nước công nghiệp khác, vì ở đó người tiêu
dùng cũng có thu nhập cao, cũng bị hấp dẫn bởi sản phẩm mới, còn sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp địa phương thì chưa đáng kể. Khi đó, ngành hàng mới của
nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm sẽ dẫn đầu về lợi thế cạnh tranh và
chiếm ưu thế lớn trong xuất khẩu sản phẩm này.
XKhẩu

Sp mới

Sp trưởng thành

Sp đã chuẩn hóa

(3)

Thời gian
(2)
(1)

Nkhẩu

(1): nước công nghiệp phát minh sản phẩmmới
(2): các nước công nghiệp khác (thu nhập cao)
(3): các nước đang phát triển (thu nhập thấp)

Hình 1.1. Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm


(2) Giai đoạn sản phẩm trưởng thành: qui trình sản xuất và thiết kế sản
phẩm đi dần vào thế ổn định; sản phẩm mới được xuất khẩu mạnh từ nước công
nghiệp phát minh ra nó đến các nước công nghiệp khác. Trong giai đoạn này, tại
nước công nghiệp phát minh sản phẩm mới đã hình thành các công ty đa quốc
gia. Và do yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia đó có xu hướng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×