Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

De cuong TS hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.78 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những chính sách
xã hội quan trọng, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối
với người lao động và lực lượng vũ trang ngay từ sau Cách mạng tháng
Tám thành cơng. Chính sách đó đã được từng bước được bổ sung, sửa đổi
và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đấu tranh thống nhất
Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách Bảo hiểm
xã hội (BHXH) đã được Nhà nước kịp thời điều chỉnh. Bộ Luật Lao động đã
được Quốc hội khóa 9 thông qua tại kỳ họp thứ V ngày 25/06/1994, quy
định tại chương 12 về BHXH áp dụng với người lao động ở mọi thành
phần kinh tế. Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH đối với công nhân
viên chức Nhà nước (Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995) và đối với sĩ
quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên Quốc phòng (Nghị định 45/CP
ngày 15/07/1995).
Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao
động theo các Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP
ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã
hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc ba cấp là: Bảo hiểm xã hội
Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ
chức thu BHXH, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện các hoạt
động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; kiến nghị với Chính
phủ và các cơ quan có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế
độ BHXH cho phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn.

1




Qua 5 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng nhanh số
đối tượng tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động và
người sử dụng lao động đóng góp có số dư ngày càng lớn. Tổ chức chi trả
các chế độ cho người lao động tương đối kịp thời, đảm bảo chính xác, đầy
đủ, làm ổn định đời sống của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, mất sức lao động và nghỉ hưu; góp phần làm ổn định, an tồn
và an ninh xã hội; tạo ra sự cơng bằng, dân chủ và làm lành mạnh các quan
hệ xã hội. Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi đã tham gia các hoạt động đầu tư
để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã đem lại hiệu quả tương đối
tốt.
Chính sách bảo hiểm y tế do hệ thống Bảo hiểm Y tế Việt Nam triển
khai tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm Y tế được ban
hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) và đã được điều chỉnh, bổ sung tại Nghị định số
47/CP ngày 6/6/1994 của Hội đồng Bộ trưởng. Nhằm từng bước hoàn thiện
chính sách bảo hiểm y tế phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà
nước, để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của những
người tham gia bảo hiểm; ngày 13/8/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 58/1998/NĐ-CP kèm theo Điều lệ Bảo hiểm Y tế mới thay thế cho
Điều lệ Bảo hiểm Y tế cũ được ban hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT.
Để tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo Nghị định số
58/1998/NĐ-CP, hệ thống bộ máy Bảo hiểm Y tế Việt Nam được thành lập,
tổ chức theo ngành dọc 3 cấp: Bảo hiểm Y tế Việt Nam, Bảo hiểm Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm Y tế ngành trực thuộc
Bảo hiểm Y tế Việt Nam; chi nhánh Bảo hiểm Y tế quận, huyện trực thuộc
Bảo hiểm Y tế tỉnh, thành phố.
Trong những năm qua, Bảo hiểm Y tế Việt Nam đã thu hút được số
lượng lớn người tham gia và hưởng chế độ khám, chữa bệnh ngày càng

tăng, với chất lượng phục vụ ngày càng chu đáo và đầy đủ. Quỹ bảo hiểm y

2


tế tạm thời nhàn rỗi đã tham gia hoạt động đầu tư tăng trưởng để góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình
hình mới, ngày 24/1/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển Bảo hiểm Y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam để
thống nhất tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm cho mọi
người tham gia và hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế.
Bên cạnh những kết quả mà cả hai hệ thống đã đạt được thời gian
trước đây, trong quá trình hoạt động đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế ngay
trong chính sách, chế độ và tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy để thực
hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới được giao nhằm phục
vụ ngày càng tốt hơn đối với mọi người lao động tham gia và hưởng các
chế độ bảo hiểm; hệ thống BHXH Việt Nam cần phải tiếp tục cải tiến, hoàn
thiện quản lý trên tất cả các hoạt động của toàn ngành, đặc biệt là lĩnh vực
quản lý tài chính.
Là người đã và đang tham gia trực tiếp quản lý trong lĩnh vực kế
hoạch tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tơi chọn đề tài "Hồn thiện
cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam" nghiên cứu để
nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn và
tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy BHXHVN phát triển ổn định,
vững chắc.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động của BHXH nói chung và quản lý tài chính BHXH nói
riêng cũng đã có những cơng trình được cơng bố như:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Thực trạng quản lý thu

BHXH hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu",
mã số 96-01-01/ ĐT, chủ nhiệm đề tài là TS Nguyễn Văn Châu.

3


+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Thực trạng và định hướng hoàn
thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH hiện nay", mã số 96-03-03/ĐTT,
chủ nhiệm đề tài là TS Dương Xuân Triệu.
+ Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế: "Quản lý tài chính bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An" của tác giả Trần Quốc Tồn - Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
Các cơng trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến
hoạt động BHXH, nhưng chưa đề cập toàn diện, chưa phân tích, đánh giá
sâu sắc nội dung và phương thức quản lý tài chính bảo hiểm xã hội. Để
thực hiện đề tài, tơi sẽ quan tâm tham khảo, kế thừa có chọn lọc những kết
quả nghiên cứu đã đạt được ở những cơng trình trên, kết hợp với khảo sát
thực tiễn, phân tích, đánh giá để đề xuất những giải pháp hồn thiện cơ chế
quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
- Xác định những nội dung cơ chế quản lý tài chính BHXH.
- Phân tích đánh giá quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính qua
các giai đoạn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hồn thiện cơ chế quản
lý tài chính BHXH.
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động BHXH và cơ chế quản lý
tài chính BHXH.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính
BHXH để tìm ra những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân.

Ba là, đề xuất một số giải pháp để hồn thiện cơ chế quản lý tài
chính BHXH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
qua ba giai đoạn, nhưng tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1995 đến
nay. Các vấn đề về tổ chức, bộ máy và những chính sách, chế độ bảo hiểm
xã hội được luận án đề cập đến chỉ để phục vụ cho chủ đề nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương chính sách của Đảng được
đề ra trong các kỳ đại hội VI, VII, VIII và IX về lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
hệ thống, khái quát, đối chiếu và so sánh, thống kê để đánh giá và làm sáng
tỏ các vấn đề cần quan tâm.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ thêm cơ sở khoa học về khái niệm, bản chất, vai
trò của BHXH và nội dung cơ chế quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam.
- Nghiên cứu tổng kết mơ hình và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của
một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận
dụng trong cơng tác quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam.
- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính
bảo hiểm xã hội ở Việt Nam qua các giai đoạn. Rút ra những kết quả đạt
được, những tồn tại, vướng mắc của cơ chế quản lý tài chính.
- Từ mục tiêu phát triển của hệ thống BHXH Việt Nam đề xuất
những quan điểm và những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính BHXH ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho hoạt
động quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam; đồng thời làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách xã hội nói chung và chính
sách BHXH nói riêng.
7. Kết cấu của luận án

5


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội và cơ chế quản
lý tài chính bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm, bản chất bảo hiểm xã hội.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống chính sách xã hội.
1.2. Cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm, bản chất cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.
1.2.1.1. Khái niệm, bản chất tài chính bảo hiểm xã hội.
1.2.1.2. Vị trí, vai trị tài chính bảo hiểm xã hội trong hệ thống tài
chính quốc gia.
1.2.1.3. Khái niệm, bản chất cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội

1.2.2. Nội dung cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
1.2.2.1. Cơ chế quản lý thu bảo hiểm xã hội.
1.2.2.2. Cơ chế quản lý chi bảo hiểm xã hội.
1.2.2.3. Cơ chế quản lý chi hoạt động bộ máy.

6


1.2.2.4. Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
1.2.2.5. Cơ chế cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
1.2.2.6. Cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm toán tài chính BHXH.
1.2.3. Những ngun tắc và u cầu hồn thiện cơ chế quản lý tài
chính bảo hiểm xã hội
1.2.3.1. Những nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo
hiểm xã hội.
1.2.3.2. Những u cầu hồn thiện cơ chế quản lý tài chính BHXH.
1.3. Tổng quan về tài chính bảo hiểm xã hội của một số nước
trên thế giới
(Đức, Australia, Philipin, Malaysia, Nhật…)
1.3.1. Mơ hình và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
1.3.2. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào
quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam
Giai đoạn 1: Trước năm 1995.

Giai đoạn 2: Từ năm 1995 đến năm 2001.
Giai đoạn 3: Từ năm 2002 đến nay.
Ở mỗi giai đoạn trình bày 3 nội dung:

7


2.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động BHXH.
2.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cấp.
2.1.3. Phương thức hoạt động.
2.2. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
2.2.1. Phân tích cơ chế quản lý tài chính giai đoạn trước 1995.
2.2.2. Phân tích cơ chế quản lý tài chính giai đoạn từ 1995 đến
năm 2001.
2.2.3. Phân tích cơ chế quản lý tài chính giai đoạn từ năm 2002
đến nay.
2.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
2.3.1. Những kết quả đạt được.
2.3.2. Những tồn tại vướng mắc.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc.

Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1. Phương hướng phát triển ngành Bảo hiểm xã hội và cơ chế
quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu phát triển của ngành BHXH Việt Nam.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.
3.1.2.1. Tài chính bảo hiểm xã hội là một bộ phận nằm trong hệ

thống tài chính quốc gia, do đó cần phải được quản lý và tuân thủ theo
những quy định, chế độ tài chính cơ bản của Nhà nước trong từng thời kỳ
phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế-xã hội.

8


3.1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội cần phải được bổ
sung, sửa đổi kịp thời để hoàn thiện nhằm đáp ứng và phù hợp với hoạt
động trong từng giai đoạn theo tiến trình phát triển của hệ thống Bảo hiểm
xã hội Việt Nam.
3.1.2.3. Quản lý toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ đảm bảo an tồn, chính
xác, kịp thời và hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn, tài sản đúng pháp luật.
3.1.2.4. Quản lý tập trung, thống nhất; đảm bảo cơng bằng, cơng
khai, dân chủ trong tồn hệ thống.
3.1.2.5. Phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị và từng cá
nhân khi thực hiện quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.
3.2. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam
3.2.1. Hồn thiện cơ chế quản lý thu bảo hiểm xã hội.
3.2.1.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
3.2.1.2. Quản lý quỹ tiền lương.
3.2.1.3. Quản lý quá trình thu, nộp BHXH, thanh quyết tốn.
3.2.2. Hồn thiện cơ chế quản lý chi bảo hiểm xã hội.
3.2.2.1. Quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội.
3.2.2.2. Phương thức chi trả.
3.2.2.3. Tổ chức chi trả, thanh quyết tốn kinh phí.
3.2.3. Hồn thiện cơ chế quản lý chi hoạt động bộ máy.
3.2.3.1. Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

3.2.3.2. Chi hoạt động bộ máy thường xuyên.
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
3.2.4.1. Lĩnh vực đầu tư.
9


3.2.4.2. Tỷ lệ đầu tư vào từng lĩnh vực.
3.2.4.3. Hình thức đầu tư.
3.2.4.4. Quản lý dự án đầu tư.
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
3.2.5.1. Giai đoạn 2001-2010.
3.2.5.2. Giai đoạn 2010-2040.
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm tốn tài chính BHXH.
3.2.6.1. Các chủ thể bên ngoài đối với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3.2.6.2. Trong nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
3.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ.
3.3.1.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý và xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân.
3.3.1.2. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ.
3.3.2. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động và
quản lý tài chính của ngành theo hướng hiện đại hóa.
3.3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan
về chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội; về cơ chế, chính sách tổ chức, bộ
máy, cán bộ và cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.

KẾT LUẬN

10




×