Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

20 01 2021 de cuong xay dung dang a15 hoanchinh (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.31 KB, 186 trang )

MỤC LỤC TÀI LIỆU

1


PHẦN 1. CÂU HỎI ĐỀ THI TẬP HỢP THEO BÀI
Bài 1.
Câu 1: Các nguyên lý của Đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin và liên hệ vào thực tiễn xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
1. Các nguyên lý của Đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin
V.I. Lênin đã từng tuyên bố: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và
chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên”. Tổ chức những người cách mạng mà Lênin nói đến đó là
“một đảng kiểu mới, thực sự cách mạng và thực sự cộng sản”. Tư tưởng của V.I. Lênin về đảng
kiểu mới và xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền chính là sự bảo vệ và phát triển sáng tạo, độc
đáo những tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về Đảng cách mạng trong điều kiện nước Nga
những năm đầu của thế kỷ XX.
Hệ thống những nguyên lý cơ bản của Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân có
thể khái quát thành 8 điểm sau:
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống lý luận khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp
công nhân nhằm tự giải phóng mình, là kết quả của sự phát triển một cách khoa học những tư
tưởng tiên tiến của xã hội loài người, thể hiện đúng đắn lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân,
đã chỉ ra cho giai cấp công nhân thấy rõ những phương hướng chính trị của tất cả các mặt hoạt
động cần thiết trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Lênin đã
chứng minh rằng, khơng có lý luận cách mạng sẽ khơng có phong trào cách mạng, và khi lý luận
cách mạng đã thâm nhập vào q̀n chúng nhân dân thì nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở khoa học của công tác xây dựng Đảng, là ngọn cờ đoàn kết
những người cộng sản và là cơ sở để vạch ra cương lĩnh hành động, chiến lược và sách lược của
cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo có ý nghĩa
phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch


Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân
dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, khơng những là cái kim chỉ nam, mà
cịn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản” .
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
dân tộc và của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước để đề ra
Cương lĩnh chính trị, Đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của
nhân dân”. Đó là nguồn gốc của những thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng cũng
nhận thấy còn lạc hậu về lý luận, thể hiện trên cả hai mặt nhận thức và vận dụng các quy luật
của chủ nghĩa xã hội như giáo điều, duy ý chí, giản đơn, nóng vội. Đảng đã nghiêm khắc tự phê
bình và nhấn mạnh rằng, đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết của cuộc sống. Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã chỉ ra rằng,
cần phải “tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ và
năng lực vận dụng chủ nghĩa MácLênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, góp phần xây dựng
2


chủ trương, chính sách của Đảng, lý giải những vấn đề mới mà cuộc sống đặt ra. Đổi mới căn
bản công tác giáo dục chính trị, lý luận”.
2. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt
chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân
Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, nhưng phải phân biệt Đảng với toàn bộ
giai cấp. Theo Lênin, Đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác
ngộ nhất của giai cấp cơng nhân, Đảng là người đưa yếu tố tự giác nhất vào phong trào công
nhân, là người định hướng chính trị và là người giáo dục, động viên, tổ chức cho quần chúng
hành động cách mạng. Lênin chỉ ra rằng: “Không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiên phong của
giai cấp cơng nhân, với tồn bộ giai cấp”. Vai trị tiên phong của Đảng được thể hiện trước hết
trên lĩnh vực lý luận. Lênin đã chỉ rõ: “Chỉ Đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì
mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sỹ tiền phong”. Đòi hỏi đầu tiên về tư cách người

Đảng viên phải là giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có trình độ nhất định về chủ nghĩa
Mác-Lênin, nắm vững được đường lối chính sách của Đảng. Theo Lênin: “trong điều kiện có
chính quyền, Đảng phải là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”. Vai trò tiên
phong của Đảng còn được thể hiện về mặt tổ chức và sự hoạt động gương mẫu của người Đảng
viên trong thực tiễn. Đảng phải được tổ chức chăt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất ý
chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng ta tuy nhiều
người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” . Đảng là của giai cấp, nhưng khơng phải là
tồn bộ giai cấp. Không được lẫn lộn giữa Đảng và giai cấp. Đảng chỉ thu hút vào đội ngũ của
mình những người giác ngộ nhất, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao nhất trong giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
3. Khi có chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã
hội và là một bộ phận của hệ thống đó
Đảng là đội tiên phong giác ngộ có tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp, do đó, trong hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa chỉ có Đảng mới đủ phẩm chất chính trị và năng lực xứng đáng
là người lãnh đạo. Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác giáo dục Đảng công nhân, là giáo dục đội tiên
phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến
lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn
đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ
chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản” .
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội thành công. Buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng là sai lầm về nguyên tắc, là thủ tiêu sức
mạnh của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội, là mở đường cho những
phần tử phản động trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện
đại đang ra sức thổi phồng cái gọi là “đa nguyên”, “đa Đảng”, lợi dụng “con đường dân chủ”
nhằm tiếm đoạt quyền lãnh đạo của các Đảng Cộng sản. Những sự kiện ở Đông Âu và Liên Xô
trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Đảng lãnh đạo về chính trị trên mọi mặt hoạt động
của Nhà nước và các tổ chức quần chúng bằng đường lối và các chính sách của Đảng. Thông
qua các tổ chức Đảng cùng với đội ngũ cán bộ, Đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà
nước và trong các tổ chức quần chúng, mà mọi định hướng chính trị, đường lối, chủ trương của
Đảng được cụ thể hóa thành những chính sách, những quy định pháp lý. Đảng ý thức rõ rằng,

trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn gắn liền với việc phát huy hiệu
3


lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các tổ chức quần chúng. Đảng phê phán thói chuyên
quyền, độc đốn, bao biện, làm thay cơng việc của Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị xã hội. Đồng thời, Đảng cũng lên án sự buông lỏng, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của
Đảng.
4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt
động của Đảng.
Đảng là một liên minh tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng và lợi ích cơ bản
của những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thực hiện dân chủ
là nhằm phát huy cao nhất trí tuệ và mọi khả năng sáng tạo của những chiến sỹ tiên phong trong
Đảng. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho Đảng có trí tuệ cao nhất để làm trịn được vai trị
người lãnh đạo tồn xã hội. Đảng còn là một tổ chức chiến đấu. Dân chủ trong Đảng phải có sự
chỉ đạo của tập trung để đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng. Tập trung là
quyền lực của tập thể giao cho những người lãnh đạo để thực hiện ý chí của đa số. Tập trung
dân chủ hoàn toàn đối lập với chun qùn độc đốn, vơ chính phủ.
Ngun tắc tập trung dân chủ trong Đảng được thực hiện, vận dụng phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp, với điều kiện hoạt động và vị trí của Đảng trong
đời sống xã hội. Thiếu sự chỉ đạo tập trung, dân chủ có thể trở thành vô chính phủ. Coi nhẹ dân
chủ là phá hoại tính tập thể lãnh đạo và sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, chun qùn,
độc đốn. Bng lỏng tập trung sẽ rơi vào tình trạng vơ chính phủ, cục bộ, địa phương chủ
nghĩa, phá hoại sự thống nhất và làm giảm sức chiến đấu của Đảng.
Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng phải
được thực hiện trong bộ máy Nhà nước nhằm bảo đảm xây dựng được một cơ chế quản lý tập
trung và phân cấp hợp lý giữa trung ương và địa phương, cấp trên và cấp dưới; bảo đảm xây
dựng được chế độ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân, giữ vững được nguyên
tắc tập thể lãnh đạo đi đôi với phân công trách nhiệm cá nhân phụ trách rõ ràng. Tập trung dân
chủ là nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Những nội dung cơ

bản của nguyên tắc này được phản ánh sâu sắc trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên
tắc tập trung dân chủ kết hợp hữu cơ giữa tập trung và dân chủ; tập trung phải trên cơ sở dân
chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Đảng ta kiên quyết phản đối việc phủ nhận
nguyên tắc tập trung dân chủ. Sự phủ nhận đó khơng tránh khỏi tạo nên sự lỏng lẻo về kỷ luật,
rạn nứt về tổ chức trong Đảng. Đảng coi tập trung dân chủ “là nguyên tắc tổ chức cơ bản, phân
biệt chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính, với các Đảng
khác. Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng Cộng sản từ bản chất” .
5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tự phê bình và phê bình
là quy luật phát triển của Đảng
Đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của Đảng. Sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng bắt nguồn từ bản chất của giai cấp vô sản, từ sự kết cấu chặt chẽ của Đảng. Đảng chỉ thu
nhận vào đội ngũ của mình những đại biểu ưu tú của giai cấp vô sản tự nguyện xin gia nhập
Đảng. Đó là những người có cùng lý tưởng, mục đích và lợi ích. Trong nhiều tác phẩm của
mình, Lênin đã lý giải một cách tồn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của sự
thống nhất trong đội ngũ Đảng. Theo Lênin, muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng “phải có
một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối”.
4


Trong điều kiện có chính quyền, Lênin đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất của Đảng.
Thực tế ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã chứng tỏ sự thống nhất đội ngũ Đảng là nguồn gốc
của mọi thắng lợi, là nhân tố để đoàn kết toàn dân, quyết định sự vững mạnh của Nhà nước xã
hội chủ nghĩa và nền tảng chính trị, xã hội của nó. Lênin cịn chỉ rõ, khi đã có chính quyền, nếu
để xảy ra chia rẽ thì khơng chỉ là nguy hiểm mà cịn là cực kỳ nguy hiểm nếu Đảng đó lại nắm
chính quyền ở một nước mà giai cấp công nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong dân cư.
Để đảm bảo sự thống nhất trong Đảng luôn luôn được củng cố và phát triển, Đảng cần
phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình. Lênin chỉ ra rằng: “Thái
độ của một chính Đảng trước những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng
nhất và chắc chắn nhất để xem xét Đảng ấy có nghiêm túc khơng và có thực sự làm trịn nghĩa
vụ của mình đối với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không. Công khai thừa nhận

sai lầm, tìm ra ngun nhân sai lầm, phân tích hồn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận
những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy, đó là dấu hiệu chứng tỏ một Đảng nghiêm túc, đó là
Đảng làm trịn những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huấn luyện giai cấp, rồi đến quần
chúng”. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải
quyết những mâu thuẫn trong Đảng. Tự phê bình và phê bình địi hỏi phải có tính Đảng, tính
nguyên tắc cao, phải đảm bảo tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao được
mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng. Tự phê bình và phê bình là một nội dung
thường xuyên của sinh hoạt Đảng.
Đảng ta đã trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh cách mạng và trong bất kỳ một thời kỳ nào,
Đảng cũng luôn luôn coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất của Đảng. Hồ Chí Minh dạy:
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Đảng ta rất coi trọng việc xây dựng khối
đoàn kết thống nhất trong Đảng và thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê
bình. Trong điều kiện có chính quyền, Đảng đặc biệt chăm lo xây dựng khối đồn kết thống nhất
và coi đó là cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trong điều kiện mới. Đảng kiên
quyết ngăn chặn và phê phán nghiêm khắc những hiện tượng như: đàn áp, trù dập người phê
bình, chủ nghĩa thành tích, che dấu khuyết điểm, coi tự phê bình và phê bình là dịp để đả kích
lẫn nhau, đi đến chia rẽ, bè phái trong Đảng.
6. Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc
phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng là một tổ chức tự nguyện, đấu tranh vì sự
nghiệp giải phóng q̀n chúng khỏi ách áp bức bóc lột. Quần chúng cần có Đảng với tư cách là
người lãnh đạo họ trong cuộc đấu tranh ấy. Nếu khơng có sự đồng tình và ủng hộ của quần
chúng thì mọi chủ trương, đường lối của Đảng không trở thành hiện thực. Xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản là một sự nghiệp hồn tồn mới mẻ và vơ cùng khó khăn. Sự nghiệp
đó chỉ có thể thành cơng nếu Đảng tổ chức và phát huy được tính sáng tạo, cách mạng của quần
chúng. Lênin chỉ ra rằng, những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân
dân mênh mông và chỉ riêng với bàn tay những người cộng sản thì khơng thể xây dựng thành
cơng chủ nghĩa xã hội. Tính sáng tạo linh động của quần chúng, đó là nhân tố cơ bản của xã hội
mới. Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống. Tính chất
máy móc, hành chính và quan liêu không dung hợp được với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; chủ

nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân. Khi Đảng
Bơnsevich Nga đã có chính qùn, Lênin thường nhấn mạnh rằng, sức mạnh của Đảng bắt
5


nguồn từ mối liên hệ mật thiết với quần chúng, từ sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng đối
với Đảng. Thiếu điều kiện đó khơng những khơng thể xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội,
mà cịn có thể dẫn đến mất chính quyền.
7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động vào Đảng, phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử
cơ hội ra khỏi Đảng
Đảng là đội tiên phong của giai cấp. Đảng chỉ có thể làm trịn vai trò ấy nếu trong Đảng
chỉ bao gồm những chiến sỹ tiên phong. Tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động vào Đảng là biện pháp quan trọng để cải thiện thành phần, chất
lượng của Đảng là điều kiện vô cùng trọng yếu để nâng cao uy tín và giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng. Ở mỗi thời kỳ của cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều không tránh
khỏi có một số người khơng cịn giữ được vai trị tiên phong. Có người do trình độ nhận thức,
năng lực hoạt động thực tiễn, có người do khơng kiên định về chính trị, thiếu ý thức tổ chức kỷ
luật, thối hóa, biến chất trở thành những kẻ quan liêu, tham nhũng, ức hiếp quần chúng... Đặc
biệt là trong điều kiện Đảng có chính qùn khơng tránh khỏi có những phần tử cơ hội tìm mọi
cách luồn lọt chui vào Đảng với mưu đồ đặc quyền, đặc lợi, phá hoại sự thống nhất đội ngũ
Đảng, làm niềm tin của quần chúng đối với Đảng bị giảm sút. Từ thực tiễn của Đảng Cộng sản
(B) Nga sau những năm có chính quyền, trước khi qua đời, Lênin đã nhấn mạnh rằng: “Phải
đuổi ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những Đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, khơng trung
thực, nhu nhược...” . Để đội ngũ của Đảng luôn luôn trong sạch, chỉ bao gồm những chiến sỹ
tiên phong được quần chúng tin yêu thì Đảng phải thường xuyên đưa những người không đủ
tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ý thức rõ
điều đó nên từ ngày thành lập đến nay, nhất là từ khi có chính quyền, Đảng đã thực hiện nhiều
hình thức khác nhau nhằm chỉnh đốn đội ngũ Đảng.

8. Tính quốc tế của Đảng
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là bản chất của Đảng cộng sản. Bản chất đó bắt
nguồn từ vai trị, sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân. Tính chất quốc tế của
Đảng thể hiện trước hết ở chỗ Đảng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên lý của học
thuyết Mác-Lênin về Đảng, ở đường lối chiến lược, sách lược đối nội và đối ngoại của Đảng, ở
chỗ Đảng luôn luôn quan tâm giáo dục đội ngũ Đảng viên và nhân dân lao động chủ nghĩa quốc
tế vô sản. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa
quốc tế vô sản trong sáng. Đảng kiên quyết chống mọi khuynh hướng vô vanh nước lớn hoặc
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
2. Liên hệ vào thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã trải qua
nhiều thử thách, trở thành một Đảng Mác-Lênin kiên cường, trưởng thành về chính trị, vững
vàng trước những biến cố vơ cùng khó khăn của lịch sử ở trong nước và trên thế giới. Đảng ta
lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Trong hơn 80
năm ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Học thuyết về chính
đảng kiểu mới của V.I. Lê-nin với 8 nguyên lý cơ bản nêu trên đến nay vẫn luôn mang ý nghĩa
lý luận sâu sắc, soi sáng cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay. Những
nguyên lý về đảng kiểu mới của V.I. Lê-nin chính là những nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản
6


trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức. Những ngun tắc đó ln ln vận động
trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
2.1. Vận dụng các nguyên lý về đảng kiểu mới V.I. Lê-nin trong công công tác xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất
là trong những năm gần đây, khi đề ra phương hướng biện pháp xây dựng chỉnh đốn Đảng,
Đảng luôn nghiên cứu, quán triệt và vận dụng đầy đủ những nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân trong học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy,
chúng ta khẳng định rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định đến mọi thắng

lợi của cách mạng Việt Nam. Vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải
tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình
độ trí tuệ của Đảng, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng phải
kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ
nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm
sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền và chủ nghĩa xã hội.

Trong thời gian qua, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo
đức đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức được nâng cao hơn, tư duy được đổi mới
hơn, tư tưởng được thống nhất hơn, thể hiện ở việc đã tạo được sự nhất trí trong Đảng, sự
đồng thuận trong xã hội đối với những vấn đề lớn, cơ bản trong quá trình tiến hành cơng
cuộc đổi mới, cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu “xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” thực chất là để “nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Trong đó:
- Nền tảng quan trọng để xây dựng Đảng về chính trị trước hết là: kiên định chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với
thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định
đường lối đổi mới; kiên định những vấn đề có tính ngun tắc trong cơng tác xây dựng
Đảng; không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, năng lực hoạch định đường
lối, chính sách phù hợp với quy luật khách quan, đặc điểm của Việt Nam, nâng cao bản
lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết
của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất kỳ tình huống nào, dù
khó khăn đến đâu cũng chủ động vượt qua, luôn giữ vững bản chất cách mạng của Đảng,
không để ảnh hưởng, tác động xấu đến sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân
dân. Và nhiệm vụ quan trọng cần tập trung là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
tư tưởng, lý luận. Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số
vấn đề về đảng cầm quyền, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng với nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh để nâng cao nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng cầm quyền. Qua
đó, làm cho tư tưởng của cán bộ, đảng viên phù hợp với tư tưởng của Đảng, thống nhất

cao và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng. Xuất phát từ phương châm lý luận
kết hợp với thực tiễn, tổng kết thực tiễn, công tác tư tưởng phải bảo đảm tính thuyết phục
trên cơ sở lý luận, thực tiễn chính xác, khoa học, thiết thực. Xây dựng Đảng về tư tưởng
7


khơng chỉ có tác động tích cực đối với việc xây dựng, phát triển đường lối, nhiệm vụ
chính trị, mà có ý nghĩa quan trọng đối với tồn bộ các mặt xây dựng Đảng.
Xây dựng Đảng về tổ chức là xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy của hệ thống
chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội) từ Trung ương đến
cơ sở thật sự khoa học, tinh gọn, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ
phẩm chất, bản lĩnh và năng lực để ln có nhận thức đúng, nhanh nhạy, sáng tạo... ; xây
dựng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên từ các chi bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức
chiến đấu và lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương và các nghị
quyết của Đảng; thực hiện bảo vệ chính trị nội bộ...Xây dựng Đảng về tổ chức có vai trị
đặc biệt quan trọng, trong đó, các tổ chức cơ sở của Đảng dù quy mô như thế nào, thuộc
loại hình nào đều là khâu quan trọng, là nền tảng, hạt nhân chính trị, bởi đây là cấp cơ sở
trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng. Chính vì vậy, phải nâng cao trình
độ khoa học tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở, phải thực hiện đúng các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X
đã khẳng định: “Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; xây
dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, thẩm quyền,
trách nhiệm của mỗi tổ chức, bảo đảm bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt
chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, gắn xây
dựng tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”. Điều lệ Đảng do Đại
hội Đảng lần thứ XI thông qua cũng khẳng định: Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống
nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời
thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đồn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính
trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ

Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng Đảng về đạo đức thực tế luôn gắn liền, nằm trong xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức nhưng nay được gọi tên, được đặt ngang hàng đã thể hiện ý
chí của Đảng là đề cao, coi trọng đạo đức. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức không chỉ thể hiện các giá trị, chuẩn mực
đạo đức, mà cịn thể hiện trình độ, xu hướng nhận thức và chi phối hành vi của mỗi
người. Xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng đạo đức cách mạng, là suốt đời phấn đấu
vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục
vụ nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trước lợi ích của cá nhân.
Đối với các tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo
đức là không quan liêu, lãng phí, tham ô, là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vơ tư”; có
lối sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, nêu cao tinh thần trách nhiệm; tích cực học tập lý
luận, rèn luyện chun mơn, nâng cao trình độ về mọi mặt…, đó cũng chính là giải pháp
cơ bản nhất hiện nay để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, tiếp tục
tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Trong Di chúc, Bác đã nhấn mạnh, xây dựng Đảng về
8


đạo đức đặt ra yêu cầu cơ bản đối với mỗi cán bộ, đảng viên, đó là “phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong thời điểm hiện
nay, mỗi cán bộ, đảng viên càng cần phát huy gương mẫu, nêu gương đi đầu trong tu
dưỡng rèn luyện đạo đức, giữ gìn lối sống để quần chúng làm theo.
- Xây dựng Đảng về đạo đức là một tư duy mới trong xây dựng Đảng nói chung,
việc đặt thẳng vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng thể hiện ý chí của Đảng ta quyết tâm
đấu tranh với một hiện tượng đã trở nên khá phổ biến, được coi “sẽ là thách thức đối với
vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Do đó, việc Đại hội XII điều chỉnh
“tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” và bổ sung xây dựng Đảng về đạo
đức vào mục tiêu xây dựng Đảng là hồn tồn đúng đắn, khơng chỉ đáp ứng yêu cầu xây

dựng Đảng, còn xuất phát từ thực tiễn tình hình, từ quyết tâm giải quyết triệt để một vấn
đề cấp bách, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
2. Để đạt được mục tiêu “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức và đạo đức” cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
- Một là, tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Thứ nhất, nâng cao bản
lĩnh chính trị, lấy nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi cán
bộ, đảng viên kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không giáo điều,
máy móc; kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, phê phán những ý kiến phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Nâng cao năng
lực hoạch định đường lối, xây dựng chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển, phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam. Thứ hai, đổi mới
mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp cơng tác tư tưởng theo hướng gắn với thực
tiễn, với cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt ở từng chi bộ; tăng cường số lượng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng; nâng cao cảnh giác và tính sắc bén
trong cuộc đấu tranh tư tưởng, đẩy mạnh đấu tranh chống diễn biến hịa bình, các luận
điệu cơ hội, phá hoại Đảng; đẩy mạnh cơng tác phịng, chống suy thoái về tư tưởng,
chính trị trong cán bộ, đảng viên.
- Hai là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, cơng tác cán bộ. Kiện tồn tổ chức, bộ
máy của Đảng và hệ thống chính trị trên cơ sở: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mơ
hình tổ chức, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động; đánh giá đúng thực trạng, những
điểm còn hạn chế, tồn tại từ mơ hình tổ chức đến phương thức hoạt động; nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng hoạt động
của loại hình cơ sở đảng, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở; giữ vững các
nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của Đảng, như tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, đồn kết thống nhất…; đổi mới mạnh mẽ
công tác cán bộ từ khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài. Nâng cao chất lượng đảng viên, mỗi cán
bộ, đảng viên phải thường xuyên gần gũi quần chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến của
nhân dân, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân; phát huy dân chủ,
9



quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân
dân.
- Ba là, chú trọng tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên sai phạm, làm trong sạch
bộ máy Đảng và Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cụ thể cần tập trung vào
một số vấn đề sau:
+ Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức Đảng phải đẩy mạnh, thường xuyên, liên tục, tránh
các biểu hiện hình thức trong cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên.
Nghiên cứu, đổi mới hình thức giáo dục cho phù hợp. Nội dung giáo dục phải lấy chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm gốc.
+ Thứ hai, gắn xây dựng Đảng về đạo đức với xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống
trong sáng, cao đẹp, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu gương mẫu, “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vơ tư”, có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, nói đi đơi
với làm, cũng chính là nền tảng để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính
trị vững vàng, khơng dao động trước khó khăn, thử thách, âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch.
+ Thứ ba, trong tình hình cụ thể hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt phải nêu gương
thực hành đạo đức, thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị khóa XII với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về
“Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Đồng thời, kiên quyết đấu
tranh với các biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ./.

10



Câu 2: Những nguyên lý về xây dựng chính đảng kiểu mới của Lênin
Những tư tưởng về đảng kiểu mới của Lênin là một hệ thống lý luận khoa học, đã trở
thành những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của các ĐCS
chân chính. Lịch sử đã chứng minh, sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
từng dân tộc, giai cấp và thực tiễn CT-XH của mỗi nước là nguyên nhân của mọi thắng lợi của
cách mạng.
Khái quát 8 nguyên lý cơ bản
1. Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng
Cộng sản vì:
- Chủ nghĩa Mác là cơ sở khoa học của công tác xây dựng Đảng, là ngọn cờ đoàn kết
những người cộng sản, là cơ sở để vạch ra cương lĩnh hành động, chiến lược và sách lược của
cách mạng. Xa rời CN ML tất sẽ dẫn đến làm tan rã đảng, tự đánh mất vai trị lãnh đạo của
mình.
- Tuy nhiên khơng được coi lý luận của C.Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất
khả xâm phạm, phải quan tâm tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển
2. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt
chẽ nhất của giai cấp cơng nhân.
- Vai trị tiên phong của Đảng thể hiện trên lĩnh vực lý luận, về mặt tổ chức và hành động
gương mẫu của đảng viên trong thực tiễn.
- Đảng là bộ phận của giai cấp, nhưng phải phân biệt đảng với toàn bộ giai cấp
- Trích lời Lê-nin “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả
năng làm trịn vai trị người chiến sĩ tiền phong”. Đảng phải là “trí tuệ, danh dự và lương tâm
của thời đại chúng ta”; Không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp cơng nhân,
với tồn bộ giai cấp, mà Đảng là “đội tiên phong giác ngộ nhất của giai cấp vô sản”.
3. Khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã
hội và là một bộ phận của hệ thống đó.
- Người chỉ rõ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là sai lầm về nguyên tắc, bởi
nếu vậy sẽ thủ tiêu sức mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và cả hệ thống của nó và sẽ mở
đường cho các phần tử cơ hội phản động cướp chính quyền.
- Đảng xác định lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt.

Đảng lãnh đạo nhưng luôn gắn với việc phát huy hiệu quả QL của nhà nước, khơng bao biện
làm thay, phê phán thói chun qùn, độc dốn đồng thời lên án sự bng lỏng hoặc hạ thấp
vai trò lãnh đạo của Đảng; Đảng hoạt động trong khuôn khổi Hiến pháp và pháp luật.
4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt
động của Đảng.
-Tập trung dân chủ là thuộc tính cơ bản của đảng, thể hiện bản chất và sự sống còn của
Đảng; kết hợp tập trung với dân chủ. Dchu nhằm phát huy cao nhất trí tuệ, khả năng sáng tạo
của ĐV. Tập trung là quyền lực của tập thể giao cho những ngươi lãnh đạo để thực hiện ý chí
của đa số. TTDC đối lập hoàn toàn tập trung quan liêu hoặc dân chủ vô chính phủ
- Là tiêu chí để phân biệt chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân - Đảng cách mạng
chân chính với các đảng phái khác.
5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. tự phê bình và phê bình
là quy luật phát triển của đảng.
11


- Lê-nin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về sự đoàn kết, thống nhất trong
Đảng Cộng sản.
- Để sự đồn kết thống nhất trong Đảng ln ln được củng cố và phát triển, Đảng cần
phải thực hiện tự phê bình và phê bình, đây là quy luật phát triển của Đảng, có tác dụng phát
hiện, giải quyết mâu thuẫn đối với từng cá nhân, từng tổ chức và cả hệ thống của Đảng.
- Song, tự phê bình và phê bình phải có tính đảng và tính ngun tắc là nhằm tăng cường
sự thống nhất trong Đảng, chứ không phải tạo ra bè phái để chia rẽ nội bộ Đảng; nhằm tăng
cường giữ vững mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đảng và giữa các tổ chức đảng với nhân
dân.
6. Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục
bệnh quan liêu, xa rời nhân dân.
- Người cho rằng “những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân
dân”. Nếu khơng có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì mọi chủ trương, đường lối của Đảng
không thể trở thành hiện thực. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Khi nắm chính quyền, Đảng có nhiều điều kiện mới, công cụ mới để tăng cường mối
liên hệ giữa Đảng với nhân dân, nhưng cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham
nhũng...;làm cho đảng viên thoái hố biến chất, xa rời q̀n chúng. Đó là ngun nhân căn bản
làm cho Đảng suy yếu.
7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra
khỏi Đảng. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng.
8. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là bản chất của Đảng CS
- Theo Người, chủ nghĩa quốc tế không phải là lời nói sng, khơng phải là lời tỏ tình
đồn kết, không phải là nghị quyết mà là hành động.

Lợi ích tối cao của Đảng, dân tộc và ND ta là XD thành công CNXH và bảo vệ
vững chắc tổ quốc. Thực hiện CNH HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh tạo điều kiện để thực hiện tốt chủ trương luôn coi trọng quan hệ
quốc tế, đoàn kết và hợp tác với các nước, các phong trào, các lực lượng cách mạng tiến
bộ trên thế giới. Cách mạng Việt nam là một bộ phậ n khăng khít của cách mạng thế giới.
Kết luận:
- Học thuyết Mác- Lênin về đảng cộng sản với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó
có ý nghĩa rất to lớn với các đảng cộng sản chân chính. Nó đòi hỏi các đảng phải vận dụng một
cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc, của giai cấp, của thực tiễn chính trị xã hội mỗi nước.
- Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động, 84 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Học thuyết
chính đảng kiểu mới của V. I. Lê-nin đến nay vẫn luôn mang ý nghĩa lý luận sâu sắc, đang soi
sáng cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.

12


Câu 3: Sự vận dụng và phát triển những nguyên lý xây dựng “đảng kiểu mới” của Lênin

vào những vấn đề cơ bản về đảng và xây dựng đảng ta hiện nay?
Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động, 80 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Học thuyết
chính đảng kiểu mới của V. I. Lê-nin đến nay vẫn luôn mang ý nghĩa lý luận sâu sắc, đang soi
sáng cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.
Sự vận dụng và phát triển những nguyên lý xây dựng “đảng kiểu mới” của Lênin vào
những vấn đề cơ bản về đảng và xây dựng đảng ta hiện nay, có thể khái quát ở một số điểm nổi
bật sau:
Thứ nhất, vai trò của Đảng được hiến định rõ ràng trong Hiến pháp: Đảng là đội tiên
phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của NDLĐ và của dân tộc Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng ta ra đời
trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân cịn nhỏ bé.
Đảng ta ra đời khơng chỉ là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào cơng nhân mà cịn
với phong trào u nước Việt Nam. Đây là nét đặc thù trong sự ra đời và hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân
tộc là thống nhất với nhau.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại, hoạt động vì lợi ích của giai cấp cơng
nhân và dân tộc, Đảng khơng có lợi ích nào khác ngồi việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân.
Thứ ba, với Cương lĩnh 2011, tiếp tục khẳng định Đảng ta lấy “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động” của mình, là
lực lượng chính trị duy nhất hội đủ các điều kiện về tư tưởng, chính trị; về khả năng đoàn kết
dân tộc và đoàn kết quốc tế cũng như năng lực tư duy chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ thành quả cách mạng gần 70 năm của nhân dân ta.
Thứ tư, Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản cho tổ chức và hoạt động của
Đảng. Kiên quyết chống các biểu hiện vi phạm dân chủ, tập trung quan liêu, chống các biểu
hiện của dân chủ hình thức hoặc dân chủ “vô chính phủ. Hiện nay đảng lãnh đạo thực hiện cơng
cuộc… trong bối cảnh tồn cầu, hội nhập, càng cần hơn phát huy dân chủ, đi đôi với tăng cường
chế độ lãnh đạo tập thể, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cá nhân
Thứ năm, Đảng ln xác định chăm lo, giữ gìn sự đồn kết trong nội bộ, gắn bó mật thiết

với nhân dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân.. Yêu cầu nâng cao chât lượng công
tác dân vận, củng cố niềm tin của nhân dân với đảng, xây dựng khối ddaijj đồn kết vì mục
tiêu…
Sáu là, đảng tích cực bịi dưỡng, kết nạp những phần tử ưu tú…kiên quyết loại bỏ phần
tử cơ hooij, tham nhũng, thối hóa, biến chất làm trong sạch đội ngũ. Hiện nay c ó một bộ
phận…cần tăng cường kiểm tra kỷ luật để đảm bảo đảng thật sự trong sạch vững mạnh.
Bảy là, Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế XHCN.
Lợi ích tối cao của Đảng, dân tộc và ND ta là XD thành công CNXH và bảo vệ vững
chắc tổ quốc. Chính sách đối ngoại nhằm tạo điều kiện QT thuận lợi, tận dụng thời cơ thực hiện
CNH HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng và nhân dân
13


ta ln coi trọng quan hệ quốc tế, đồn kết và hợp tác với các nước, các phong trào, các lực
lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới.
Học thuyết Mác – Lênin về đảng cộng sản với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó
có ý nghĩa rất to lớn đói với các đảng cộng sản chân chính. Nó đòi hỏi các đảng phải vận dụng
một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc, của giai cấp, của thực tiễn chính
trị - xã hội mỗi nước. Đảng ta đã vận dụng và phát triển những nguyên lý xây dựng “đảng kiểu
mới” của Lênin vào những vấn đề cơ bản về đảng và xây dựng đảng ở nước ta hiện nay. Đảng ta
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, 80 năm ra đời
và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Học thuyết chính đảng kiểu mới của
V. I. Lênin đến nay vẫn luôn mang ý nghĩa lý luận sâu sắc, đang soi sáng cho công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.

14


Bài 2.

Câu 1: Tính tất yếu, nội dung, giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Đảng hiện nay.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt
động của Đảng, là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Đó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất
chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng. Nó đảm bảo
cho sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của một Đảng cách mạng. Đây
là nguyên tắc phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các
Đảng phái khác. Đây cũng là điểm mà mọi thế lực chống đối thường cơng kích nhằm phủ nhận
vai trị lãnh đạo của Đảng.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
tập trung dân chủ, từ bài học gần đây của các đảng anh em và qua hoạt động thực tiễn, Đảng ta
đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ
bản của nguyên tắc này được quy định tại Điều 9 chương II Điều lê Đảng cộng sản Việt Nam.
Là một đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, từ ngày thành
lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản của Đảng. Việc áp dụng nguyên tắc này vào tổ chức và hoạt động của Đảng là tất
yếu khách quan, vừa bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, vừa phát huy dân chủ,
tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng, đưa cách mạng nước ta giành thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
1. Tính tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc TTDC trong Đảng
Hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới đều khẳng định ngay từ đầu tinh thần dân chủ
trong đảng và lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt của đảng.
Nguyên tắc tập trung dân chủ có vĩ trí và tầm quan trọng hang đầu trong tổng thể các nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt ĐCS,và nó có vai trị quan trọng việc đảm bảo vững mạnh về chính trị , tưi
tưởng và tổ chức củ ĐCS.
Hồ Chí Minh - người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta - đã vận dụng sáng tạo học
thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Người quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của LêNin và
vận dụng vào việc tổ chức xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người khẳng định Đảng phải là
khối thống nhất ý chí và hành động, trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập

trung dân chủ - một nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng.. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải
đi đôi với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật. Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi
hỏi Đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thực hiện
đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng khơng rơi vào chủ quan, độc đốn, chun qùn
và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động. Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí
Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một vũ khí và là quy
luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên
tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán
bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình.

15


Từ khi trở thành Ðảng cầm quyền, Ðảng Cộng sản Việt Nam kiên định và có bước phát
triển mới trong việc phát huy dân chủ nội bộ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ cả trong
Ðảng và trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước. Tại Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ XI
thong qua ngày 19 tháng 1 năm 2011 Đảng ta đã nhấn mạnh: phải thực hiện đúng đắn nguyên
tắc tập trung dân chủ trên cơ sở thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng.
Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là tất yếu khách quan, xuất phát từ
cơ sở lí luận và thực tiễn sau đây.
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của Đảng:
Đảng là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc. Do đó, đảng phải được tổ chức chặt chẽ, tập trung, thống nhất, chứ không thể là một tổ
chức lỏng lẻo, vô chính phủ.
Đảng là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng cộng sản, đấu tranh
để xây dựng CNXH – một xã hội dân chủ. Do đó, đảng phải có tổ chức dân chủ mới phù hợp
với bản chất và mục đích ấy.
Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc nguyên tắc tập trung dân ch là tất yếu, bởi nếu xa rời
nguyên tắc này là xa rời bản chất của đảng cộng sản.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu lịch sử của đảng:
Nhiệm vụ lịch sử của Đảng Cộng sản VN là lãnh đạo cuộc đấu tranh xố bỏ áp bức, bóc
lột, bất cơng, xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN và tiến tới CNCS. Nhiệm vụ đó rất to
lớn nhưng mới mẻ, khó khăn, địi hỏi đảng phải tổ chức dân chủ để phát huy mọi tiềm năng trí
tuệ, lực lượng của đảng viên và các tổ chức trong toàn đảng.
Mặt khác, nhiệm vụ lịch sử của Đảng rất gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dài đối đầu với
các thế lực thù địch ln tìm cách chống phá, nên đảng phải được tổ chức một cách tập trung
với sự thống nhất về tổ chức và hoạt động, kỷ luật nghiêm minh mới đủ sức hồn thành nhiệm
vụ lịch sử đó.
Thứ ba, xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế:
Trong lịch sử, đảng cộng sản nào thực hiện tốt nguyên tắc TTDC thì sẽ xây dựng được
mình thành đội tiền phong chiến đấu có tổ chức chặt chẽ, vượt mọikhó khăn, thử thách khốc liệt,
lãnh đạo cách mạng thành công, giành những thắng lợi to lớn; ngược lại cũng có những ĐCS
cầm quyền xa rời, lơi lỏng nguyên tắc này nên bị suy yếu, thậm chí tan vỡ. Kinh nghiệm và thực
tiễn của ĐCS Liên Xơ, các nước Đơng Âu cho thấy điều đó; trong khi VN, TQ… kiên định thì
đang gặt hái được những thành tựu to lớn.
Thứ tư, xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của ĐCS VN:
Nhờ được tổ chức theo nguyên tắc TTDC nên đảng ta đã có đủ sức mạnh lãnh đạo CM
VN thành công và ngày càng phát triển. Trong các thời kì CM, tổ chức đảng nào khơng thực
hiện nghiêm ngun tắc này, bóp méo nguyên tăc này đều dẫn đến mất đoàn kết, suy giảm năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu.
Như vậy, thực hiện nguyên tắc TTDC là yêu cầu tất yếu khách quan của ĐCS VN. Đảng
ta luôn khẳng định nguyên tắc TTDC là nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng, mọi mưu toan xa
rời, phủ nhận nguyên tắc này đều bị phê phán, ngăn chặn.
2. Nội dung của nguyên tắc TTDC
* Là nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng, tinh thần chủ yếu của nguyên tắc này là bảo
đảm cho sự thống nhất về tư tưởng và chính trị của ĐCS được củng cố về mặt tổ chức. Nó đảm
16



bảo cho đảng luôn là một tổ chức chiến đấu, một tổ chức lãnh đạo, một tổ chức hành động chứ
không phải là một câu lạc bộ chỉ bàn cãi suông. Đây cũng là nguyên tắc dùng để phân biệt chính
đảng cách mạng chân chính của GCCN với các đảng phái khác.
* Nội dung của nguyên tắc này được quy định tại Điều 9 Điều lệ Đảng:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách;
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở
mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kì đại hội, cơ quan lãnh đạo của
Đảng là BCH trung ương, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ);
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoat động của mình trước đại hội cùng
cấp, trước cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp dưới; định kì thơng báo tình hình hoạt động của mình
đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình;
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa
số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục
tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và BCH trung ương;
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một
nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý
kiến của mình. ĐV có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên cho
đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được
truyền bá ý kiến trái với NQ của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó;
khơng phân biệt đối xử với ĐV có ý kiến thuộc về thiểu số;
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song khơng
được trái với ngun tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nghị quyết
của cấp trên.
Như vậy, một mặt, tập trung dân chủ có nghĩa là tất cả các cơ quan Đảng đều phải do bầu
cử mà ra và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thực hiện chế độ báo
cáo định kỳ thơng báo tình hình của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm
túc chế độ tự phê bình và phê bình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu,
song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của Đảng. Mặt khác tập trung dân chủ có nghĩa là
kỷ luật nghiêm ngặt và thống nhất đối với toàn thể Đảng viên, là phục tùng ý chí và nghị quyết

của đa số, là các cơ quan cấp dưới có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định của các cơ quan có
thẩm quyền cấp trên. Điều đó sẽ bảo đảm cho công tác và sự lãnh đạo của Đảng được tập trung,
đoàn kết, tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng.
Những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trên là dựa trên cơ sở chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua kinh nghiệm của các Đảng anh em và qua hoạt động
thực tiễn của Đảng. Thế nhưng vừa qua, ở một số nước, cũng như ở nước ta vẫn cịn có người
muốn đặt lại vấn đề ngun tắc tập trung dân chủ trong Đảng với ý đồ đi tới xóa bỏ nó. Những
địi hỏi xóa bỏ ngun tắc tập trung dân chủ của họ thường vin vào những sai lầm quan liêu, độc
đoán, mất dân chủ của một số người lãnh đạo ở một số nước, lợi dụng sự tan vỡ của một số
Đảng Cộng sản. Họ không thấy ngun nhân của tình trạng đó chính là do đã hiểu sai và thực
hiện sai nguyên tắc tập trung dân chủ của lý luận xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
3. Tính thống nhất của tập trung dân chủ
17


Về bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện rõ sự thống nhất giữa tập trung và
dân chủ. Sự thống nhất đó khơng phải là ngẫu nhiên, mà nó được quy định bởi những nhân tố
khách quan của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và bởi nhiệm vụ của Đảng
Cộng sản phải lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi cuối cùng. Chúng ta có thể thấy:
- Tập trung có nghĩa là Đảng Cộng sản phải có một Cương lĩnh cách mạng chung,
trong đó nêu lên mục tiêu của cách mạng và được toàn thể đảng viên quán triệt thực hiện. Tập
trung còn thể hiện ở việc lãnh đạo các tổ chức đảng, các công tác của đảng do một trung tâm
thực hiện là đại hội đại biểu toàn quốc, và trong thời kỳ giữa hai nhiệm kỳ đại hội là Ban Chấp
hành TW Đảng. Các Nghị quyết của đại hội và Ban Chấp hành TW Đảng với tính cách là biểu
hiện ý chí của toàn Đảng, bắt buộc tất cả và tồn thể đảng viên phải thi hành. Tập trung địi hỏi
phải có kỷ luật thống nhất phải tuân thủ những tiêu chuẩn sinh hoạt đảng, có ý thức phục tùng
Nghị quyết của Đảng. Do đó, tập trung trong Đảng khơng những là uy quyền của tư tưởng, mà
còn là uy quyền của tổ chức, do các cơ quan đó thể hiện.
- Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản tồn tại sẽ khơng có ý nghĩa nếu khơng có dân chủ
trong Đảng. Đây là một tổ chức chính trị tự nguyện, độc lập, sức mạnh của Đảng là do tính tích

cực tự giác của toàn thể đảng viên. Chỉ khi nào đảng viên tự thảo luận và giải quyết tất cả mọi
vấn đề kể cả việc thành lập các cơ quan lãnh đạo của đảng thì tính tích cực của đảng viên mới
được nâng cao. Có thực hiện dân chủ trong Đảng mới có điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng
viên, mới phát huy tốt nhất nghị lực của họ vào việc đề ra và thực hiện đường lối chính sách của
Đảng. Như vậy, dân chủ trong Đảng thực chất là phát huy quyền làm chủ của toàn thể đảng
viên, là sự tham gia tích cực của toàn thể đảng viên vào công việc của Đảng một cách trực tiếp,
hay thông qua những đại biểu của họ vào việc vạch ra những đường lối, chính sách, vào việc
thành lập các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Nhưng chỉ trong điều kiện có tính tổ chức cao, tính kỷ
luật chặt chẽ, thừa nhận sự lãnh đạo thống nhất của Đảng thì đảng viên mới có thể thực hiện
được nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hoà giữa hai mặt tập trung và dân
chủ, tạo thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Đó là bản chất của nguyên tắc này. Tuy
nhiên, chúng ta cần hiểu trong Đảng dân chủ gắn với tập trung. Bởi vì tập trung và dân chủ là
hai mặt, hai yếu tố cấu thành của nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ trong Đảng phải có tính
đảng, có lãnh đạo, gắn liền với kỷ luật Đảng. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung, cũng
như tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Lênin đã nhấn mạnh sự
thống nhất giữa tập trung dân chủ trong hoạt động của đảng; đồng thời cũng kiên quyết chống
lại chủ nghĩa xét lại đem đối lập hai khái niệm đó với nhau. Người viết: Trên báo chí của chúng
tơi, chúng tơi ln luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng chúng tôi không bao giời
phản đối chế độ tập trung của Đảng. Chúng tôi chủ trương chế độ tập trung dân chủ. Do đó,
đối với một đảng mác xít lêninnít, trừ những hoàn cảnh riêng biệt của các giai đoạn cách mạng,
dân chủ và tập trung phải được coi trọng như nhau, tuyệt đối hố một mặt nào đều có thể dẫn
đến những sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo và sức mạnh của Đảng.
Lý luận về xây dựng Đảng mà Đảng ta tổng kết được qua thực tiễn hoạt động lâu
dài của mình đã nêu lên nhiều nguyên tắc quan trọng như: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm và tự giác, đồn kết thống nhất trong
Đảng. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, theo đó, mọi việc trong Đảng đều phải
được bàn bạc dân chủ, ai cũng có quyền được nêu ý kiến của mình, nhưng khiquyết định thì
18



thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, toàn Đảng phải phục tùng TW
và cao nhất là đại hội Đảng. Tập trung dân chủ được coi là nguyên tắc rường cột để xây dựng
Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa tạo nên
sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Dân chủ và tập trung là hai mặt của một vấn đề. Dân chủ
không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với tình trạng độc đốn, chun qùn. Tập trung
khơng đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tình trạng tản mát, tự do, tuỳ tiện, vô tổ chức. Dân
chủ là cơ sở của tập trung và tập trung chỉ có thể thực hiện được hiệu quả trên cơ sở phát huy
thật sự dân chủ trong Đảng.
4. Các giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong Đảng hiện nay
* Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã giữ vững và có nhiều tiến bộ
trong thực hiện ngun tắc TTDC. Tuy nhiên, vẫn cịn có những khuyết điểm nhất định trong
việc thực hiện nguyên tắc này, như vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất cao với đường lối, chủ
trương, chính sách lớn; dân chủ trong đảng và trong xã hội còn bị vi phạm; còn thiếu những cơ
chế cụ thể để có hiệu lực phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc này trong đảng.
Nguyên nhân của những hạn chế trên, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu chưa
cao; tiếp đến là việc phân công, phân nhiệm thiếu rõ ràng, thậm chí chồng chéo; cán bộ chính
quyền các cấp tham gia cấp uỷ chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm và sự lãnh đạo của cấp uỷ;
cán bộ, đảng viên còn bị đè nặng bởi tư duy, tác phong, lối sống sản xuất nhỏ, tâm lý cục bộ, địa
phương, bản vị... Vẫn cịn thói quen thời tập trung quan liêu bao cấp, tổ chức đảng bao biện làm
thay chính quyền, cấp trên “lo” hết cho cấp dưới, người lãnh đạo “nghĩ” hết cho người thừa
hành v.v...
Cùng với đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cũng như nhu cầu
chống lại việc các thế lực thù địch tun trùn xun tạc, bóp méo ngun tắc địi hỏi đảng ta
phải đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc này trong giai đoạn hiện nay.
* Các giải pháp cụ thể:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc TTDC; làm rõ nội dung, yêu
càu của nguyên tắc TTDC trong tình hình mới; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận nguyên tắc TTDC;
- Tiếp tục hoạn thiện, cụ thể hoá, quy chế hoá nguyên tắc TTDC trong từng lĩnh vực,

từng mặt công tác XD đảng;
- Mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. XD các
thiết chế, cơ chế cho phép phát huy thật sự mạnh mẽ dân chủ, trước hết là bảo đảm thực hiện các
quyền của ĐV, nhất là qùn được thảo luận, chất vấn, phê bình, thơng tin, bảo lưu ý kiến. Đồng
thời với mở rộng dân chủ, phải củng cố tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Mọi tổ chức
đảng và đảng viên phải thực hiện nhiệm vụ chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nói và làm
theo NQ của Đảng;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Thể chế hoá
thành các quy chế, quy định cụ thể về tổ chức, lề lối làm việc, trách nhiệm của tập thể, cá nhân
để vừa giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, vừa tăng cường mạnh mẽ trách nhiệm cá nhân. Tập
trung làm rõ tráchnhiệm các nhân, quy định rõ quyền và trách nhiệm của người đứng đâu cấp
uỷ, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Xử lý
nghiêm minh, kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc TTDC./.
19


4. Liên hệ thực tế:
Liên hệ việc thực hiện 6 nội dung của nguyên tắc trong Điều lệ Đảng ở Chi bộ (Đảng bộ)
đơn vị mình?
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách:
- Đại hội chi bộ bầu cấp ủy gồm:
+ Bí thư chi bộ
+ phó bí thư chi bộ
+ Chi ủy viên (vì chi bộ có dưới 30 ĐV nên chỉ có 01 chi ủy viên)
- Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:
+ Cấp ủy lãnh đạo chi bộ.
+ Cá nhân phụ trách Bí thư chi bộ
+ Cá nhân phụ trách phó bí thư chi bộ

+ Cá nhân phụ trách Chi ủy viên
+ Đảng viên được phân công như: giúp đỡ quần chúng phát triển đảng, giúp đỡ hộ nghèo
trên địa bàn, chi bộ, vượt nghèo vvv.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Chi bộ cơ quan quan lãnh đạo là cấp
ủy.
2. Họp chi bộ, nhận xét đảng viên
3. Học nghị quyết Trung ương đảng
- Biểu quyết nghị quyết của chi bộ Thiểu số phục tùng đa số
- Chấp hành sự điều động của Chi bộ
4. Nghị quyết của Chi bộ chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong
chi bộ tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng
viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại
hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý
kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; khơng
phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
5. Chi bộ quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song khơng được
trái với ngun tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của
cấp trên.
6. Nêu Ưu điểm, khuyết điểm của chi bộ
VD: Tại cơ quan Sở Nội vụ Nghệ An, nơi học viên công tác Đảng bộ cơ quan đã liên tục
giữ vũng danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu và đạt nhiều kết quả trong thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ. Chế độ tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được tổ chức thảo
luận rộng rãi. Những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn liên quan đến công tác Đảng và công
tác chuyên môn được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của các Đảng viên và các chi bộ trực
thuộc Đảng bộ. Sinh hoạt trong Ban chấp hành Đảng bộ và sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng
theo quy định được tiến hành dân chủ hơn, các cấp ủy viên mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng
mình. Các đảng viên tại chi bộ cũng đã cởi mở, thẳng thắn trao đổi chính kiến của mình về các
vấn đề chi bbooj đưa ra xin ý kiến. Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở đã có nhiều hoạt động
mang tính dân chủ như chủ động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đảng viên, công chức trong cơ
quan cũng như công chức trong hệ thống ngành dọc để lắng nghe, trao đổi, thảo luận những vấn

20


đề lớn của ngành, của cơ quan, đơn vị. Đồng thời trong công tác tổ chức và công tác cán bộ,
nhất là công tác quy hoạch, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành công khai,
dân chủ, xin ý kiến rộng rãi. Khơng có hiện tượng mất đồn kết. Các trường hợp cán bộ, đảng
viên, cơng chức, viên chức, người lao động trong cơ quan vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh,
khơng có hiện tượng bao che, dung túng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn tại hạn chế như trong tập thể Đảng ủy hoặc
trong Đảng bộ vẫn có đồng chí cịn tùy tiện, thiếu ý thức kỷ luật, nói và làm khơng theo nguyên
tắc, phát ngôn vô kỷ luật, không đúng thẩm quyền, thâm chí có đồng chí chưa nghiêm túc
ĐƯờng lối, CHỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tính thật thà của
nhiều đảng viên đang có vấn đề.
Kỷ luật, kỷ cương có thời điểm thực hiện chưa nghiêm. Có thời điểm chưa ban hành quy
định và thực hiện chua đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số chi ủy chi bộ trực thuộc ít
lắng nghe ý kiến cấp dưới, có khi ân chủ hình thức.
Nội dung “tập thể lãnh dạo, cá nhân phụ trách” có lúc thực hiện khơng tốt, có một số việc
lớn, người đứng đầu cấp ủy chưa dám nghĩ, dám làm, còn phụ thuộc nhiều vào tập thể, chưa
thực sự quyết liệt dễn đến trì trệ và bị một số cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền lực để mưu cầu
lợi ích cá nhân.
Từ những kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế đã chỉ ra, thiết nghĩ
Đảng bộ Sở Nội vụ cần thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng bộ đó là: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức về nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuyên truyền nội dung ý nghĩa của
nguyên tắc này trong đảng bộ.
Trong chương trình cơng tác năm của Dảng ủy, phải dành một mục cụ thể để quy chế
hóa,cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Mở rộng dân chủ trong đảng bộ cơ quan nhưng phải gắn liền với cũng cố, tăng cường kỷ
cương, kỷ luật trong đảng.
Tập thể BCH Đảng bộ phải thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá

nhân phụ trách. Xây dựng quy chế làm việc cụ thể của tập thể và cá nhân người đứng đầu, tập
trung xác định rõ trách nhiệm cá nhân, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của đồng chí bí thư
Đảng ủy, thủ trưởng cơ quan.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế tập trung dân chủ trong
Đảng bộ. Báo cáo Đảng bộ cấp trên kịp thời xác minh, xử lý nghiêm những chi bộ trực thuộc và
các đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ./.

21


Câu 2: Ý nghĩa, vai trò của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta hiện nay
I. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
* Định nghĩa:
Có nhiều cách diễn đạt về nguyên tắc TTDC, song khái niệm gần nhất có thể hiểu, đó là:
Dân chủ là tất cả đảng viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề trong sinh
hoạt đảng để góp phần thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo; để xây
dựng nghị quyết, đưa được nghị quyết vào cuộc sống. Tập trung thống nhất về tư tưởng, tổ chức
và hành động. Biểu hiện của tập trung là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
tức là dân chủ tập trung.
Nếu quá coi trọng tập trung-> quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, người lại dân chủ vô
chính phủ làm rối loạn, mất vai trò lãnh đạo
* Vị trí, vai trò:
Vị trí, vai trò: Là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của
Đảng, chi phối các ngun tắc khác và có vai trị chỉ đạo các hoạt động của đảng.
* Ý nghĩa: NT TTDC có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của
Đảng, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng.
- Đây là nguyên tắc cơ bản để phân biệt chính đảng cách mạng chân chính của giai cấp
công nhân với các đảng phái khác.
- Vừa bảo đảm quyền chủ động, sáng tạo của mọi thành viên trong tổ chức, vừa bảo đảm

thống nhất ý chí và hành động vì sự nghiệp chung (tập trung là thế nào, dân chủ là thế nào).
II. NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
* Định nghia:
Tự phê bình và phê bình trong đảng là việc xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng
và đảng viên, nhằm vạch rõ ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa, làm cho
Đảng và đội ngũ đảng viên ngày càng trong sạch, vưng mạnh, không ngừng phát triển và tiến
bộ.
* Vai trò, ý nghĩa (2 ý)
Thứ 1: Là biện pháp quan trọng giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên
- Chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của cán bộ đảng viên
- Lý giải vai trò tự phê bình và phê bình trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
+ Nội dung: Là hoạt động TPB & PB của ĐV và TCĐ diễn ra thường xuyên trong sinh
hoạt nội bộ Đảng, thơng qua đó mà CB, ĐV thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình và đồng
chí mình, trên cơ sở dó phát huy ưu điểm, có biện pháp khắc phục khuyết điểm.
+ Mục đích: Hoạt động trong thực tiễn đa dạng, phong phú, khuyết điểm là khó tránh, do
vậy TPB, PB khơng chỉ.. mà cịn giúp rèn luyện, trưởng thành về năng lực công tác, hoàn thiện
đạo đức lối sống
+ Yêu cầu: trước hết phải tự nhận lấy khuyết điểm của mình trước. Hồ Chí Minh cũng
đặc biệt lưu ý, khi phê bình khơng được thêm, khơng được bớt, khơng phải bới lơng để tìm vết,
để nhằm mục đích nói xấu, hay hạ bệ đồng chí mình. Để cho tự phê bình và phê bình có hiệu
quả, Hồ Chí Minh u cầu, khi phê bình phải hợp với hồn cảnh, phải có nghệ thuật và đặc biệt
là phải có văn hóa. Phê bình phải trên tinh thần tình đồng chí, thương yêu đùm bọc lẫn nhau...
Thứ 2: Là biện pháp căn bản xây dựng khối đồn kết thống nhất trong Đảng.
- Trong q trình vận động phát triển, trong Đảng không tránh khỏi mâu thuẫn, có ý kiến
khác nhau. Nếu mâu thuẫn khơng được giải quyết thỏa đáng -> mất đoàn kết, bị lợi dụng gây
chia rẽ..phải thực hiện tốt tự phê bình, phê bình để
22


- CT Hồ Chí minh “một đảng và giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một

đảng mà có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết
điểm. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chân chính”. Hiện nay thực hiện theo NQ TW4,
khóa XI..
III. NGUN TẮC ĐỒN KẾT TRONG ĐẢNG
* Ý nghĩa, vai trò:
Thứ 1: Là quy luật tồn tại phát triển của Đảng
- Hồ Chí Minh nói về sức mạnh đồn kết:
+ là một trùn thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta.
+ giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
+ Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng là xây dựng Đảng thành một tổ chức
chặt chẽ, thống nhất về ý chí, hành động vì một mục đích chung. Chú ý: Tránh đồn kết xi
chiều (là cốt sao giữ được đồn kết bề ngoài mà thiếu sự đấu tranh, giúp đỡ nhau để giữ vững và
tăng cường sức mạnh đoàn kết thực sự).
Thứ 2: Là điều kiện đoàn kết toàn dân.
- Lê nin: Đảng là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, "nội bộ Đảng càng đoàn kết,
càng ít dao động thì ảnh hưởng của Đảng trước quần chúng càng lớn"
- Hồ Chí Minh: muốn đoàn kết toàn dân, trước hết nội bộ Đảng phải đồn kết, có vậy:
+ Dân mới tin vào đường lối của Đảng,
+ Dân mới lựa chọn Đảng là người lãnh đạo.
+ Dân mới đồng cam cộng khổ cùng Đảng
- Thực tế lịch sử quá trình lãnh đạo của Đảng đã chứng minh...
IV. NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN
* Ý nghĩa, vai trò:
- Dân chủ XH được mở rộng hơn, qua đó thực hiện tốt hơn cơng tác dân chủ đại diện
cũng như dân chủ trực tiếp, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở.
- Quan hệ máu thịt giữa đảng và dân được tiếp tục phát huy, tạo được sự đồng thuận xã
hội, được nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính
sách của đảng và nhà nước, qua đó phát huy được sức mạnh của dân, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng.
V. NGUYÊN TẮC ĐẢNG HOẠT ĐỘNG TRONG KHUÔN KHỔ HIẾN PHÁP VÀ

PHÁP LUẬT
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước và công dân thừa nhận
tính tối cao của pháp luật. Đảng và cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến
pháp và pháp luật. Pháp luật ở nước ta, là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền, là phản ánh ý nguyện của nhân dân. Vì vậy, đề cao
pháp luật cũng tức là đề cao đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, đề cao vai trò của nhân
dân. đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành, phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, chấp hành
pháp luật cũng tức là chấp hành đường lối của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng, làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng với quản lý của nhà nước là một
yêu cầu thực té.
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật không phải là hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng mà là một yêu cầu khách quan, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa giúp xây dựng Đảng vững mạnh, thật sự xứng
đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội.
23


Câu 3. Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khố XI) trong cơng tác tự
phê bình và phê bình “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay trong huyện”
1, Mở bài.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện NQ TW4, khóa XI, chúng ta đã đạt được nhiều kết
quả to lớn, song những hạn chế về công tác xây dựng đảng tiếp tục là những thách thức cần
nhiều hơn sự quyết tâm chính trị và hành động thực tế của các cấp ủy. Điều này có thể nhìn thấy
ở Đảng bộ huyện miền núi được đề cập dưới đây.
2, Kết quả triển khai thực hiện
- Mở đợt quán triệt sâu rộng trong đảng bộ. BTV huyện ủy ban hành chỉ thị, kế hoạch,
hướng dẫn thực hiện chi tiết…
- Các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức học tập, quán triệt
- Việc tổ chức, tạo kênh thơng tin để CB, ĐV góp ý cho tập thể BCH, BTV, cá nhân các

đồng chí trong BTV, TT HU
- Tiếp thu, giải trình, kiểm điểm đúng quy trình từ trên xuống. Tất cả những ý kiến đóng
góp, đã được tập hợp, phân loại và phân cơng các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng báo
cáo giải trình.
- Để tổ chức kiểm điểm đảm bảo chất lượng, BTV tỉnh ủy SL tổ chức các đoàn công tác
dự kiểm điểm với BTV huyện ủy, thành ủy.
- Trong quá trình kiểm điểm, tất cả các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy
đều thể hiện tinh thần cầu thị, nghiêm túc, thẳng thắn, mạnh dạn phân tích sâu những hạn chế,
khuyết điểm nhất là nguyên nhân chủ quan, không né tránh bất kỳ khuyết điểm nào.
- Trong 3 vấn đề chính được NQ TW4 nêu ra, BTV HU xác định khơng có tình trạng
suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong các đồng chí TT HU, BTV HU. Việc
lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong huyện, nhất là đối
với cấp xã còn tồn tại một số khuyết điểm, chưa có biện pháp để xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở cấp xã dẫn đến năng lực lãnh đạo
yếu, có nơi vi phạm khuyết điểm nhưng xử lý chưa dứt điểm.
Đối với cấp cơ sở: Tổ chức thực hiện nghiêm túc, cơ bản bảo đảm đúng tiến độ; q trình
chuẩn bị kiểm điểm có bám sát 03 nội dung của Nghị quyết Trung ương 4, góp ý của các tập thể
và cá nhân, gợi ý kiểm điểm sâu của Ban Thường vụ Huyện ủy;
Hạn chế:
- Chuẩn bị cho kiểm điểm ở một số nơi chưa kỹ; viết kiểm điểm, giải trình cho tập thể ở
một vài lĩnh vực còn nhiều lúng túng, chưa chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm của một số yếu
kém, hạn chế kéo dài chưa được xử lý
- xây dựng giải pháp khắc phục còn chung chung, chưa cụ thể;
- Sau thời gian đầu chuẩn bị kỹ càng, nhưng càng về sau có biểu hiện làm cho qua, có
khuynh hướng nể nang, chưa thẳng thắn.
- Có nội dung kiểm điểm hình thức không bám vào ba nội dung của nghị quyết; xác định
những việc cần làm ngay và những giải pháp khắc phục khuyết điểm còn lẫn lộn, chưa rõ.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) trong thời
gian đến, Ban Thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện:
1-Đối với cấp huyện: tiếp tục triển khai thực hiện 04 việc cần làm ngay và 11 nhiệm vụ,

giải pháp khắc phục khuyết điểm; Phân công từng đồng chí ủy viên…
24


Giao UBND, các cơ quan liên quan… xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa khuyết
điểm đã được chỉ ra.
2- Giao nội dung kiểm điểm bổ sung những nơi làm chiếu lệ… chấn chỉnh
- Rà soát quy hoạch cán bộ, lần đầu tiên BTV phê duyệt quy hoạch các ngành, xã
- Ban hành chỉ thị về “về việc nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong hành chính,
văn minh công sở”; Chỉ thị về văn minh trong việc cưới, tang
- Rà soát chức năng nhiệm vụ, ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp để xác định
rõ trách nhiệm….
- XD chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ở mỗi cơ quan gắn với “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhất là việc nêu gương của người đứng đầu của cán bộ lãnh đạo
quản lý.
- XD kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện việc khắc phục khuyết điểm
* Đề xuất các giải pháp
- Nhóm giải pháp đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
- Nhóm giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện
- Nhóm giải pháp về trách nhiệm của cấp ủy viên, đảng
viên, của người đứng đầu
- Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Nhóm giải pháp về vai trị của các tổ chức quần chúng và
nhân dân

25


×