Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tương lai nào cho ngành báo chí? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 6 trang )




Tương lai nào cho ngành
báo chí?
Sau nhiều năm u ám, cuối cùng thì ngành báo chí thế giới đã có được một
vài tin tốt.

Trong tập gần đây nhất của bộ truyện tranh được yêu thích Superman, Clark
Kent đã từ bỏ công việc là 1 nhà báo tại Daily Planet. Liệu có phải triển
vọng của ngành báo tàn khốc đến nỗi “siêu nhân” cũng phải từ bỏ công việc
này?
Năm 2006, tờ The Economist đã thực hiện khảo sát hỏi ý kiến độc giả theo
họ điều gì đang “giết chết” báo giấy. Rất nhiều người cho rằng vấn đề cốt
yếu nằm ở chính nội tại của tờ báo. Quảng cáo sụt giảm, ngày càng nhiều
độc giả chuyển sang đọc bản online. Ở Mỹ, doanh thu của các tờ báo tiếp tục
giảm mạnh , chỉ đạt 34 tỷ USD trong năm ngoái – bằng một nửa so với năm
2000.
Tuy nhiên, trong năm nay, mọi thứ đã trở nên sáng sủa hơn, đặc biệt là ở
Mỹ. Mặc dù doanh thu quảng cáo vẫn sụt giảm, chí ít thì doanh thu từ số
lượng phát hành cũng bắt đầu ổn định. Tại 1 số tờ báo (như New York
Times), doanh thu từ báo in được dự báo sẽ bù đắp được sự sụt giảm trong
hoạt động quảng cáo. Đây là lần đầu tiên tờ báo này có thể làm được như
vậy ít nhất là trong 5 năm trở lại đây.
Xu hướng tốt đẹp cũng được phản ánh trên thị trường chứng khoán. Trong 6
tháng gần đây, cổ phiếu của New York Times Company đã tăng tổng cộng
37%. Cổ phiếu của 2 nhà xuất bản lớn là Gannett và McClatchy đã tăng lần
lượt 34% và 24%. Lincoln Millstein, CEO của Hearst, cũng cho biết công ty
này chứng kiến lợi nhuận của bộ phận báo chí có năm diễn biến tốt nhất kể
từ 2007.
Hồi tháng 5 vừa qua, Berkshire Hathaway, tập đoàn thuộc sở hữu của nhà


đầu tư tài ba Warren Buffett cũng đã mua lại một tờ báo địa phương từ
Media General. Một số người có thể nhìn nhận động thái này là dấu hiệu của
những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. Rất nhiều tờ báo đã nâng phí thuê
bao để có thể giảm bớt khoản lỗ. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng hơn đóng
góp vào sự hồi sinh của báo giấy chính là thứ mà Ken Doctor – chuyên gia
tư vấn đến từ Outsell, định nghĩa là 1 “cuộc cách mạng”.
Ngày nay, “Paywalls” – phương pháp thu phí độc giả đối với các nội dung
trực tuyến – đã trở nên phổ biến. Số lượng các tờ báo ở Mỹ sử dụng phương
pháp này đã tăng ít nhất là gấp đôi trong vòng 1 năm qua. Đây là xu hướng
đang diễn ra trên toàn cầu: các tờ báo ở Brazil, Đức và bất kỳ nơi nào trên
thế giới đều đã chán ngán với việc “cho không” các bài báo trên mạng
internet. Đánh phí vào các nội dung trực tuyến đã từng là đặc quyền của một
số tờ báo may mắn như Financial Times và Wall Street Journal bởi họ đưa ra
những thông tin cực kỳ nhạy cảm với thị trường và do đó khách hàng sẵn
sàng trả tiền cho các thông tin này. Nhìn chung, các tờ báo rất ngại đánh phí
bởi họ lo sợ lượng truy cập sẽ bị giảm xuống kéo theo doanh thu sụt giảm
chứ không phải tăng lên.
Tuy nhiên, một vài nhân tố đã diễn ra và khiến các tờ báo thay đổi lối suy
nghĩ. Xây dựng hệ thống trả tiền trực tuyến đã trở thành công việc dễ dàng
hơn và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Trước đây, tờ báo phải mất khá nhiều
tiền để xây dựng và kiểm tra hệ thống trả tiền trực tuyến. Thế nhưng, giờ
đây mọi thứ đã dễ dàng hơn rất nhiều với Press+.
Được thành lập năm 2010 và được RR Donnelley – 1 hãng in và marketing
có qui mô lớn – hồi năm ngoái, Press+ sẽ cấp giấy phép công nghệ cho các
tờ báo để xây dựng hệ thống trả tiền. Tính đến nay đã có gần 566 tờ báo (hầu
hết là ở Mỹ) hợp tác với Press+. 400 trong số đó đã vận hành hệ thống này.
Máy tính bảng và các thiết bị di động khác cũng khiến việc trả phí trở nên
hấp dẫn hơn. Nhiều tờ báo đã bắt đầu cung cấp các gói cước cóp chi phí cao
hơn một chút nhưng độc giả có thể truy cập vào mọi ấn phẩm. Giới lãnh đạo
cho rằng nếu như có thể rèn cho độc giả thói quen trả tiền cho các nội dung

số, họ sẽ bù đắp được sự sụt giảm không thể tránh khỏi ở mảng báo in. Bản
điện tử có thể mang lại lợi nhuận thặng dư lớn hơn. Các tờ báo rất tin tưởng
rằng hệ thống trả tiền có thể hoạt động hiệu quả. New York Times là 1 ví dụ
điển hình cho xu hướng này và được theo dõi sát sao kể từ khi tờ báo này
triển khai hệ thống trả tiền vào tháng 3/2011. New York Times cho phép độc
giả xem một số bài báo trước khi bắt họ trả tiền. Thêm vào đó, các công cụ
tìm kiếm và mạng xã hội vẫn có thể dẫn dắt người độc đến website của tờ
báo.
Theo J.P. Morgan, lượng người truy cập vào New York Times chỉ giảm 20%
kể từ khi bắt đầu thu phí. Điều này có nghĩa là doanh thu từ quảng cáo trực
tuyến có thể được bù đắp trong khi độc giả vẫn phải mở ví trả tiền. Trong
tháng 10, New York Times và tờ báo “anh chị” của báo là International
Herald Tribune đã có tổng cộng gần 600.000 người đọc trực tuyến có trả tiền
cho tài khoản của họ. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu từ bạn đọc tăng
thêm 55 triệu USD, lên 695 triệu USD và đủ để bù đắp cho sự sụt giảm
trong hoạt động quảng cáo vốn giảm đi 47 triệu USD.
Tuy nhiên, rõ ràng là doanh thu từ quảng cáo trực tuyến sẽ không bao giờ có
thể bù đắp những thiệt hại mà các tờ báo phải gánh chịu trong mảng báo in.
Đây cũng chính là lý do khiến các tờ báo muốn phụ thuộc ít hơn vào doanh
thu từ quảng cáo. Tại Mỹ, doanh thu từ quảng cáo chiếm tới hơn 80% trong
tổng doanh thu của các tờ báo. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nước
khác. Nhiều ông chủ của các tờ báo cho biết họ đang chuyển sang mô hình
trong đó doanh thu đến từ quảng cáo chỉ chiếm 50%. Paywalls đã giúp thay
đổi trạng thái của ngành báo. Tuy nhiên, có phải điều tồi tệ nhất đã qua đi?
Hôm 3/11, News Corporation đã thông báo kế hoạch đóng cửa Daily – tờ
báo duy nhất có phiên bản trên máy tính bảng của tập đoàn này. Báo chí
châu Âu cũng lâm vào tình trạng khốn khó. El Páis, tờ báo hàng đầu của Tây
Ban Nha, đã phải giảm 1/3 số nhân công. Hôm 7/11, Financial Times
Deutschland, tờ báo đến từ nước Đức, cũng thông báo kế hoạch đóng cửa.
Cuộc sống của các tờ báo ở những thị trường đã bão hòa càng khó khăn hơn,

điển hình như ở Anh. Hơn nữa, các tờ báo Anh cũng chậm trễ và thận trọng
hơn rất nhiều so với các tờ báo Mỹ trong việc thu phí đọc báo trực tuyến.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn paywalls có thành công hay
không. Hệ thống có thể sẽ không hoạt động hiệu quả tại các tờ báo quốc gia
nếu như các tờ báo không có lợi thế cạnh tranh thực sự về tin tức hoặc hoạt
động tại khu vực mà các tờ báo khác đều miễn phí. Quan trọng nhất, nội
dung của tờ báo phải đáng giá để độc giả sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Tuy
nhiên, đây là tin xấu đối với các tờ báo vốn đã cắt giảm nhiều nhân sự do
vấn đề tài chính.
Gordon Borrell, chuyên gia tư vấn đến từ Borrell Associates, đã ví tình trạng
hiện nay của các tờ báo với tình trạng của radio trong những năm 1950. Khi
tivi trở nên phổ biến, rất nhiều công ty quảng cáo cũng đã rời bỏ radio, giống
như họ rời bỏ báo in khi internet bùng nổ. Tuy nhiên, chỉ sau một vài năm,
họ đã quay trở lại và doanh thu có thể ổn định mặc dù ở mức thấp hơn.

×