Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

luận văn bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển của công ty xuân mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 104 trang )

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 1

LỚP :3201








Luận văn:

Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị máy
móc, phương tiện vận chuyển của công
ty Xuân Mai









BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 2

LỚP :3201







LỜI MỞ ĐẦU
-Kể từ khi con người phát minh được kỹ thuật biến đổi
năng lượng từ dạng này sang dạng khác, mà chủ yếu biến
thành cơ năng thì sức lao động con người được giảm thiểu
1 cách đáng kinh ngạc, năng suất lao động tăng vượt bậc.
-Từ đó phương tiện giao thông vận tải cổ xưa của con
người như các loại xe : ôtô, máy kéo, tàu thủy, tàu hỏa,
máy bay, cho đến nay động cơ đốt trong vẫn là nguồn động
lực chính dẫn động chúng.
- Ôtô là loại phương tiện di chuyển nhanh, nó giúp cho việc
lưu thông hang hóa và đưa chúng ta đi đến nơi này nơi khác
được nhanh chóng nhằm tiết kiệm được thời gian và sức
lao động của con người.
- Động cơ đốt trong đóng vai trò quan trọng trong quá trình
cơ giới hóa sản xuất trong mọi lĩnh vực: công, nông, lâm,
xây dựng, khai thác, hóa chất, dầu mỏ…
- Ngày nay nhiều loại động cơ như: động cơ điện, tua bin
khí, tua bin nước, động cơ chạy bằng nhiên liệu khí, năng
lượng mặt trời… đã được nghiên cứu và sản xuất. Song
thực tế vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế động cơ đốt trong
dùng nhiên liệu lỏng (xăng, diesel) tinh chế từ dầu mỏ, đặc
biệt là động cơ đốt trong của ôtô máy kéo.
Thực tập tốt nghiệp là một môn học nhằm trang bị cho sinh
viên những hiểu biết thực tế về ôtô cũng như những hiểu
biết sâu sắc về kết cấu ôtô, giúp sinh viên nắm vững lý

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 3

LỚP :3201

thuyết đã học cũng như làm quen với việc sữa chữa ôtô
thực tế bên ngoài, 2 tháng thực tập tại công ty TNHH
GIẤY XUÂN MAI chúng em được phân công vào tổ cơ
khí. Nhiệm vụ chủ yếu là bảo dưỡng và sửa chữa các thiết
bị máy móc, phương tiện vận chuyển của công ty.
Vì đây là lần đầu tiên làm việc trong môi trường lao động
thực tế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, em kính
mong các chú, các anh cán bộ và các anh làm việc trong tổ
cơ khí góp ý và chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm trong
thời kỳ thực tập này để em rút kinh nghiệm và cố gắng
hoàn thiện tốt hơn tác phong làm việc, kiến thức chuyên
ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các chú, các anh cán bộ trong
công ty đã tân tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời
gian thực tập.



GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CTy TNHH Giấy Xuân Mai ngụ tại Lô C6 khu công nghiệp
Hiệp Phước huyện Nhà Bè TP.HCM. Là một công ty
chuyên doanh về giấy ruột carton. Giấy phép kinh doanh số
4102025538 do sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp ngày 15-
10-2004.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CTY TNHH GIẤY XUÂN MAI


BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 4

LỚP :3201


Dây chuyền sản xuất của công ty:
Giấy vụn từ kho được máy xúc xúc đổ vào cối xay, cối xay
là một khối hình trụ tròn với cánh quạt được gắn dưới đáy,
dùng để xay nát giấy vụn. Nước từ thùng chứa được bơm
vào trong cối xay giúp cho việc xay giấy được dễ dàng hơn.

Cối xay:
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 5

LỚP :3201

Hìnhmôtả:


Hình thực tế:













Dung dịch
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 6

LỚP :3201

giấy sẽ qua lưới lọc đi đến các thùng lọc và làm tơi nhuyễn
thành bột giấy. Còn phần keo trong giấy và các vật khác thì
ở lại trên lưới lọc và được vớt lên đổ ra bãi keo.
Bãi keo:
Hình thực tế:

Giấy sẽ đi qua thùng xay
nhuyễn thô rồi qua thùng
xay nhuyễn tinh để đánh tơi
thành dung dịch bột giấy
nhuyễn mịn, sau đó được
trộn với tinh bột với 1 tỉ lệ
nhất định tùy theo yêu cầu
của khách hàng rồi sau đó
được máy bơm bơm vào các
đường ống lên phun vào các lô lưới.

Máy bơm
Hình thực tế:

Các lô lưới là các khối hình
trụ tròn có đường kính
1500mm, dài 3000mm được
làm bằng niken, lồng niken
này có những lổ nhỏ trên
mặt những lỗ này có hình
vuông có kích thước 0.5mm
để bột giấy sẽ bám trên lồng
niken này sau đó dính lên tấm thảm chạy đến các lô
khác.Tổng cộng có 4 lô lưới.
Hình mô tả lô lưới:
Nhìn từ trước:
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 7

LỚP :3201









Nhìn từ trái:













Hình thực tế:









BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 8

LỚP :3201
















Tấm thảm được làm bằng vải bố nên bột giấy có thể dính
lên dễ dàng tạo thành một lớp mỏng, sau đó giấy sẽ đi qua
các lô cuộn rồi qua công đoạn sấy khô, mục đích là làm khô
giấy và làm cho giấy nhẵn mịn.
Lô cuộn:
Hình thực tế:



BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 9

LỚP :3201

Sau khi đã nhẵn mịn, giấy sẽ được sấy khô lại 1 lần nữa rồi
được cuốn thành những khối hình trụ tròn đặt. Sau đó giấy
sẽ được rọc lại nhờ 2 con dao ở 2 biên và 2 con dao ở giữa,
tùy theo kích thước yêu cầu mà ta có thể điều chỉnh khoảng
cách dao ở giữa đến 2 dao ở 2 biên.


Sau khi rọc tạo thành sản phẩm xong giấy sẽ được cân
định lượng, đo độ bục, độ bục là độ phá vỡ của giấy, sau
khi cân đo xong giấy được cẩu lên bằng cần cẩu nhờ cần
cẩu di chuyển dọc trên ray được lắp dọc thân xưởng, cần
cẩu được điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa, người điều
khiển cần để giấy đúng
nơi quy định và chờ
ngày xuất xưởng.

Trên đây là quy trình
làm giấy của công ty,
trong thời gian thực tập
chúng em được phân
vào tổ cơ khí, thời gian
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 10

LỚP :3201

đầu làm các công việc như hàn, mài, khoan, cắt để cho
quen dần với công việc sau đó mới được phân công sửa
chữa.
- THAY BÁNH RĂNG HỘP GIẢM TỐC
Hộp giảm tốc làm giảm tốc độ tăng momen quay truyền từ
motor lên lô cuộn.
+ Trước khi tháo bằng mắt thường kiểm tra xem có bị chảy
dầu không?
+ Vệ sinh sạch sẽ để không cho cát bụi bay vào bên trong
hộp giảm tốc khi lắp lại.
+ Dùng chìa khóa tháo các

bulông ra, sau đó dùng búa
nhựa để tách ra, tuyệt đối
không dùng tua vích để nạy
chúng.
+ Dùng cẩu để cẩu nắp hộp
giảm tốc ra.
+ Dùng máy ép thủy lực ép
bánh răng ra khỏi trục.
+ Sau đó lắp bánh răng mới
vào trục dùng máy ép ép
bánh răng vào.
+ Rửa kỹ tất cả các chi tiết
bằng dầu rửa máy và làm khô
chúng bằng gió nén. Bôi vào
tất cả các chi tiết quay và
trượt một ít nhớt trước khi
lắp chúng.
+ Sau khi bôi tất cả các keo
làm kín, không nên đổ nhớt
vào liền mà phải để ít nhất 1 giờ.
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 11

LỚP :3201




Các phương tiện vận chuyển của công ty như:


+ Xe gàu:






+ Xe nâng:







+ Xe tải:










BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 12

LỚP :3201


Trong quá trình làm việc có những hư hỏng cần phải sửa
chữa.
ĐỘNG CƠ
• CHƯƠNG I: CẤU TẠO ĐỘNG CƠ
Động cơ là một tổ hợp máy có kết cấu phức tạp, gồm
những chi tiết lắp ghép lại với nhau, các chi tiết này chuyển
động tương đối với nhau.
I)PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ
1- Theo nhiên liệu : động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ
điện vv…
2-Theo chu trình công tác : động cơ hai kỳ, động cơ bốn
kỳ…
3-Theo số xylanh :
+ 3 xylanh : xe Matiz…
+ 4 xylanh: xe du lịch Fiat, Ford…
+ 5 xylanh : xe sanyyoong, Musso, Lancia…
+ 6 xylanh : sử dụng nhiều ở động cơ Diezel.

4-Theo cách nạp khí vào xy lanh :
- Động cơ không tăng áp: hỗn hợp nhiên liệu- không khí (
động cơ xăng) hoặc không khí ( động cơ diesel) được nạp
vào xylanh do piston của động cơ hút vào.
- Động cơ tăng áp ( turbo) : khí nạp được một bơm nén tới
áp suất khoảng 0.5kg/cm3 rồi đẩy vào xylanh khi xupap hút
mở.
5-Theo cách hình thành hỗn hợp khí :
-Khí hỗn hợp hình thành bên ngoài: động cơ xăng, động
cơ gas…
-Khí hỗn hợp hình thành bên trong: động cơ diesel.

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 13

LỚP :3201

6-Theo kết cấu:
- Động cơ xylanh đặt thẳng đứng một hàng.
- Động cơ xylanh bố trí thẳng hàng kiểu chữ : V,W,X…
- Động cơ nhiều xylanh đặt nằm đối xứng.
II)CẤU TẠO ĐỘNG CƠ
1. BLOCK MÁY
-Là phần nâng đỡ chính cho các bộ phận cơ bản khác của
động cơ như trục khuỷu, trục cam…có những
chỗ vách được nới rộng để làm chỗ chứa dầu
và làm đường dẫn chất lỏng làm mát.
-Kết cấu thân máy phụ thuộc vào số xylanh,
phụ thuộc vào cách bố trí xy lanh, ngoài ra
còn phụ thuộc vào kiểu đặt hệ thống phân
phối khí. Động cơ bố trí xupap đặt có kết cấu
phức tạp hơn vì phải bố trí xupap, ống hút,
ống xả.
-Thân máy làm liền với xylanh có loại làm rời với xylanh.
Trong thân máy loại xylanh làm liền có các lỗ xylanh được
gia công chính xác, mài bóng. Loại xylanh làm rời trong
thân máy có lỗ để lắp ống xylanh (sơmi), xung quanh có áo
nước làm mát.
-Phía dưới có vách ngăn ổ đỡ để lắp trục khuỷu gọi là 2 ổ
trục chính. Nắp của các ổ đỡ lắp với thân máy bằng hai
bulông. Trong thâm máy có thể có trục cam ( với loại có
đũa đẩy ) trục cam được dẫn động bằng bánh răng, đai,

xích. Đối với loại dùng đai có puli căng đai.
-Phía trên thân máy được gia công phẳng, nhẵn, có gia
công các lỗ để bắt bulông, lổ dẫn dầu bôi trơn, các lỗ nước
làm mát từ thân máy lên nắp máy. Phía dưới có mặt liên kết
với cacte dầu.
-Thân máy còn có các lỗ để bắt đai ốc với thân xe.
Thân máy


BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 14

LỚP :3201

-Vật liệu làm block máy là gang xám hoặc hợp kim nhôm.
• Kiểm tra block máy:
- Cần kiểm tra các chốt định vị, nút đậy đường ống, nút
giãn nở, vít cấy xem có bị lỏng, mòn hay hư hỏng
không,và nếu cần thì thay thế.
- Kiểm tra các bề mặt gia công và các lỗ ren ở block
máy. Giũa bỏ những gờ, khía trên bề mặt máy, làm
sạch các lỗ bắt ống và chùi sạch các ren bị hỏng.
- Kiểm tra độ cong vênh của mặt phẳng thân máy, độ
cong vênh tối đa là 0.05mm. Đây là bề mặt chủ yếu để
bịt kín dầu, nước và sức nén. Nếu nó bị vênh cần thay
hay rà lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Kiểm tra các lỗ xylanh, bọng nước làm mát, đường
dầu bôi trơn và làm mát.
• Hư hỏng và sửa chữa:
- Nứt vỡ do các cặp piston thanh truyền gây ra hoặc do

động cơ đang nóng đổ nước lạnh đột ngột vào. Nghẹt
mạch nước, mạch dầu bôi trơn trong thân máy do bị bám
cặn bẩn. Xylanh liền với thân máy bị mòn côn.
- Nếu muốn kiểm tra block máy có bị nứt hay không ta
dùng phương pháp bôi xà phòng lên block, sau đó cho
động cơ hoạt động nếu bị nứt thì chỗ đó sẽ xì bọt.
- Block máy bị nứt có thể hàn lại, trước khi hàn ta khoan
chặn 2 đầu sau đó hàn với que hàn tương ứng.Trường
hợp không hàn được ta dùng phương pháp cấy đinh hay
ốp bản hoặc phải thay thế nếu bị nứt quá nặng.
• Phương pháp cấy đinh:
 Khoan chặn hai đầu vết nứt với mũi khoan Ø8 ÷
Ø10mm

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 15

LỚP :3201



 Tarô lỗ sau đó bắt vít vào các lỗ hết bề dày thân.
 Khoan tiếp vào khoản hở giữa hai vít và taro bắt vít
vào.




2. NẮP QUY LÁT
• Nắp quy lát cùng với piston, xylanh tạo thành

buồng đốt của động cơ. Trên nắp quy lát là nơi gắn các bộ
phận của cơ cấu phân
phối khí, cơ cấu của hệ
thống cung cấp nhiên
liệu. trong quá trình làm
việc nắp quy lát chịu
nhiệt độ cao và áp suất
lớn, chất ăn mòn hóa học
do vậy vật liệu chế tạo
phải tốt.
• Nắp quy lát thường đúc bằng gang hay hợp kim nhôm.
Được gắn với thân máy bằng các bulông, đai ốc. Giữa nắp
quy lát với thân máy là 1 tấm đệm làm kín – đệm quy lát.
Đệm quy lát có tính đàn hồi tốt để điền kín các lỗ không
phẳng do gia công hay biến dạng tạo nên và đệm chịu được
nhiệt độ cao trong quá trình làm việc. Trên bề mặt đệm có
các lỗ tương ứng với các lỗ trên thân máy, đêm quy lát
thường được làm bằng amiăng bọc bằng lá hay là một tấm
kim loại mềm.
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 16

LỚP :3201

• Nắp quy lát là nơi gá lắp các cụm chi tiết của hệ thông
phân phối khí, bugi đánh lửa, bugi sấy, vòi phun…
• Hư hỏng thường gặp:
Trong quá trình làm việc dưới tác dụng của nhiệt độ cao,
nắp quy lát có thể bị hư hỏng do một số nguyên nhân sau:
+ Cong vênh, nứt do tháo lắp không đúng kỹ thuật, động cơ

nóng quá mức, thêm nước lạnh vào đột ngột khi động cơ
đang nóng.
+ Buồng đốt bị cháy rổ, bám muội than, nguyên nhân do
nhiệt độ buồng đốt quá cao hoặc nhiên liệu cháy không triệt
để có nhiều muội than.
+ Mối lắp ren bị mòn
lỏng do quá trình tháo
lắp sai kỹ thuật, siết ốc
sai kỹ thuật.
+ Người thợ phải hết
sức cẩn trọng trong khi
tháo hay siết ốc, phải
đúng tư thế và lực xiết
phải đúng quy định
nhằm không gây cong
vênh hay trầy sước bề
mặt quy lát.
+ Trước khi lắp nắp
máy, cần quan sát kỹ
xem có dị vật hay chất
bẩn trên nắp, thân và trên lỗ xy lanh hay không, đặt đệm
nắp đúng chiều sau đó đặt nắp máy và lần lược siết ốc nắp
máy theo trình tự từ đầu nọ đến đầu kia hoặc từ giữa ra hai
bên như hình bên. Trình tự này do các nhà chế tạo quy định
cụ thể cho các động cơ khác nhau. Nên chia mô men siết ra
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 17

LỚP :3201


làm một số khoảng rồi lần lượt siết theo thứ tự cho đến khi
chặt hẳn. Chữ số ghi trên hình chỉ thứ tự siết ốc, khi tháo
phải làm theo thứ tự ngược lại với lắp.Đối với nắp máy
dùng hai loại gu jông có đường kính khác nhau bao giờ
cũng siết loại ốc lớn trước rồi mới đến siết loại ốc nhỏ.
• Kiểm tra và sửa chữa:
+ Kiểm tra:
- Kiểm tra vết nứt: dùng bột màu có khả năng thẩm thấu
vào vết nứt.
- Kiểm tra buồng cháy, các cửa hút xả, bề mặt nắp máy và
đỉnh nắp máy xem có bị nứt không.
+ Sửa chữa:
- Nắp máy bị nứt có thể hàn lại bằng que hàn cùng loại
hoặc thay mới.
- Nếu bị cong vênh quá giới hạn cho phép thì ta tiến hành
mài phẳng. Độ cong vênh ít hơn giới hạn cho phép thì ta
tiến hành cạo mặt phẳng hoặc rà bằng bột rà chuyên dùng.
3. CARTE TRÊN
Lắp ghép với mặt còn lại của nắp quy lát, ở giữa có roon
làm kín chống rò rỉ dầu ra bên
ngoài. Carte trên có công dụng
che bụi bẩn lọt bám vào các chi
tiết gây ra mòn, biến chất dầu bôi
trơn.
4. CARTE DƯỚI
Là một khoang rỗng chứa lọc
dầu và dầu bôi trơn. Vỏ làm bằng
kim loại, máng dầu chứa từ 3 đến
8 lít dầu. Bao kín khoang của
trục khuỷu.

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 18

LỚP :3201

Được lắp ghép với phần dưới thân máy nhờ các bu long, ở
giữa có roon làm kín để tránh rò rỉ dầu. Đáy carte có ốc xả
dầu có từ tính để lọc mạc sắt lẫn trong dầu bôi trơn.
Hư hỏng: bị méo, bị móp, bị dẹp do vật cản hoặc đá va
vào, có thể làm cho trục khuỷu va vào đáy máy hoặc chảy
dầu.
Sửa chữa: bị méo nhẹ thì ta có thể gò lại hình dáng ban
đầu.
5. XYLANH
-Xy lanh cùng với quy lát và đỉnh piston tạo nên buồng
cháy và làm nhiệm vụ dẫn hướng cho piston lên xuống. Xy
lanh chịu nhiều lực khác nhau như : chịu lực nén, chịu lực
tác động ngang của piston trong quá trình lên xuống, chịu
nhiệt độ cao, chịu mài mòn của vòng găng.
- Xy lanh có hai loại xy lanh khô và xy lanh ướt.
- Xy lanh được làm bằng gang, hợp kim nhôm, crôm,
niken. Đường kính ngoài được gia công chính xác để lắp
vào thân máy, lỗ trong lòng xy lanh được gia công chính
xác và được đánh bóng gọi là mặt gương. Phía trên xy lanh
có vai để định vị khi lắp với thân máy.
- Ống lót được ép chặt vào thân máy, ống lót thường làm
bằng gang hợp kim.
- Xy lanh khô: mặt ngoài của xy lanh khô không tiếp xúc
trực tiếp với nước làm mát mà được ép chặt vào thân máy,
ưu điểm của loại này là có độ cứng vững cao, có thành

mỏng, không rò rỉ. Gờ của xy lanh khô nhô lên khỏi bề mặt
lắp ghép, nhược điểm là làm mát không toàn diện.
- Xy lanh ướt: mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với nước, đỉnh
ống tạo dạng vai, phần cuối có lắp ron cao su làm kín
không cho nước lọt xuống caste. Loại này độ bền vững
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 19

LỚP :3201

kém, ống lót dày dễ bị rò rỉ nước. Sử dụng cho động cơ
diesel.
• Hư hỏng:
- Bị cháy rỗ do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy.
- Bị cào xước do muội than, do xecmăng gãy hoặc do
thanh truyền cong.
- Xy lanh bị mòn côn, ôvan.
• Sửa chữa:
- Bị nứt phải thay mới, bị cháy rổ xước nhẹ ta có thể
đánh bóng lại. Nếu sâu quá ta doa lại và đánh bóng.
- Khi độ côn lớn quá ta phải doa lại.
- Khi xy lanh mòn quá giới hạn ta phải thay mới, với xy
lanh ướt khi thay ống lót ta phải thay luôn đệm làm
kín.
6. PISTON
• Piston là chi tiết chuyển động tịnh tiến lên xuống trong
lòng xy lanh, nó tiếp nhận lực khí thể rồi truyền cho trục
khuỷu qua thanh truyền. Đối với động cơ hai kỳ piston thực
hiện nhiệm vụ đóng mở lỗ hút và lỗ xả. Trong quá trình
làm việc piston chịu nhiệt độ và áp suất cao, chịu

va đập và mài mòn nên vật liệu chế tạo phải tốt, nó
được đúc bằng gang hay hợp kim nhôm, sau đó
được gia công chính xác. Sau khi gia công người
ta tráng lên quanh mặt piston một lớp mỏng chì
hay kẽm có tác dụng bảo vệ piston, xy lanh trong
trường hợp thiếu dầu bôi trơn.
• Cấu tạo của piston gồm có các phần sau:
+ Đỉnh: là mặt trên tạo với quy lát hình thành
buồng đốt. Đỉnh có 3 loại:
- Đỉnh lõm: thường lắp trên động cơ diesel, có tác
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 20

LỚP :3201

dụng tạo xoáy lốc khi đi lên lúc kì nén.
- Đỉnh bằng: dùng nhiều cho động cơ xăng và động cơ
diesel có buồng cháy trước, buồng cháy xoáy lốc, đơn giản
dể chế tạo, phải có gân tăng cường chịu lực dưới đỉnh.
- Đỉnh lồi: có độ cứng vững cao không cần gân tăng
cường. Tạo ra xoáy lốc nhẹ ở kỳ nạp, bề mặt chịu nhiệt lớn,
chế tạo khó.



- Thân piston: Trên thân piston có rảnh chứa xecmang lửa,
khí, dầu. Ở phần rảnh lắp xecmang dầu có lổ nhỏ.
- Đuôi piston: tính từ vòng găng cuối cùng trở xuống, đuôi
piston dùng để dẫn hướng piston trong lòng xy lanh, có
dạng hình ôvan.

• Hư hỏng và sửa chữa:
-Hư hỏng: Phần dẫn hướng bị rạn nứt do chịu áp suất cao,
bị xước do cặn bẩn. Piston bị mài mòn do ma sát với thành
xy lanh, vị trí mòn nhiều nhất là mặt phẳng chịu lực ngang,
làm giảm đường kính, thay đổi độ côn, ôvan, gây va đập.
Lỗ chốt piston bị mòn hình ôvan do va đập với chốt piston.
Đỉnh piston bị cháy rỗ, bị ăn mòn và bị bám muội than làm
giảm thể tích buồng cháy. Rảnh vòng găng bị mòn.
-Sửa chữa: Xước nhỏ dùng giấy nhám chà bóng lại, độ mòn
của piston quá giới hạn cho phép hoặc bị rạn nứt ta thay
mới và thay luôn chốt piston.
Lổ chốt ôvan phải doa lại, chọn chốt có kích thước phù
hợp.
7. CHỐT PISTON
- Là chi tiết trung gian để nối ghép giữa piston với
đầu nhỏ thanh truyền. Phần nối giữa piston và đầu
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 21

LỚP :3201

nhỏ thanh truyền gọi là ắc piston. Trong quá trình làm việc
chốt piston chịu lực khí thể, chịu lực quán tính và mài mòn
của đầu nhỏ thanh truyền, chịu nhiệt độ cao do quá trình
cháy gây ra. Chốt piston có dạng hình trụ rỗng, làm bằng
thép hợp kim hay thép cacbon, được gia công chính xác và
đánh bóng.
- Có 3 phương pháp lắp ghép với bệ và đầu nhỏ thanh
truyền:
- Lắp cố định với đầu nhỏ thanh truyền bằng bu long.

- Lắp cố định với bệ piston bằng bulông.
- Lắp tự do.
Hư hỏng: mòn do ma sát với bệ piston và đầu bạc thanh
truyền bị nứt do va đập.
Sửa chữa: đo kiểm tra đường kính bằng panme và so với
bảng tiêu chuẩn. Nếu mòn ít ta doa tròn và sau đó mạ crôm.
Chốt rạng nứt mòn quá giới hạn ta hay mới.
8. BẠC XECMĂNG
Bạc xecmăng làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp
xúc trực tiếp với khí cháy, ma sát và va đập với thành
xylanh do vậy nên piston được chế tạo bằng gang hợp kim,
vonphoram, crom, niken, molipden.
- Xecmăng lửa nằm trên cùng tiếp
xúc trực tiếp với nhiệt độ buồng
cháy, nó được thiết kế chịu nhiệt
tốt và có khả năng làm kín.
- Xecmăng khí có nhiệm vụ làm kín
khe hở giữa piston và xylanh không cho khí lọt xuống
buồng cháy làm sôi dầu. Có khả năng như một cái
bơm dầu. Xecmang khí còn được mạ crôm để tăng khả
năng chịu mài mòn.
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 22

LỚP :3201

- Xecmăng dầu có nhiệm vụ dẫn dầu và gạt dầu bôi trơn
lên bề mặt xylanh và piston.
• Hư hỏng:
- Bị mòn do làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

- Mòn mặt lưng do ma sát với xy lanh, làm giảm lực
bung, khe hở miệng tăng.
- Mòn mặt cạnh do ma sát và va đập với rảnh xylanh.
- Xecmăng bị gãy do thay đổi chiều chịu lực va đập liên
tục.
- Làm giảm khe hở lắp ghép và khe hở miệng của
xecmăng gây va đập của vòng găng và rảnh lắp vòng
găng, buồng khí không kín, lọt khí sụt dầu bôi trơn lên
buồng đốt. Làm giảm áp suất nén, giảm công suất
động cơ, tiêu hao nhiên liệu. Vòng găng bị bó kẹt với
piston giảm tính đàn hồi, cào xước xylanh.
• Sửa chữa:
- Kiểm tra nếu không đạt chỉ tiêu phải thay mới, chọn
vòng găng cùng cốt với piston và xylanh.
- Bố trí khe hở miệng lệch nhau 90 hoặc 120 độ tránh lỗ
bệ chốt và chịu
lực ngang.
9.THANH TRUYỀN
- Thanh truyền là
chi tiết trung gian
để nối và truyền lực
từ piston xuống
trục khuỷu, nó chịu
tác dụng của lực
khí thể và lực quán
tính biến đổi theo
chu kỳ có tính va
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 23


LỚP :3201

đập làm thanh truyền bị cong, xoắn. Thanh truyền được
làm bằng thép cacbon, thép hợp kim.
- Thanh truyền chi làm ba phần: đầu nhỏ, thân, đầu to.
 Đầu nhỏ: có dạng trụ rỗng, bên trong có bạc lót bằng
đồng thau, phía trên có khoang lỗ để hứng dầu bôi trơn.
Thanh truyền động cơ diesel có khoang lỗ dẫn dầu từ đầu
nhỏ lên đầu to.
 Thân thanh truyền: có dạng hình chữ I, có kết cấu to dần
về phía đầu to. Kết cấu này làm cho thân thanh truyền vừa
chắc, nhẹ. Trên thân thanh truyền có đường dẫn nhớt để bôi
trơn cho lòng xylanh.
 Đầu to thanh truyền: là phần được gắn với trục khuỷu.
Được chia làm 2 phần: một phần dính vào thân, phần còn
lại gọi là nón, nón gắn dính vào thân nhờ 2 bulông. Bên
trong đầu to có hai miếng bạc lót, khi lắp bạc phải chú ý
khớp của nó, cặp bạc của thanh truyền nào phải lắp đúng
thanh truyền đó. Nếu lắp sai có thể gây ra hiện tượng kẹt
bạc.
Bạc lót được làm bằng thép, mặt trong có tráng một lớp
hợp kim chịu mòn, hệ số ma sát nhỏ và hình thành được
màng dầu bôi trơn.
• Hư hỏng:
- Bạc lót bị mòn, bị cào xước. Lỗ dầu bị đóng cặn, ống
bạc lót ở đầu nhỏ bị mòn, bị biến dạng …
- Thanh truyền bị cong, xoắn, gãy…
• Sửa chữa:
- Lỗ dầu bị đóng cặn ta rửa sạch, sau đó thổi gió nén.
- Thanh truyền bị cong, xoắn ta nắn lại bằng bộ đồ gá và

thiết bị chuyên dùng, thiết bị này có đủ lực ép cần thiết.
Trong quá trình nắn cần kiểm tra thường xuyên hình
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 24

LỚP :3201

dáng hình học của thanh truyền để tránh hiện tượng nắn
quá mức gây nên biến dạng.
- Kiểm tra khe hở dầu của bạc lót: bạc lót bị mòn, hỏng
thường do thiếu dầu bôi trơn, động cơ nóng quá mức.
Nếu khe hở giữa bạc lót và tay quay mòn lớn thì lượng
dầu phun lên sẽ nhiều hơn so với bình thường, làm cho
bạc xecmăng dầu không gạt được hết dầu lên thành
xylanh nên dầu sẽ sục lên buồng đốt.

10. TRỤC KHUỶU
- Là chi tiết nhận
lực từ piston qua
thanh truyền truyền
xuống và biến đổi
chuyển động tịnh
tiến của piston
thành chuyển động
quay tròn. Chịu lực
có trị số lớn theo
chu kỳ và chịu lực
uốn xoắn, chịu lực
ma sát với cổ khuỷu, làm bằng thép hợp kim đúc, được
lắp ghép với bánh đà. Các đối trọng được đặt đối diện

với cổ lắp thanh truyền làm nhiệm vụ cân bằng trục
khuỷu.
- Trục khuỷu có các bộ phận sau:
• Cổ trục chính: là phần trục nằm trên đường tâm của
trục khuỷu và được gia công chính xác, mài bóng. Có
khoang lỗ dầu vào và lỗ dầu này thông với cổ biên qua
má khuỷu. Số cổ trục nhiều hơn cổ biên một cổ.
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD:PHẠM ĐÌNH THỌ
SVTT:LÊ MINH TÂM TRANG : 25

LỚP :3201

• Cổ biên: được gia công chính xác và mài bóng, được
lắp ghép với đầu to thanh truyền. Phía trong có hốc lộc
dầu li tâm và đường dầu ra bôi trơn cổ biên. Số lượng cổ
biên cũng chính bằng số xylanh. Cách bố trí phụ thuộc
vào thứ tự làm việc của động cơ.
• Má khuỷu và đối trọng: là phần nối giữa cổ biên và
cổ chính, trên má khuỷu có đối trọng và đối diện với cổ
biên để khử lực quán tính, chống rung. Đối trọng được
đúc liền với trục khuỷu, với động cơ loại lớn đối trọng
làm rời và được lắp với trục khuỷu bằng bulông.

• Đầu trục khuỷu: có đường kính nhỏ hơn cổ trục
chính và cổ biên, trên đầu trục có xẽ rảnh then để lắp
puly, cơ cấu dẫn động trục cam.
•Thân: trong thân có khoang lỗ dầu bôi trơn để cung
cấp dầu bôi trơn cho các cổ biên, cổ chính.
• Mặt bích: là phần để lắp bánh đà.
• Hư hỏng:

- Bề mặt làm việc của các cổ bị cháy rổ, cào xước, rạn
nứt do trục khuỷu mỏi, lực ma sát lớn vì có nhiều tạp
chất thiếu dầu bôi trơn.
- Các cổ trục mòn không đều nên gây mòn hình ôvan,
côn. Trục bị cong, vênh, trục bị gãy do quá trình chế
tạo bị rạn nứt hoặc do sử dụng, bão dưỡng không đúng
kỹ thuật.
- Kiểm tra khe hở bạc ổ chính: dùng phương pháp ép
nhựa để kiểm tra khe hở đầu to thanh truyền. Nếu khe
hở lớn quá tat hay bạc mới.
- Lắp ghép trục khuỷu:
+ rửa sạch các chi tiết.

×