Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--

--

CHUNG QUÍ NGỌC

ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--

--

CHUNG QUÍ NGỌC

ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


CỔ PHẦN Á CHÂU

Chuyên Ngành : Kinh Tế Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người Hướng Dẫn Khoa Học: TS. MAI THANH LOAN

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... i
1. Lý do nghiên cứu ............................................................................. i
2. Vấn đề nghiên cứu .......................................................................... ii
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................ iii
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................... iii
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................ iii
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU – BIỂU ĐỒ................................................. v
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................ v
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
Chương 1 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HIỆP ƯỚC BASEL ..................................... 1
1.1 Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại .................................................... 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro ............................................................ 1

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro ................................................................................. 1
1.1.1.2 Quản trị rủi ro .................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại, nguyên nhân rủi ro ................................................................... 4
1.1.2.1 Rủi ro tín dụng ................................................................................... 4
1.1.2.2 Rủi ro thị trường ................................................................................ 6
1.1.2.3 Rủi ro vận hành.................................................................................. 7
1.2 Hiệp ước vốn về quản trị rủi ro ngân hàng ...................................................... 7
1.2.1 Hiệp ước Basel II ..................................................................................... 7
1.2.2 Trụ cột thứ 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu ..................................................... 9
1.2.2.1 Rủi ro tín dụng ..................................................................................10
Phương pháp chuẩn – The Standardised Approach ............................10
Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (Phương pháp IRB – The
Internal Ratings-Based Approach) ............................................................11
1.2.2.2 Rủi ro hoạt động ...............................................................................12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phương pháp chỉ số cơ bản BIA (Basic Indicator Approach) .............13
Phương pháp chuẩn (TSA – The Standardised Approach)..................13
Phương pháp đo lường nâng cao (AMA – Advanced Measurement
Approaches)..............................................................................................14
1.2.2.3 Rủi ro thị trường ...............................................................................15
1.2.3 Trụ cột thứ 2: Thanh tra giám sát.............................................................15
1.2.4 Trụ cột thứ 3: Minh bạch thông tin ..........................................................18
1.3 So sánh Basel I và Basel II.............................................................................18
1.4 Tình hình và lộ trình ứng dụng Basel II trên thế giới ......................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................25
Chương 2 ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI ACB ....26
2.1 Sự cần thiết chuyển đổi áp dụng Basel II .......................................................26

2.2 Thực trạng ứng dụng Basel trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ...................28
2.2.1 Quy định về an toàn vốn tối thiểu ............................................................30
2.2.2 Hoạt động thanh tra giám sát ...................................................................34
2.2.3 Minh bạch thông tin ................................................................................35
2.3 Tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel II vào ACB............................................36
2.3.1 Tình hình hoạt động của ACB .................................................................36
2.3.2 Thành tựu đã đạt được .............................................................................41
2.3.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn và hệ thống xếp hạng nội bộ .................................41
2.3.2.2 Kiểm tra giám sát nội bộ của ACB ....................................................47
2.3.2.3 Minh bạch thông tin ..........................................................................50
2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến ứng dụng Hiệp ước Basel II...................51
2.4.1 Đối với ACB ...........................................................................................51
2.4.1.1 Về tỷ lệ an tồn vốn ..........................................................................51
2.4.1.2 Cơng nghệ thơng tin chưa đáp ứng yêu cầu .......................................51
2.4.1.3 Về công tác kiểm tra giám sát nội bộ ................................................52
2.4.1.4 Về nguồn nhân lực ............................................................................53
2.4.2 Nguyên nhân mang tính tổng thể .............................................................54
2.4.2.1 Nội dung phức tạp và chi phí thực hiện lớn .......................................54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.4.2.2 Hệ thống thơng tin chưa hồn thiện...................................................55
2.4.2.3 Thiếu tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp ...............................56
2.4.2.4 Năng lực giám sát hạn chế ................................................................57
2.4.2.5 Nền tảng pháp lý chưa đảm bảo ........................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................60
Chương 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO TẠI ACB .........................................................................................61
3.1 Giải pháp ứng dụng Basel II trong QTRR tại ACB ........................................61

3.1.1 Xây dựng lộ trình và mơ hình áp dụng Basel II .......................................61
3.1.1.1 Lộ trình đề xuất áp dụng Basel..........................................................61
3.1.1.2 Mơ hình Basel II có thể áp dụng vào QTRR tại ACB ........................65
3.1.2 Nhóm giải pháp hồn thiện theo yêu cầu trụ cột 1 ...................................66
3.1.2.1 Đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn.................................................................66
3.1.2.2 Phát triển nhanh cơng nghệ thơng tin. ...............................................67
3.1.2.3 Tiếp tục hồn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ. ..................................69
3.1.3 Giải pháp hoàn thiện theo yêu cầu trụ cột 2 .............................................70
3.1.3.1 Cải tiến quy trình quản trị rủi ro. .......................................................70
3.1.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................70
3.1.4 Nhóm giải pháp hồn thiện theo u cầu trụ cột 3 ...................................72
3.2 Giải pháp mang tính tổng thể .........................................................................73
3.2.1 Hồn thiện hệ thống cung cấp thơng tin CIC. ..........................................73
3.2.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập và chuyên nghiệp. ..........75
3.2.3 Đảm bảo minh bạch thông tin. .................................................................76
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ....................................................77
3.2.5 Xây dựng cơ chế giám sát phối hợp và nâng cao cơng tác kiểm tra giám
sát. ...................................................................................................................79
3.2.6 Tăng tính chủ động và sức mạnh tài chính cho NHTM ............................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................83
KẾT LUẬN...........................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tài Liệu Bằng Tiếng Anh .................................................................... i
Tài Liệu Bằng Tiếng Việt .................................................................... i
Tài Liệu Từ Website ........................................................................... ii
PHỤ LỤC 1........................................................................................... iii

PHỤ LỤC 2........................................................................................... vi
PHỤ LỤC 3......................................................................................... viii
PHỤ LỤC 4........................................................................................... ix
PHỤ LỤC 5......................................................................................... xvi
PHỤ LỤC 6....................................................................................... xviii
PHỤ LỤC 7...........................................................................................xx
PHỤ LỤC 8....................................................................................... xxiii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới ngày nay là một “thế giới phẳng – the world is flat” - q
trình tồn cầu hóa kinh tế kéo theo q trình tồn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội
loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Thế giới ngày càng nhiều
chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu - dù là trong khuôn khổ
quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương. Trong xu thế hội nhập và phát
triển tồn cầu ngày nay, Việt Nam cũng khơng ngoại lệ, tích cực tham gia vào khối
ASEAN, gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA, tổ chức thương mại thế giới
(WTO)…
Trong nền kinh tế các ngân hàng đóng vai trò rất lớn, đây là lĩnh vực nhạy
cảm và phải tuân thủ chặt chẽ các cam kết và thực hiện các nghĩa vụ theo tiến trình
hội nhập. Chính vì vậy để có thể hội nhập, phát triển và khơng bị thụt lùi trong thế
giới phát triển không ngừng, các ngân hàng khơng thể tách rời hoạt động của mình
với các ngân hàng trên thế giới.
Theo lộ trình hội nhập WTO đã cam kết đến năm 2010 về cơ bản Việt Nam
phải thực hiện mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng và các hạn chế đối với

ngân hàng thương mại cần được dỡ bỏ. Điều này làm cho thị trường tài chính Việt
Nam trở thành một phần của thị trường quốc tế, làm tăng mức độ cạnh tranh. Các
ngân hàng thương mại Việt Nam có sân chơi rộng lớn hơn, luật chơi cơng bằng hơn
bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. “Hãy nói cho tôi biết bạn quản
trị rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?” – Tiến sĩ S.L.Srinivasulu Chủ tịch
tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến (e-learning)
về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Ơng Srinivasulu cho rằng: Quản trị rủi
ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp
phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Chính vì thế một trong những hiệp ước quốc tế về quản trị rủi ro được các
chuyên gia và lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là Hiệp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

ước quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng (Hiệp ước Basel - Hiệp
ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và
giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình sau hàng loạt sự sụp đổ của
các ngân hàng vào thập kỷ 80). Hiệp ước Basel II đưa ra nhiều quy định để các ngân
hàng tránh khỏi những rủi ro về mặt dữ liệu và thơng tin ngân hàng có thể phát sinh
từ khái niệm, quy tắc đến so sánh, kết hợp những yếu tố quản lý như một chìa khố
để giảm thiểu rủi ro. Hiệp ước Basel II đưa ra các tiêu chuẩn về vốn, về việc rà soát
và giám sát; về việc minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng bằng các mơ
hình và phương pháp phức tạp, hiện đại địi hỏi vốn cao và chi phí lớn nên việc áp
dụng ở nước ta còn nhiều hạn chế chỉ mới có thể áp dụng các quy định và điều kiện
của Hiệp ước Basel I.
Hiện tại các ngân hàng Việt Nam thấy rõ vai trò của quy định và chuẩn mực
Hiệp ước Basel II là rất cần thiết trong hoạt động quản trị rủi ro, các ngân hàng hành

động bằng việc: xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, công khai thông tin minh bạch
hơn… Căn cứ vào đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt lộ trình liên quan đến Hiệp ước
Basel và vận dụng chuẩn mực Basel trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động của
Ngân hàng. Các Ngân hàng cần phải hiểu biết, nắm rõ và tuân thủ, áp dụng các
chuẩn mực quy định của Basel II để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động và quản
trị rủi ro thích hợp với chuẩn mực quốc tế trong q trình hội nhập đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển và hoạt động ổn định của các ngân hàng.

2. Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
• Nghiên cứu các chuẩn mực và quy định của Hiệp ước Basel để làm cơ sở cho
việc ứng dụng Hiệp ước Basel vào ACB.
• Phân tích thực trạng và khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II tại ACB trong
việc quản trị rủi ro và từ đó đưa ra những điểm đã thực hiện được và chưa
thực hiện được khi ứng dụng Hiệp ước Basel II.
• Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp vận

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii

dụng Hiệp ước Basel II trong xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ
quốc tế của ACB và cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương
pháp lý thuyết suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp

nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (thu thập dữ liệu từ các báo cáo ngành, báo cáo thường
niên của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại, tạp chí chuyên ngành)
… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài bao gồm các nội dung sau:
• Trụ cột thứ 1: về vốn (Pillar 1 – Minumum Capital Requirements)
• Trụ cột thứ 2: đánh giá đúng các loại rủi ro và giám sát (Pillar 2 – Supervisory
Review Process)
• Trụ cột thứ 3: công khai thông tin (Pillar 3 – Market Discipline)
Trong giới hạn điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ xin trình bày 3 trụ cột chính
của Basel II và việc ứng dụng vào quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB) từ đó đưa đề xuất các kỹ năng quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel tại ACB,
không đi sâu nghiên cứu đầy đủ các chuẩn mực và quy định cụ thể của Hiệp ước
Basel II, xin để lại cho phần nghiên cứu sâu hơn sau này.

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ để tăng khả năng quản trị rủi ro
của ACB bằng việc áp dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel II.
Đề tài hướng tới việc hồn thiện để có thể được sử dụng một phần bởi những
nhà quản trị ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng
thương mại cổ phần trong việc giám sát toàn bộ hoạt động của bản thân ngân hàng,
từ đó phân tích những tình huống có thể dẫn đến rủi ro trong q trình hoạt động và
có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iv


Ngoài ra, các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng có thể sử
dụng những thơng tin nghiên cứu của đề tài nhằm hồn thiện hơn quy trình thanh tra,
giám sát hoạt động ngân hàng. Điều này giúp xây dựng một hệ thống chuẩn mực
chung cho việc so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng với các
ngân hàng khác.

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài “ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU” được kết cấu bao gồm
các nội dung sau:


Phần mở đầu



Chương I: Quản trị rủi ro và Hiệp ước Basel



Chương II: Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB



Chương III: Giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel II trong Quản trị rủi ro tại
ACB

• Phần kết luận


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU – BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II ...................................................................... 8
Bảng 1.2: Nội dung trụ cột I ..................................................................................... 9
Bảng 1.3: Bảng các trọng số rủi ro theo Basel I và Basel II .....................................10
Bảng 1.4: Hệ số Beta ...............................................................................................14
Bảng 1.5: So sánh Basel I và Basel II ......................................................................19
Bảng 1.6: Kết quả khảo sát ứng dụng các phương pháp Basel II trong ....................20
nghiên cứu QIS5 ....................................................................................................20
Bảng 1.7: Ứng dụng Basel II trong các nước không phải thành viên của Ủy ban
Basel (2007 -2015) ..................................................................................................21
Bảng 1.8: Ứng dụng Basel II tại các nước Châu Á ..................................................23
Bảng 2.1: So sánh tổng tài sản giữa EIB – STB – ACB – VCB ...............................38
Bảng 2.2: Chi tiết quá trình tăng vốn điều lệ của ACB ............................................41
Bảng 2.3: ACB và các NH khác về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn................................43
Bảng 2.4: Phân loại nợ theo xếp hạng nội bộ của ACB............................................47
Bảng 3.1: Lộ trình áp dụng Basel tại ACB ..............................................................63

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ACB (2005-2010) ..........................................43

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NH

Ngân Hàng

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

QTRR

Quản Trị Rủi Ro

BASEL I

Hiệp Ước Vốn Basel I

BASEL II

Hiệp Ước Vốn Basel II


XH

Xếp Hạng

PP

Phương pháp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

BIA

Phương pháp chỉ số cơ bản (The Basic Indicator Approach)

TSA

Phương pháp chuẩn (The Standardized Approach)

AMA

Phương

pháp

đo

lường


nâng

cao

(Advanced

Measurement

Approaches).
IRB

Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (The Internal Ratings-Based

Approach)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

Chương 1
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HIỆP ƯỚC BASEL
1.1. Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại
Rủi ro là một yếu tố gắn liền với bất kỳ dự án, hoạt động hay cơng việc kinh
doanh nào, chính vì thế cần phải đánh giá rủi ro thường xuyên đồng thời xây dựng kế
hoạch để quản trị rủi ro. Như vậy để xây dựng kế hoạch QTRR tốt, ta cần phải hiểu
rủi ro là gì? Quản trị rủi ro như thế nào?

1.1.1 Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường
phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau, rất
phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn
có thể xảy ra cho con người. Đó là:
Sự khơng may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm.
Điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. (từ điển tiếng Việt xuất bản
năm 1995)
Theo từ điển Oxford “rủi ro là khả năng gặp những điều không may trong
tương lai; một tình huống nguy hiểm hoặc mang đến hậu quả xấu…”
Sự tổn thất tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh
nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Theo trường phái trung hịa:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Trong “Risk, Uncertainty, and
Profit” - Frank Knight (1885-1972))
Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi (Theo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

“The economic theory of risk and insurance” - Sir Allan Robert Willet)
Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến
Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith trong “Risk Management &
Insurance” – 1997: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có
thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người

ta khơng thể dự đốn được chính xác kết qủa. Sự hiện diện của rủi ro gây nên
sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến
khả năng được hoặc mất khơng thể đốn trước”.
Tóm lại, “Rủi ro” là một sự khơng chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy
nhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro, chỉ có những tình trạng
khơng chắc chắn có thể ước đốn trước được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro.
Những tình trạng không chắc chắn chưa từng xảy ra và không thể ước đoán trước
được xác suất xảy ra là sự bất trắc chứ không phải rủi ro. Rủi ro vừa mang tính tích
cực vừa mang tính tiêu cực: rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm; nhưng cũng có thể mang đến cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực
nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, có thể tìm ra được những biện pháp phòng
ngừa, hạn chế tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro.
Như vậy theo các định nghĩa của rủi ro nêu trên có 2 điểm chung, đó là:
Thứ 1: rủi ro là một sự kiện bất ngờ, không mong đợi.
Thứ 2: khi xảy ra, rủi ro gây tổn thất cho con người, doanh nghiệp.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:
Trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các NH tiềm ẩn nhiều khả năng
rủi ro cùng với sự phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ, do chịu tác động của
nhiều yếu tố như: mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội; chính sách quản lý điều hành
vĩ mơ và vi mô của các cơ quan quản lý NH... Để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu
rủi ro, tổn thất thì NH cần xác định thế nào là rủi ro hoạt động kinh doanh của mình:
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong
đợi xảy ra và gây tổn thất cho ngân hàng về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi
nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3


thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải nhận
dạng các loại rủi ro từ đó đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro hữu hiệu nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả hoạt động.

1.1.1.2 Quản trị rủi ro
Mục tiêu của NH không phải là giảm thiểu rủi ro mà là QTRR đúng đắn do
rủi ro là một yếu tố khách quan nên không thể loại trừ hồn tồn mà chỉ có thể hạn
chế sự xuất hiện cũng như tác hại do chúng gây nên. Vì vậy các NH xem việc chấp
nhận rủi ro là cần thiết, bởi doanh thu đến từ việc chấp nhận rủi ro và việc chấp nhận
rủi ro sẽ được tính vào “giá”- lãi suất, lợi nhuận đầu tư…
“QTRR là một quá trình chấp nhận các rủi ro đã được tính tốn chứ khơng
phải né tránh rủi ro” - Việc chấp nhận rủi ro là điều kiện cần thiết để có được lợi
nhuận trong tương lai bằng cách phát huy và sử dụng năng lực của chính các NH
chống lại những tổn thất mà rủi ro có thể mang đến. Như vậy, QTRR là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi
của rủi ro.
Mục tiêu của QTRR không phải ngăn cấm, mà biết chấp nhận rủi ro, ý thức
được rủi ro với kiến thức đầy đủ và hiểu biết rõ ràng để có thể đo lường và giúp giảm
nhẹ với là tất cả các chi tiết rủi ro phải vận hành trong phạm vi được chấp thuận, giới
hạn và quản lý. Mơ hình QTRR bao gồm các bước: Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi
ro, đo lường rủi ro, kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro.
Để xây dựng tốt mô hình QTRR, NH cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro
như sau: những rủi ro sẵn sàng chấp nhận và những rủi ro muốn tránh; Mức độ rủi ro
sẽ chấp nhận; Mức lợi nhuận cần thu được.
Công tác QTRR bao gồm các nội dung sau:
Xác định hạn mức rủi ro: Các bộ phận nghiệp vụ QTRR xác định hạn mức rủi
ro cho bộ phận mình và hạn mức này được Hội đồng quản trị xem xét lại và
thông qua. Ban điều hành chịu trách nhiệm các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ
hạn mức này.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro
lớn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của TCTD, phải có các
chốt kiểm tra năm trong quy trình nghiệp vụ để kiềm chế rủi ro trong các hạn
mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ
vượt hạn mức rủi ro.
Theo dõi rủi ro: sau khi xác định hạn mức và đánh giá được mức độ rủi ro của
từng loại rủi ro để từ đó theo dõi rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh với
những rủi ro khác nhau.
Kiểm soát rủi ro: kiểm sốt rủi ro trên góc độ tồn diện các hoạt động ngân
hàng để đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro hợp lý.
Báo cáo đánh giá về QTRR: căn cứ dựa trên kết quả đánh giá rủi ro để báo
cáo đánh giá những mặt được, tồn tại, để rút kinh nghiệm và có hướng giải
quyết phù hợp.

1.1.2 Phân loại, nguyên nhân rủi ro
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp
vụ như: thanh tốn, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, vấn đề rủi ro NH
ln được các NH đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi
nền kinh tế đang rất ổn định. Rủi ro trong hoạt động NHTM bao gồm các loại rủi ro
cơ bản sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành.

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng
a. Khái niệm:
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho

các NHTM Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất
và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các NH. Trước những thay đổi của các
yếu tố vĩ mô, cùng với sự cạnh tranh và hội nhập sẽ làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín
dụng càng cao hơn, do đó hoạt động QTRR tín dụng càng phải được quan tâm hơn.
Theo Joel Bessis trong quyển RISK MANAGEMENT IN BANKING: “Rủi
ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự
giảm sút chất lượng của những khoản vay”. Như vậy, rủi ro tín dụng là rủi ro phát

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

sinh khi khách hàng mất khả năng chi trả nợ vay: vốn và lãi. Rủi ro này xảy ra do
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan từ phía NH lẫn khách hàng.
b. Phân loại: Từ khái niệm trên ta có thể phân tích rủi ro tín dụng thành:
Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn.
Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo
hợp đồng: vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do khơng thanh tốn.
c. Ngun nhân:
Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như: Nợ xấu và tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự
phòng tổn thất; Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu
cao; Nợ khơng có tài sản đảm bảo.
Rủi ro tín dụng tồn tại song song với sản phẩm tín dụng của NH, nên chỉ có
thể hạn chế và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên việc phân tích và
làm rõ nguyên nhân sẽ giúp tìm ra biện pháp xử lý thích hợp hơn để giảm thiểu rủi
ro. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm:
(1) Nguyên nhân khách quan

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Sự biến động q nhanh và
khơng dự đốn được của thị trường thế giới; Rủi ro tất yếu của quá trình tự do
hóa tài chính, hội nhập quốc tế; Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách
hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Sự kém hiệu quả của cơ quan
pháp luật cấp địa phương; Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của
NHNN; Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập.
(2) Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Sử dụng vốn sai mục
đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay; Khả năng quản lý kinh doanh
kém; Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
Rủi ro do các nguyên nhân từ phía NH cho vay: Lỏng lẻo trong cơng tác kiểm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

tra nội bộ; Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ;
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay; và sự hợp tác giữa các NHTM quá
lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả.
Rủi ro do bất cân xứng thông tin: Rủi ro lựa chọn bất lợi và Rủi ro đạo đức.

1.1.2.2 Rủi ro thị trường
a. Khái niệm: Là rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của giá cả thị
trường hay những biến động thị trường làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản và
hoạt động cho vay của NH.
b. Phân loại: Bao gồm các lại rủi ro sau: Rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái,
rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro giá trái phiếu.
c. Nguyên nhân

Thị trường bất động sản có ảnh hưởng đến khách hàng vay đầu tư bất động
sản, giá bất động sản biến động ảnh hưởng đến giá tài sản thế chấp tại NH ...
Thị trường chứng khốn có ảnh hưởng đến khách hàng vay vốn đầu tư chứng
khoán, giá chứng khoán giảm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán,
làm giảm giá trị các chứng khốn cầm cố tại NH …
Thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng đến các khách hàng vay vốn phục vụ hoạt
động xuất khẩu.
Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất:
Sự biến động của lãi suất thị trường.
Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có: Trường hợp 1: Kỳ
hạn của tài sản nợ nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản có: huy động vốn ngắn hạn để
cho vay, đầu tư dài hạn. Trường hợp 2: Kỳ hạn của tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn
của tài sản có: huy động vốn dài hạn để cho vay, đầu tư ngắn hạn.
Áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay:
huy động vốn với lãi suất cố định và cho vay với lãi suất thả nổi và ngược lại.
Do có sự khơng phù hợp về khối lượng giữa nguồn huy động với việc sử dụng
khối lượng nguồn vốn đó để cho vay.
Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế -> Vốn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

của ngân hàng khơng bảo tồn sau khi cho vay.
Ngun nhân gây ra rủi ro hối đoái:
Tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động.
Ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối không cân bằng.

1.1.2.3 Rủi ro vận hành

a. Khái niệm:
Rủi ro vận hành hay còn gọi là rủi ro hoạt động là rủi ro thua lỗ do các hành
động của con người, q trình, hạ tầng, cơng nghệ có tác động tiêu cực đến hoạt
động của ngân hàng.
b. Phân loại: Bao gồm các rủi ro có thể phát sinh do cách thức điều hành,
quản lý của một ngân hàng, rủi ro này chủ yếu do yếu tố con người gây ra.
Mơi trường
nội bộ
Con Người

Mơi trường bên
ngồi

Quy Trình
Cơng Nghệ

c. Ngun nhân:
Cán bộ tham ô, năng lực quản lý kém
Nhân viên tín dụng vi phạm quy trình quản lý tín dụng
Trình độ chun mơn cán bộ tín dụng yếu kém.
Cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn
Khơng có phương án phịng chống, hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra
Hoạt động gian lận và tội phạm bên ngồi
Cơng tác bảo mật cơng nghệ thơng tin yếu kém, rủi ro đường truyền.

1.2 Hiệp ước vốn về quản trị rủi ro ngân hàng
1.2.1 Hiệp ước Basel II
a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống NH quốc tế; Tạo lập

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



8

và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các NH hoạt động ở sân chơi quốc tế; Đẩy
mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực QTRR.
b. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
Bảng 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II
Nội dung hiệp ước
Basel II
Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu

Trụ cột 2: Thanh
tra và giám sát

Tính tốn nhu cầu vốn tối
thiểu. Cấu thành vốn bao gồm
RR tíndụng
PP chuẩn
PP xếp hạng
nội bộ cơ
bản
PP xếp hạng
nội bộ nâng
cao

Rủi ro
hoạt động
- PP
Chuẩn

- PP chỉ số
cơ bản
- PP tính
tốn cao
cấp

Trụ cột 3: Kỹ luật
thị trường – Minh
bạch thơng tin

Rủi ro thị
trường
- PP chuẩn
- PP mơ
hình nội
bộ

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, International Covergence of
Capital Measurement and Capital Standards, June 2006 trang 6)
Trụ cột thứ nhất: Quy định yêu cầu về vốn tối thiểu, tính theo ba yếu tố rủi ro
chính mà NH đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (rủi ro hoạt động) và
rủi ro thị trường.
Trụ cột thứ hai: Hướng dẫn liên quan đến công tác kiểm tra và giám sát NH.
Trụ cột thứ ba: Yêu cầu tuân thủ minh bạch thông tin về vốn, rủi ro để đảm
bảo nguyên tắc của thị trường.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này
đưa ra, các NHTM càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch
hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và giảm thiểu được rủi ro.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



9

1.2.2 Trụ cột thứ 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu
Trụ cột thứ 1 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) – tỷ lệ McDonough vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Trọng số rủi ro bao gồm nhiều
mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
Cách tính tốn tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu theo Basel II:

CAR =

Tổng vốn
Tài sản được xếp loại rủi ro (RWA)

Các NHTM có thể lựa chọn cho mình một phương pháp để tính tốn mức độ
từng loại rủi ro tuy nhiên phải có sự giám sát của cơ quan quản lý NH. Như vậy tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu theo Basel II như sau và được quy định cụ thể tại Phụ lục 3.

CAR =

Tổng vốn
( RWArủi ro tín dụng + 12,5*(Krủi ro hoạt động+ Krủi ro thị trường))

Trong đó: K – Capital required: yêu cầu vốn tối thiểu
Bảng 1.2: Nội dung trụ cột I
Phương pháp chuẩn: phụ thuộc vào đánh giá
của các tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm độc lập
Rủi ro tín
dụng


Phương pháp IRB cơ bản: các ngân hàng đưa ra những
rủi ro ngầm định
Phương pháp IRB nâng cao

Phương pháp chỉ số cơ bản BIA: 1 chỉ tiêu áp
cho 1 quy định

Yêu cầu vốn
tối thiểu

Rủi ro hoạt
động

Phương pháp chuẩn: nhiều chỉ tiêu áp cho 1
quy định
Phương pháp đo lường rủi ro nội bộ nâng cao (AMA)
các ngân hàng áp dụng các mơ hình nội bộ

Rủi ro thị
trường

Phương pháp chuẩn: do cơ quan quản lý nhà
nước thiết lập
Phương pháp sử dụng các mơ hình nội bộ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10


(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, International Covergence of
Capital Measurement and Capital Standards, June 2006)

1.2.2.1 Rủi ro tín dụng
Để đánh giá rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II sử dụng 2 phương pháp:
phương pháp chuẩn, với những yêu cầu đơn giản nhất, và mở rộng thành các phương
pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) “cơ bản” và “nâng cao”

Phương pháp chuẩn – The Standardised Approach
Phương pháp này gần giống như Basel I trong đó quy định hệ số rủi ro cố
định đối với từng khoản mục tài sản có nhưng trên cơ sở bổ sung thêm việc sử dụng
phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức đánh giá xếp hạng độc lập chuyên
nghiệp (ECAI – External Credit Assessment Institution), đáp ứng các tiêu chí sau:
khách quan, độc lập, minh bạch, cơng khai, độ tín nhiệm. Trong phương pháp chuẩn
đánh giá rủi ro tín dụng của Basel II thì tài sản có rủi ro được xác định như sau:

RWA Phương pháp chuẩn của Basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro
Điểm khác biệt so với Basel I là để cải thiện độ nhạy cảm rủi ro trong khi vẫn
giữ phương pháp chuẩn được đơn giản, Basel II đề cập đến xếp hạng tín dụng, không
áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà cịn tùy thuộc vào việc khoản
mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể.
Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ (từ AAA đến
dưới B- và không xếp hạng) do các cơ quan xếp hạng quy định như cơ quan S&P.
Bảng 1.3: Bảng các trọng số rủi ro theo Basel I và Basel II
(Đơn vị: %)
Basel II
Tỷ lệ rủi ro

Đối với quốc gia,
NHTW

Đối với ngân hàng
và công ty bảo hiểm

Basel
I

AAA
đến
AA0

A+
đến
A20

20

20

50

BBB+ BB+ B+ Dưới
đến
đến đến BBBB- BB- B50
100 100 150
100

100

100


150

Không
được xếp
loại
100
100

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

Đối với ngân hàng
và công ty bảo hiểm
(cho vay 3 tháng trở
xuống)
Đối
với
Doanh
nghiệp
Đối với BIS, IMF,
ECD, EC, MDB
Đối với hàng hóa
bán lẻ như thẻ tín
dụng, cơng ty tư
nhân
Đối với tài sản cầm
cố
Đối với cho vay bất

động sản
Đối với tài sản có rủi
ro cao
Đối với tài sản khác
Đối với tiền mặt

0

0

100

75

50

35

100

100

20

20

20

50


50

150

20

20

50

100

100

100

150

100

150
100
0

(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, International Covergence of
Capital Measurement and Capital Standards, June 2006 trang 21-47)

Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (Phương pháp IRB – The
Internal Ratings-Based Approach)
Đưa ra các loại mức độ nhạy cảm khác nhau để đánh giả rủi ro tín dụng về

mặt kinh tế tuy nhiên phải có sự chấp nhận của cơ quan giám sát NH khi áp dụng.
Theo điều kiện tối thiểu nhất định và những yêu cầu công khai, các NH đủ tiêu
chuẩn áp dụng phương pháp tiếp cận IRB có thể dựa vào ước tính nội bộ của mình
về mức độ rủi ro của từng bộ phận cụ thể để xác định các yêu cầu về vốn tối thiểu.
Các bộ phận rủi ro gồm xác suất không trả nợ (PD – the Probability of default), tổn
thất khi không trả nợ (LGD – loss given default), khoản rủi ro tiềm năng do không
trả nợ (EAD – Exposure At Default), và thời hạn thực tế (M – Maturity).
Trong phương pháp IRB phân biệt rõ vốn yêu cầu tối thiểu các khoản vay khác
nhau của các khách hàng khác nhau. Công thức xác định tài sản có rủi ro trong
phương pháp xếp hạng nội bộ như sau:

RWA Phương pháp IRB của Basel II = 12.5 * EAD * K

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Trong đó:
RWA - Tài sản có rủi ro
EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ. (Phụ lục 4)
K – Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp rủi ro
tín dụng khơng lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua PD
(probability of default), LGD (Loss Given Default), M (effective maturity).

1.2.2.2 Rủi ro hoạt động
Basel II nêu ra một định nghĩa chuẩn về rủi ro hoạt động: “là loại rủi ro xảy ra
tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành
không tốt hoặc do các ngun nhân khách quan bên ngồi”. Có thể nói rủi ro hoạt

động là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, hệ
thống, hoặc các sự cố bên ngồi khơng phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro
pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu. Đây là căn cứ
đầu tiên trong việc phát triển tỷ lệ vốn quy định tối thiểu, ước tính rủi ro hoạt động ở
mức 20% vốn điều lệ tối thiểu như được đo lường theo Basel I.
Các NH được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng
rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:
Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach); Phương pháp
chuẩn (TSA - The Standardized Approach); Phương pháp đo lường nâng cao (AMA
– Advanced Measurement Approaches).
Để hỗ trợ tính tốn rủi ro phù hợp với quy mơ hoạt động, các NH được
khuyến khích sử dụng các phương pháp tiến cận sẵn có, Tuy nhiên phải đảm bảo:
Quy mơ hoạt động càng phức tạp thì sử dụng phương pháp tiếp cận cao hơn.
Nếu không được sự đồng ý của cơ quan giám sát thì NH sẽ không được phép
chuyển sang phương pháp tiếp cận đơn giản hơn nếu được áp dụng phương
pháp tiếp cận tiên tiến hơn.
Nếu cơ quan giám sát được sử dụng phương pháp tiếp cận tiên tiến hơn nhưng
NH không đáp ứng được các tiêu chí cho phương pháp đó thì có thể chuyển

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

sang phương pháp tiếp cận đơn giản hơn cho một số hoặc tất cả các nghiệp vụ
cho đến khi đáp ứng theo tiêu chí theo của cơ quan giám sát để có thể áp dụng
trở lại một phương pháp tiếp cận tiên tiến hơn.

Phương pháp chỉ số cơ bản BIA (Basic Indicator Approach)
Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản phải giữ vốn dự phòng rủi ro hoạt động

bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định (ký hiệu là α) của tổng thu nhập bình quân một
năm trong 3 năm trước. Số vốn có thể được biểu hiện như sau:

KBIA =

(∑
∑GI1..n x α)
n

Trong đó,
KBIA = yêu cầu vốn theo Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản
GI = tổng thu nhập bình quân một năm trong 3 năm trước (GI>0)
n

= số năm có thu nhập hàng năm trong 3 năm trước đó (n>0)

α

= 15% do uỷ ban ấn định, liên quan đến yêu cầu vốn của toàn ngành

tương ứng với chỉ số cơ bản của toàn ngành.
Tổng thu nhập được định nghĩa là thu nhập ròng từ lãi cộng với thu nhập rịng
ngồi lãi. Việc đo lường này (i) phải là tổng của mọi khoản dự phịng (ví dụ đối với
lãi chưa trả); (ii) không bao gồm lãi/lỗ đã thực hiện từ bán các chứng khoán trên sổ
sách ngân hàng; (iii) loại trừ những khoản mục bất thường và thu nhập từ bảo hiểm.
Phương pháp này yêu cầu các NH duy trì lượng vốn tối thiểu bằng 15% thu
nhập trung bình mà ngân hàng tạo ra trong 3 năm liền kề và cho phép điều chỉnh chỉ
số 15% theo từng mức độ ước lượng rủi ro của mỗi ngân hàng.

Phương pháp chuẩn (TSA – The Standardised Approach)

Phương pháp TSA sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá mức độ khác
nhau của rủi ro hoạt động trong NH, hoạt động của các NH được chia thành 8 nhóm
ngành, yêu cầu vốn tối thiểu cho từng ngành được tính bằng cách nhân tổng thu nhập
với hệ số Beta (β) của ngành đó.
Tổng yêu cầu vốn sẽ được xác định như sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×