Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Balanced scorecard cho doanh nghiệp nhỏ và vừa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.12 KB, 3 trang )

Balanced scorecard cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các DN phải mất khá nhiều thời gian,
nhân lực và tài chính để đo lường kết quả khi đạt được các mục tiêu chiến lược.
Và hiện nay, các DN Việt Nam đã bắt đầu sử dụng BSC để đo lường và đánh giá
hiệu quả hoạt động của nhân viên cũng như chuyển tải thông tin chiến lược đến
các cấp trong công ty. Bởi hệ thống này giúp các DN triển khai những chiến lược
trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động” cho hoạt động hằng ngày.
BSC là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được sử dụng tại các tổ
chức kinh doanh nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến
lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi
hiệu quả hoạt động của DN so với mục tiêu đề ra.
Đây là mô hình đo lường hiệu quả hoạt động có tích hợp thêm các chỉ số không
thuộc về tài chính bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống, nhằm giúp các nhà
quản lý có cái nhìn “cân bằng” hơn về hoạt động của DN.
Dựa vào mô hình này, các nhà quản lý DN có thể đánh giá khả năng tạo ra các giá
trị cho khách hàng hiện tại và tương lai của các bộ phận trong DN, đồng thời đưa
ra những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tư về con người, hệ thống
và quá trình để cải tiến hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Hiện nay, BSC đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Các trường
hợp điển hình và thành công trong việc áp dụng BSC được biết đến đều xuất phát
từ các công ty lớn.
Chính vì vậy, đã có một số ngộ nhận rằng BSC không phù hợp với các DN nhỏ và
vừa, việc áp dụng đòi hỏi quá nhiều thời gian và nguồn lực, thậm chí, BSC không
liên quan gì đến loại hình DN này.
Phát biểu tại hội thảo “Balanced Scorecard cho phát triển bền vững - ứng dụng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) tổ
chức tại TP.HCM ngày 20/5, ông Alan Fell, một chuyên gia với 17 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực BSC, cho rằng, công cụ quản trị này hoàn toàn có thể áp
dụng cho các DN nhỏ và vừa.
Vì dù là DN nhỏ, nhưng khi quy mô DN tăng thì nhu cầu về thông tin cũng tăng


theo. Và cùng với thông tin là chiến lược, hoạt động và ngân sách cũng phải thay
đổi theo. Nhiều người tự hỏi: Một DN nhỏ và vừa có nên nghĩ đến chiến lược lâu
dài hay không?
Ông Alan Fell khẳng định là nên. Phần lớn các DN nhỏ và vừa là DN gia đình nên
dòng tiền mặt và sự sống còn là những ưu tiên hàng đầu.
“Những DN không nghĩ đến chiến lược sẽ không lớn lên được và luôn trong tình
trạng “chiến đấu” để tồn tại. Ngược lại, những DN hoạch định chiến lược cụ thể sẽ
đạt được những điều lớn lao hơn, và chính BSC là công cụ giúp DN đạt được
những điều lớn lao đó”, ông Alan Fell nói.
Muốn phát triển, DN không thể làm gì khác ngoài phải có tầm nhìn, sứ mệnh, mục
tiêu, chiến lược và thực hiện chiến lược đó.
Trên lý thuyết, khi thực hiện BSC phải xem xét một tổ chức ở bốn khía cạnh:
khách hàng, tài chính, quy trình, học hỏi và phát triển, xây dựng hệ thống đo
lường, thu thập các dữ liệu và phân tích chúng trong mối quan hệ giữa các khía
cạnh với nhau.
Tuy nhiên, các DN không nên áp dụng một cách máy móc, theo sách vở, mà phải
căn cứ vào khả năng, quy mô của DN mình.
“Nếu chỉ là một DN nhỏ và vừa với 200 nhân viên, nhưng lại nhắm tới áp dụng
một giải pháp sách vở (phù hợp với 20.000 nhân viên) thì lúc đó “bánh xe sẽ bật
khỏi cỗ xe”, ông Alan Fell nói. Với các DN nhỏ, chỉ cần một buổi họp để quyết
định các thước đo/chỉ tiêu, sau đó bắt đầu các thước đo và báo cáo.
Còn với các DN vừa thì có thể chia công việc thành hai cấp độ (công ty và phòng
ban) và một phương pháp chia làm nhiều giai đoạn.
Cũng theo ông Alan Fell, áp dụng BSC trong một DN nhỏ chỉ là một bài tập mang
tính thực dụng, không phải là một luận án mang tính học thuật.
Có một “quy luật vàng” cho việc áp dụng BSC vào các DN nhỏ và vừa: đầu tiên là
thiết lập BSC toàn công ty, sau đó mới xem xét có cần phải triển khai xuống các
phòng, ban hay không. Nếu DN có ít hơn 40 - 50 nhân viên thì năm đầu tiên chỉ
phổ biến ở mức công ty. Điều cần làm là tập trung sự chú ý của mọi người vào
trung hạn chứ không chỉ là những hoạt động hằng ngày.


×