ĐỀ 2
Con đường đi lên CNXH ở VN được xác định ở thời kỳ trước đổi mới
Các bước đổi mới bộ phận/ cục bộ ở Việt Nam (1979-1986)
I. Con đường đi lên CNXH ở VN được xác định ở thời kỳ trước đổi mới
1- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
a)
Đơi nét tổng qt về Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV
-) Đại hội họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội với 1.008 đại biểu, 29 đoàn đại biểu của các Đảng và tổ chức quốc tế tham dự;
-) Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu Kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980), Báo cáo
tổng kết công tác xây dựng Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng; Quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam;
Bầu BCHTƯ bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư của Đảng;
-) Đại hội đã tổng kết và khẳng định thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước;
-) Đại hội đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên các đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới;
-) Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của nước ta;
-) Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa;
=> Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định
đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức lao động sáng tạo để “Xây dựng
lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo di chúc của Chủ tịch HCM.
b) Ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:
-
Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa;
-
Tổ quốc ta đã hịa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi rất lớn, song cũng
cịn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra;
-
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng
ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt;
=> Việt Nam có đủ điều kiện đi lên và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội nhưng đó là sự nghiệp khó khăn, phức
tạp, lâu dài, địi hỏi Đảng và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình cách
mạng.
c) Đường lối chung của CM XHCN trong giai đoạn mới của nước ta
-
Đường lối chung của CMXHCN trong giai đoạn mới của nước ta là: “Nắm giữ chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động, tiến hành động thời ba cuộc cách mạng: CM về quan hệ sản xuất, CM KH-KT, CM tư tưởng và văn
hóa, trong đó CM KH-KT là then chốt; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng con người mới
XHCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố
quốc phịng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất và
XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và XHCN”.
-
4 đặc trưng cơ bản trong đường lối chung thể hiện nhận thức mới của Đảng về CHXH ở nước ta: Xây dựng chế độ làm chủ tập thể
XHCN, nền sản xuất lớn, nền văn hóa mới, con người mới XHCN; Coi chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động là công cụ để xây dựng CNXH.
d) Đường lối xây dựng, phát triển kinh tế
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa XHCN bằng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế
công - nông nghiệp
- Kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất
- Tăng cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời phát triển
quan hệ kinh tế với các nước khác
e) Phương hướng , nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa (1976 - 1980)
* Đường lối :
-
Đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
-
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công
nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp;
-
vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một
cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất;
-
kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường
quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng
thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi;
-
làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế cơng - nơng nghiệp hiện đại, văn hố và khoa học, kỹ thuật
tiên tiến, quốc phịng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc
* Mục tiêu cơ bản:
1. Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình
2. Cải thiện một bước đời sống
thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ
vật chất và văn hoá của nhân
phận chủ yếu là cơ cấu cơng - nơng nghiệp.
dân lao động.
Làm tốt hai việc đó là chuẩn bị cơ sở và tiền đề, tạo ra bàn đạp để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những kế
hoạch tiếp sau.
* Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 1976-1980 là:
1. Tập trung cao độ sức của cả nước, của các ngành, các cấp tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp; ra
sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp; phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (bao gồm cả thủ
công nghiệp và tiểu cơng nghiệp)
2.
Phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí, nhằm phục
vụ trước hết cho nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp nhẹ, chuẩn bị cho bước trang bị kỹ thuật
trong thời kỳ tiếp theo. Tích cực mở mang giao thơng vận tải; tăng nhanh năng lực xây dựng cơ bản; đẩy mạnh
công tác khoa học - kỹ thuật. Chuẩn bị về mọi mặt để triển khai xây dựng lớn trong những kế hoạch dài hạn sau
này.
3.
Sử dụng hết mọi lực lượng lao động xã hội; tổ chức và quản lý tốt lao động, phân bố lại lao động giữa các vùng và
các ngành nhằm tăng rõ rệt năng suất lao động xã hội. Hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới cơng - nông
nghiệp, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, từng bước xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông
công nghiệp. Kết hợp kinh tế với quốc phịng, xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
4. Hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài
chính, ngân hàng.
5. Tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, trước hết là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ;
mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
6. Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế, tiến hành cải cách giáo dục, đẩy mạnh
đào tạo cán bộ và cơng nhân; thanh tốn hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới
về mặt xã hội.
7. Thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng một hệ
thống mới về quản lý kinh tế trong cả nước.
=> Sự bố trí chiến lược trên đây trong 5 năm này là hết sức cần thiết và thuận lợi; nó đáp ứng những
yêu cầu rất cấp bách, đồng thời nó phát huy những thế mạnh nhất của chúng ta là nguồn lao động dồi
dào, đất đai và những tài nguyên thiên nhiên phong phú của nước ta.
Như vậy, những chủ trương lớn của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 thể hiện nội dung cách mạng và khoa học của đường lối của Đảng vận dụng đúng đắn và
sáng tạo quy luật phát triển kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ sản xuất nhỏ tiến thẳng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ ngành công nghiệp nặng.
g) Tổng kết lại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
-Thời gian từ ngày 14 đến 20-12-1976
- Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước bắt đầu một kỷ ngun mới - kỷ ngun của hịa bình, thống nhất, độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình thống nhất đất
nước diễn ra khẩn trương, tồn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân cả nước đã tham gia Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất. Quốc hội đã ra những quyết định lịch sử về Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, xác lập hệ thống bộ máy nhà nước.
- Nội dung chính
•Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều.
•Đại hội đã quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo đó xác định “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội;
•xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa
•quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980); quyết định đường lối xây dựng Đảng để nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới…
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết.
=> Đảng ta khơng có mục đích nào khác là phục vụ lợi ích của giai cấp cơng nhân, lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Toàn Đảng quyết mãi mãi ghi nhớ
và thực hiện nghiêm chỉnh lời dạy của Bác Hồ, đó là “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”.
2- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
a) Đơi nét về Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ V
-
Đại hội V của Đảng họp từ ngày 27 đến 31/3/1982 trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có một số mặt thuận lợi nhưng
nhiều khó khăn, thách thức. Mỹ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận và “kế hoạch hậu chiến” cùng với sự chia rẽ 3 nước Đơng
Dương. Trong nước tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ngày càng trầm trọng
-
Dự Đại hội có 1033 đại biểu, đã thơng qua các văn kiện quan trọng và bầu BCH Trung ương
Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá thành tựu, khuyết điểm, sai lầm của Đảng, phân tích nguyên nhân thắng lợi và khó khăn của đất
nước, những biến động của tình hình thế giới; Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và
đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội,
những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường
-
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ V của Đảng là kết quả của một q trình tập hợp ý kiến của tồn Đảng để đề ra nhiệm vụ,
phương hướng... nhằm giải quyết những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam. Đại hội đánh dấu một
sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân
dân”.
b) Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng thành công CNXH và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ
mật thiết với nhau: “ Trong khi khơng một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc
phòng, bảo vệ Tổ Quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xâu
dựng CNXH”
c) NỘI DUNG, BƯỚC ĐI, CÁCH LÀM THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA XHCN
Nội dung, bước đi, cách làm thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường đầu tiên là: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy
mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ
cấu công - nông nghiệp hợp lý
d) NHỮNG NHIỆM VỤ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
•
Nhiệm vụ kinh tế:
1. Giải quyết những vấn đề cấp bách nhất để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân.
2. Phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và phân bố lại lao động xã hội.
3. Bố trí lại xây dựng cơ bản cho phù hợp với khả năng và theo hướng tạo thêm điều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào các mục tiêu cấp bách nhất về kinh tế và xã hội.
4. Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới trên mặt trận này.
5. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối.
6. Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế.
7. Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây dựng cơ bản và sản xuất.
8. Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
9. Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế.
10. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế. Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Xác định quy hoạch hợp lý và tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học
kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề.
11. Tăng cường quản lý xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và
an toàn xã hội.
12. Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của công cuộc củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực cơng nghiệp quốc phịng và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những
hoạt động kinh tế thích hợp.
* Nhiệm vụ văn hóa, xã hội
Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới là sự nghiệp mang nội dung tồn diện.
Trong đó hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học và trên đại học có tầm quan trọng hàng
đầu. Trong cơng cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, văn hoá nghệ thuật
giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, Đảng và Nhà nước cần tăng cường quản lý, đồng
thời ra sức phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hố, văn nghệ đáp
ứng địi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.
II. Các bước đổi mới bộ phận/ cục bộ ở Việt Nam
a)
2 loại công việc cần làm ngay:
-)Thực hiện nghị quyết Đại hội V, hội nghị trung ương 6 (7/1984) chủ trương giải quyết cấp bách về
phân phối lưu thông, 2 loại công việc cần làm ngay là đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý
chặt chẽ thị trường tự do; thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp thực tế.
-)Nội dung xóa cơ chế quan liêu, bao cấp là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả
bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng, Nhà nước từng bước
có tích lũy xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp bù và lỗ; thực hiện cơ chế 1 giá trong
tồn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá.
b) Nội dung xóa quan liêu, bao cấp
-
Thực hiện nghị quyết Đại hội V, hội nghị trung ương 6 (7/1984) chủ trương giải quyết cấp bách về
phân phối lưu thông, 2 loại công việc cần làm ngay là đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản
lý chặt chẽ thị trường tự do; thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp thực tế.
-
Nội dung xóa cơ chế quan liêu, bao cấp là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả
bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng, Nhà nước từng
bước có tích lũy xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp bù và lỗ; thực hiện cơ chế 1 giá
trong tồn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá.
c) Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V
-
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V(6-1985) họp bàn và quyết định một vấn đề cực kỳ quan trọng: cải cách một bước giá-lương-tiền
để xoá bỏ quan liêu, bao cấp,chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
-
Hội nghị khẳng định: Khơng thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân bằng được ngân sách và tiền mặt, trong khi vẫn duy trì bao cấp qua giá và
lương.
-
Hội nghị chủ trương: phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,thực hiện chế độ tập trung dân chủ,hạch toán kinh tế và kinh doanh là u cầu cấp
bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định.Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá V đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết
vấn đề giá - lương-tiền như sau:
-
Thúc đẩy sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần), khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật
hiện có, nhằm phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
-
Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhân dân làm chủ sản xuất và phân phối lưu thông,
làm chủ thị trường và giá cả,từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt.- Góp phần tạo dần nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để cơng nghiệp
hố xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
-
Thúc đẩy việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa,tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình.- Góp phần tăng cường
quốc phịng và an ninh, kiên quyết chống địch phá hoại,đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực.
-
Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang
hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hoá.
* Về tài chính, tiền tệ:
-
Trên cơ sở phát triển sản xuất cà cải tiến quản lí, phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thơng, nhằm nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện chế độ tự chủ tài chính của xí nghiệp làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng… phát huy đầy đủ chức năng địn bẩy kinh tế, kích thích và đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải
tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả.
-
Điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (tồn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động), tạo
điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí ngân sách địa phương.
-
Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thơng tiền tệ. Chuyển mạnh hoạt động của ngân sách sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh theo giá
mới, đổi chế dộ chỉ tiêu cho phù hợp với cơ chế mới.
-
Tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính tiền tệ, nghiêm cấm mọi hành vi tham nhũng, lãng phí.
Hội nghị chủ trương: trong tình hình kinh tế đang biến động, chưa ổn định, cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải
tính tốn thận trọng các phương án vững chắc gắn chặt với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới. Hội nghị đề ra những chủ trương và biện pháp:
* Về lương: Hội nghị nhấn mạnh chính sách tiền
lương phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao
* Về giá cả, theo nguyên tắc:
-
đồng tiền.- Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm
động, xóa bỏ bao cấp, từng bước khơi phục chủ
trung tâm thực hiện hạch tốn kinh tế và kinh
nghĩa bình qn, chênh lệch bất hợp lí, phải nhằm
ổn định và từng bước cải thiện đời sống công nhân,
viên chức và các lực lượng vũ trang, phải khôi phục
lại trật tự tiền lương, tiền thưởng trong phạm vi cả
nước.
Xác định giá phù hợp với giá trị và sức mua của
doanh xã hội chủ nghĩa.
-
Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá khác và
tồn bộ mặt bằng giá.
-
Quản lý giá phải có phân cơng, phân cấp hợp lý
theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đánh giá: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V là một mốc đánh dấu bước trưởng
thành vượt bậc của Đảng,tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động trong cả nước, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo. Đại hội V đã khẳng định
những thành tựu đạt được , đồng thời cũng chỉ rõ yếu kém, cũng vẫn là những khó khăn của thời kỳ
trước khơng được khắc phục thậm chí cịn trầm trọng hơn. Mục tiêu đề ra “Về căn bản ổn định tình hình
kinh tế xã hội,ổn định đời sống nhân dân vẫn chưa thực hiện được” mà nguyên nhân chủ yếu là do “sai
lầm, khuyết điểm trong quản lý lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”.