Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN GIỮA kỳ bộ môn lý THUYẾT CÔNG tác xã hội CHỦ đề các QUAN điểm NHÂN văn và HIỆN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.73 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ BỘ MÔN:
LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: CÁC QUAN ĐIỂM NHÂN VĂN VÀ HIỆN SINH
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Thái Lan
Thực hiện: Nhóm 3
Lớp: K65 - Cơng tác xã hội
Khóa: QH – 2020 –CTXH

Hà Nội, 10/2021


Thành viên nhóm 3:
1. Đặng Thị Huệ - 20030465
2. Hồng Thị Quỳnh Linh - 20030482
3. Nguyễn Quỳnh Anh - 20030435
4. Nguyễn Thị Dung - 20030445
5. Nguyễn Thị Kim Anh - 20030436
6. Hoàng Tiến Cường - 20030031
7. Mai Quỳnh Anh – 20030433


A. MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất
chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay mặc dù có nguồn gốc hình
thành từ xa xưa. Cơng tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi
con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến
vị trí, địa vị, vai trị của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình
đẳng và tiến bộ xã hội.


Lý thuyết là thành tố cơ bản trong hành nghề nó dẫn dắt NVXH (Nhân viên xã hội)
tới cái nhìn nhận và tiếp cận cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng và xã hội. Lý
thuyết giúp dự đốn, giải thích và đánh giá hồn cảnh, hành vi và cung cấp một
nhân tố cơ bản trong việc làm thế nào NVXH phản ứng và can thiệp với thân chủ
người có tiêu sử vấn đề và mục tiêu đặc thù. Các lý thuyết thường thông tin cho
NVXH về các dạng phương pháp được đánh giá cao nhất để làm việc với thân chủ.
NVXH có nhiệm vụ tiếp cận, đánh giá và cung cấp sự ngăn chặn hoặc phương
pháp làm việc với thân chủ dựa trên các lý thuyết tâm lý, xã hội học và CTXH. Vì
vậy NVXH có trách nhiệm đạo đức và tính chun nghiệp để có kiến thức về xây
dựng và nghiên trách nhiệm đạo đức và tính chun nghiệp để có kiến thức về xây
dựng và nghiên cứu các lý thuyết xung quanh giá trị CTXH để tiếp tục thảo ra dựa
trên các lý thuyết đó trong thực hành CTXH.
Một trong những hệ thống lý thuyết được vận dụng trong CTXH không thể không
nhắc tới hệ thống quan điểm nhân văn – hiện sinh. Thuyết nhân văn hiện sinh là
cách thức nhìn nhận cuộc sống, dựa trên những nền tảng triết lý vững chắc về con
người và khả năng tiềm tàng của họ trong việc làm chủ thế giới. Những người theo
thuyết nhân văn hiện sinh ln tập trung khích lệ khả năng của con người. Họ có
niềm tin vững chắc về sức mạnh của con người trong việc kiểm soát cuộc sống.
Vận dụng trong mối quan hệ giữa Thân chủ và Nhân viên xã hội, Các quan điểm
và mơ hình lý thuyết thuộc trường phái nhân văn hiện sinh đóng vai trị là kim chỉ


nam của Công tác xã hội. Quan điểm nhân văn hiện sinh khơng chỉ là một lý thuyết
mà cịn là triết lý nghề Công tác xã hội. Quan điểm này ảnh hưởng đến việc hình
thành các phương pháp và mơ hình trong thực hành Cơng tác xã hội. Đối tượng
phục vụ của Cơng tác xã hội là con người vì vậy muốn thực sự giúp đỡ con người,
đáp ứng những quyền cơ bản của con người, thực hiện công bằng xã hội thì cần
phải trang bị một nền tảng triết lý lấy con người làm trung tâm. Quan điểm nhân
văn hiện sinh coi con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, đây cũng là nền
tảng triết lý cơ bản của nghề Công tác xã hội.

B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về quan điểm nhân văn - hiện sinh
1. Nguồn gốc
Trào lưu triết học nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có
cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm màu của ý thức và
của cuộc sống. Chúng ta có thể phát hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ
thời có những quan điểm muốn “khách thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của
con người như những lý thuyết và mơ hình chính trị của Aristotle (Chính trị luận,
10), triết học duy lý của Descartes,... cho đến những khuynh hướng hiện đại hơn
muốn nhấn mạnh “tính chủ quan” của con người (human subjectivity) của các học
giả trong thế kỷ 20 như hiện tượng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo của chủ
thể tư duy, quan niệm về hữu thể của tư tưởng Heidegger, quan điểm về con người
và đạo đức con người của Sartre,và triết học về con người – chủ thế sống của
Merleau-Ponty. (Viện triết học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
1.1 Chủ nghĩa nhân văn phương pháp tiếp cận nhân văn
Cách tiếp cận nhân văn xuất hiện, một phần, như một phản ứng đối với cả
cách tiếp cận phân tâm học/tâm động học và cách tiếp cận hành vi. Các nhà nhân
văn học coi các mơ hình hành vi là máy móc và q tập trung vào quan điểm khách
quan, thiếu hiểu biết và quan tâm đến chiều sâu của kinh nghiệm, ý thức và sự phát


triển nhân cách của con người. Họ cũng xem các phương pháp tiếp cận phân tích
và tâm lý học là lạnh lùng, xa cách và quá xác định liên quan đến sự phát triển của
con người, đặc biệt là quan niệm cho rằng những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu
tạo ra "sự cố định" hoặc một người khơng có khả năng tiến bộ trong cuộc sống của
họ. Họ cũng tin rằng những cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào bệnh lý, điều
gì xảy ra với ai đó, hơn là thừa nhận sự sáng tạo, tăng trưởng và thích ứng của con
người. Abraham Maslow, một trong những nhân vật chính trong phong trào nhân
văn nói, “Cứ như thể Freud đã cung cấp cho chúng ta một nửa tâm lý bệnh tật và
bây giờ chúng ta phải lấp đầy nó bằng một nửa khỏe mạnh”. Chủ nghĩa nhân văn

đề cử việc đảm trách đi tìm chân lý và đạo đức bằng những phương tiện của con
người để phục vụ lợi ích của con người. Quan điểm nhân văn trong tâm lý học
nhấn mạnh tiềm năng tốt đẹp bẩm sinh của tất cả con người.
1.2. Chủ nghĩa hiện sinh và phương pháp tiếp cận
Một yếu tố đóng góp khác cho chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa hiện sinh,
một cách tiếp cận triết học nhấn mạnh cái nhìn tồn diện về con người, xác nhận
bản chất của cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và lựa chọn của con người. Thuyết hiện
sinh tập trung vào khả năng và nhu cầu của con người trong việc xác định và tìm ra
ý nghĩa hoặc mục đích của chính họ trong một thế giới “phi lý” khơng có bất kỳ ý
nghĩa bẩm sinh nào đối với nó. Theo nhiều cách, nó lặp lại những nguyên tắc cốt
lõi của chủ nghĩa nhân văn và sự bác bỏ thuyết xác định tâm động học và tính
khách quan của chủ nghĩa hành vi. Các phương pháp tiếp cận hiện sinh khác với
chủ nghĩa nhân văn ở điểm nhấn mạnh hơn nữa vào ý chí tự do, sự lựa chọn, quyền
tự quyết và việc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích.
Một khái niệm quan trọng trong chủ nghĩa hiện sinh là tức giận hoặc lo lắng,
được tạo ra chủ yếu bởi trách nhiệm đi kèm với tự do; ý chí tự do truyền đạt ý thức
trách nhiệm về những lựa chọn mà chúng ta đưa ra và những hậu quả trong tương
lai của chúng. cũng liên quan đến nhu cầu chấp nhận sự không thể tránh khỏi của


cái chết của chính mình và cái chết trong tương lai để có một cuộc sống trọn vẹn.
Các khái niệm quan trọng khác bao gồm tính xác thực, đó là một người sống cuộc
sống mà họ đã cố tình chọn đến mức tối đa có thể, và sự tuyệt vọng, hơi khác so
với cách sử dụng thông thường của thuật ngữ đó để chỉ trải nghiệm cảm xúc khi
thất vọng hoặc không thể sống cuộc sống mà một người dự định tạo ra. Ví dụ, một
sinh viên đã mơ ước cả đời mình trở thành một bác sĩ có thể cảm thấy tuyệt vọng
nếu cô ấy không được nhận vào bất kỳ trường y khoa nào. Chủ nghĩa hiện sinh
thường gắn liền với các tác phẩm và ý tưởng triết học của Jean-Paul Sartre, mặc dù
nó đã được định hình bởi nhiều người khác, bao gồm Søren Kierkegaard, Simone
de Beauvoir, Maurice Marleau-Ponty và Albert Camus. Mặc dù mô tả như vậy về

một số khái niệm cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh, khơng có trường phái hay kỷ luật
thống nhất hoặc duy nhất của chủ nghĩa hiện sinh, mà có nhiều biến thể và hình
thức khác nhau của cách tiếp cận triết học và tâm lý này.
2. Lịch sử hình thành trường phái nhân văn – hiện sinh
Những người theo chủ nghĩa hiện sinh và các nhà Tâm lý học như: Freud,
Gordon Allport, Buber, William James, các triết gia Ortega y Gasset & Pascal…
quan tâm đến ý nghĩa cốt yếu của các trải nghiệm trong nội tâm con người. Trong
khi đó, quan điểm nhân văn (humanistic perspective) trong tâm lý học của
Anderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm, George Kelly, Sidney
Jourard, Abraham Maslow, Carl Rogers phát triển mạnh trong khoảng 4 thập niên
cuối thế kỷ 20, trở nên đồng điệu với trào lưu tư tưởng hiện sinh. Sự kết hợp 2
dòng tư tưởng hiện sinh & nhân văn tạo nên sự chú tâm sâu sắc đến bản chất con
người: tình yêu, sự ganh ghét, tính trung thực, sự phản bội, lịng can đảm, sự giận
dữ, đức hy sinh, sự toàn mỹ, tính sáng tạo, sự độc ác, và những chiều kích khác rất
phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn trong cuộc sống nội tâm của con người. Đến
thập niên 1960, sự sụp đổ các mơ hình trị liệu kém hiệu lực của phân tâm cổ điển
và tầm nhìn hạn chế của các nhà trị liệu tâm lý không phải phân tâm dẫn đến cần
nhấn mạnh vai trò trung tâm của đời sống chủ quan con người: nhận thức, chú ý,


xúc cảm… Các tác giả theo khuynh hướng nhân văn – hiện sinh đều có quan điểm
chung - lịng tin vào sự thánh thiện & tiềm năng của con người.
Do vậy có một “dịng sơng” được tạo nên bởi ba nhánh phụ bao gồm: (1)
Tâm lý học hiện sinh và triết học hiện sinh; (2) Tâm lý học nhân văn và (3)
Phương pháp nghiên cứu và quan điểm hiện tượng học. Cả 3 cùng tương tác và có
ảnh hưởng lên các quan điểm của trường phái nhân văn – hiện sinh.
3. Các khái niệm có trong trường phái nhân văn – hiện sinh
3.1. Sự nhận biết (awareness)
Khả năng cơ bản nhất trong cuộc sống của con người đó là khả năng chú ý
đến cả những gì bên ngồi bản thân và bên trong bản thân chúng ta. Từ chỗ nhận

biết này mà phát sinh nên ý thức của chúng ta, khả năng nhận biết được ta đang
nhận biết (awareness of being aware), mà điều này khiến cho cuộc sống con người
có sự khác biệt về chất lượng (trong chừng mực những gì chúng ta biết được) so
với các chủng loại khác trên hành tinh này. Bởi ta nhận biết được ta đang tồn tại,
nhìn thấy được những tác động của ta lên những gì ở xung quanh ta, ta có thể phản
ánh được những gì ta đã trải nghiệm, cho nên cuộc sống của con người được tách
biệt ra khỏi những trạng thái hiện hữu “phi ý thức” của những đồ vật, cây cỏ và
muôn thú. Chúng ta thật sự khơng thể sống một cách vơ tư vì chúng ta luôn luôn
phải để lại những dấu ấn trong đời. (Nguyên văn: “We can never be truly innocent;
we leave spoor wherever we pass” nghĩa là “Chúng ta không bao giờ thực sự là vô
can; chúng ta để lại mùi bất cứ nơi nào mình đi qua”)
3.2 Sự hiện thân (embodiedness)
Thân thể hữu hình của chúng ta ln chú tâm cả ngày lẫn đêm, tạo điều kiện
và thiết lập giới hạn, nhắc nhở và điều khiển chúng ta. Những lập luận từ các học
thuyết Nhị nguyên, Nhất nguyên hoặc Thuyết Tương tác… đều rất lý thú, nhưng
tất cả đều không phản bác được sự hiện thân sống động liên tục của sự tồn tại.


Thân thể của chúng ta dạy cho chúng ta rằng chúng ta là những “tiến trình”
(processes) chứ khơng phải là những “cấu trúc” kiên định (fixed structures). Sự
thay đổi liên tục của thân thể chúng ta là một ẩn dụ, một ví dụ và là một sự thật mà
chúng ta có lẽ đã cố làm ngơ hoặc chối bỏ, nhưng sau cùng đó vẫn là thực tại của
chúng ta. Sung sướng hay đau khổ cũng đều là những “giọng nói” của thân xác
chúng ta; chúng là những giới hạn ở hai cực của một chuỗi vô số những trạng thái
cảm xúc của chúng ta.
3.3 Tính hữu hạn (Finitude)
Trong bất cứ lĩnh vực nào chúng ta cũng chỉ có thể có một hiểu biết giới hạn,
mặc dù con người hiếm khi thực sự cảm nhận rõ điều này trong trải nghiệm chủ
quan của họ. Sự thật rõ ràng là tất cả chúng ta đều phải chết, không thể làm được
bất cứ điều gì mà mình đã lựa chọn, rằng có cả một đại dương mênh mông của

những kiến thức vây quanh cái hòn đảo hiểu biết nhỏ bé của chúng ta… nhưng
những xung lực bên trong vẫn thúc đẩy chúng ta đạt đến sự tồn hảo, để có được
tất cả, biết được tất cả… và đó cũng là một thuộc tính cố hữu của chúng ta khi
chúng ta đáp ứng lại với khả năng giới hạn của chúng ta. Vì bởi khả năng chúng ta
hữu hạn, nên ta lại chuyển điều đó trở thành một tác nhân kích thích chúng ta tăng
trưởng, triển nở, phát minh và sáng tạo.
3.4 Tính chủ quan (subjectivity)
Quan điểm về tính chủ quan là nền tảng của nhãn quan nhân văn – hiện sinh
(còn gọi là nhãn quan “hiện tượng học” – phenomenological). Khái niệm này có ý
nói về những trải nghiệm bên trong của cả nhà trị liệu lẫn thân chủ như những
“cảnh quan” chính trong quá trình chúng ta cố gắng chú tâm và làm việc. Lập
trường này rất khác biệt với phần đông những trường phái khác trong tâm lý học
cũng như tâm lý trị liệu hiện nay đang cố “tranh đua” với các ngành khoa học tự
nhiên về tính “khách quan”, chính xác. Tập trung vào tính chủ quan tức là chú tâm
vào những gì con người cảm nhận được, vào cảm xúc trong hiện tại, vào những dự


định và toàn bộ những trải nghiệm ẩn sâu trong mỗi con người (thân chủ). Điều
này có lúc bị hiểu sai là sự chú tâm vào những tình cảm (emotions), và tuy đôi khi
đúng là như thế nhưng quả là một sự bóp méo nếu người ta xem việc nhấn mạnh
vào tính chủ quan như là cách thức xem cảm xúc (feelings) có ý nghĩa quan trọng
hơn các lĩnh vực tư duy và các suy nghĩ có chủ ý (cognitive and intentional
spheres).
3.5 Tính tự chủ (Autonomy)
Để đương đầu với sự trống trải của cuộc sống, chúng ta hay đòi hỏi những
dấu hiệu, những chỉ báo, hoặc những manh mối để biết cách thức đảm nhận những
việc mình có thể thực hiện sao cho đạt khả năng thành công cao nhất, hoặc chí ít
cũng có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại và phiền nhiễu. Có nhiều
yếu tố được liệt kê ở đây như những thứ mà con người có thể lựa chọn để đáp ứng
cho nhu cầu này: những con người, đức tin, các hóa chất, những nghi thức, những

triết lý, những thương nhân, người diễn trò, những tổ chức thương mại… tất cả đều
cuốn hút sự chú tâm của chúng ta.
Nhưng chẳng có thứ nào trên đây thỏa nhu cầu trong mọi trường hợp; và vì thế
chúng ta vẫn tiếp tục phải “đánh cược” mà chẳng bao giờ có thể chắc chắn được
kết quả sau cùng của những nỗi khao khát.
Tất cả nằm ở chỗ sự tự do của chúng ta. Trong hoàn cảnh bấp bênh, chắc chắn sẽ
có những nỗi lo âu, nhưng cũng chính từ đó mà hình thành nên tính tự lập, tính
sáng tạo, bản sắc cá nhân và đời sống cảm xúc của tất cả chúng ta. Đó chính là
nguồn lực trong mỗi đời người để giúp người ấy sau cùng làm nên sự hiện hữu.
3.6 Sự hiện hữu (presence)
Để có thể thực sự hiện hữu người ta phải nhận biết và tham gia đầy đủ vào
thực tế sống ngay trong hiện tại, khơng sống tách biệt, đảm nhận các vai trị và
khách thể hóa bản ngã của mình (self-objectification). Mức độ hiện hữu của chúng


ta trong từng hồn cảnh sống cụ thể ln ln thay đổi, bởi vì những trạng thái tình
cảm, các dự định, các mối quan hệ với người xung quanh và nhiều chiều kích khác
trong cuộc sống của chúng ta cũng liên tục thay đổi. Khi xem xét sự hiện hữu bên
trong tình huống tâm lý trị liệu, chúng ta có thể thấy rằng cả hai con người, nhà trị
liệu và thân chủ, đều cần phải hiện hữu một cách đầy đủ; nhưng đồng thời chúng ta
cũng nhận thấy rằng đây không phải là một trạng thái mà một khi đã hình thành thì
đương nhiên sẽ được duy trì sau đó. Sự hiện hữu ấy rất quan trọng trong tâm lý trị
liệu; đó là một mục đích ln phải được tìm kiếm liên tục nhưng thường lại hay bị
bỏ quên.
Những nhà trị liệu thông thái sẽ học cách quán sát sự hiện hữu của chính bản thân
mình cũng như sự hiện hữu của thân chủ và nhận biết được những cách thức đặc
trưng mà con người sử dụng để né tránh hiện hữu. Những cách thức né tránh này
(sẽ mô tả trong phần sau) góp phần hình thành nên sự phản kháng (resistance) và
luôn là một chủ đề quan trọng trong tâm lý trị liệu.
3.7 Tách biệt nhưng vẫn liên hệ (separate but related)

Mỗi người trong chúng ta đều ngụ cư trong cái thế giới riêng tư chủ quan
của chính mình. Khi cố gắng làm những điều mình muốn, con người có thể khơng
biết được điều gì xảy ra bên trong nội tâm của một người khác. Nhưng mặt khác,
chúng ta cũng có khả năng thiết lập các mối quan hệ với những người khác, gắn bó
và nối kết với họ. Những trải nghiệm phong phú nhất trong cuộc đời của hầu hết
mọi người chính là khi ta chia sẻ những trải nghiệm của mình với những người
khác. Người yêu, vợ chồng, gia đình, bè bạn, người đồng hành, các đối tác, đồng
chí… là vơ số những con người mà ta có thể thực hiện được những kết nối. Có thể
nói rằng một con người chỉ có thể hiểu biết được về bản thân mình khi đang cố
gắng làm trịn một việc gì đó, thơng qua sự gắn kết sâu đậm với ít nhất là một
người khác.
3.8 Tìm kiếm (Searching)


Con người có hai chương trình thiết yếu cho cuộc sống đã được “cài đặt sẵn”
như sau: Đó là Tìm kiếm (searching) và Học tập (learning). Nói một cách đơn giản
thì học tập là khả năng mà chúng ta huy động đến khi phải đối đầu với những tình
huống mà chúng ta phải thực hành những phương thức đáp ứng. Tìm kiếm là một
tiến trình có tính bổ trợ; đó chính là điều chúng ta làm khi khơng có sẵn những con
đường đã định để đương đầu với những tình huống quan trọng đối với chúng ta.
Việc tìm kiếm liên quan đến sự mở lòng chấp nhận những rủi ro đối với những gì
chưa được hiểu rõ, khám phá những khả năng, thử nghiệm những gì xem ra là có
thể, sử dụng những cách thức thay thế khi hoàn cảnh bị bế tắc và sau cùng là giải
quyết được tình huống.
Khả năng tìm kiếm khơng phải là một sự phát minh hoặc khám phá trong định
hướng trị liệu hiện tại. Nó đã được áp dụng qua suốt tiến trình lịch sử lồi người,
nhưng chính là khi xuất hiện tâm lý trị liệu, nó trở thành lĩnh vực tự nhận biết bản
thân, được gọi tên và được chú ý đến nhiều hơn.
Tìm kiếm (searching) là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học Mỹ và
cũng có phần tương tự với những phương thức khác có tác dụng dẫn đường vào

nguồn sức mạnh tương tự ở con người như liên tưởng tự do (free association) trong
phân tâm học, sự “bộc lộ” (unfolding) của Buber (được công nhận bởi Welwood,
1982) và “tập trung tiêu điểm” (focusing) của Gendlin (1978).
3.9 Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới (Self-and-World Construct System)
Ngay từ những giờ phút đầu tiên trong đời, chúng ta đã thực sự dấn thân vào
một quá trình vừa khám phá, vừa tạo tác nên một thế giới trong đó chúng ta sống
và lập nên một bản sắc để bản thân mình có được một “chỗ đứng” trong thế gian
này. Tất nhiên, phần nhiều những cơng việc sống động này là có tính tiềm ẩn,
không diễn đạt được bằng lời và xảy ra bên ngoài tầm nhận biết. Tuy nhiên, cuộc
sống sinh động của chúng ta tùy thuộc vào cách thức mà ta thực hiện quá trình này.


Để sống trong thế gian, chúng ta phải hiểu rõ những gì là “tốt” và những gì là
“nguy hiểm”; những gì có thể cho chúng ta sức mạnh, sự nâng đỡ và bảo vệ; những
gì chúng ta phải làm để đạt đến sự hài lòng và tránh được những khổ đau. Trong
khi hình thành những quan điểm này, chúng ta vẫn liên tục phát triển, duyệt xét lại
và thể hiện quan niệm sống của chính mình – về những gì là sức mạnh và điểm yếu
của chúng ta; về cách thức mà chúng ta xử lý các tình huống sống và về những gì
mà chúng ta cố gắng tìm kiếm sâu xa nhất. Tất nhiên, phần lớn cái hệ thống Ngãvà-Thế-giới này tồn tại một cách tiềm ẩn và không thể diễn đạt thành lời.
Khi xem xét từ bên ngoài, Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới tạo nên điều mà
chúng ta vẫn thường hình dung như là “nhân cách” hoặc “cá tính” của một con
người. Khi xem xét từ bên trong, hệ thống này dường như “chỉ là cách thức mà qua
đó các sự vật và bản thân ta đang tồn tại” (just the way things are and the way I
am). Hệ thống ấy tự nó rất trong suốt và có chức năng như một lăng kính sàng lọc
một số điều này và tập trung vào một số điều khác. Chính lăng kính ấy cũng có thể
bóp méo nhận thức của chúng ta.
3.10. Những thực tại hiện hữu (existential “givens”)
Sẽ hữu ích khi chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống mang đến cho tất cả
chúng ta những điều kiện nhất định để tồn tại và để đáp ứng, mặc dù chúng ta có
thể “rộng đường” thay đổi những cách thức đáp ứng này. Hệ thống kiến tạo Ngãvà-Thế giới là một mơ hình vận hành thường xun những đáp ứng này. Hoặc, khi

nhìn từ một góc độ khác, đó là cách thức chính yếu để chúng ta đương đầu với
những lo âu, theo đuổi những lợi ích và thiết lập những giới hạn cho chính sự tồn
tại của mình.
Các tác giả theo xu hướng hiện sinh đã trình bày nhiều khía cạnh cơ bản trong cuộc
sống của chúng ta, ở đây chúng ta chỉ xem xét đến 6 “yếu tố thực tại” của việc
“làm người” (six “givens” of being human).


3.11. Khả năng hành động (Actionable)
Chúng ta là những diễn viên trong “vở kịch cuộc đời” (drama of being), chứ
không đơn giản chỉ là những khán giả. Chúng ta có thể làm hoặc tránh không làm;
và quan trọng là ở chỗ chúng ta làm điều gì và khơng làm điều gì. Chính vì thế mà
chúng ta có trách nhiệm. Từ mỗi hành động (kể cả những khi không hành động)
tạo nên những đợt sóng hệ quả có thể lan rộng ra xa. Do khả năng hữu hạn, chúng
ta không thể dự kiến được tất cả những gì có thể xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải
“đánh cược” (we must place our bets). Và những gì chúng ta đang đặt cược vào
chính là cuộc sống của chúng ta.
3.12. Phản kháng và phòng vệ (Resistance and Defenses)
Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới của một con người chính là cuộc sống
của người ấy – hoặc ít nhất là kế hoạch hoặc khn mẫu cho cuộc sống của người
ấy. Nếu theo thời gian, hệ thống đó mang lại cho người ấy sự hài lịng và ít có điều
phiền muộn, thì chắc chắn nó sẽ có khuynh hướng được duy trì và được bảo vệ
chống lại bất cứ cố gắng nào làm thay đổi nó.
Có một điều ít được thấy rõ đó là ngay cả khi hệ thống ấy khơng cịn hoạt
động hiệu quả, thì đương sự vẫn có thể cứ duy trì và bảo vệ nó. Vì thế nhiệm vụ
của tâm lý trị liệu chiều sâu (depth psychotherapy) là phải tìm cách giúp cho thân
chủ tạo nên những thay đổi lâu dài cho cuộc sống. Điều quan trọng cũng nằm ở
chỗ những nhà tâm lý trị liệu có thiện chí cũng có thể khơng hồn tồn hiểu thấu
được khiến cho, bằng cách khơng chủ ý, họ tự làm cho công việc của họ thêm phần
khó khăn hơn.

Để có thể thay đổi cách thức sống và quan điểm sống của chính mình, con
người phải xem xét và duyệt lại cái mảnh đất đặc thù nơi mình đang đứng. Khơng
hề có một khơng gian trung dung (neutral space) nào để chúng ta có thể lùi về rồi
vơ tư xem xét những gì là tốt và những gì là xấu trong cuộc đời mình, tìm xem


những gì đang tác động lên cuộc sống chúng ta, hoặc để xem xét lại cách thức mà
chúng ta đã đánh giá về những ưu, khuyết điểm của mình. Tất cả những cố gắng ấy
đòi hỏi một điều rằng chủ thể đang được khảo sát ấy phải đồng thời vừa là khung
tham chiếu vừa là nội dung của cuộc khảo sát; nó cũng tương tự như (tuy khơng
đơn giản như thế) việc một người dùng bàn tay phải điều chỉnh chiếc máy chụp X
quang để ghi hình cho bàn tay trái của mình.
Hai thuật ngữ rất thơng dụng trong tâm lý trị liệu, “phản kháng” và “phịng
vệ”, vì thế được xem như hai mặt của một tiến trình: sự duy trì hệ thống Ngã-vàThế giới, một cơ cấu độc đáo trong cuộc sống mà thân chủ cảm thấy là rất thiết yếu
cho sự hiện hữu của bản thân mình. Trước tiên, khơng có cách nào để cho thân chủ
có thể có được một nhãn quan mới dựa trên hệ thống Ngã-và-Thế giới của chính
anh ta.
 Bản chất của thuyết nhân văn – hiện sinh
- Quan điểm Nhân văn – hiện sinh không làm việc dựa trên sự “dán nhãn”
hoặc “cho một mã số” lên một Thân chủ mà tập trung xem xét Thân chủ hiện hữu
như thế nào, thái độ của Thân chủ đối với thực tế cuộc sống, hướng đi cuộc đời họ,
những mối quan hệ và các hoạt động, khả năng rộng mở chấp nhận và trân trọng
những gì đang tiềm ẩn chưa được nhận biết bên trong bản thân con người của
mình. Như vậy, quan điểm Nhân văn – hiện sinh là lý thuyết tập trung đến niềm tin
vào khả năng con người, phê phán các lý thuyết khác quá hướng đến cá nhân-trị
liệu (kỹ thuật và y học, đặc biệt là những tổ chức công tác xã hội mang tính vĩ mơ)
- Mỗi Thân chủ được xem như một trường hợp độc đáo; mỗi người phải
được tiếp cận bằng một thái độ rộng mở để được khám phá.
- Marcel Proust đã viết: “Cuộc hành trình khám phá thực sự khơng chỉ bao
gồm việc nhìn thấy những lãnh địa mới mà cịn phải có những tầm nhìn mới”.



- Sự thay đổi cơ bản nhất trong tất cả các trải nghiệm của con người - đó là sự thay
đổi về mặt nhận thức.
II. Ảnh hưởng của các quan điểm nhân văn hiện sinh đến Công tác xã
hội
1. Mối liên hệ

Sơ đồ mối liên hệ giữa trường phái nhân văn – hiện sinh và Công tác xã hội
2. Các quan điểm
2.1. Quan điểm cá nhân là trung tâm
2.1.1. Nội dung
Quan điểm cá nhân là trung tâm là quan điểm trọng tâm của trường phái
nhân văn. Tên tuổi đi đầu trong trường phái nhân văn chính là Carl Rogers, người
có ảnh hưởng rất lớn đến Công tác xã hội thông qua việc xây dựng nền tảng lý
thuyết dựa trên việc lấy thân chủ làm trọng tâm trong tham vấn. Ngoài Carl
Rogers, nhiều nhà tâm lý học và nhà trị liệu theo trường phái nhân văn đã có ảnh
hưởng trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX như Carkhuff, Berenson và các cộng sự


của ơng đã có cơng bổ sung và nâng cao tính ứng dụng những lý thuyết của
Rogers.
Lý thuyết thân chủ trọng tâm do Carl Rogers phát triển được ra đời và phát
triển vào những năm cuối của thập kỷ 40. Là người mang tính gián tiếp, có nhiều
mối quan hệ với lĩnh vực tham vấn, Carl Rogers nhìn nhận được vấn đề trị liệu
thông qua sự tham gia của nhân viên xã hội vào các hoạt động tham vấn. Thuyết
thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực về con người, cho rằng mỗi cá
nhân ln có sự vận động để hồn thiện bản thân, vì thế bản thân họ cần được trao
quyền để chủ động trong giải quyết vấn đề. Theo Rogers mọi cá nhân đều có
những tiềm năng riêng để họ có thể phát triển một cách tích cực. Nếu như một cá

nhân gặp phải khó khăn về tâm lý, có những hành vi khơng phù hợp là do họ sống
trong môi trường không lành mạnh, không có điều kiện để họ phát huy tiềm năng
của họ, khơng có những mối quan hệ bổ trợ. Theo Carkhuff và Berenson, chúng ta
chỉ có thể hiểu được bản thân trong mối quan hệ với cá nhân khác. Sự lo lắng nhất
trong cuộc sống là đánh mất quan hệ và trở nên cô đơn. Con người luôn cảm giác
tội lỗi, do chúng ta không thể đạt được cuộc sống tốt đẹp, con người có trách
nhiệm đối với hành động của bản thân. Vì vậy, con người cần được giúp đỡ để phát
triển tiềm năng tâm lý một cách phù hợp. Trị liệu hướng đến trợ giúp chúng ta
hành động và chấp nhận sự tự do và có trách nhiệm trong hành động. Từ đó cho
thấy nhiệm vụ của nhân viên xã hội là giúp cá nhân tháo bỏ những rào cản trong
mơi trường xã hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hồn cảnh và tự điều
chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng. Như vậy, mục đích của người nhân
viên xã hội khi thực hành theo thuyết thân chủ trọng tâm không phải là chữa trị cho
thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ. Thay vào đó họ cần
khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân mình. Thân
chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận
để nhân viên xã hội có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ được tốt hơn. Nhân
viên xã hội cần phải khuyến khích thân chủ khẳng định năng lực cá nhân của họ


trong tiến trình giải quyết vấn đề của chính mình và trong quá trình tham vấn,
Nhân viên xã hội quan tâm nhiều hơn đến quan điểm về cuộc sống của thân chủ.
Ngược lại, Một q trình trị liệu thành cơng cần có sự đồng thuận và hậu thuẫn từ
hai bên, Nhân viên tư vấn, tham vấn đạt được sự thấu hiểu của thân chủ, có được
sự quan tâm tích cực đối với thân chủ, Nhân viên xã hội cần nhất quán và phù hợp
trong các mối quan hệ trị liệu. Carkhuff – học trị của Rogers và cộng sự có một
quan niệm tổng quát hơn với nội hàm: Ông cho rằng, trong mối quan hệ giữa thân
chủ và nhân viên xã hội cần có sự trung thực, chính xác; Tơn trọng, ấm cúng; chấp
nhận và Thấu cảm.
2.1.2. Ứng dụng trong Công tác xã hội

- Nhân viên xã hội cần giúp cá nhân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã
hội, giúp Thân chủ hiểu được chính mình, chấp nhận hồn cảnh và tự điều chỉnh
bản thân để đạt được trạng thái cân bằng.
- Nhân viên xã hội khơng mang tính áp đặt, không phán xét Thân chủ mà
cần lắng nghe một cách tích cực, thấu cảm và chấp nhận Thân chủ.
- Thuyết này giúp Nhân viên xã hội ln có niềm tin vào thân chủ, vào sự
thay đổi của thân chủ do đó sau khi xác định được vấn đề của thân chủ nhân viên
xã hội ln khích lệ, động viên thân chủ để họ tự tin tham gia tích cực vào quá
trình giải quyết vấn đề của mình.
Lưu ý:
- Nhân viên xã hội phải thể hiện mình sao cho thân chủ cảm thấy an tâm,
đáng tin cậy: tình cảm hay thái độ của nhân viên xã hội phù hợp với hoàn cảnh
cũng như đối tượng.
- NVXH (Nhân viên xã hội) cần phải diễn tả đầy đủ giúp Thân chủ hiểu rõ
ràng, thông suốt vấn đề.


- NVXH phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống, khơng được để tình cảm
cá nhân chi phối, phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC (Thân chủ).
- NVXH cần ln đặt mình vào tâm trạng của TC, lắng nghe, quan sát để
hiểu thân chủ sâu sắc, hiểu cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng.
- NVXH chấp nhận mọi hồn cảnh của TC, khơng phán xét mà để TC cảm
nhận được sự thấu cảm để họ tự tin chia sẻ.
2.1.3. Ví dụ cụ thể.
“Minh là học sinh lớp 8A trường “Đoàn kết”. Trước đây học lực của Minh
được xếp vào loại khá trong lớp nhưng thời gian gần đây mình thường xuyên bỏ
học, đến lớp thì lầm lì, cáu gắt, ln gây sự với bạn bè, kết quả học tập sa sút. Cô
giáo chủ nhiệm đã mời gặp cha mẹ em nhưng khơng có ai đến. Cô được biết là bố
mẹ Minh đã ly hôn được một thời gian rồi. Bố em đã ra ngoài sống với một người
phụ nữ khác cịn mẹ em thì cũng mải lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống nên cũng

khơng có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc em. Do hồn cảnh gia đình như vậy
nên Minh đã rất chán nản, không quan tâm đến viêc học tập mà đã có một số hành
vi gây nhiễu làm ảnh hưởng tới các bạn trong lớp
Cô giáo Minh không muốn một học trị vốn ngoan ngỗn, học khá lại dần xa
đà vào các tệ nạn xã hội nên cô đã khuyên em tìm đến NVXH để tìm cách giúp TC
giải tỏa tâm lý, thay đổi hành vi tiêu cực, giúp em tự tin vượt qua hoàn cảnh”.
- Thuyết thân chủ trọng tâm được thể hiện rõ nhất thông qua việc NVXH sử
dụng kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, phản hồi
+ KN lắng nghe: NVXH sẽ lắng nghe tất cả những điều mà TC nói, quan sát
cử chỉ, điệu bộ đồng thời đặt ra những câu hỏi nhằm khích lệ sự chia sẻ, thu thập
thơng tin giúp TC cảm thấy mình được lắng nghe, được tôn trọng đồng thời sẽ thấu
hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của TC từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm
yếu.


+ KN thấu cảm: NVXH thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của TC đang mức độ
nào, hiểu được vấn đề của TC từ đó cùng TC đưa ra giải pháp để TC tự giải quyết
vấn đề.
+ KN phản hồi: NVXH phải biết tóm lược những gì mà TC chia sẻ sau đó
phản hồi lại để TC có cảm giác là mình được tơn trọng, được quan tâm. Ngồi
những kỹ năng trên thuyết thân chủ trọng tâm cũng được thể hiện trong một số kỹ
năng khác như đặt câu hỏi, quan sát, xử lý khủng hoảng
 Thuyết thân chủ trọng tâm khơng chỉ sử dụng trong q trình thay đổi
nhận thức, suy nghĩ, hành vi mà còn được thể hiện xuyên suốt quá trình trợ giúp
TC. Thuyết này giúp TC tự nhận thức ra được vấn đề của mình để họ tự lựa chọn
cách giải quyết vấn đề của mình. NVXH chỉ đóng vai trị là người xúc tác, khuyến
khích, động viên, định hướng. Đặt TC vào vị trí trung tâm, TC sẽ là người làm và
tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.2. Quan điểm tâm lý học nhân văn
2.2.1. Nội dung

Thực chất, quan điểm tập trung vào cá nhân – thuyết thân chủ trọng tâm của
Carl Rogers được bao hàm bởi những lý thuyết cốt lõi nhất của quan điểm tâm lý
học nhân văn. Quan điểm tâm lý học nhân văn có nguồn gốc từ quan điểm tự thoả
mãn, duy trì tiềm năng con người của Maslow. Động cơ cho mọi hành động của
con người đó là đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Abraham Maslow cùng với Carl
Rogers là 2 đại diện tiêu biểu của tâm lý nhân văn. Tâm lý học nhân văn là một
quan điểm nhấn mạnh xem xét toàn bộ cá nhân và nhấn mạnh các khái niệm như ý
chí tự do, tự hiệu quả và tự hiện thực hóa. Thay vì tập trung vào rối loạn chức
năng, tâm lý nhân văn phấn đấu để giúp mọi người hoàn thành tiềm năng của họ và
tối đa hóa hạnh phúc của họ. Triết lý cốt lõi của trường phái nhân văn coi “bản chất
con người là tích cực”: con người “tốt lành” và “có tiềm năng”.


Quan điểm nhân văn trong tâm lý học nhấn mạnh tiềm năng tốt đẹp bẩm
sinh của tất cả con người. Được tóm tắt bởi năm nguyên tắc hoặc định đề cốt lõi
của tâm lý nhân văn, lần đầu tiên được trình bày trong một bài báo do James
Bugental viết vào năm 1964. và được điều chỉnh bởi Tom Greening, nhà tâm lý học
và biên tập viên lâu năm của Tạp chí Tâm lý Nhân văn với năm nguyên tắc cơ bản
của tâm lý học nhân văn như sau:
- Con người, với tư cách là con người, thay thế tổng số các bộ phận của họ.
Chúng không thể được giảm thành các thành phần.
- Con người tồn tại trong một bối cảnh duy nhất của con người, cũng như
trong một hệ sinh thái vũ trụ.
- Con người nhận thức và nhận thức về nhận thức - tức là họ có ý thức. Ý
thức của con người luôn bao gồm nhận thức về bản thân trong hoàn cảnh của
người khác.
- Con người có khả năng lựa chọn và do đó có trách nhiệm.
- Con người có chủ định, hướng tới các mục tiêu, nhận thức được rằng
chúng gây ra các sự kiện trong tương lai và tìm kiếm ý nghĩa, giá trị và sự sáng tạo.
Độc giả có thể hiểu hơn tính ứng dụng của quan điểm tâm lý học nhân văn

thông qua thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers và thuyết nhu cầu của
Abraham Maslow.
2.2.2. Đánh giá quan điểm tâm lý học nhân văn
Ưu điểm:
Một trong những điểm mạnh chính của tâm lý nhân văn là nó nhấn mạnh vai
trị của cá nhân.


Trường tâm lý học này mang lại cho mọi người nhiều tín dụng hơn trong
việc kiểm sốt và xác định tình trạng sức khỏe tâm thần của họ.
Nó cũng có ảnh hưởng đến mơi trường. Thay vì chỉ tập trung vào những suy
nghĩ và ham muốn nội tâm của chúng ta, tâm lý nhân văn cũng ghi nhận ảnh hưởng
của môi trường đối với kinh nghiệm của chúng ta.
Tâm lý học nhân văn đã giúp loại bỏ một số sự kỳ thị gắn liền với điều trị và
làm cho nó dễ chấp nhận hơn đối với những người khỏe mạnh, bình thường để
khám phá khả năng và tiềm năng của họ thông qua liệu pháp.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, tâm lý học nhân văn đề cao những điều cảm nghiệm, thể nghiệm
chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú
ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người, vì thế thiếu vắng con người trong
hoạt động thực tiễn.
Một chỉ trích chính khác là các quan sát không thể xác minh được; không có
cách nào chính xác để đo lường hoặc định lượng những phẩm chất này.
2.3. Quan điểm Công tác xã hội nhóm nhân văn của Glassman và Kates
2.3.1. Nội dung và ứng dụng trong Công tác xã hội
Glassman và Kates (Group Work, 1990) mô tả cách các giá trị nhân văn và
các chuẩn mực dân chủ cơ bản cho công việc nhóm xã hội được vận hành theo
nhóm trong mơi trường y tế. Tác giả phân định nhiều giá trị và chuẩn mực và xác
định mô tả việc sử dụng thực hành cơng tác xã hội trong các nhóm chăm sóc sức
khỏe. Theo Glassman, Nhóm là một tiến trình, là sự trợ giúp lẫn nhau giữa các

thành viên và là tiến trình có mục đích, với những biến đổi do cả tiến trình đem lại.
Cách đánh giá như vật xuất phát từ các giá trị nhân văn và dân chủ. Trọng tâm là
thực hành nhóm cung cấp một mơi trường chữa bệnh chăm sóc, trao quyền và hỗ
trợ cho các thành viên. Các nỗ lực của học viên tập trung vào việc phát triển các


tiêu chuẩn nhóm tăng cường thuộc vềcác nhóm mở và đóng, thúc đẩy sự đa dạng
trong nhóm, bao gồm thay vì loại trừ những người khác, mở rộng quyền tự do lựa
chọn và ra quyết định mở, và giúp các thành viên đặt câu hỏi về thẩm quyền của
người lao động cũng như của hệ thống bệnh viện.
2.3.1.1. Các giá trị nhân văn và các chuẩn mực dân chủ
Nhóm I: Quyền bình đẳng
Nhóm I được kiểm chứng dựa trên các giá trị nhân văn 1, 2, 3 và 4 khi được
thể hiện bởi những người thực hành. Mỗi giá trị đều được thể hiện rõ ràng thông
qua một tập hợp các quy tắc dân chủ cùng các tiêu chuẩn được đặt ra cho các mối
quan hệ nhân văn giữa các thành viên sẽ được trình bày sau đây. Vai trị của người
thực hành sẽ được phân định và thể hiện một cách rõ nét nhất.
Giá trị 1: Giá trị và khả năng cố hữu của các cá nhân
Những người thực hành trong nhóm đều có quyền bình đẳng về cơ hội cho
dù họ khác nhau về chủng tộc, giai cấp, địa vị, tuổi tác, giới tính và khuynh hướng
tình dục, cũng như tình trạng thể chất và tâm lý. Giá trị này làm nền tảng cho tất cả
những giá trị khác trong việc hình thành nên nhóm nhân văn đồng thời nhấn mạnh
vào việc mội cá nhân sở hữu đều một tinh thần và nghị lực riêng biệt. Việc kết hợp
giá trị này trong nhóm sẽ tạo tiền đề cho những cách thức tiếp theo mà các thành
viên có thể nhận thức, giúp đỡ và làm việc với nhau. Từ đó, các thành viên phát
triển một chủ nghĩa qn bình, chứ khơng phải là một chủ nghĩa tinh hoa có thể
làm xói mịn những nỗ lực và phấn đấu của một số thành viên khác.
Nguyên tắc: Nhóm bảo vệ quyền đóng góp của mỗi thành viên và nhận tài
nguyền từ nhóm
Việc trở thành mỗi mảnh ghép trong nhóm dựa theo chủ nghĩa bình đẳng,

khơng phủ nhận vị trí, đóng góp và tiềm năng mỗi thành viên. Các thành viên sở
hữu nhiều kiến thức hơn, nhiều kinh nghiệm từ trước, địa vị xã hội hoặc tầng lớp


kinh tế cao hơn không thể sử dụng những điều này để làm lý do coi thường hay hạ
thấp người khác. Mỗi người trong số họ đều phải có trách nhiệm nhận thức về các
phương pháp tiếp cận tinh hoa mới mẻ, loại bỏ định kiến của họ đối với người khác
và nỗ lực hướng tới việc thay đổi thái độ và hành động.
Việc tuân thủ nguyên tắc này không dẫn đến việc đồng nhất các thành viên
và phủ nhận những phẩm chất đặc biệt của riêng họ. Các thành viên trong nhóm
được phát huy khả năng trình bày và có quyền tự hào về sự tham gia và đóng góp
của mình. Bên cạnh đó, họ cũng phải thừa nhận tầm quan trọng và chất lượng đóng
góp của các thành viên khác mà không so sánh với của họ hoặc của người khác và
tự nhận ra lỗ hổng kiến thức của bản thân liên quan đến chuyên môn và nguồn lực
đặc biệt của người khác.
Vai trò của người thực hành
Người thực hành nhấn mạnh giá trị của mỗi thành viên đối với cuộc sống và
q trình hoạt động của nhóm. Sự đóng góp của mỗi thành viên đặt ra định hướng
cho quy trình và kinh nghiệm của nhóm. Vì mỗi thành viên có sự khác biệt về văn
hóa và tâm lý nên người thực hành thường xuyên đặt câu hỏi về thái độ, nhận thức
và hành động với tiêu chuẩn này bằng cách can thiệp tích cực vào quy trình của
nhóm.
Một trong những lỗi cơ bản nhất của những người thực hành nhóm là quan
tâm quá mức đến cảm xúc cá nhân, thay vì việc thăm dị cảm xúc và ý kiến của
từng thành viên khác trong nhóm. Để làm được điều đó, trước tiên họ nên khuyến
khích các thành viên xem xét lại công sức và nỗ lực vào q trình nhóm bằng cách
ghi nhận tầm quan trọng của các quan điểm và đóng góp khác nhau. Người thực
hành nên khuyến khích thảo luận về kiến thức chun mơn đặc biệt, điều khiển
cảm xúc và tăng tương tác của nhóm.
Giá trị 2: Mọi người đều có trách nhiệm với nhau



Vì sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội được xem như là đặc điểm tự nhiên và
cần thiết của con người. Mọi người có thể chịu trách nhiệm chăm sóc và hỗ trợ lẫn
nhau trong một mơi trường hợp tác. Nhưng họ cũng có thể cạnh tranh, lợi dụng và
bỏ qua nhau, do đó phát triển các mối quan hệ thực dụng dựa trên lợi ích cá nhân
hoặc nhóm là quan tâm, chia sẻ.
Nguyên tắc 1: Các thành viên tương tác thông qua sự quan tâm và hỗ trợ lẫn
nhau thay vì quan hệ lợi dụng
Việc các thành viên cố gắng kiểm soát người khác hoặc quay lưng lại với họ
với thái độ ích kỷ, chẳng hạn như “Bạn làm việc của bạn và tôi sẽ làm việc của tôi”
cho thấy sự trốn tránh trách nhiệm xã hội. Với tư cách là thành viên nhóm, hãy
quan tâm đến người khác xảy ra khi các thành viên khác chịu đựng nỗi đau, sự khó
chịu, sự hài lịng, mối quan tâm và nỗi sợ hãi của nhau. Quan tâm có nghĩa là các
thành viên khơng sử dụng những gì họ học được về nhau để khai thác lẫn nhau.
Chuẩn mực này được thể hiện thông qua việc chia sẻ khả năng tình cảm và thực tế
với cả nhóm, thay vì giữ lại hoặc tích trữ cho bản thân hoặc một nhóm con.
Vai trị người thực hành
Người thực hành có thể giúp nhóm thiết lập các mối quan hệ tích cực như
trình bày rõ ràng quan điểm về việc chia sẻ, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Các thành
viên được khuyến khích phát triển tính tương hỗ để khám phá tầm nhìn của họ về
cách họ muốn tham gia vào nhóm. Người thực hành khuyến khích sự quan tâm và
kết nối, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của những đóng góp và sự phụ thuộc
lẫn nhau của mỗi thành viên trong khi nâng cao trách nhiệm tập thể và thúc đẩy
quan hệ hòa thuận.
Nguyên tắc 2: Chuẩn mực dành cho việc xây dựng mối quan hệ hợp tác thay
vì mối quan hệ cạnh tranh trong nhóm


Các nghiên cứu kinh điển về hợp tác cho thấy rằng quan hệ hợp tác giữa các

thành viên thúc đẩy sự sáng tạo của họ trong việc hoàn thành nhiệm vụ và nâng
cao 12 ý thức về lòng tự trọng của họ (Deutsch, 1968; Sherif, 1965a). Ngược lại,
các mối quan hệ nhóm có tính cạnh tranh cao gây ra tinh thần một người và thái độ
vượt trội, động lực nhóm có tác dụng chống lại lẫn nhau. Trong các tình huống
cạnh tranh, các thành viên giữ kiến thức và khả năng của nhau vì sợ bị vượt qua.
Tính cạnh tranh trong cuộc sống nhóm thể hiện qua các hành vi như thiếu chú ý,
bận tâm đến tầm quan trọng và quyền lực của bản thân, làm gián đoạn và phớt lờ
người khác. Nỗ lực hợp tác được thể hiện khi các thành viên lắng nghe và bao gồm
ý tưởng của người khác để xây dựng kinh nghiệm của riêng họ, cũng như học hỏi
những cách hành xử mới và khác biệt.
Vai trò người thực hành
Khả năng của việc chỉ ra thời điểm và cách thức các thành viên bất hợp tác
sẽ dễ dàng giải quyết được vấn đề, giúp họ cộng hưởng với nhau hơn là chống lại
nhau. Các thành viên được giúp đỡ trong việc nhận biết khi nào họ bị gián đoạn,
tham gia nhiều hơn vào cuộc trò chuyện, lắng nghe, và giúp xây dựng kỹ năng lắng
nghe. Từ đó, thành viên sẽ mở lịng, giúp đỡ để chia sẻ tài nguyên và khả năng của
bản thân. Hiệu quả làm việc nhóm sẽ tốt khi khuyến khích các thành viên học hỏi
lẫn nhau. Khi các thành viên căng thẳng hoặc phịng thủ, họ thường tạo thành các
nhóm con. Người thực hành chỉ ra rằng bằng cách hợp tác, nhu cầu của mọi người
có thể dễ dàng được đáp ứng hơn.
Giá trị 3: Mọi người có quyền thuộc về nhóm và được tham gia vào nhóm
có hệ thống hỗ trợ
Quyền của cá nhân găn kết với quyền của nhóm. Đó là điều kiện quan trọng
trong sự phát triển của khuôn mẫu nhân văn sẽ hướng dẫn các hành vi và thái độ
của các thành viên. Nếu không được xây dựng dựa trên các giá trị nhân văn, một số
nhóm có thể có tiêu chí thành viên hẹp, loại trừ thay vì bao gồm những người được


×