Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KIẾN TRÚC văn hóa HIỆN SINH dưới góc NHÌN HIỆN TƯỢNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.93 KB, 7 trang )

KIẾN TRÚC – VĂN HĨA HIỆN SINH DƯỚI GĨC
NHÌN HIỆN TƯỢNG HỌC
Kiến trúc là một sự lai tạp không tinh khiết, ở đó có những phạm trù mâu thuẫn như kết cấu
và thẩm mỹ, khoa học thực nghiệm và niềm tin văn hóa, kiến thức và ước mơ, quá khứ và
hiện tại. Kiến trúc vừa là hoạt động văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Kiến trúc ln đi
tìm những cách diễn giải khác nhau, những lý thuyết lý luận khác nhau, nhưng nhìn chung
khơng có lối diễn giải nào là thống nhất, là trung gian giữa con người và tự nhiên, con người
và văn hóa, xã hội và kinh tế,… sản phẩm kiến trúc vừa là vật chất vật lý xuất hiện dựa trên
cấu trúc bền vững của kết cấu, vật liệu và môi cảnh tự nhiên. Vừa là vật chất của xã hội hình
thành dựa trên văn hóa sinh hoạt trong xã hội, ý thức của cộng đồng và cá thể. Đồng thời,
nó cũng chứa đựng trong đó ý nghĩa hiện sinh và là hoạt động sáng tạo của con người. Cùng
với sự phụ thuộc vào lý thuyết và phát hiện của các lĩnh vực nghiên cứu và kiến thức khác,
thay vì sở hữu độc lập một nền tảng lý thuyết riêng của mình. Ví dụ, tâm lý học, phân tâm
học, nhân học cũng như triết học,… Kiến trúc theo hình thức kết cấu và khoa học công nghệ
đã phần nào bỏ ngỏ trực giác nghệ thuật của cá nhân.

Trung tâm triển lãm và nhạc kịch công viên Rhike ở Tbilisi, Gieorgia


Hiện tượng học (HTH) là một chủ đề triết học làm thay đổi hệ thống tư tưởng của châu Âu trong
thế kỷ 20. Và ảnh hưởng đến nền Kiến trúc với sự ra đời của chủ nghĩa Hậu – Hiện đại, nó phá vỡ
bầu khơng khí “buồn tẻ” của Kiến trúc Hiện đại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Trong thời
đại tồn cầu hóa hiện nay, vấn đề hệ thống hóa lý luận Kiến trúc theo nhiều góc độ lý thuyết khác
nhau chưa bao giờ dừng lại.

Kiến trúc được xét như những hiện tượng Hiện sinh
HTH chỉ ra rằng ý nghĩa chỉ hiện ra khi có sự đối thoại giữa chủ thể và đối tượng. Merleau-Ponty
về sau đã nhấn mạnh rằng: “HTH là một cố gắng để mô tả trực tiếp cái kinh nghiệm sống của ta
cho thực đúng”. Ông cho rằng: “Mọi ý thức là ý thức tri giác”, rằng “hiện tượng tồn tại của trải
nghiệm của thể xác”. Còn Heidegger lại cho rằng: “Hiện tượng là sự biểu hiện của một cái gì đó
trước một chủ thể, có thể là đời sống hiện sinh hay kinh nghiệm sống mà việc tiếp thu hiện tượng


có sự khác biệt. Từ đó, ý thức của con người, cơ cấu cảm xúc riêng biệt được làm rõ hơn ở từng
cá thể”.
Quan điểm của chúng ta về sự vật ln có tính tương đối, trong những tương quan khơng – thời
gian khác nhau và những cảm xúc khác nhau, chúng ta sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá, xét đốn
sự vật khác nhau. Đó là nền tảng cho Triết học Hiện sinh, trong đó hướng đến những cảm xúc và
dòng chảy của ý thức. Trong khi, sự đồng bộ hóa tri thức nhân loại, quốc tế hóa văn minh, sự độc
quyền trong văn hóa, các siêu tự sự – đại tự sự đã trói buộc con người theo một hệ quy chiếu duy
lý cứng nhắc. Bối cảnh xã hội châu Âu với hai cuộc chiến tranh thế giới, nạn diệt chủng, sự trỗi
dậy giành độc lập của các dân tộc thuộc địa, sự bóc lột lao động, sự tha hóa của con người,… đặt
ngược lại vấn đề hiện hữu của con người, ước muốn chủ quan, nhân cách hóa trong tự do, bản địa
hóa với sự đa dạng của các nền văn minh, các tiểu tự sự, tiểu văn hóa dần dần khẳng định mình và
có vị trí. Q trình thơng diễn thế giới qua lăng kính HTH đặt con người trở lại với vị trí xác thực
của nó và thay đổi xã hội và tạo nên bước ngoặt lớn thông qua sự xuất hiện của Chủ nghĩa Hậu –
Hiện đại
Cũng từ ảnh hưởng bởi Triết gia Martin Heidegger, Christian Norberg Schulz về sau, trong cuốn
Hồn nơi chốn (Genius Loci) đã nhắc đến những giá trị hiện hữu trong hiện sinh con người gắn với
bối cảnh đó là nền tảng cho giá trị của nơi chốn, tinh thần của địa điểm – Hướng đến HTH kiến
trúc về mặt tinh thần.


Bảo tàng The Guggenheim – New York, Mỹ
Mặt khác, KTS Kenneth Frampton, từ quan điểm HTH của Merleau Ponty và Bachelard đã đưa ra
những lý luận về phê bình khu vực (Critical Regionalism) xuất phát từ các tiểu văn hóa, tiểu tự sự.
Cụ thể hơn, Juhani Pallasmaa, Pérez Gómez hay Peter Zumthor đưa chúng ta đến với lý thuyết
kiến trúc của hiện sinh cá thể thông qua các giác quan, cảm nhận về âm thanh, hương vị, ánh sáng,
cảm quan xúc giác,… và sự trải nghiệm kiến trúc trong thinh lặng của cái hiện hữu, giữa không
gian và thời gian với cơng trình kiến trúc – Hướng đến HTH kiến trúc về mặt tri giác thể xác.
Theo HTH, con người cần phải sống với cơ thể sống (living body) bằng kinh nghiệm sống (life
experience) bởi ý thức thông qua tri giác. Kiến trúc không dừng lại ở sự hiện hữu về mặt cấu trúc
kết cấu mà cịn là sự tích hợp ký ức của các giác quan, hình ảnh và cảm giác. Nhiệm vụ chính của

HTH kiến trúc là khơi phục ý nghĩa và tính thiết yếu của sự tồn tại của con người. Hay một phần
nào đó là hình ảnh hiện sinh của con người trên thế giới. Kiến trúc với góc nhìn HTH tập trung
với những nội dung tư duy cốt lõi, cụ thể là: 1) HTH tập trung vào vai trò của tri giác, nhận thức,
kinh nghiệm; 2) Nhận thức về không gian, môi cảnh, là phức hợp của kinh nghiệm đa giác quan;
3) Khái niệm về môi cảnh là trung tâm của diễn ngôn HTH, được xem là một thứ tinh thần giữa
kiến trúc và chủ thể cảm thụ kiến trúc. Và, “Con người tạo ra môi trường không phải là công cụ
thực tế hay kết quả của sự độc đốn mà nó là cấu trúc của ý nghĩa hiện thân”.


Kiến trúc là một phương thức “bảo tồn” và “duy trì” thế giới sống: Về nghĩa đen, kiến trúc cung
cấp cho con người những không gian cho các tiện nghi sống, sinh hoạt như ăn ngủ, nghỉ, học tập,
giải trí,… Đồng thời, không gian cũng ghi lại những ký ức vơ hình mà ở đó tâm hồn con người
được “an ủi”, và “chở che” theo nghĩa bóng. Con người được che chở về thể xác cũng cần được
che chở về tâm hồn với những giá trị văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng,… những giá trị trong đời sống
với hoạt động giao tiếp xã hội. Từ đó hướng đến “ni dưỡng” kiến trúc như một “thực thể sống”.
Kiến trúc là một sản phẩm tự nhiên: Đi kèm với sự hiện sinh đa dạng của con người liệu rằng có
khiến kiến trúc trở nên phức tạp và khơng có một điểm tựa lý luận nào chắc chắn hay khơng. Kiến
trúc ẩn mình hay hịa mình vào trong thế giới sống là một biểu hiện thấy rõ nhưng để hiểu được
nó, diễn giải được nó khơng phải là vấn đề đơn giản, góc nhìn hiện tượng chỉ cố gắng đa dạng hóa
cái

hình
đó.
Thiết kế kiến trúc là tự sự văn hóa: Từ lâu, kiến trúc khơng cịn là một khơng gian ở, theo nghĩa
đen, mà được xem như một câu chuyên kể/ lời tự sự của không gian. Kiến trúc không đứng yên
như một thế giới vô hồn, mà biểu hiện trong niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống con người. Sự đa
dạng trong kinh nghiệm sống của mỗi người cũng đa dạng, do vậy để thiết kế kiến trúc đọc hiểu
được kinh nghiệm của con người, chúng ta phải chuyển từ các quá trình đo lường của khoa học
thực chứng sang sự trải nghiệm và gặp gỡ kiến trúc thơng qua chính hành động sống của chúng ta.
Thiết kế kiến trúc là mối nối của những hiện tượng: Những cơng trình thực tế cho thấy kiến trúc

đương đại Việt Nam đang ngập tràn trong một tổng thể rời rạc và cắt dán của những hiện tượng.
Đó là một sự thật cần phải được nhìn nhận tích cực, bởi lẽ trải nghiệm hiện sinh đa dạng không
thể nào ràng buộc kiến trúc duy lý áp đặt theo bất cứ lối diễn giải nào.
Từ những diễn giải trên có thể thấy, HTH kiến trúc hình thành qua các bước:
1. Điều tra, khám phá những giá trị hình thái tự nhiên, lịch sử, văn hóa trong bối cảnh của địa điểm;
2. Giản lược hiện tượng thông qua góc nhìn hiện sinh và bỏ qua những định kiến;
3. Tìm khớp nối của những giá trị văn hóa lịch sử, hình thái tự nhiên thơng qua biểu hiện của hình
thức kiến trúc nơi cư ngụ;
4. Tìm kiếm hình thức phù hợp trong bối cảnh địa điểm thông qua yếu tố con người;
5. Dung hòa bằng các giải pháp không gian, ánh sáng, vật liệu để trải nghiệm hiện sinh có ý nghĩa.

Những phương pháp diễn giải HTH Kiến trúc


Đền Taj Mahal – Agra, Ấn Độ
HTH kiến trúc không đưa đến một thủ pháp nhất định, nó hướng đến một cách nhận thức hơn là
một phương pháp cụ thể, có thể hướng đến ba phương thức diễn giải kiến trúc như sau:

1. Thủ pháp tái diễn và lắp ghép hình ảnh




Hình ảnh truyền thống: Khai thác hình thức hình học của kiến trúc truyền thống. Nền tảng của
kiến trúc là thông qua kinh nghiệm hiện sinh, các hiện tượng trong văn hóa truyền thống, kiến trúc
truyền thống (là những hình ảnh ẩn dụ có nhiều sức hấp dẫn), và một cơng trình kiến trúc có thể
có nhiều hơn những hiện tượng được góp nhặt và diễn giải trở lại trong kiến trúc. Điều đó khơng
có nghĩa là sao chép, nhại lại những hình ảnh sẵn có, tùy theo tình huống thiết kế và bối cảnh mà
HTH sẽ góp phần gợi lên được các yếu tố của kiến trúc truyền thống.
Truyền thống ở đây không chỉ dừng lại ở kiến trúc truyền thống hay văn hóa truyền thống, mà

truyền thống có là lối tư duy đã có trước đó. HTH trong diễn giải truyền thống cung cấp một lối
nhận thức thoát ra khỏi ý niệm cứng nhắc trong tư duy duy lý với sự hiện hữu của nó với việc tiếp
biến những vấn đề có sẵn, từ kết cấu, hình thức, bố cục, tổ chức không gian, tỉ lệ, vật liệu, kỹ thuật
thi cơng….
Hình ảnh tự nhiên: Khai thác các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Việc kiến tạo nơi chốn là vấn đề
khai thác yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong đó liên quan đến khai thác các yếu tố về địa hình, mặt
nước và bầu trời. Nhằm tạo lập nên sự gắn kết với các giá trị hiện hữu, giữa cái cũ và cái mới, tạo
ra sự đa dạng cho sự lựa chọn của con người trong cuộc sống đơ thị từ đó tạo nên sinh khí cho




không gian, tạo ra sự liên kết thân thiện giữa người với người, giữa con người với khơng gian đơ
thị.
Hình ảnh lối sống: Khai thác yếu tố sinh hoạt – văn hóa. Từ cái tổng thể đến chi tiết, con người
là đích đến sau cùng của hoạt động kiến tạo. Như đã nói ở trên bầu khí kiến trúc là quan trọng cho
trải nghiệm hiện sinh của con người trong kiến trúc, cách con người tiếp nhận từ thế giới chỉ là
một tập hợp những hiện tượng chung và tổng quát. Đến chi tiết hơn các yếu tố đó phải được diễn
giải bởi chính việc được chạm, nghe, ngửi, thấy, những màu sắc, âm thanh, ánh sáng của khơng
gian đó.

2. Thủ pháp tạo sự tương tác, giao thoa ánh sáng vật liệu và kết cấu
Trong HTH kiến trúc, thủ pháp về ánh sáng và vật liệu được sử dụng tiêu biểu nhất bởi Peter
Zumthor, Steven Holl… Vật liệu và ánh sáng là những yếu tố tạo nên cảm xúc cho cơng trình. Các
vật liệu trực tiếp từ thiên nhiên: Đá, sỏi, bùn, rơm, tre, gỗ, cói, rạ, lá dừa…; vật liệu nguồn gốc từ
thiên nhiên nhưng đã được xử lý qua cơng nghệ, tạo hình như gốm, sứ, gạch nung, ngói…; đồng
thời với mỗi địa phương và vùng miền, lại có những loại vật liệu khác nhau. Việc sử dụng vật liệu
mới như kính, thép, bê tơng. Giao thoa cùng với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước), là những
cách tiếp cận mới trong kiến trúc đương đại.
Thông qua vật liệu và kết cấu, ánh sáng được khai thác ở nhiều góc độ để tạo nên những khung

cảnh khác nhau, thay đổi theo thời gian trong ngày, những bóng mờ làm nền cho khoảng sáng.
Chuyển động của ánh sáng trên bề mặt tường, sàn, trần,… Ánh sáng là sân chơi cho vật liệu và kết
cấu, bởi những hiện tượng trong kiến trúc xuất hiện thơng qua hành trình của thị giác.

3. Thủ pháp tạo không gian mở, tạo những khoảng trống có nghĩa
Những khoảng khơng gian gần như khơng có nhiều tính năng sử dụng chủ yếu giờ đây lại là linh
hồn của cơng trình. Điển hình như sân trong, giếng trời, hành lang, hiên nhà, sân trước, sân sau…
trong cơng trình. Những khơng gian mở này là những khơng gian chuyển tiếp giữa các không gian
chức năng trong công trình, hay giữa cơng trình với tự nhiên. Trong kiến trúc truyền thống những
không như hiên nhà, sân trong,… là yếu tố quan trọng. Để che mưa nắng, làm không gian sinh
hoạt, nghỉ ngơi. Nói rộng ra trong một đơ thị, mật độ xây dựng quá cao sẽ dẫn đến sự ngột ngạt và
gây những hệ lụy trong chất lượng môi trường đô thị. Những khoảng hở, không gian mở là những
khoảng công viên cây xanh, những hồ nước, sông ngịi tạo khoảng thở cho cơng trình. Nó có là
nơi các hoạt động sinh hoạt và giao lưu văn hóa diễn ra như những hình tượng về cây đa, bến nước,
sân đình trong văn hóa làng xã Bắc Bộ,…
Khơng gian trống là nơi để chiêm nghiệm, để khơi gợi những cảm xúc. Làm cho con người có
khoảng thở trong cơng trình vốn đã q bí bách bởi những khơng gian chức năng được ngăn chia.

Kết luận
Tựu chung lại những lập luận diễn giải trên có thể thấy:


1. Sở dĩ có sự xuất hiện của HTH kiến trúc chính là bởi sự khẳng định của hiện sinh con người trong
xã hội;
2. Sự hiện sinh đó thơng qua kiến trúc như là một khớp nối liên kết con người với địa điểm biến nó
thành nơi chốn hiện sinh;
3. Nơi chốn hướng đến thụ cảm tinh thần con người tạo nên bầu khí kiến trúc thể hiện qua ánh sáng,
âm thanh, vật thể, khơng khí,…;
Kiến trúc Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc, ở đó hình thức và cấu
trúc ln gắn liền mật thiết với không gian sử dụng. Hàng loạt những góc nhìn trù phú chưa được

khái thác hết nhưng nếu chỉ lệ thuộc vào phong cách thì thật là bỏ qua những con đường hiện sinh
khác lạ và mới mẻ. KTĐĐ VN đang trong sự hội nhập đa dạng, chủ nghĩa cá nhân biến kiến trúc
thành một sân khấu trình diễn cá nhân mn hình vạn trạng mà khơng có một lý luận nào phù hợp
để có thể diễn giải thành phương pháp, chỉ có cách nhìn gợi mở của hiện tượng với sự ẩn dụ thông
qua kinh nghiệm sống từng trải là khởi nguyên cần thiết để hướng đến các cách tiếp cận mới duy
cảm và nhân văn hơn.



×