Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN hết học PHẦN môn THẨM ĐỊNH, THẨM TRA văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT thực trạng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền đối với tác phẩm phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.56 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN
MÔN:
THẨM ĐỊNH, THẨM TRA
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
HỌ VÀ TÊN

: CAO MAI TRANG

MSSV

: 440635

LỚP

: N01-TL2

NHÓM

: 3

Hà Nội, 2022

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................. 1


CÂU 1:.................................................................................................................... 1
1. Thực trạng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền đối với tác
phẩm phái sinh...........................................................................................1
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật:............................................................3
CÂU 2:.................................................................................................................... 4
KẾT LUẬN.................................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................6


MỞ ĐẦU
Thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có vai trị rất quan trọng. Đây là một biện
pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, đảm
bảo quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát
triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Vậy những quy định pháp luật
hiện hành về vấn đề này được thể hiện như thế nào và có ưu, nhược điểm gì cũng
như bàn luận về sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa
đổi), em xin giải quyết cụ thể các yêu cầu của đề bài như sau:

NỘI DUNG
CÂU 1: Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội
dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật.
I.

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1. Thẩm định dự thảo văn phạm quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Dự thảo luật là “Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân

có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của
quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy
định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.”
Theo Quyết định số 05/2007/QĐ – TTg thì thẩm định dự thảo VBQPPL là
hoạt động “xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm
đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo
trong hệ thống pháp luật”.
2. Thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính là “cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá
1


nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong q
trình giải quyết các cơng việc của quản lý hành chính nhà nước”1.
3. Lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL là biện pháp
nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo
tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong
các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
II.

BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH NỘI

DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DỰ THẢO VBQPPL.
1.

Những quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung

lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL.

Đối với các văn bản Luật, vấn đề thẩm định nội dung lồng ghép bình
đẳng giới trong dự thảo VBQPPL được quy định tại điểm đ khoản 2, điểm d
khoản 3 Điều 92; Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 98; điểm d khoản 2 Điều 102;
khoản 5 Điều 103 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành
VBQPPL năm 2015. Bên cạnh đó cịn có Điều 21, 22 Luật bình đẳng giới 2006.
Đối với các văn bản dưới luật, vấn đề thẩm định nội dung lồng ghép bình
đẳng giới được quy định cụ thể trong Chương III Nghị định 48/2009/NĐ-CP
Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và Mục 4 Thông tư số
17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
VBQPPL.
2.

Bình luận các quy định của pháp luật về thẩm định nội dung

lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL.
a. Ưu điểm:
Thứ nhất, trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền khơng được phân
cơng soạn thảo thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp tài liệu có liên
quan tới vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới cho cơ quan chủ trì
soạn thảo khi có u cầu. Điều này giúp thống kê được các số liêu, tìm hiểu
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019.

2


được nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, tạo cơ sở để ban hành các văn
bản quy phạm phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, với yêu cầu có mặt đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về bình
đẳng giới, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Ngồi ra, còn cần tham vấn, lấy ý
kiến của các chuyên gia về giới. Điều này đảm bảo cho các quy phạm có nội

dung khách quan, phù hợp, phát huy tốt bình đẳng giới.
b. Hạn chế:
Thứ nhất, nhìn chung việc lồng ghép này cịn mang tính hình thức, chất
lượng khơng cao. Luật Bình đẳng giới ban hành đến nay đã 16 năm, vẫn cịn tình
trạng chưa ý thức hoặc ý thức chưa đầy đủ, khơng nắm chắc về bình đẳng giới.
Nhiều người tuy ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm BĐG nhưng hiểu
về BĐG chưa đầy đủ, chưa nắm chắc các khái niệm cơ bản về giới, BĐG, phân
biệt đối xử giới, biện pháp thúc đẩy BĐG, các quy định về lồng ghép giới. Do đó
khi đánh giá, nhận xét về văn bản dưới góc độ giới vẫn cịn theo cảm tính, chưa
bắt đầu từ việc xác định vấn đề giới trong văn bản. Chính vì vậy, cịn tình trạng
hiểu về việc bảo đảm BĐG trong văn bản một cách đơn giản và chưa thật đúng
về lồng ghép giới.
Thứ hai, do chưa có các yêu cầu cụ thể, các tiêu chí đánh giá vẫn mang
tính chung chung đã tạo ra những quy định định tính, khó xác định cụ thể con số
chính xác khi cần thiết. Mặt khác, ngay từ các quy định về thẩm định nội dung
bình đẳng giới đã nhìn nhận phụ nữ là người được thụ hưởng, người được bảo
hộ, bảo vệ nên các VBQPPL được xây dựng ra khơng mang tính đa chiều; các
phương án chính sách, dự thảo quy định pháp luật qua hoạt động thẩm định chưa
thực sự giảm khoảng cách giới.
Thứ ba, thực tế cho thấy lực lượng cán bộ cho cơng tác lồng ghép bình
đẳng giới trong xây dựng VBQPPL rất mỏng, hầu hết đều chưa có đủ kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm về bình đẳng giới. Hiện nay, tại hầu hết các sở, ban, ngành
địa phương chưa có phịng bình đẳng giới, hoạt động này chỉ lồng ghép với văn
phịng sở hoặc các phịng chun mơn khác. Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ
3


tham mưu làm công tác quản lý và xây dựng chính sách về bình đẳng giới gặp
nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào Ban vì sự tiến bộ phụ nữ với 100% thành viên
kiêm nhiệm. Sự hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới của cán bộ

làm cơng tác tham mưu, hoạch định chính sách đã dẫn đến việc triển khai xây
dựng pháp luật cũng như việc thực thi luật pháp cịn nhiều khó khăn, lúng túng
và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
III. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH NỘI
DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO VBQPPL.
1.

Những quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung

thủ tục hành chính trong dự thảo VBQPPL.
Đối với các văn bản Luật, vấn đề thẩm định nội dung thủ tục hành chính
trong dự thảo VBQPPL được quy định cụ thể trong các điều: điểm đ khoản 2,
điểm d khoản 3 Điều 92; Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 98; điểm d khoản 2 Điều
102; khoản 5 Điều 103 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành
VBQPPL năm 2015.
Đối với các văn bản dưới luật, Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định 154/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chí đánh giá tác
động, hồ sơ cần kiểm soát trong thẩm định nội dung thủ tục hành chính. Ngồi
ra, Thơng tư số 07/2014/TT-BTP Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục
hành chính và rà sốt, đánh giá thủ tục hành chính bị hết hiệu lực một phần do bị
bãi bỏ một phần tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BTP đã quy định cụ
thể về phương pháp, công cụ hỗ trợ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong
dự thảo văn bản quy phạm.
2.

Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định

nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo VBQPPL.
a. Ưu điểm:

Thứ nhất, tồn tại cơ sở pháp lý cụ thể, gắn thẩm định nội dung thủ tục
hành chính trong từng văn bản quy phạm pháp luật với mỗi chủ thể, trách nhiệm
4


của các cơ quan thực hiện thẩm định từ đó sẽ được nâng cao, đồng thời tính
chính xác của hoạt động này cũng tăng lên.
Thứ hai, các quy định pháp luật về hoạt động thẩm định sẽ mang tính
định hướng để các thủ tục hành chính trong mỗi dự thảo văn bản quy phạm trở
nên tối ưu, thật sự cần thiết, hợp lý và tiết kiệm.
Thứ ba, các quy định pháp luật đã đề ra bộ công cụ khoa học để nghiên
cứu căn cứ, phương pháp từ đó tạo cơ sở để hồn thiện thủ tục hành chính sao
cho phù hợp với nội dung từng sự thảo quy phạm.
b. Hạn chế:
Thứ nhất, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2020, đã cơ bản có những tách biệt, làm khác, đổi mới, trong đó sửa đổi một số
quy định trong quy trình thẩm định VBQPPL nói chung. Trong khi đó những
phương pháp, bộ cơng cụ được quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BTP Hướng
dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chínhvà rà sốt, đánh giá thủ tục
hành chính loại trừ những nội dung đã được bãi bỏ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư
01/2018/TT-BTP đã không cịn hồn tồn phù hợp, khơng đáp ứng đầy đủ đòi
hỏi của hoạt động thẩm định về nội dung thủ tục hành chính nói riêng.
Cách thức đánh giá, các biểu mẫu dùng trong đánh giá thủ tục hành chính
thực tế thể hiện một số nội dung, bộ phận cấu thành cịn chưa rõ, chưa phù hợp
với cơng tác xây dựng, ban hành VBQPPL hiện nay. Chưa có hướng dẫn cụ thể
về phương pháp đánh giá tính hợp lý của tên các thủ tục hành chính, nhiều nội
dung thơng tin tại biểu mẫu đánh giá còn trùng lặp. Ngay việc đánh giá sự cần
thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của tên, trình tự thực hiện thủ tục hành chính
thơng qua các câu hỏi tại phần II của biểu mẫu đánh giá tác động 01A/ĐGKSTT của Phụ lục I Ban hành kèm theo Thơng tư số 07/2014/TT-BTP như: “Có
được quy định rõ ràng và cụ thể về các bước thực hiện khơng?; Có được quy

định hợp lý giữa các bước thực hiện để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ
quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện?” đã có sự trùng lặp nhất định
trong các câu hỏi, khiến cho nội dung trả lời không tách biệt.
5


Trong khi việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền tham gia vào q trình xây dựng, ban hành VBQPPL nói chung
ngày một rõ ràng thì việc thực hiện các phương pháp, đánh giá nội dung thẩm
định thông qua bộ công cụ lại chưa có sự gắn kết cụ thể này. Bộ cơng cụ đánh
giá tác động thủ tục hành chính hiện nay chưa có mối liên hệ giữa kết quả đánh
giá và tính hiệu quả, cần thiết. Đồng thời, các phương pháp đánh giá, bảng biểu
cũng chỉ dành cho chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong khi đối
tượng chịu ảnh hưởng từ những thủ tục hành chính lại chưa được tham gia góp
ý, đánh giá.
Thứ hai, trong quy trình đánh giá tác động thủ tục hành chính chưa xác
định cụ thể nội dung chi tiết về trách nhiệm, cơ chế thực hiện. Đồng thời hiệu
quả của công tác đánh giá cịn thấp, số lượng thủ tục hành chính đã qua đánh giá
những vẫn phải cắt giảm quy trình còn nhiều.
CÂU 2: Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra, hãy phát biểu về
sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
1. Cơ sở pháp lý:
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thơng qua Luật Giao dịch điện tử và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật được xây dựng trên cơ sở Luật
mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (UNCITRAL) bao gồm: 8 Chương và 54 Điều mang tính chất luật
khung, nguyên tắc đối với các vấn đề kỹ thuật của giao dịch trên môi trường
điện tử. Triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử ngay khi có hiệu lực pháp lý,
Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đã khẩn trương tiến hành công tác tổ chức, thực

hiện nhằm đưa Luật vào cuộc sống.
Sau gần 15 năm thực hiện, Luật GDĐT cùng với các Luật Công nghệ
thông tin 67/2006/QH11, Luật Viễn thông số 41/2009/QH12, Tần số và Vô tuyến
điện số 42/2009/QH12, An tồn thơng tin mạng số 86/2015/QH13, An ninh
mạng số 24/2018/QH14 và các luật chuyên ngành khác đã đóng vai trị quan
6


trọng, tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy
giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đưa
ứng dụng khoa học công nghệ vào cải cách hành chính. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu thực hiện
chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, Luật Giao dịch điện tử đã bộc lộ một số
bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay như:
Thứ nhất, các quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật; quy định chưa rõ
ràng giá trị pháp lý của các loại hình thơng điệp dữ liệu và hồ sơ, chứng từ điện
tử; thiếu quy định trong Luật Giao dịch điện tử về chứng từ, hồ sơ tương ứng với
các quy định về “bản gốc”, “bản chính”, “bản sao” trong pháp luật truyền thống;
các vấn đề quy định về quy trình, thủ tục và pháp lý cụ thể của các bước trong
giao kết hợp đồng điện tử, chưa quy định rõ ràng về thông điệp dữ liệu an toàn
và chữ ký điện tử an toàn, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của các bên khi tham gia
giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Luật cịn thiếu quy định về định danh, xác thực
điện tử, dẫn tới hạn chế trong xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan
trong giao dịch điện tử.
Thứ hai, bộc lộ nhiều bất cập trong quy định về giao dịch điện tử của cơ
quan nhà nước, các quy định cịn mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ
thể như giá trị pháp lý, trường hợp sử dụng và việc công nhận, liên thông giữa
chữ ký điện tử chuyên dùng trong cơ quan nhà nước và chữ ký điện tử công
cộng, gây khó khăn trong cung cấp các dịch vụ cơng trực tuyến và giao dịch điện
tử của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, quy định về

tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử còn thiếu, nhất là liên quan
đến các luật chuyên ngành với đặc thù trong giải quyết tranh chấp. Luật Giao
dịch điện tử hiện nay cũng chưa quy định và cơng nhận giá trị pháp lý của các
hình thức xác thực khác. Như vậy, chữ ký điện tử có thể có nhiều hình thức như
chữ ký số, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học, nhận dạng giọng nói.
Thứ ba, do là Luật khung, mang tính ngun tắc, nên trong 15 năm qua
chỉ có một số lĩnh vực chịu áp lực lớn của hội nhập quốc tế, có nhu cầu cấp thiết
7


tự thân, tiên phong nghiên cứu xây dựng các văn bản dưới luật quy định chi tiết
để thực thi và ứng dụng mạnh mẽ giao dịch điện tử, điển hình như lĩnh vực
Thông tin và Truyền thông (chữ ký số), Ngân hàng (thanh tốn điện tử), Tài
chính (giao dịch chứng khoán, hoá đơn điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử) và
Thương mại điện tử. Với nhiều lĩnh vực khác, việc áp dụng giao dịch điện tử vẫn
khó khăn do thiếu các quy định cụ thể của Luật Giao dịch điện tử 2005. Hơn
nữa, Luật Giao dịch điện tử 2005 cịn loại trừ khơng áp dụng cho khá nhiều lĩnh
vực quan trọng trong đời sống, kinh tế và xã hội.
Thứ tư, trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, đặc biệt do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả
các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế và xã hội, môi trường và phương thức
giao dịch cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng
số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến, địi hỏi phải có khung
pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo thể chế pháp luật phải theo
kịp sự phát triển.
2. Cơ sở chính trị:
Sau 15 năm triển khai, đất nước có nhiều tiến bộ về kinh tế và xã hội.
Đất nước ta hội nhập sâu rộng hơn với sự tham gia các hiệp định thương mại tự
do như: hiệp định trong khuôn khổ WTO, AFTA, CPTPP, EVFTA,... Trong giai
đoạn mới, cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 đang diễn ra với cơng cuộc chuyển

đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số đặt ra nhiều thách thức về chính sách
và mơ hình quản lý giao dịch điện tử.
Việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ,
kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia,
góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; tạo hành lang
pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực
8


sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực; khắc phục những bất cập,
tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành, đặc biệt là đối với vấn đề bảo đảm giá trị
pháp lý của giao dịch điện tử; luật hóa các vấn đề thực tiễn yêu cầu và bảo đảm
tính thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.
Do đó, việc xây dựng dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trình Quốc
hội xem xét thơng qua là rất cần thiết, nhằm thể chế hoá các quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực thi
Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng như những bất cập nảy sinh giữa các quy định
của Luật Giao dịch điện tử với các văn bản quy phạm pháp luật khác được Quốc
hội ban hành sau. Bên cạnh đó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế
xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với
các quy định pháp luật có liên quan.
Luật Giao dịch điện tử và các văn bản dưới Luật đã đóng vai trị quan
trọng, tạo nền tảng pháp lý để đẩy mạnh giao dịch điện tử, góp phần đẩy mạnh
cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội nói chung. Vì
vậy, trong bối cảnh mới việc sửa đổi là cần thiết để tạo động lực cho giao dịch
điện tử tiếp tục phát triển.


KẾT LUẬN
Như vậy, việc thẩm định, thẩm tra VBQPPL có vai trị rất quan trọng
trong quá trình xây dựng văn bản. Với việc thẩm định nội dung lồng ghép bình
đẳng giới hay thủ tục hành chính, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại
những hạn chế khiến cho các VBQPPL chưa giải quyết được triệt để vấn đề
được đặt ra. Bên cạnh đó, Luật Giao dịch điện tử trong 15 năm thực hiện còn tồn
tại một số bất cập cần bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết một số vướng mắc, phù
hợp với thực tế hiện nay.
Dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế nên trong q
trình làm bài sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cơ tạo điều kiện
để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Văn bản pháp luật:
1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2020.
3. Luật bình đẳng giới năm 2006.
4. Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Nghị định 154/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 34/2016/NĐ-CP.
6. Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp bảo đảm bình
đẳng giới.
7. Thơng tư 07/2014/TT-BTP Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ
tục hành chính và rà sốt, đánh giá thủ tục hành chính.
8. Thơng tư số 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.


 Giáo trình, sách:
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2017.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb.Cơng an nhân dân.

 Luận văn nghiên cứu:

10



×