Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.77 KB, 57 trang )

CH s 11 - B1 - H KTQD Chuyờn Photocopy - ỏnh mỏy - In Lun vn, Tiu lun

: 6.280.688

MC LC


Trang
Li núi u
Phn I: C s lý lun v kinh t trang tri v s dng lao ng
trong kinh t trang tri.
5
I. Khỏi nim, c trng, tiờu chớ ca kinh t trang tri. 5
1. Khỏi nim. 5
2. c trng ca kinh t trang tri
6
3. Tiờu chớ v kinh t trang tri
8
II. Lao ng v s dng lao ng trong kinh t trang tri.
9
1. Lao ng ca kinh t trang tri.
9
2. S dng lao ng trong kinh t trang tri.
11
3.nh hng ca s dng lao ng n hiu qu sn xut trong nụng
nghip
12
4. í nghĩa của sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
13
Phần II: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại và sử
dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá


15
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thanh Hoá
15
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
15
2. Đặc điểm về kinh tế.
18
3. Những nét cơ bản về xã hội.
20
II. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua
21
1. Loại hình các trang trại.
21
2. Đất đai của trang trại.
22
3. Vốn đầu t của trang trại.
23
III. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại
25
1
CH s 11 - B1 - H KTQD Chuyờn Photocopy - ỏnh mỏy - In Lun vn, Tiu lun

: 6.280.688
1. Số lợng và chất lợng lao động.
25
1.1. Số lợng lao động.
25
1.2. Chất lợng lao động.
27
2. Sử dụng lao động trong các trang trại.

29
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất.
29
2.2. Sử dụng lao động theo thời gian.
31
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ, chuyên môn.
32
3. Hiệu quả sử dụng lao động trong các trang trại.
33
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại Thanh Hoá
33
3.2. Về mặt xã hội
35
IV. Một số nhân tố hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại ở Thanh
hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá Hoá
37
1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại.
37
2. Đất đai.
38
3. Quy mô vốn đầu t.
39
4. Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
39
5. Thị trờng tiêu thụ sản phẩm.
40
Phần III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động có
hiệu quả trong các trang trại Thanh Hoá.
41
I. Định hớng chung cho thu hút và sử dụng lao động.

41
1. Đối với các loại hình sản xuất.
41
2. Đối với các vùng kinh tế.
42
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh tế
trang trại ở Thanh Hoá
43
1. Giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại.
43
1.1.Chính sách đất đai.
43
1.2. Nguồn vốn đầu t.
45
1.3. Chính sách về thị trờng.
47
2
CH s 11 - B1 - H KTQD Chuyờn Photocopy - ỏnh mỏy - In Lun vn, Tiu lun

: 6.280.688
1.4. Tăng cờng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
48
2. Giải pháp về lao động.
48
2.1. Những chính sách về lao động.
49
2.2. Đối với lao động trong kinh tế trang trại.
51
2.3.Tăng cờng sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
53

Kết luận
55
Danh mục tài liệu tham khảo
56
3
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
L ỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là
biểu hiện của sự văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
vào thời kỳ kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Nó
đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ở Việt Nam đang trong thời kỳ CNH-HĐH, Kinh tế trang trại ra đời là một
tất yếu. Nó đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực trên một số mặt, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH, tạo
thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm
nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Kinh tế trang trại ở Thanh Hoá ra đời từ đầu những năm 1990 cũng mang
trong nó những yếu tố tích cực đó. Tuy nhiên sự phát triển Kinh tế trang trại ở
Thanh Hoá chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương và đang bộc lộ
những mặt hạn chế, trong đó có vấn đề thu hút và sử dụng lao động trong các
trang trại
đã và đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết, liên quan chặt chẽ với lao
động ở nông thôn.

Đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh
Hoá” là một đề tài mới nhưng nó mang tính thực tiễn và ứng dụng cao đối với
các trang trại ở Thanh Hoá./.

Đề tài gồm ba phần:
Phần I. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong
kinh tế trang trại.
Phần II. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại và sử dụng
lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá.
Phần III. Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong
các trang trại ở Thanh Hoá
4
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KINH TẾ TRANG TRẠI
I. Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của kinh tế trang trại.
1. Khái niệm.
I.1. Trang trại:
Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang trại
trong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá là với khái niệm cụ thể sau
đây:
- Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất hàng
hoá thời kỳ công nghiệp hoá .
- Trang trại là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp gắn
với thị trường .
- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ.
- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp có
tổ chức lao động SXKD có quản lý kiểu doanh nghiệp .
- Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các
hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất TLSX, các họat động dịch vụ và các

tổ chức chế biến tiêi thụ nông sản.
- Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt động
SXKD nông nghiệp (Từ các hình thức sở hữu TLSX và PTSX khác nhau có
trang trại gia đình, trang trại tư bản chủ nghĩa).
- Trang trại thường có quy mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn).
5
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
1.2. Kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá phát sinh và
phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự
cấp tự túc được biểu hiện:
- Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt
động SXKD nông nghiệp bao gồm các hoạt động trước, trong và sau sản xuất
nông sản hàng hoá .
- Là sản phẩm của thời kỳ CNH- HĐH, bởi quá trình hình thành và phát
triển gắn liền với quá trình CNH từ thấp đến cao.
- Phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá phục vụ nhu cầu nông sản hàng
hoá là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và là một tất yếu khách quan của
nền kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch từ sản xuất tự cấp lên sản
xuất hàng hoá.
- Là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp mới có tính ưu việt hơn hẳn
các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác như kinh tế nông nghiệp tập
thể, đồn điền, tiểu nông
1
...
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại:

Trên cơ sở khái niệm về Kinh tế trang trại đã nêu, chúng ta đi vào tìm hiểu

đặc trưng của kinh tế trang trại với những điểm khác biệt so với các loại hình
sản xuất nông nghệp khác.
2.1. Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất nông sản hàng hoá:
Đây là đặc trưng cơ bản khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự túc theo
nhu cầu của gia đình nông dân. Ngay từ khi kinh tế trang trại mới hình thành ở
một số nước CNH Tây âu, C.Mác là người đầu tiên đưa ra nhận xét chỉ rõ đặc
1
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 258.
6
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
trưng cơ bản của Kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông là người chủ trang
trại sản xuất và bán tất cả sản phẩm họ làm ra và mua tất cả kể cả thóc giống.

2.2. Quy mô diện tích tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất:
Quy mô diện tích của trang trại không nhất thiết phải lớn, diện tích nhiều.
Thông thường những trang trại trồng trọt có quy mô tương đối lớn, nhất là các
trang trại lâm nghiệp cần có diện tích rất lớn. Ngược lại trang trại chăn nuôi gia
cầm thường có diện tích sử dụng nhỏ nhưng lại cần quy mô đầu tư lớn. Hơn nữa,
do tính chất sản xuất hàng hoá chi phối đòi hỏi phải tạo ra ưu thế trong cạnh
tranh sản xuất kinh doanh để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt động
của kinh tế trang trại được thực hiện theo xu thế tích tụ và tập trung sản xuất
ngày càng cao, tiến đến quy mô sản xuất tối ưu của trang trại, phù hợp với từng
ngành sản xuất, từng vùng kinh tế, từng thời kỳ CNH.
Cùng với việc tập trung nâng cao năng lực sản xuất của tưng trang trại còn
diễn ra xu thế tập trung các trang trại thành những vùng chuyên môn hoá từng
loại sản phẩm.

2.3. Chủ trang trại là chủ gia đình đồng thời là một nhà kinh doanh:

Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức và quản lý, có kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh trong cơ chế thị
trường. Thông thường trang trại là một doanh nghiêp do chính người nông dân
làm chủ. Đa số chủ trang trại là lao động chính, nhiệm vụ của họ là điều hành
sản xuất và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của trang trại.
2.4. Kinh tế trang trại là mô hình xuất nông nghiệp hiệu quả và tiên tiến:
Kinh tế trang trại có khả năng dung nạp nhiều trình độ khoa học và công
nghệ từ thô sơ đến hiện đại, phù hợp với từng loại cơ sở tạo điều kiện giảm chi
phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
7
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Kinh tế trang trại tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá, khối lượng hàng hoá
nhiều, chất lượng tốt và giá thành hạ.
Kinh tế trang trại góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn,
tăng thu nhập cho người lao động, làm giảm bất công bằng trong xã hội, đi tiên
phong trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.5. Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau.
Tuỳ theo hình thức sở hữu và tổ chức quản lý mà ta có thể phân làm các
loại sau:
+ Trang trại gia đình: (loại hình trang trại này chiếm phần lớn) Trang trại
gia đình có tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thích hợp, tiến bộ, sử dụng có
hiệu quả các TLSX (đất, lao động, vốn..) chọn và ứng dụng có hiệu quả các
thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến.
+ Trang trại uỷ thác: người chủ trang trại không tham gia trực tiếp vào quản
lý và sản xuất mà thuê người khác làm những việc đó.
+ Trang trại hơp doanh theo cổ phần: loại này có nhiều chủ sở hữu và quản
lý. Nếu phân theo ngành sản xuất thì có: trang trại nông nghiệp,trang trại lâm
nghiệp, trang trại ngư nghiệp.

3. Tiêu chí về kinh tế trang trại.
3.1. Về định tính:
Tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất
nông sản hàng hoá.
3.2. Về định lượng:
Tiêu chí trang trại thể hiện thông qua các chỉ số cụ thể nhằm để nhận dạng,
phân biệt loại cơ sở sản xuất nào được coi là trang trại, loại cơ sở nào không
8
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
phải là trang trại và để phân loại giữa các trang trại với nhau về quy mô giúp
chúng ta có cơ sở để phân tích đánh giá sau khoi đã thu thập được số liệu.
Theo thông tư 69/2000 ngày 23/6/2000 của liên bộ NN-PTNT và Tổng cục
Thống kê quy định các tiêu chuẩn:
- Một là: Phải có giá trị hàng hoá đạt 40 triệu đồng một năm trở lên.
- Hai là: Có mức sử dụng đất đai, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tối thiểu:
+ Từ 2 ha trở lên đối với trang trại cây hàng năm và nuôi trông thuỷ sản.
+ Từ 3 ha trở lên đối với trang trại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
+ Từ 10 ha trở lên đối với trang trại cây lâm nghiệp.
+ Chăn nuôi từ 50 con trâu bò, 1000 con lợn, dê trở lên.
+ kinh doanh tổng hợp trong các chỉ tiêu trên phải có ít nhất hai chỉ tiêu,
mỗi chỉ tiêu phải bằng 1/2 quy định.
+ Loại khác không đạt về chỉ tiêu quy mô ở trên nhưng có thu nhập bình
quân đầu người đạt từ 400000 đồng đối với miền xuôi và 300000 đồng trở lên
đối với miền núi.

-Ba là: Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc lao động làm thuê
thời vụ.
- Bốn là: Chủ trang trại là người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất

kinh doanh.
- Năm là: Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt
trội.
II. Lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
1. Lao động.
Lao động là hoạt động có ích của con người không bị pháp luật ngăn cấm
và mang lại thu nhập cho con người. theo C. Mác: “Lao động là quá trình diễn ra
giữa con người với tự nhiên, là quá trình trong đó, bằng hoạt động của mình con
9
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
0người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên”
2
. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm năng trong
cơ thể mình sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có
mục đích, có ý thức nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu
cầu của mình.
Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao
giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
Trong các quá trình sản xuất lao động là yếu tố đầu vào của quá trình đó.
Khi kinh tế trang trại ra đời và phát triển nó sẽ thu hút và sử dụng một số lượng
lao động trong nông nghiệp, số lao động này ngoài lao động trong gia đình còn
một bộ phận không nhỏ lao động dôi dư, không có đủ việc làm phải đi làm thuê
cho các chủ trang trại (bao gồm cả lao động thuê thường xuyên và lao động thuê
thời vụ).
- Lao động thuê thời vụ là lao động có khả năng lao động được thuê theo
thời vụ của sản xuất, thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sản xuất và sự thuê

mướn của chủ trang trại do vậy họ thuộc số những người thiếu việc làm (thiếu
việc làm là tạng thái người lao động không được sử dụng hết thời gian làm việc
theo quy định và mức thu nhập dưới mức tối thiểu, có nhu cầu tìm việc làm).

- Lao động thuê thường xuyên là những lao động đủ 15 tuổi trở lên có khả
năng lao động được chủ trang trại thuê ít nhất từ 1 năm trở lên.
- Lao động gia đình là những nhân khẩu 15 tuổi trở lên có khả năng lao
động và tham gia vào sản xuất trong trang trại.
Lao động trong gia đình cùng với lao động thuê thường xuyên gọi là lao
động thường xuyên - lao động có việc làm đầy đủ (lao động có việc làm đầy đủ
2
C. Mác- Tư bản quyển I Tập I- Nhà xuất bản sự thật Hà nội
10
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm đối với bất cứ ai có khả năng lao động trong
nền kinh tế quốc dân).
Khi số lao động thường xuyên và lao động thuê thời vụ được kinh tế trang
trại thu hút và sử dụng sẽ nâng cao được hệ số sử dụng thời gian làm việc trong
nông thôn. Tuy nhiên về mặt chất lượng lao động trong kinh tế trang trại đang là
vấn đề đáng lo ngại bởi vì trình độ văn hoá, trình độ tay nghề .. của lao động còn
quá thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.

2. Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá.
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất kinh doanh:
Là sự thu hút và sử dụng lao động (lao động thường xuyên và lao động
thuê thời vụ) vào các loại hình sản xuất. Đối với kinh tế trang trại ở Thanh Hoá
bao gồm 6 loại hình sản xuất cơ bản: Trồng cây hàng năm, Trồng cây công
nghiệp lâu năm và cây ăn quả, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Nuôi trồng thuỷ sản,

Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp. việc thu hút và sử dụng lao động đối với mỗi loại
hình sản xuất là khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình sản xuất.

2.2. Sử dụng lao động theo thời gian:
Thời gian lao động là số giờ, số ngày công mà ngườ lao động đóng góp cho
kinh tế trang trại (làm việc cho chủ trang trại) dựa trên sự thoả thuận giữa người
lao động với người chủ trang trại, trên cơ sở đó người chủ trang trại căn cứ vào
đó trả công cho người lao động và các phụ cấp (nếu có).
Đối với các trang trại ở Thanh Hoá thì thời gian lao động đa số tính theo
ngày công lao động (cả đối với lao động thuê thường xuyên và lao động thuê
thời vụ). Tuy nhiên các trang trại thuê dưới 500 công (đối với lao động thuê thời
vụ) chiếm tỷ lệ cao làm hạn chế việc nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động .
11
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ người lao động:
Trình độ người lao động liên quan đến chất lượng lao động trong các trang
trại. Đối với lao động trong các trang trại Thanh Hoá đang có trình độ rất thấp
(trình độ văn hoá, trình độ tay nghề) làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của trang trại. Hiện nay trong số các trang trại hiện có của tỉnh có
trên 90% chủ trang trại và người lao động trong trang trại chưa qua đào tạo bồi
dưỡng. Đây là một sự cản trở rất lớn cho việc nâng cao năng lực sản xuất của
trang trại, kinh tế trang trại sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhưng đồng thời
cũng đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề.
3. Ảnh hưởng của sử dụng lao động tới hiệu quả sản xuất trong
nông nghiệp.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp chúng ta thấy tổng thu nhập
(Aa) của nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào năng suất đất đai (NPa) và số lao
động được sử dụng (La), nó tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Có thể biểu

diễn hàm sản xuất nông nghiệp như sau:
Aa =F(NPa,La)
Số lao động được sử dụng (La) hoạt động theo quy luật “sản phẩm cận
biên”
Ο
của lao động có xu hướng giảm dần.
Điều này có nghĩa là nếu nhân tố sản xuất khác (đất đai, công cụ...) là
những đầu vào cố định, thì sự tăng thêm mỗi một lao động nông nghiệp (La) sẽ
làm tổng sản phẩm nông nghiệp tăng lên, nhưng càng ngày tốc độ tăng càng
chậm hơn và đến một điểm nào đó thì mặc dù lao động vẫn tăng nhưng tổng sản
phẩm nông nghiệp không tăng. Đây chính là ngyên tắc lợi nhuận giảm dần - một
nguyên tắc rất quan trọng trong kinh tế học. Nó giải thích sự tăng lên rất chậm
chạp (hoặc không tăng) của năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam trong
thời gian qua là do số lao động trong khu vực này tiếp tục tăng lên, trong khi các
nguồn lực khác (đất đai, vốn) lại rất hạn hẹp. Như vậy một trong những nguyên
nhân của tình trạng năng suất lao động nông nghiệp thấp là do lao động tập
trung quá nhiều trong khu vực này, không cân đối với các nguồn lực sản xuất

Đó là mức thay đổi trong tổng sản phẩm có được nhờ sử dụng thêm một đơn vị vào biến đổi (lao động), trong
khi tất cả các yếu tố đầu vào khác là không đổi hoặc cố định.
12
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
khác (dất đai, vốn...). Nguyên tắc về lợi nhuận giảm dần đối với một nhân tố sản
xuất biến đổi sẽ cho phép ta phân tích một câu hỏi quan trọng là vậy cần sử dụng
bao nhiêu lao động trong nông nông nghiệp để đạt tới một mức nsld đủ cao
trong khu vực này, cho phép tạo ra “điểm ngoặt” cho sự di chuyển lao động sang
các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Mặt khác, năng suất lao động nông nghiệp còn phụ thuộc và chất lượng của

lực lượng lao động trong khu vực này. Các kết quả tính toán cho thấy: năng suất
lao động sẽ tăng 7% nếu chủ hộ có học vấnở mức độ nào đó, và tăng lên đến
11% nếu tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Ο
Trình độ học vấn của người lao động sẽ
cho phép họ dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức từ các chương trình khuyến
nông - là cơ sở làm tăng gần gấp đôi sản lượng nông vụ.
Năng suất lao động nông nghiệp thấp không những chỉ do việc sử dụng
thời gian lao động rất hạn chế mà sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào lao
động thủ công với năng suất lao động còn thấp
4. Ý nghĩa của thu hút, sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
Đối với xã hội:
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại giúp giải quyết việc làm cho
người lao động (làm giảm áp lực về việc làm trong khu vực nông thôn). Nếu sử
dụng và phát huy tốt khả năng lao động của con người sẽ tạo khả năng to lớn để
phát triển kinh tế.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần tích cực xoá đói, giảm
nghèo, đổi mới bộ mặy nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái tạo
ra sự phát triển bền vững.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại làm giảm tình trạng di dân từ
nông thôn lên thành thị, phân bố lại lao trong các vùng, làm giảm tệ nạn xã hội ở
nông thôn.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần nâng cao hệ số sử
dụng thời gian lao động ở nông thôn.
d
Ngân hàng Thế giới “Việt Nam - đánh giá sự nghèo đói và chiến lược” – 1995, tr 59.
13
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688

Đối với cá nhân:
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm cho người
lao động, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của lao động nông nghiệp.

- Nếu bố trí lao động hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc sẽ
nâng cao năng suất lao động của các cá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng, sự
sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất.
14
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá

1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
1.1. Vị trí địa lý và khí hậu:
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có vị trí địa lý quan trọng, nằm giữa Bắc Bộ và
Trung Bộ. Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh của Bắc Bộ là Sơn La, Hoà
Bình và Ninh Bình. Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề với Nghệ An. Phía tây
nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của Lào có đường biên giới kéo dài 192 km.
Phía Đông là biển Đông, đường biển dài 102km thuộc Vịnh Bắc Bộ là một thềm
lục địa khá rộng.
Thanh Hoá nằm ở 19
0
18’ đến 20
0
vĩ độ Bắc và 105

0
45’ đến 107
0
kinh độ
Tây. Là cửa ngõ nối liền Trung Bộ với Nam Bộ và Bắc Bộ, đường quốc lộ chạy
song song với đường sắt suốt chiều dài của tỉnh.
Với vị trí địa lý như vậy nên về mặt khí hậu Thanh Hoá mang những đặc
điểm của khí hậu Bắc Bộ có mùa đông tuy ngắn nhưng lạnh và khô các ngày
đầu xuân ẩm ướt ,âm u, thiếu nắng do mưa phùn và xương mù kéo dài, đồng
thời Thanh Hoá cũng mang những tính chất riêng biệt của khí hậu miền Trung
Bộ.
Khí hậu Thanh Hoá là vùng khí hậu chuyển tiếp của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ảnh hưởng của gió Tây, mưa và bão lụt nhiều. tuy có sự thuận lợi cho phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi song thường bị hạn hán và lũ lụt gây khó khăn
lớn và làm hạn chế đến phát triển kinh tế- xã hội và phát triển ngành trồng trọt,
chăn nuôi.
15
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
1.2. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên:
Từ đặc điểm về địa hình và tự nhiên, Thanh Hoá hình thành ba vùng kinh
tế là: vùng đồng bằng và đô thị, vùng ven biển và hải đảo, vùng trung du- miền
núi.
- Vùng đồng bằng và đô thị: gồm 10 đợn vị (Tp Thanh Hoá, thị xã Bỉm
Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Nông Cống, Thọ
Xuân và Triệu Sơn). Diện tích tự nhiên của toàn vùng là 1794,2 km
2
chiếm 16%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. địa hình tương đối bằng phẳng, gồm đất có độ phì

nhiêu cao nhất, được hình thành do sản phẩm lắng đọng phù sa của các hệ thống
sông Mã, sông Yênvà một số sông khác. Cây trồng chủ yếu là cây lương thực
như lúa, rau, màu, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm.
Ngoài ra vùng đồng bằng còn có rất nhiều ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng
trũng là nơi thích nghi để các loại thuỷ sản nước ngọt sinh sống và phát triển.
- Vùng ven biển và hải đảo: gồm 6 đơn vị (thị xã Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu
Lộc, Hoằng Hoá và Tĩnh Gia). Có diện tích tự nhiênlà 1186,4 km
2
chiếm
10,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với bờ biển dài 102km, diện tích vùng lãnh
hải 17000 km
2
. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ. ở vùng của các cửa lạch là
những bãi bùn , cát rộng hàng ngàn ha thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, trồng
cói, cây chắn sóng và sản xuất muối..
Bờ biển Thanh Hoá lại có chế độ nhật triều với biên độ lớn, các dòng hải
lưu tác hợp với các dòng nươc từ các cửa sông chảy ra mang theo một lượng
phù sa lớn, tạo thành những bãi triền trên 8000 ha nơi nhiều loại thuỷ hải sản
sinh sống và phát triển.
- Vùng trung du và miền núi: Toàn vùng có diện tích khoảng 8188km
2.
chiếm 73,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Là vùng có diện tích lớn nhất nhưng
16
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
cung là vùng có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi và rừng, độ dốc lớn. Vùng
này gồm 11 đơn vị (Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Quan Hoá, Bá thước,
Mường Lát, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân và Thường Xuân.
Do vùng đất chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi, sói mòn nên

thành phần đất nghèo chất dinh dưỡng chủ yếu phát triển cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (cao su, cà phê, chè), cây ăn quả (cam dứa,
nhãn..), kết hợp với cây trồng là điều kiện tốt để chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh tương đối đa dạng:
+ Tài nguyên đất
Đất đồng bằng sông Mã là đồng bằng rộng thứ ba trong cả nước, mầu mỡ
thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp.
Đất đồi và trung du thuộc nhóm thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp
như mía, chè, cao su, càfê, các loại cây ăn quả.
Cơ cấu đất đai của tỉnh gồm:
Đất nông nghiệp: 36.740 ha.
Đất lâm ngiệp: 375.440 ha.
Đất chưa sử dụng(1995): 429.084 ha.
Đất hải đảo: 810 ha .
+ Tài nguyên rừng
Độ phủ rừng còn 29,7% (cao hơn mức bình quân cả nước) với diện tích
375.440 ha trong đó rừng trồng chiếm 22%, rừng tự nhiên 78%. trữ lượng gỗ
15 triệu m
3
, tre luồng với hàng chục tỷ cây là nguyên liệu dồi dào cho các nhà
máy giấy.
+ Tài nguyên nước
17
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Nước đạt 10 tỷ m
3
song chênh lệch lớn theo thời vụ và không gian, nếu có
đủ các công trình điều hoà tốt thì đủ thoả mãn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, hạn

chế thiên tai. Nước ngầm khoảng 400.000m
2
/ngày song chưa được nghiên cứu
đầy đủ.
+ Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trong tỉnh có khoảng trên 40 loại, 250 mỏ và điểm mỏ nhưng
phân bố không đều, khoáng sản chủ yếu là nguyê liệu cho sản xuất vật liệu
xây dựng, phân bón như đá vôi, đất sét, crôm, secpentin, đôlômit...
+ Tài nguyên biển
Nằm trong vùng bể trầm tích có chứa dầu khí, trữ lượng cá khoảng
100-120 ngàn tấn, mới khai thác khoảng 30% tuy nhiên đang giảm sút mạnh
về sản lượng nếu không đánh bắt xa bờ.
Vùng đất triều lợ khoảng 8000 ha, 1000 ha ngập mặn có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản.
Như vậy Thanh Hoá là một tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, địa hình tuy
phức tạp nhưng điều kiện tự nhiên đa dạng, vùng đồi núi rộng lớn, vùng đồng
bằng đất đai màu mỡ, vùng ven biển kéo dài và trù phú. Hệ thống sông không
nhiều nhưng có những con sông lớn có nhiều nhánh rất thuận lợi cho phát triển
nông nghệp nhất là sự hình thành và phát triển các trang trại về nông-lâm-thuỷ
sản.
2. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế.
Trong những năm qua, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP của Thanh Hoá
khoảng 6,5%, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tốc độ tăng bình quân về
nông nghiệp và công nghiệp của Thanh Hoá đều ở dưới mức của cả nước.
18
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá chưa theo kịp so với nền kinh tế cả nước
nhất là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm

Biểu 1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Chỉ tiêu ĐV 1995 1996 1997 1998 1999 2000
I-Cơ cấu ngành % 100 100 100 100 100 100
Nông-lâm-ngư % 46,0 44,0 42,0 40,5 39,8 40
Công nghiệp- xây dựng % 21,1 21,9 24,1 25,1 25,4 26,4
Thương mại-dịch vụ % 33,9 34,1 33,9 34,4 34,8 33,6
II-GDP/ người $ 212 218,7 236,1 250 269 291
(Nguồn: Cục thống kê-Niên giám thống kê)

Số liệu ở bảng trên phản ánh một cơ cấu kinh tế lạc hậu khi ngành nông-
lâm-ngư vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, trong giai đoạn 1995-1999 cơ cấu kinh tế
có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư đã
giảm dần, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại-dịch vụ có
tăng lên song tốc độ tăng giảm của các ngành này còn rất chậm. Trong cơ cấu
kinh tế ngành nông-lâm-thuỷ sản chiếm tới 40%, công nghiệp và xây dựng
chiếm 26,4%, dịch vụ chiếm 33,6%. Ngành nông nghiệp ở Thanh Hoá là có tỷ
trọng lớn nhất (năm 1999 giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,4% (kế
hoạch là 2%), sản lựng quy ra thóc là 1.263.500 tấn đạt 105,3% kế hoạch). Các
doanh nghiệp chủ chốt là : Công ty mía đường Lam Sơn,Công ty xi măng,Công
ty bia Thanh Hoá, Công ty giấy Lam Sơn, Mục Sơn.
Mức thu nhập của người dân tương đối thấp đến năm 2000 mới đạt 291
USD/ người. Mức tăng trưởng GDP cũng không cao, trong giai đoạn 1995-2000
mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 6,5%, điều này có thể giải thích là do cơ cấu
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP mà giá trị mà ngành nông nghiệp
mang lại không cao, sản phẩm của nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô.
Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu cho sản
xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Hàng hoá lưu thông thuận lợi, phong phú,
19
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận


: 6.280.688
đa dạng; dịch vụ điện, bưu điện báo chí truyền hình có nhiều chuyển biến tiến
bộ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
3. Những đặc điểm về xã hội.

Thanh Hoá hoá là một tỉnh đông dân, dân số đứng thứ hai cả nước. Tổng
dân số năm 2000 là 3.515.000 người. Lực lượng lao động ở Thanh Hoá rất lớn
chiếm 51% dân số, năm 1999 số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
thường xuyên(LLLĐ) đã có tới 1.793.396 gười.
Với trình độ văn hoá như sau:
+ Số người chưa biết chữ : 30.792 người chiếm 0.87%.
+ Số người chưa tốt nghiệp cấp I : 160.550 người chiếm 4,56%.
+ Số người đã tốt nghiệp cấp I : 458.477 người chiếm 13,02%.
+ Số người đã tốt nghiệp cấp II : 777.435 người chiếm 22,09%.
+ Số người đã tốt nghiệp cấp III : 336.115 chiếm 10,4%.
Qua đó cho ta thấy số lao động có trình độ văn hoá cấp III chỉ chiếm
10,4%.
Năm 1999 số lao động đã qua đào tạo là 16,8%. Năm 2000 số lao động đã
qua đào tạo tăng lên 19% song vẫn còn thấp phần đông là lao động không có
nghề.

Lao động trong ngành nông-lâm-thuỷ sản chiếm 83% trong tổng số lao
động đang làm việc.
Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn năm 1998 là 72,6%, năm
1999 là 73%, năm 2000 là 74,3%.

20
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688

II. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, kinh tế trang trại ở Thanh
Hoá được hình thành và phát triển một cách tự phát, bắt nguồn từ kinh tế hộ gia
đình là chủ yếu và đến nay đã lan rộng ra phạm vi toàn tỉnh.
Theo kết quả điều tra trực tiếp và toàn bộ đến ngày 1/8/1998 Thanh Hoá có
1867 trang trại theo tiêu chuẩn của trung ương và số liệu công bố mới nhất của
Cục Thống kê Thanh Hoá, đến ngày 1/7/2000 Thanh Hoá có 1874 trang trại.
Huyện có nhiều trang trại nhất là Thị xã Bỉm Sơn (176), Thọ Xuân (162), Hoàng
Hoá (152), Ngọc Lạc (157), Yên Định(132), Thạch Thành (101)...Các huyện
khác có từ 15-65 trang trại .
1.Loại hình các trang trại.
Trang trại ở Thanh Hoá có 6 loại hình kinh doanh chính:
- Trang trại trồng cây hàng năm là loại hình trang trại có nhiều nhất ở
Thanh Hoá với 807 trang trại chiếm 43,2%. Loại trang trại này chủ yếu trồng
các loại cây như mía, lạc, đậu tương, cói, lúa kết hợp với chăn nuôi. Tập trung
nhiều ở các huyện Thọ Xuân, Thạch Thành, Bỉm sơn, Ngọc Lạc...Loại hinh
trang trại này đang phát triển mạnh và sử dụng nhiều lao động trong nông
nghiệp.
- Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả là loại mới được
hình thành tập trung ở các huyện trung du miền núi và một số huyện đồng bằng:
Như Thanh Hoá, Như Xuân, Bỉm Sơn. Cây trồng chính càfê, chè, cao su, dứa,
nhãn, vải ...
- Trang trại chăn nuôi loại trang trại này có rất ít (9 trang trại ) đòi hỏi chủ
trang trại phải có kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm, đồng cỏ...Như trang trại ông Lê
Đình Rỡ (Văn sơn-Triệu sơn) có 395 con bò.
21
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Biểu 2 Số trang trại phân theo loại hình sản xuất năm 1998.

STT Loại hinh sản xuất Tổng số trang trại Tỷ lệ %
1 Trồng cây hàng năm 807 43,2
2 Trồng cây CN lâu năm và cây ăn quả 147 7,9
3 Chăn nuôi 9 0,5
4 Lâm nghiệp 358 19,2
5 Nuôi trồng thuỷ sản 324 17,3
6 Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp 222 17,1

(Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá )
- Trang trại nuôi trông thuỷ sản tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng
ven biển như Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Quảng Xương, Hậu Lộc. Hầu hết các trang
trại được thành lập từ năm 1993-1994 nhờ dự án 773 của nhà nước. Đã có
những trang trại có diện tích hơn 20 ha như trang trại của ông Hoàng văn
Tân( Quảng Cư-Sầm Sơn) có 31 ha nuôi trồng thuỷ sản. Loại hình này sử dụng
nhiều lao động gia đình và lao động làm thuê thường xuyên (lao động thường
xuyên) có trình độ, có kinh nghiệm cũng như kiến thức trong nuôi trồng thuỷ
sản.
- Trang trại lâm nghiệp tập trung ở các huyện miền núi, đây là loại hình
thường gặp khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, đòi hỏi đàu tư nhiều, thời gian
thu hồi vốn lâu, đa số các trang trại được tiến hành theo kiểu nông-lâm kết hợp,
lấy ngắn nuôi dài.
2. Đất đai của các trang trại.
Tổng diện tích đất đai mà các trang trại sử dụng là 18.208 ha bằng 1,6%
diện tích toàn tỉnh và bằng 2,8% diện tích đất nông nghiệp. Trong toàn tỉnh các
trang trại có diện tích 1-2ha chiếm phần lớn (506 trang trại). Các trang trại có
diện tích lớn không nhiều, trừ các trang trại lâm nghiệp thì chỉ có 23 trang trại
có diện tích hơn 10ha. Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình trang trại mới xuất
22
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận


: 6.280.688
hiện, còn có nhiều bất cập trong việc quy hoạch, giao đất cho các hộ đầu tư mở
rộng sản xuất.
Tính bình quân một trang trại sử dụng 9,75 ha, so với cả nước thì con số đó
chỉ ở mức trung bình nhưng so với các trang trại ở Tây nguyên, Ngệ An thì vẫn
còn thấp đó cũng là do diện tích đất chưa được giao vẫn còn cao chiếm 53,6%
nhất là các huyện có tiềm năng đất đất chưa được sử dụng còn lớn như Tĩnh Gia,
Bá Thước, Vĩnh Lộc...
Biểu 3 Diện tích đất bình quân một trang trại theo loại hinh sản xuất
Đơn vị: ha

STT Loại hình sản xuất Diện tích bq/trang trại
1 Trồng cây hàng năm 5,75
2 Trồng cây CN lâu năm và cây ăn quả 8,82
3 Chăn nuôi 12,74
4 Lâm nghiệp 19,81
5 Nuôi trồng thuỷ sản 8,55
6 Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp 11,8
7 Loại khác 2,47

(Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá )
Các trang trại lâm nghiệp sử dụng nhiều đất nhất bình quân một trang trại
là 19,81 ha, trồng các loại cây như: Luồng, Bạch đàn, Quế và các loại cây
nguyên liệu giấy. Loại hình này phần lớn tập trung ở các huyện miền núi phía
Tây nơi có diện tích đất đồi núi nhiêù
Các trang trại nông-lâm-thuỷ sản kết hợp sử dụng diện tích khá lớn, bình
quân 11,8 ha/trang trại do các trang trại này tận dụng cả diện tích đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp và cả những ao, hồ, đồng trũng..
Các trang trại trồng cây hàng năm (trung bình 5,75ha/trang trại) và trang
trại nuôi trồng thuỷ sản (8,55ha/trang trại) sử dụng diện tích đất không lớn lắm

nhưng đang có xu hướng tăng lên.
23
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
3. Vốn đầu tư.

Tính theo mức bình quân thì vốn đầu tư cho mỗi trang trại là 40,5 triệu
đồng (1997) tăng lên 59,5 triệu đồng(2000). Nguồn vốn của trang trại chủ yếu là
vốn tự có chiếm 73,2% ,vốn vay chiếm 26,8%. Nguồn vốn vay ngân hàng cũng
không nhiều so với tổng số vốn vay( chỉ chiếm 29%).

Biểu 4 Số vốn hiện có bình quân một trang trại
Đơn vị: triệu đồng/ trang trại

Loại hình sản xuất Số vốn bình quân/trang trại
Trồng cây hàng năm 36,495
Trồng cây cn lâu năm, cây ăn quả 32,430
Chăn nuôi 260
Lâm nghiệp 32,095
Nuôi trồng thuỷ sản 55,899
Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp 40,297
Loại khác 58,057
(Nguồn : Cục Thống kê Thanh Hoá)
Từ bảng số liệu ta thấy trang trại chăn nuôi có số vốn đầu tư lớn nhất
khoảng 260 triệu đồng/ trang trại, gấp hơn 6 lần mức bình quân chung, trang trại
chăn nuôi tuy số lượng không nhiều nhưng có số vốn đầu tư lớn do chi phí về
giống cho sản xuất lớn, đồng thời nhà xưởng, chuồng trại đòi hỏi phải có sự đầu
tư thoả đáng.
Các trang trại nuôi trồng thủ sản chủ yếu ở cac huyện đồng bằng ven biển

cũng đòi hỏi số vốn đầu tư khá lớn (55,899 triệu đồng/trang trại) và cũng là loại
trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu điều kiện về thời tiết, chăm sóc, thị
trường tiêu thụ thuận lợi.
Các trang trại trồng cây đa số có số vốn đầu tư không lớn một phần do chi
phí về giống cây trồng không quá cao như giống vật nuôi đồng thời chi phí
chăm sóc nhỏ, chu kỳ sản xuất ngắn
24
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Nhìn chung mức vốn đầu tư trong các trang trại ở Thanh Hoá còn rất hấp
so với lượng vốn bình quân chung một trang trại (tính đến thời điểm điều tra
các trang trại của 15 tỉnh thuộc các vùng trên cả nước) là 291,43 triệu đồng. Ta
biết rằng vốn là một yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi các
chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định để có thể thuê, mua
đất đai, lao động...ở Thanh Hoá mức vốn đầu tư cho kinh tế trang trại đã thấp,
nhưng vốn được vay từ ngân hàng lại chiếm tỷ lệ thấp, nguồn hỗ trợ từ nhà nước
ít, nhỏ dọt điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại, chưa tạo ra sự kích thích kinh tế trang trại phát triển.
III. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại
1. Số lượng và chất lượng lao động.
1.1. Số lượng:
Tính đến ngày 1/7/2000 số lao động đang làm việc trong 1874 trang trại
(theo tiêu chuẩn của trung ương) là 13210 người. Trong đó lao động tự có của
trang trại là 4514 người chiếm 34,17%
Số lao động thuê ngoài (bao gồm cả lao động thuê thường xuyên và lao
động thuê thời vụ) là 8696 người chiếm 65,83% so với tổng số lao động đang
làm việc trong các trang trại.
Trong số lao động thuê ngoài thì lao động thuê thường xuyên chỉ có 1958
người chiếm 22,52%. Còn lao động thuê thời vụ là chủ yếu với 6035 người

chiếm 77,48%.
Từ những con số ở trên cho ta thấy rằng tổng số lao động mà các trang trại
thu hút và sử dụng là chưa nhiều so với số lao động trong nông nghiệp (nơi mà
lực lượng lao động của Thanh Hoá còn chiếm tới hơn 80%, số lao động dôi dư
nhiều và hệ số sử dụng thời gian lao động mới chỉ đạt 74%).
25

×