Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.53 KB, 79 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và có ý
nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp với việc sáng tạo và sử
dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Lao động có vai trò quyết định đối
với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao
động, khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người là một yêu cầu đối với
công tác quản trị lao động. Theo đó, các nhà quản trị lao động có thể khai thác
tối đa tiềm năng lao động của mỗi người để phục vụ lợi ích của bản thân họ cũng
như cho doanh nghiệp và xã hội. Vì vậy, em chọn vấn đề: “ Nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động ở công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm ” làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp của mình.
Khoá luận gồm 3 phần:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
MAI LÂM.
PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm
Trụ sở chính Số nhà 9, tổ 66, Phường Hoàng Văn Thụ,Quận
Hoàng Mai,Thành phố Hà Nội.
Xưởng sản xuất Thôn 2, Xã Đông Mỹ, Huyện Thanh Trì
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại (04)2180859


Fax (04)6823417
Email
Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH
Lĩnh vực kinh doanh chính Sản xuất sản phẩm nhựa cao su, nhựa PVC
Bảng 1.1: Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm được thành lập theo luật doanh
nghiệp số 13/1999/QH 10 thông qua ngày 12/6/1999. Điều lệ soạn thảo và thông
qua bởi các thành viên sáng lập ngày 13/3/2006. Số giấy phép kinh doanh
0102025499 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/4/2006. Mã số thuế:
0101918903 do cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 21/4/2006.
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm là công ty TNHH hai thành
viên của một gia đình sáng lập. Đó là:
- Ông Nguyễn Ngọc Quy sinh ngày13/2/1959
- Ông Nguyễn Ngọc Quế sinh ngày 17/7/1962
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
22
Khoá luận tốt nghiệp
Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác
của nước CHXHCN Việt Nam. Thời hạn hoạt động của công ty là 99 năm. Vốn
điều lệ là 1 tỷ đồng, trong đó:
- Ông Quy : 70% vốn điều lệ.
- Ông Quế : 30% vốn điều lệ.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công
trình điện và trạm điện đến 35 KV.
- Sản xuất, buôn bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu ngành xây dựng, đồ
trang trí nội thất, ngoại thất.
- Sản xuất, buôn bán, sửa chữa, bảo hành ắc quy, đồ điện, điện tử, điện lạnh,
phụ tùng, linh kiện xe máy, ô tô.
- Nuôi trồng, chế biến và buôn bán nông, lâm, thuỷ sản, hải sản.

- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách, cho thuê xe.
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Sản phẩm chính của công ty: Là các loại Gioăng nẹp cửa kính, khung nhôm
và đệm nắp chai nước ngọt, nước mắm… Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ
Mai Lâm tuy thành lập chưa được bao lâu nhưng đã nhanh chóng tìm được chỗ
đứng của mình trên thị trường sản xuất nhựa PVC, nhựa cao su qua các mặt hàng
chất lượng cao của mình. Để tiện cho khách hàng biết đến công ty một cách
chính xác thì công ty đã đăng ký sản phẩm sản xuất của mình trên trang web:
quangcaosanpham.com.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
33
Khoá luận tốt nghiệp
Qua trang này khách hàng có thể biết được công ty có thể đáp ứng được
yêu cầu của mình không và cũng từ đây tiếng tăm về công ty bay xa hơn.
1.2. Các đặc điểm cơ bản của công ty.
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường:
Là công ty TNHH hai thành viên nhưng thực chất công ty TNHH sản xuất
và dịch vụ Mai Lâm thuộc hình thức công ty tư nhân. Là doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ đang hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Các
sản phẩm của công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy khối lượng
sản phẩm sản xuất nhiều khi rất nhỏ và máy móc phải thực hiện đa năng. Với
tính chất sản phẩm thay đổi theo đơn hàng và với việc sử dụng máy móc hợp lý
đòi hỏi công ty phải có phương pháp tổ chức và điều hành thích hợp.
Hệ thống sản xuất của công ty khá linh hoạt, có khả năng thích ứng cao,
đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên công ty
cũng gặp khó khăn trong việc điều hành quá trình sản xuất khá phức tạp và gặp
nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chính của
công ty là các loại đệm nắp chai nước và Gioăng nẹp cửa kính , khung nhôm với

đầy đủ các kích cỡ như: Gioăng 3, Gioăng4, 5…Gioăng9, với mỗi loại kích cỡ
thì có hai màu là đen và trắng. Tuy vậy, công ty thường nhận nhiều đơn đặt hàng
là các sản phẩm Gioăng vì các loại đệm nắp chai có thời gian thu hồi vốn lâu còn
với sản phẩm Gioăng thì thường là thu được tiền ngay từ phía khách hàng.
Với các sản phẩm tưởng như đơn giản này nhưng lại yêu cầu trình độ kỹ
thuật rất cao. Mỗi sản phẩm gia công qua nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự
phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Nếu có sai sót nhỏ trong bất cứ một bộ phận
nào đó thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và làm cho sản phẩm
không đạt yêu cầu.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
44
Khoá luận tốt nghiệp
Vì sản phẩm chính của công ty là các loại Gioăng nẹp cửa kính, khung
nhôm nên đòi hỏi độ chính xác phải rất cao. Bởi vì sản phẩm của công ty là bộ
phận trung gian để hoàn thành sản phẩm của khách hàng. Một khi sản phẩm của
công ty không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm của khách hàng cũng
sẽ không thể hoàn thành và như vậy sẽ không kịp tiến độ của đơn hàng. Và theo
dây chuyền này thì đến lượt công ty mình cũng sẽ bị khách hàng không hài lòng
và sẽ không có đơn hàng tiếp theo. Vì lý do đó nên công ty rất chú trọng tới khâu
kiểm soát chất lượng sản phẩm và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Thị trường kinh doanh tất cả các loại hàng hoá đang bước vào giai đoạn tự
do mở cửa, hàng ngoại lẫn hàng nội đều có thể đáp ứng cùng loại nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, nếu hàng hóa trong nước không đủ sức cạnh tranh thì sự
chiếm lĩnh thị trường của hàng ngoại là không thể tránh khỏi. Ra đời trong giai
đoạn này, công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm phải đối mặt với hai loại
thử thách: một với các doanh nghiệp trong ngành và một với hàng ngoại nhập.
Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay công ty luôn luôn nhận được rất nhiều đơn
đặt hàng. Đây là bằng chứng chứng tỏ rằng công ty đã vượt qua được các rào cản
đó. Vì sao? Ta biết rằng hàng ngoại nhập tuy có nhiều ưu thế hơn hàng nội
nhưng nó lại có một nhược điểm lớn về giá cả. Người dân nước ta tuy có tâm lý

thích dùng hàng ngoại nhưng đứng trước sự so sánh giá cả thì họ sẽ chọn hàng
nội rẻ hơn với chất lượng chấp nhận được. Mặt khác, công ty có ưu thế về
nguyên vật liệu và máy móc thiết bị đã làm cho hàng của công ty có thể cạnh
tranh được với hàng ngoài. Công ty sử dụng nguyên liệu là các loại nhựa phế
liệu, ống cao su… những nguyên liệu này tương đối dễ tìm và rất rẻ. Máy móc
thiết bị của công ty cũng tương đối hiện đại.Cùng với đội ngũ lao động lành nghề
đã biến những đồ phế thải thành những sản phẩm hoàn chỉnh về chất lượng có
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
55
Khoá luận tốt nghiệp
thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Do đó, với ưu thế giá cả sản phẩm của công ty đã cạnh tranh được với hàng
ngoại và với chất lượng cao hàng của công ty cũng không thua kém gì của đối
thủ cạnh tranh trong nước.
Như vậy, với đặc điểm về sản phẩm và thị trường như trên, công ty
TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm có nhiều thuận lợi và cũng gặp một số khó
khăn trong sản xuất, kinh doanh. Thuận lợi với công ty ở chỗ sản phẩm của công
ty đã chiếm được lòng tin từ phía khách hàng và công ty cũng đang trên đà phát
triển mạnh. Khó khăn ở chỗ công ty phải đối mặt với nhiều cạnh tranh trên thị
trường, đặc biệt là cạnh tranh với các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Với
công ty còn non trẻ như công ty Mai Lâm thì điều này cũng là khó khăn đáng kể.
Tuy vậy, nhưng công ty cũng đang có những ưu thế khác như về vị trí địa lý
thuận lợi, về sự phát triển về quy mô trong tương lai, về đội ngũ lao động… Với
những thuận lợi ấy, công ty sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn trong những
chặng đường tiếp theo.
1.2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm được tổ
chức theo sơ đồ sau:
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
66

Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất
và dịch vụ Mai Lâm.
(Nguồn: phòng giám đốc công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
- Ban giám đốc công ty: Gồm có giám đốc công ty và một phó giám đốc kỹ
thuật.
Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, điều
hành toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công
ty phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. Ngoài các công việc điều hành chung
giám đốc công ty còn tham gia trực tiếp vào các công việc khác như : tham gia
vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tham gia vào các công việc thiết kế kỹ thuật,
vào quá trình tìm kiếm khách hàng…
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
Ban giám đốc
Kho chứa
hàng
Phòng
tài vụ
Xưởng sản
xuất
Phòng vật tư
Tổ máy Tổ đóng gói
sản phẩm
Tổ phế
77
Khoá luận tốt nghiệp
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong công ty.
Toàn bộ các ý tưởng kỹ thuật và triển khai công việc sản xuất mới trong công ty
đều do phó giám đốc kỹ thuật đảm nhận. Do đặc thù sản xuất của công ty là sản
xuất theo đơn đặt hàng nên công việc chỉ đạo công nhân thay máy móc thích

hợp, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ… đều do phó giám đốc kỹ thuật điều hành và
chịu trách nhiệm. Phó giám đốc kỹ thuật còn phối hợp với xưởng trưởng nghiên
cứu, thực hiện các vấn đề khó khăn về kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra ông ta
còn kết hợp với giám đốc soạn thảo các hợp đồng, công văn, dự toán, các tài liệu
liên quan đến công việc máy móc…
- Phòng tài vụ: Gồm có 2 kế toán: Một kế toán văn phòng và một kế toán kho.
Kế toán văn phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ sổ sách, chứng từ, kế toán của
công ty.Kế toán kho chịu trách nhiệm về tất cả các công việc liên quan đến xuất
nhập kho . Ngoài công việc liên quan đến sổ sách thì kế toán văn phòng còn làm
nhiều việc khác của thư ký văn phòng như: đánh máy, gửi công văn, giấy tờ,
soạn thảo văn bản… Công ty chưa có kế toán xưởng nên các công việc kế toán ở
xưởng cũng được kế toán kho kiêm nhiệm. Như vậy, kế toán của doanh nghiệp
làm cả việc chuyên môn: ghi chép sổ sách, vào sổ, thống kê, tính toán và nộp
thuế… và còn làm cả việc của nhân viên văn phòng: đánh máy, soạn thảo văn
bản, gửi giấy tờ…
- Phòng vật tư: Gồm có 2 người: 1 trưởng phòng và 1nhân viên.
Phòng có nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ vật tư cho hoạt động sản xuất của công
ty. Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên cán bộ phụ trách vật tư thường
xuyên phải đi lại rất nhiều để đảm bảo cung cấp đủ vật liệu cho sản xuất.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
88
Khoá luận tốt nghiệp
- Xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm theo thiết kế của phó
giám đốc kỹ thuật đưa xuống. Xưởng gồm có 3 tổ sản xuất: tổ phế, tổ máy và tổ
đóng gói sản phẩm. Quản lý cả 3 tổ này là xưởng trưởng.
Tổ phế: Gồm có 3 người làm các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Người chọn phế: người này có trách nhiệm chọn ra trong những phế liệu
công ty nhập về những phế liệu đạt tiêu chuẩn. Phế liệu đạt tiêu chuẩn là những
loại không còn có lẫn tạp chất trong đó. Vì vậy, công việc của người chọn phế
là tách những tạp chất như đất cát, sợi chỉ, sợi thép… ra khỏi nhựa phế. Công

việc tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ. Nếu người chọn phế
mà làm cẩu thả thì chất lượng phế sẽ không tốt ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm.
Người rửa phế: sau khi phế đã được lựa chọn cẩn thận thì sẽ được đưa vào
máy rửa làm sạch một lần nữa. Tại công đoạn này, phế sẽ được máy phun nước
rửa sạch hết lớp chất bẩn bám trên bề mặt phế làm phế được tinh khiết hơn.
Người rửa phế có nhiệm vụ mang phế vào máy rửa và mang phế đến máy xay để
thực hiện công đoạn tiếp theo.
Người xay và cân phế: phế liệu đang ở dạng thô không thể đưa vào sản xuất
được vì thế phải xay nhỏ thành bột để làm vật liệu sản xuất. phế đã được làm
sạch từ hai công đoạn trước, giờ sẽ cho vào máy xay nghiền nhỏ thành bột.
Người xay phế cho phế vào máy sau đó phải cân chỗ bột đã được nghiền ra để
sau này so sánh với số lượng sản phẩm hoàn thành.
Tổ máy: gồm có 6 người: người đứng máy trộn, người đứng máy phá cho
ăn bột, người đứng máy lọc( chín nhựa), người đứng máy ra Gioăng, hai người
cắt và cân Gioăng.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
99
Khoá luận tốt nghiệp
Người đứng máy trộn: có nhiệm vụ cho bột nhựa được tạo ra từ nhựa phế đã
được xay và các chất cần thiết khác vào máy trộn cho thật đều. Sản phẩm của
công ty có hai loại màu là đen và trắng nên khâu trộn là khâu quyết định màu
cho sản phẩm. Nếu muốn sản phẩm có màu trắng thì lúc trộn phải cho chất gì,
nếu muốn cho sản phẩm có màu đen thì cho chất gì với các tỉ lệ như thế nào là
do người đứng máy trộn đảm nhận và chịu trách nhiệm.
Người đứng máy phá cho ăn bột: bột sau khi được trộn với các chất cần thiết
khác sẽ được dẫn vào máy này. Tại đây, bột được máy phá các liên kết giữa các
phần tử làm cho tất cả tạo thành một thứ chất đồng nhất. Hỗn hợp bột sau công
đoạn này được đưa sang máy lọc cho chín nhựa.
Người đứng máy lọc cho chín nhựa: Máy này có tác dụng làm cho hỗn hợp

bột thành nhựa chín dưới tác dụng nhiệt. Người đứng máy này cho bột vào máy
và sau đó vận hành máy cho nó nấu chín bột. Và cuối công đoạn này, người đó
phải mang bột nhựa chín sang máy ra Gioăng.
Người đứng máy ra Gioăng: Máy này sẽ biến nhựa chín thành các sợi
Gioăng dài. Mỗi máy có một đầu ra Gioăng và đầu này có nhiều kích cỡ để có
thể phù hợp với yêu cầu từng loại Gioăng.
Hai người cắt và cân Gioăng: Sau khi cho máy chạy ra Gioăng, hai người
này có nhiệm vụ cắt những sợi Gioăng dài thành các bó theo đúng quy định
(0.5 kg). Sau đó mang các bó này sang bộ phận đóng gói.
Tổ đóng gói sản phẩm: Gồm có 15 người trong đó có một người chuyên chịu
trách nhiệm giao hàng. Những người trong tổ này có nhiệm vụ quấn những bó
Gioăng đã cắt thành từng bó gọn gàng và đóng vào bao bì theo từng đơn hàng
của khách. Ở đây, từng loại kích cỡ Gioăng được phân biệt qua các loại dây
buộc. Cụ thể như: Gioăng 3 thì buộc màu xanh ở hai đầu bó còn giữa thì buộc
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1010
Khoá luận tốt nghiệp
màu vàng, Gioăng 5 thì buộc dây trắng hai đầu, giữa buộc màu đỏ… Như thế thì
khi đóng gói sản phẩm sẽ dễ phân biệt tránh được sự nhầm lẫn và tránh lãng phí
thời gian trong việc tìm kiếm. Người chuyên giao hàng thuộc bộ phận này nhưng
không phải quấn Gioăng mà chỉ đóng gói và giao theo đơn hàng. Nếu đơn hàng
lớn thì có xe của khách đến chở.
Chịu trách nhiệm ở mỗi tổ là tổ trưởng. Tổ trưởng có trách nhiệm riêng
chịu trách nhiệm trước xưởng trưởng và giám đốc công ty các vấn đề liên quan
đến tổ mình: điều hành các tổ viên, chịu trách nhiệm về thời gian giao nộp sản
phẩm, chất lượng sản phẩm... Các tổ viên làm việc theo chuyên môn thuộc tổ và
theo kế hoạch sản xuất. Xưởng trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc
và phó giám đốc kỹ thuật về toàn bộ hoạt động sản xuất trong công ty: về con
người, máy móc thiết bị, tiến độ công việc.
Theo trên , ta thấy rằng cơ cấu tổ chức của công ty là phù hợp với tình hình

thực tiễn hiện nay. Đó là một cơ cấu nhỏ gọn không quá nhiều bộ phận và không
có những bộ phận không hợp lý. Tất cả các bộ phận đều chịu trách nhiệm về một
lĩnh vực riêng và không đan xen chồng chéo lên nhau. Với cơ cấu này đảm bảo
cho công ty có thể hoạt động có hiệu quả. Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng
nên không tránh khỏi tình trạng lúc thì ít, lúc thì nhiều đơn hàng. Nhưng với cơ
cấu được bố trí như vậy công ty có thể dễ dàng trong phân công lao động.
Như vậy, với cơ cấu gọn nhẹ như trên, công ty có thể sử dụng lao động có
hiệu quả, tránh được tình trạng dư thừa lao động. Cơ cấu này rất thuận lợi cho
công ty hoạt động với quy mô nhỏ như hiện nay và cũng rất thuận lợi cho công
ty trong tương lai khi quy mô được mở rộng hơn. Khi đó công ty chỉ cần thêm
vào từng bộ phận một số lượng lao động nhất định mà không làm ảnh hưởng tới
hoạt động của bộ máy hiện tại.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1111
Khoá luận tốt nghiệp
1.2.3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị của công ty.
Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng với hai loại sản phẩm sản xuất chính
là Gioăng các loại và đệm nắp chai nước, máy móc của công ty cũng phải đa
năng.Với mỗi loại sản phẩm thì sẽ có một khuôn riêng. Nhưng điều thuận lợi ở
chỗ : các loại sản phẩm tuy có kích cỡ màu sắc và hình dáng khác nhau nhưng có
cùng một loại nguyên liệu và cùng một quy trình công nghệ. Chỉ đến lúc cho ra
sản phẩm thì máy mới được thay đổi đầu ra cho phù hợp với yêu cầu đơn hàng.
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm có một số máy móc thiết bị theo
bảng sau:
Bảng 1.2: Các loại máy móc, thiết bị của công ty.
TT Tên máy TT Tên máy
1 Máy rửa 6 Máy ra Gioăng
2 Máy xay 7 Máy cắt hạt
3 Máy trộn 8 Máy đùn hạt
4 Máy phá cho ăn bột 9 Máy cán

5 Máy lọc
(Nguồn: phòng vật tư công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Công ty đã đầu tư rất nhiều máy móc có giá trị lớn trong những ngày đầu thành
lập công ty. Nhưng do công ty mua máy móc thiết bị thanh lý của công ty khác
đã sử dụng trong thời gian khá lâu nên máy móc đã cũ kỹ. Điều này ảnh hưởng
đến năng suất của máy và năng suất của người lao động trong công ty. Thậm chí
nhiều khi công ty phải nghỉ chờ sửa máy trong trường hợp máy hỏng. Khi đó sẽ
gây ra lãng phí thời gian, chi phí của công ty. Do đó trong thời gian tới công ty
cần phải đầu tư mua những dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến hơn.
Bảng 1.3: Máy móc, thiết bị trong năm đầu thành lập công ty.
TT Tên máy Đơn giá Số lượng (chiếc) Thành tiền (đồng)
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1212
Khoá luận tốt nghiệp
(đồng)
1 Máy rửa 1 000 000 1 1 000 000
2 Máy băm 1200 000 1 1 200 000
3 Máy trộn 1500 000 1 1 500 000
4 Máy cắt hạt 2 000 000 1 2 000 000
5 Máy đùn hạt 2500 000 3 7 500 000
6 Máy cán 4 000 000 1 4 000 000
Cộng 8 17 200 000
(Nguồn: Phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Trang thiết bị văn phòng của công ty cũng được trang bị rất chu đáo những
thiết bị cần thiết theo bảng sau:
Bảng 1.4: Máy móc, thiết bị văn phòng của công ty.
TT Tên máy móc, thiết bị
1 Máy tính văn phòng
2 Máy in
3 Máy điện thoại

4 Máy Fax
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ mai Lâm)
Đối với máy móc thiết bị văn phòng, công ty mua sắm đầy đủ theo yêu cầu công
việc. Do nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên với mỗi phòng làm việc công
ty cho trang bị máy tính và máy điện thoại. Riêng phòng kế toán công ty cho
trang bị thêm máy in và máy fax để phục vụ cho quá trình làm việc được thuận
lợi hơn. Vì vậy, trong tương lai công ty phải mua sắm thêm những máy móc,
thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng còn lại. Chỉ khi cung cấp đủ máy
móc thiết bị hỗ trợ cho công việc văn phòng như vậy thì các bộ phận đó mới có
thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
1.2.4. Đặc điểm về lao động.
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm có đa số lao động xuất thân từ
nông thôn và mới chỉ học hết phổ thông. Họ có học vấn không cao nhưng là
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1313
Khoá luận tốt nghiệp
những người trẻ tuổi, có khả năng tiếp thu kinh nghiệm và học việc rất nhanh
chóng. Tuổi trung bình của công nhân trong công ty rất trẻ khoảng 25 tuổi, người
trẻ nhất là 22 tuổi và người cao nhất là 40 tuổi. Giám đốc doanh nghiệp cũng là
người trẻ tuổi(49 tuổi). Với đội ngũ lao động trẻ như vậy là một lợi thế của công
ty. Dưới đây là bảng phân loại lao động theo trình độ học vấn của lao động trong
công ty:
Bảng 1.5: Trình độ học vấn của lao động trong công ty.
Trình độ học vấn Số lượng Tỷ trọng
Đại học 02 6.45%
Cao đẳng 04 12.9%
Trung cấp 09 29.03%
Phổ thông 16 51.65%
Tổng số lao động 31 100%
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)

Ta có thể biểu diễn trình độ học vấn của lao động công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Trình độ học vấn của lao động trong công ty.
Công ty có nhân viên học vấn cao làm các công việc văn phòng, còn các lao
động có trình độ thấp hơn làm công việc sản xuất trực tiếp tại xưởng. Việc phân
công lao động này rất hợp lý vì sẽ sử dụng hết khả năng và năng lực của người
lao động.
Trên đây, ta thấy lao động của công ty có đặc điểm :họ là những người trẻ tuổi,
họ có khả năng học hỏi kinh nghiệm làm việc… Đây là đặc điểm mang lại lợi thế
cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng gặp khó khăn trong việc tìm cách sử dụng
lao động sao cho ngày càng có hiệu quả hơn.
Đặc điểm về lao động sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau.
1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1414
Khoá luận tốt nghiệp
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, để sản xuất sản phẩm với
các chủng loại đa dạng thì tương ứng với nó phải có một số lượng lớn các chi
tiết, bộ phận và nguyên vật liệu đa dạng. Hơn nữa, thị trường nguyên vật liệu lại
thường xuyên thay đổi về giá cả và chủng loại. Vì vậy, trong tổng số danh mục
các loại vật tư, nguyên liệu mà công ty phải thường xuyên cập nhật. Với đặc
điểm sản xuất theo đơn hàng vì thế lượng nguyên liệu cũng có một số thay đổi
theo mặt hàng.
Danh mục nguyên vật liệu chính,phụ của doanh nghiệp:
Bảng 1.6: Danh mục nguyên vật liệu chính của công ty.
TT Tên nguyên vật liệu chính Đơn giá(đồng/kg)
1 Bột đá (CaCO
3
) 1238 (chưa VAT 5%)
2 Bột PVC 18 000 (VAT 10%)
3 Dầu DOP 33 000 (VAT 5%)

(Nguồn: Phòng vật tư công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1515
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 1.7: Danh mục nguyên vật liệu phụ của công ty.
TT Tên vật liệu phụ Đơn giá (đồng/kg)
1 Ti tan 28 000 (VAT 5%)
2 Bột đen 17 500 (VAT 5%)
3 Tẩy trắng sứ 145 000 (VAT 10%
4 Siêu dẻo 20 000 (VAT 10%)
5 Axits béo 101 20 000 (VAT 10%)
6 Ổn bột 32 000 (VAT 10%)
(Nguồn: Phòng vật tư công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Nguyên vật liệu của công ty có đặc điểm là dễ bảo quản, ít bị hao mòn và bảo
quản được trong thời gian dài, thị trường nguyên vật liệu tương đối dễ tìm. Với
đặc điểm như vậy, nguyên vật liệu đã tạo ra một ưu thế cho công ty và đây là
điều thuận lợi trong việc sản xuất và kinh doanh của công ty.
1.2.6. Đặc điểm về tài chính.
Bảng 1.8: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2006 - 2008
Đơn vị: 1000 đồng.
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
(Tạm tính)
1 Doanh thu phát sinh
trong kỳ
1 029 840 1 440 420 2 379 096
2 Chi phí phát sinh 931 620 1 174 224 1 627 344
3 Lợi nhuận trước thuế 98 220 266 196 751 753
4 Thu nhập chịu thuế 98 220 266 196 751 753
5 Thuế thu nhập 28% 28% 28%

6 Thuế phải nộp 27 502 74 535 210 492
7 Lợi nhuận sau thuế 70 718 191 661 541 264
(Nguồn: Phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua 2006- 2008
chúng ta thấy rằng công ty kinh doanh rất hiệu quả và có lãi tăng lên rất nhiều
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1616
Khoá luận tốt nghiệp
qua các năm. Cụ thể, năm 2006 khi mới thành lập và đi vào hoạt động, công ty
mới đạt được 70 718 000 đồng tiền lãi và nộp cho ngân sách nhà nước số tiền là
27 502 000 đồng. Nhưng một năm sau 2007 thì lợi nhuận công ty đã tăng lên gấp
hơn 2.5 lần, đạt tới 191 661 000 đồng. Đây là một kết quả thật đáng vui mừng
cho công ty. Đặc biệt, ước tính đến hết năm 2008 công ty sẽ tạo ra số lợi nhuận
gấp 2.8 lần năm 2007 và gấp 7.6 lần năm 2006. Như vậy, công ty TNHH sản
xuất và dịch vụ Mai Lâm đã chứng tỏ cho mọi người thấy công ty đang làm ăn
rất hiệu quả và đóng góp số tiền thuế không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Sau đây chúng ta đi sâu vào tìm hiểu một bộ phận rất quan trọng trong các bộ
phận cấu thành công ty xem đạt được kết quả kinh doanh tốt như vậy nhưng thực
sự công ty đã quan tâm tới các yếu tố, bộ phận của mình như thế nào. Đó là bộ
phận lao động của công ty- yếu tố quan trọng nhất của mọi tổ chức.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1717
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM
Chúng ta đã biết rằng lao động là một trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản
xuất là : Lao động (con người), tư liệu lao động (máy móc, thiết bị), và đối tượng
lao động (các nguyên vật liệu). Do đó để quá trình sản xuất được diễn ra thuận
lợi thì phải biết kết hợp cả 3 yếu tố này, thiếu một trong 3 yếu tố thì quá trình sản

xuất không thể diễn ra được. Nếu chỉ có máy móc thiết bị và nguyên vật liệu mà
không có con người điều khiển máy móc thì sẽ không tạo ra kết quả. Ngược lại,
có con người nhưng không có nguyên liệu và máy móc thì cũng không thể tạo ra
sản phẩm được. Vì vậy, 3 yếu tố này phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, nếu
kết hợp tốt thì sẽ làm tăng của cải vật chất do quá trình sản xuất tạo ra cho xã
hội, nếu kết hợp không tốt thì sẽ làm giảm đi của cải, vật chất. Mặt khác, lao
động cũng là một yếu tố của lực lượng sản xuất, nếu như chúng ta sử dụng máy
móc và nguyên vật liệu một cách triệt để để phục vụ lợi ích của chúng ta thì lao
động cũng phải được sử dụng triệt để. Nhưng bên cạnh đó, lao động lại là một
thành viên của xã hội. Họ là những con người có suy nghĩ, có ý thức, có đời sống
tâm lý – xã hội, vì thế họ không thể như là những cỗ máy không có suy nghĩ.
Muốn sử dụng họ có hiệu quả thì phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cho họ,
phải biết động viên, khuyến khích, đào tạo… họ. Có như vậy họ mới đem lại kết
quả tốt cho quá trình sản xuất xã hội.
Khi tìm hiểu về vấn đề sử dụng lao động , chúng ta phải tìm hiểu cụ thể qua 4
yếu tố cơ bản là: số lượng, chất lượng, việc sử dụng thời gian và cường độ lao
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1818
Khoá luận tốt nghiệp
động của họ. Có tìm hiểu được kỹ càng 4 yếu tố này, thì người quản lý của tổ
chức mới thực sự là người sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất.
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề trên đối với công ty TNHH sản
xuất và dịch vụ Mai Lâm.
2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty TNHH sản
xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua.
2.1.1. Tình hình biến động về số lượng lao động trong những năm qua.
Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan
trọng và cơ bản nhất vẫn là con người. Con người là tài sản vô giá quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Nhưng để khai thác, sử dụng có hiệu
quả lao động thì quả không phải dễ dàng mà rất khó khăn, phức tạp. Để có thể sử

dụng có hiệu quả lao động của mình thì trước tiên các tổ chức phải biết được
tổng số lao động của mình là bao nhiêu và tình hình biến động của chúng ra sao.
Trong những năm qua tình hình biến động số lượng lao động của công ty TNHH
sản xuất và dịch vụ Mai Lâm được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình biến động số lượng lao động qua các năm của công ty
TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng số lao động 15 20 31
Lao động gián tiếp 5 6 7
Lao động trực tiếp 10 14 24
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Năm 2006, công ty đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty đã tuyển tổng
cộng là 15 lao động cả trực tiếp và gián tiếp vào làm việc. Trong 15 lao động thì
có 5 lao động làm ở các phòng ban trong công ty: 1kế toán làm phòng tài vụ, 1
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
1919
Khoá luận tốt nghiệp
nhân viên phòng vật tư, 1 giám đốc và 1 phó giám đốc kỹ thuật, 1 xưởng trưởng.
10 lao động còn lại làm trong xưởng sản xuất.
Năm 2007, công ty tuyển thêm 1 nhân viên phòng vật tư, và đồng thời tuyển
thêm 5 lao động làm việc ở xưởng sản xuất.
Đầu 2008, do việc sản xuất, kinh doanh ngày càng thuận lợi nên số lượng lao
động trong năm 2007 không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hàng ngày. Vì vậy,
tháng 5/2008 công ty đã tuyển thêm 11 lao động trong đó có 1 kế toán kho và 10
công nhân sản xuất làm việc tại xưởng.
Như vậy trong 3 năm số lượng lao động trong công ty đã tăng lên từ 15 người
năm 2006 lên tới 31 người năm 2008. Với số lao động tăng lên theo các năm như
vậy nhưng công ty đã sử dụng họ như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu cụ thể hơn.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty giai đoạn

2006 – 5/2008
Đơn vị: Người.
Năm Tổng số lao động Lao động thường xuyên Lao động dôi dư
2006 15 15 0
2007 20 20 0
5/2008 31 31 0
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua công ty đã liên tục tăng số lượng
lao động nhưng số lao động này được công ty sử dụng hết, không để dôi dư. Nếu
chỉ nhìn vào tình hình biến động số lượng lao động này thì ta thấy công ty sử
dụng số lượng lao động khá tốt.
Chúng ta có thể biễu diễn bảng trên thành sơ đồ như sau:
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2020
Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 2.1: Tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty TNHH
sản xuất và dịch vụ Mai Lâm giai đoạn 2006- 5/2008.
Để tìm hiểu xem thực chất công ty đã sử dụng số lượng lao động của mình hiệu
quả chưa, chúng ta phân tích yếu tố cơ cấu lao động của công ty.
2.1.2. Phân tích cơ cấu lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai
Lâm.
Chúng ta tìm hiểu cơ cấu lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai
Lâm tháng theo 3 chỉ tiêu là: cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo
độ tuổi và cơ cấu lao động theo tính chất lao động.
Với cơ cấu lao động theo giới tính được thể hiện ở bảng sau:
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2121
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty TNHH sản xuất và dịch
vụ Mai Lâm.

Đơn vị: Người.
Các bộ phận
Giới tính
Tổng
Nam Nữ
Ban giám đốc 2 0 2
Phòng vật tư 2 0 2
Phòng tài vụ 0 2 2
Xưởng sản xuất
- Tổ phế.
- Tổ máy.
- Tổ đóng gói sản phẩm.
9
1
6
2
16
2
0
14
25
3
6
16
Tổng số lao động. 13 18 31
Tỉ trọng 41.94% 58.06% 100%
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Qua bảng số liệu của công ty trên, ta thấy rằng tỉ lệ nam - nữ của công ty không
chênh lệch nhau nhiều. Nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam, điều này không hề gây mất
cân đối trong lao động mà lại rất phù hợp với ngành nghề sản xuất của công ty.

Đối với công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm lao động sản xuất mang
tính chất thủ công là chủ yếu, và đặc điểm nổi bật của công ty là rất cần nhiều
lao động nữ. Bởi vì lao động nữ với tính chất khéo léo, chịu khó thích hợp với
công việc ngồi bó Gioăng, còn nam giới thì thích hợp hơn với việc điều khiển
máy móc, thiết bị. Nhưng lao động nữ cũng gây ra bất lợi cho công ty ở chỗ: họ
vừa là người lao động của công ty vừa là người phụ nữ trong gia đình nên ngoài
việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của công ty thì họ còn phải giữ chức vụ là
người vợ, người mẹ. Do đó, trong những năm qua công ty cũng phải cho lao
động nữ nghỉ đẻ, nghỉ chăm sóc con cái ốm và nghỉ trong những ngày của phụ
nữ. Vì vậy, họ cũng làm ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2222
Khoá luận tốt nghiệp
Với cơ cấu lao động theo độ tuổi, công ty có thể xem là nơi có đội ngũ lao động
trẻ. Độ tuổi của họ từ 20 đến 50 kể cả ban lãnh đạo công ty. Cơ cấu về độ tuổi
được chỉ ra ở bảng dưới đây.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty TNHH sản xuất và
dịch vụ Mai Lâm .
Độ tuổi
(tuổi)
Số lao động
(người)
Tỉ trọng
(%)
20 – 30
Trong đó:
Kế toán
Công nhân đóng gói sp
Công nhân chọn phế
Công nhân đứng máy

18
2
11
3
2
58.06
6.45
35.48
9.68
6.45
31 – 40
Trong đó:
Xưởng trưởng
Công nhân đứng máy
Cán bộ vật tư
Công nhân đóng gói sp
11
1
4
2
4
35.49
3.225
12.91
6.45
12.91
41 – 50
Trong đó:
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kỹ thuật

2
1
1
6.45
3.225
3.225
Trên 50 0 0
Tổng 31 100
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, lao động của công ty có độ tuổi rất trẻ. Hầu hết công
nhân làm việc đóng gói sản phẩm có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi, một số nằm trong
khoảng 41 – 50 tuổi.
Độ tuổi từ 20 – 30: Các lao động trong độ tuổi này phần lớn là công nhân đóng
gói sản phẩm. Độ tuổi này chiếm hơn một nửa tổng số lao động của công ty
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2323
Khoá luận tốt nghiệp
(chiếm 58.06%). Trong đó có 2 nhân viên kế toán còn lại là công nhân làm việc
trong xưởng sản xuất.
Độ tuổi từ 31 - 40: Ở độ tuổi này hầu hết lao động của công ty là người làm việc
kỹ thuật và một số là công nhân đứng máy. Đây cũng là điều hợp lý bởi vì lao
động làm trong lĩnh vực kỹ thuật thì cần có nhiều năm kinh nghiệm hơn lao động
khác. Theo bảng trên, có 11 lao động làm việc thuộc độ tuổi này trong đó có 2
cán bộ vật tư, xưởng trưởng và còn lại là công nhân xưởng sản xuất. Độ tuổi này
cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số lao động của công ty, chiếm 35.49%.
Những lao động này cũng giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh của công ty.
Độ tuổi 41 – 50: Ở độ tuổi này chỉ có 2 người : Đó là giám đốc công ty và phó
giám đốc kỹ thuật chiếm tỉ lệ 6.45%.
Trong công ty không có ai thuộc phạm vi độ tuổi quá 50. Người nhiều tuổi nhất

là giám đốc công ty cũng chỉ ở tuổi 49, còn lại công nhân đều rất trẻ người ít tuổi
nhất là 22 và nhiều nhất là 40 tuổi.
Với cơ cấu lao động theo tính chất lao động công ty đã phân ra thành hai loại
là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty.
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%)
Lao động gián tiếp 7 33.33
Lao động trực tiếp 24 66.67
Tổng 31 100
Ta thấy rằng theo tính chất lao động thì công ty có lao động trực tiếp chiếm tỉ
trọng rất cao 66.67% gần gấp 4 lần lao động gián tiếp (33.33% ). Sự chênh lệch
này cũng là hợp lý vì công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm là công ty sản
xuất với hai dây chuyền máy móc hiện đại đòi hỏi đội ngũ lao động trực tiếp
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2424
Khoá luận tốt nghiệp
nhiều hơn để phục vụ sản xuất và đóng gói sản phẩm để kinh doanh. Tỉ lệ lao
động gián tiếp tuy nhỏ nhưng đảm bảo điều hành tất cả công việc liên quan đến
sản xuất kinh doanh của công ty. Như thế, công ty có đội ngũ lao động gián tiếp
tinh gọn và hiệu quả tránh được những lãng phí không cần thiết.
2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty trong thời
gian qua.
Theo phân tích ở trên, chúng ta thấy nhìn về mặt tổng quát công ty TNHH sản
xuất và dịch vụ Mai Lâm đã sử dụng hết số lượng lao động hiện có của mình
không để có hiện tượng dôi dư lao động. Đồng thời chúng ta cũng thấy được
công ty đã có một cơ cấu lao động khá hợp lý với một đội ngũ lao động trẻ đầy
tiềm năng. Bây giờ chúng ta tìm hiểu về một tuần làm việc của các lao động ở
công ty để xem công ty có đảm bảo số lượng lao động thường xuyên hay không?
Bảng 2.6: Số lượng lao động của công ty tuần1 tháng 5/2008.
Đơn vị: người

Chỉ tiêu Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Lao động gián tiếp 7 6 4 6 7
Lao động trực tiếp 24 22 24 20 23
Tổng số lao động 31 28 28 26 30
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Nhìn vào bảng thống kê tuần làm việc đầu tiên của tháng 5/2008 chúng ta thấy
rằng số lượng lao động của công ty làm việc không đầy đủ trong tất cả các ngày.
Ngày thứ 2 số lao động là đầy đủ, còn lại trong tuần số lao động không đến làm
việc đầy đủ. Có hôm thiếu lao động trực tiếp như thứ 3 (thiếu 2 người) và thứ 5
(thiếu 4 người). Cũng có hôm thiếu lao động gián tiếp như thứ 5 (thiếu 1 người),
thứ 4 (thiếu 3 người). Và cũng có hôm cả lao động trực tiếp và gián tiếp đều
vắng mặt: thứ 3( thiếu 1lao động gián tiếp, 2 lao động trực tiếp). Quan sát tiếp
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LÊ
2525

×