Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN học phần tiếng việt cơ sở đề tài phân loại lỗi câu trong một số văn bản truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.07 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ
----------

TIỂU LUẬN
Học phần: Tiếng việt cơ sở
Đề tài: Phân loại lỗi câu trong một số văn bản truyền thông

Họ và tên:
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Đinh Thị Ngọc Huế
Dương Thu Hà
Trần Nguyệt Hằng
Trần Thị Cẩm Hà


MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................2
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................4
1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................4
1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................4

V. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........5
1. Cách tiếp cận........................................................................................5
2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................5
2.1. Phương pháp liệt kê........................................................................5
2.2. Phương pháp phân loại...................................................................5
2.3. Phương pháp phân tích...................................................................5


VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................6
1.Khái quát về văn bản truyền thông và câu trong tiếng Việt.............6
1.1. Khái quát về văn bản truyền thông.................................................6
1.1.1. Định nghĩa về văn bản truyền thơng.....................................6
1.1.2. Tính chất của văn bản truyền thơng......................................6
1.1.3. Các hình thức văn bản truyền thông hiện nay.......................6
1.2. Khái quát về câu trong tiếng Việt...................................................7
1.2.1. Định nghĩa câu trong tiếng Việt............................................7
1.2.2. Phân loại câu........................................................................8
1.2.3. Cấu tạo..................................................................................8
2. Phân loại các lỗi câu trong các văn bản truyền thơng.....................9
2.1. Lỗi sai về hình thức........................................................................9
2.1.1. Lỗi thiếu thành phần nòng cốt...............................................9
2.1.2. Lỗi sai về trật tự sắp xếp các thành phần............................11


2.2. Lỗi sai về nội dung.......................................................................13
2.2.1. Câu sai logic tư duy.............................................................13
2.2.2. Câu mơ hồ...........................................................................14
2.2.3. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận:...............15
3. Hậu quả của việc dùng sai lỗi câu trong văn bản truyền thông....20
4. Biện pháp:..........................................................................................21


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, việc xã hội phát triển không ngừng đã khiến cho nhu cầu
đời sống con người ngày càng được nâng cao. Khoa học kĩ thuật phát triển
đã thúc đẩy việc giao tiếp, kết nối và trao đổi thơng tin của con người. Đó
là lý do truyền thông được ra đời. Truyền thông là q trình trao đổi thơng
tin, tương tác thơng tin giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng

cường sự hiểu biết, tác động tới tâm lý, tình cảm và nhận thức của người
đọc, người nghe.
Một trong các hình thức thể hiện của truyền thông là thông qua các
văn bản. Văn bản truyền thơng có tác dụng cung cấp thơng tin, định hướng
dư luận, truyền tải nội dung, thông điệp đến người đọc. Ngồi ra, văn bản
truyền thơng cịn đóng vai trị quan trọng trong việc định hình ngơn ngữ
đến độc giả.
Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ và thông tin như hiện
nay, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các văn bản truyền thơng, cùng với
đó là những lỗi sai trong việc dùng câu trong các văn bản đã tạo ra nhiều
ảnh hưởng nghiêm trọng. Những lỗi sai trong câu có thể dẫn đến hiểu lầm
cho người đọc, và tạo ra những hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế, đề tài hôm
nay chúng tôi mang đến nhằm chỉ ra và phân tích các lỗi sai phổ biến trong
một số văn bản truyền thơng hiện hành. Từ đó nhằm góp phần truyền đạt
những thơng tin chính xác về cách dùng câu từ tiếng Việt sao cho đúng và
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

1


II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu xác định rõ các các lỗi câu thường gặp trong
tiếng việt và khái niệm về văn bản truyền thơng. Từ đó phân loại các lỗi
câu trong văn bản truyền thơng.
Nghiên cứu, tìm hiểu các lỗi câu trong văn bản truyền thông theo
các phương diện khác nhau để người dùng có thể nhận thức được lỗi sai và
sửa chữa tránh lặp lại lỗi sai khơng đáng có. Từ đó nâng cao khả năng sử
dụng tiếng việt trong các văn bản truyền thông
Trong xã hội phát triển ngày nay, mọi người thường có xu hướng sử
dụng ngơn ngữ một cách phóng khống và khơng chỉn chu, đặc biệt là trên

các phương tiện thông tin đại chúng. Và hơn hết trẻ em hiện nay tiếp xúc
với các báo mạng rất sớm nên việc sử dụng câu từ sai trên các trang báo sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển ngơn ngữ của trẻ nhỏ.
Tất cả những điều này vơ tình sẽ làm mất dần sự trong sáng của Tiếng việt.
Vậy nên chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân loại rõ các loại lỗi câu trong
các văn bản truyền thơng và tìm ra các giải pháp khắc phục những lỗi sai
đó.

2


III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Lỗi là gì? Câu là gì?
2. Văn bản truyền thơng là gì? Nêu ví dụ cụ thể?
3. Tính chất của ngơn ngữ và văn phong trong văn bản truyền
thông?
4. Nêu các loại lỗi câu trong tiếng việt?
5. Phân biệt đặc điểm của lỗi sai về hình thức và lỗi sai về nội
dung?
6. Về hình thức, có những loại lỗi câu nào?
7. Về nội dung, có những loại lỗi câu nào?

3


IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu

Những lỗi sử dụng câu trong các văn bản truyền thông.
1.2. Phạm vi nghiên cứu


Lỗi sai thường gặp trong phạm vi các trang báo mạng (Báo Phụ nữ,
Báo Thanh niên, Báo Sinh viên, Báo Tuổi trẻ), nội dung đăng tải trên các
kênh truyền thông (Vietnamnet) ở Việt Nam.

4


V. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận

Đi từ lý thuyết đến khảo sát nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp liệt kê
2.2. Phương pháp phân loại
2.3. Phương pháp phân tích

5


VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Khái quát về văn bản truyền thông và câu trong tiếng Việt
1.1. Khái quát về văn bản truyền thông
1.1.1. Định nghĩa về văn bản truyền thông

Văn bản truyền thông là phương tiện để ghi nhận, lưu trữ và truyền
đặt thông tin bằng ngôn ngữ viết được đăng tải trên các tạp chí, báo, các
trang mạng xã hội.
1.1.2. Tính chất của văn bản truyền thơng
1.1.2.1. Tính chính xác


Văn bản truyền thơng có tính chính xác cao, chỉ cần một lỗi sai nhỏ
nhất cũng có thể khiến người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai thơng tin, có thể
gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
1.1.2.2. Tính đại chúng

Văn bản truyền thông là phương tiện truyền thông đại chúng dành
cho tất cả mọi người không phân biệt nghề nghiệp, trình độ, địa vị xã hội,
… có tính phổ cập rộng rãi.
1.1.2.3. Tính ngắn gọn

Văn bản truyền thơng cần ngắn gọn và súc tích. Sự dài dịng có thể
làm lỗng thơng tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc.
1.1.2.4. Tính biểu cảm

Nếu văn bản truyền thơng khơng có tính biểu cảm thì những thơng
tin người viết muốn truyền đạt sẽ trở nên khơ khan và khó thu hút người
đọc. Tính biểu cảm gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới lạ, giàu
hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân.
1.1.3. Các hình thức văn bản truyền thơng hiện nay
1.1.3.1. Hình thức in ấn (Báo, Tạp chí)

Ra đời từ thế kỷ XVI, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng
vô cùng phổ biến, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Có
thể nói đây là phương tiện thơng tin nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều

6


độc giả nhất. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta gọi báo chí là cơ quan

quyền lực thứ tư - chỉ đứng sau “tam quyền” ( lập pháp, hành pháp và tư
pháp) của bộ máy chính quyền. Đây là kiểu quyền lực tạo ra từ công luận
xã hội, tơn vinh vai trị, sức mạnh của báo chí. Báo chí tác động mạnh mẽ
đến mọi mặt đời sống của con người, đóng vai trị quan trọng trong tạo
động lực cho sự phát triển của xã hội. Phương tiện truyền thông này truyền
tải lượng thông tin lớn hàng ngày, người đọc có thể tiếp nhận thơng tin, bắt
chước, làm theo các trào lưu trên báo. Chính vì vậy việc sử dụng ngơn từ
trên báo chí cần được chú trọng chính xác, chuẩn mực
“Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền
thông được. Ngôn ngữ ở đây phải truyền tải được tin tức, ý kiến và tư
tưởng tới nhân dân càng hữu hiệu càng tốt. Cũng khơng thể hạ giá văn
phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ
của độc giả có học thức, nếu khơng báo chí mất ngay sự kính trọng của
quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của các
sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải đi đôi với nhau” - Giáo sư
John Hohenberg (Đại học báo chí Columbia) khẳng định.
1.1.3.2. Báo mạng

Báo mạng điện tử (báo mạng) ra đời muộn hơn nhiều so với các loại
hình báo chí khác. Tờ báo mạng đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1992 ở
Mỹ. Còn tại Việt Nam, sự hình thành của báo mạng gắn liền với sự kiện tạp
chí “Q hương” cơng bố phiên bản trên mạng Internet vào ngày 31 tháng
3 năm 1997.

7


1.2. Khái quát về câu trong tiếng Việt
1.2.1. Định nghĩa câu trong tiếng Việt
Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan

hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có
giá trị thơng báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.
(Ngữ văn 9 tập 2 – Bài 3)

“Câu là đơn vị của ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên
ngồi) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn
vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói,
giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là
đơn vị thông báo nhỏ nhất.”
(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến - Cơ sở ngơn
ngữ học và tiếng việt - NXB Giáo dục 2005)
“Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của
một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung
quanh một vị tố, được dùng để biểu đạt một sự thể (hay một sự việc).
(Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt - NXB Giáo dục 2005)
1.2.2. Phân loại câu

Theo mục đích nói:
Câu tường thuật
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu mệnh lệnh
Theo mối quan hệ với hiện thực:
Câu khẳng định
Câu phủ định
Theo cấu tạo:
Câu đơn
Câu ghép
1.2.3. Cấu tạo


8


1.2.3.1. Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ

Chủ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “Ai,
cái gì, con gì, việc gì…”
Vị ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của người, sự vật hoặc sự
việc được nhắc đến ở chủ ngữ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi “...làm gì, như thế
nào, là gì”
1.2.3.2. Thành phần phụ: Trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ

Trạng ngữ dùng để bổ sung nghĩa cho câu, chỉ thời gian, địa điểm,
mục đích, phương tiện. Trạng ngữ thường đứng đầu câu và ngăn cách với
chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩy.
Định ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Định ngữ đứng trước
chỉ số lượng, khối lượng, định ngữ đứng sau chỉ đặc điểm, sử hữu.
Bổ ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính
từ trong câu. Bổ ngữ phụ cho động từthêm các ý nghĩa về đối tượng, thời
gian, nơi chốn, cách thức, ... Bổ ngữ phụ cho tính từ thêm các ý nghĩa về
đối tượng, mức độ, ... của tính chất. Các bổ ngữ có thể đứng trước hoặc
đứng sau động từ, tính từ.
2. Phân loại các lỗi câu trong các văn bản truyền thông
2.1. Lỗi sai về hình thức
2.1.1. Lỗi thiếu thành phần nịng cốt

Các thành phần nòng cốt câu là những thành phần bắt buộc phải có
mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hồn chỉnh về
hình thức. Một câu hồn chỉnh về hình thức có nghĩa là nó đủ các thành tố
cần thiết theo nguyên tắc ngữ pháp.

2.1.1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Là câu chỉ có thành phần vị ngữ hoặc có vị ngữ và các thành phần phụ
của câu.

Ví dụ 1:

9


Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga, Ngọc
Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người năng nổ nhất
trong các hoạt động từ thiện.
(Hành trình nhân ái mùa Vu Lan, trang 3, số 101, 2010)
Trong câu này, người đọc sẽ không hiểu ai là người năng nổ nhất bởi
thành phần “Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga,
Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…” là thành phần trạng ngữ.
Người viết đã nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ khiến câu mơ hồ,
không rõ nghĩa. Cách sửa lại như sau: Nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang,
Hồng Nga, Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người
năng nổ nhất trong các hoạt động từ thiện.
Ví dụ 2:
Lo bánh sẽ bị ế.
(Báo Sinh viên số 40 (3/20-10/10/2007) trang 9)
Trong câu này, người đọc sẽ không hiểu ai là người lo bánh bị ế bởi
người viết đã viết thiếu mất chủ ngữ của câu. Cách sửa là thêm chủ ngữ
cho câu, ví dụ: Nương lo bánh sẽ bị ế.
Ví dụ 3:
Đá làm sao cho cứng với đơn vị anh hùng.
(Báo Thể thao văn hóa số 140 (2007) trang 12)
Trong câu này, người đọc sẽ không hiểu ai là người đá bởi người viết

đã viết thiếu mất chủ ngữ của câu. Cách sửa là thêm chủ ngữ cho câu, ví
dụ: Đội bóng đá làm sao cho cứng với đơn vị anh hùng.
2.1.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ
Là câu chỉ có thành phần chủ ngữ hoặc có chủ ngữ và các thành phần phụ
của câu

Ví dụ 1:
Cuối cùng là giáo dục, nhiều em trong độ tuổi không được đến
trường.

10


(Báo Sinh viên số 51 trang 2)
Trong câu này, người đọc sẽ không biết được trẻ em trong độ tuổi
nào khơng được đến trường, vì người viết đã viết thiếu một phần của chủ
ngữ. Cách sửa lại là “Cuối cùng là giáo dục, nhiều em trong độ tuổi đi học
không được đến trường.”
2.1.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ do người viết thêm thành phần có
cùng chức vụ ngữ pháp hoặc kéo dài trạng ngữ rồi nhầm tưởng đó là kết
cấu chủ vị.
Ví dụ: Buổi sáng, mỗi lần đi qua hồ Tây.
Câu văn trên chỉ có hai trạng ngữ chỉ thời gian chưa có nịng cốt câu
hay thể hiện bất cứ nội dung nào.
Cách sửa là ta có thể thêm cả cụm chủ vị để hoàn thiện câu: “Buổi
sáng, mỗi lần đi qua hồ Tây, tôi thường trông thấy rất nhiều người đứng tập
thể dục.”
2.1.1.4. Câu ghép thiếu vế câu


Câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương đương một
câu đơn, nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm
trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có liên quan mật
thiết với nhau. Bình thường, việc bỏ sót một vế câu ghép rất dễ nhận ra nếu
đó là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng các hư từ đặc biệt là các
cặp kết từ (tuy, ... nhưng, nếu... thì, vì...nên, ...)
Ví dụ: Sinh viên mỹ thuật nên thời gian biểu cũng khá thất thường,
trong khi nhà ăn lại chỉ mở vào một già nhất định.
(Báo sinh viên, số 44 (3/11-10/11/2004) trang 14)
Chỗ sai: Thiếu một vế câu ghép, có vế chỉ kết quả “nên” nhưng
khơng có vế chỉ ngun nhân.
Cách chữa: Vì họ là sinh viên mỹ thuật nên thời gian biểu cũng khá
thất thường, trong khi nhà ăn chỉ mở vào một giờ nhất định.

11


2.1.2. Lỗi sai về trật tự sắp xếp các thành phần

Phương thức trật tự từ trong tiếng Việt biểu thị quan hệ ngữ pháp
trong câu, nếu sắp xếp khơng thích hợp có thể sai nghĩa cả câu.
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu trước hết là một phương thức ngữ
pháp dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ngoài ra, nó cịn dùng để biểu thị
những dụng ý khác của người sử dụng. Vì vậy, việc sắp xếp trật tự từ theo
mỗi cách khác nhau sẽ đem đến hiệu quả diễn đạt riêng. Do đó, khi nói
hoặc viết, cần phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu sử dụng để
làm tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ 1:
Hôm qua, ngày 10/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên

Chính phủ. Một trong những vấn đề được các đại biểu thu hút sự quan tâm
của nhiều đại biểu cũng như cử tri cả nước là công tác điều tiết, quản lý giá
cả đối với một số mặt hàng thời gian qua, trong đó nổi cộm là việc quản lý
giá thuốc và cơ chế điều hành giá xăng, dầu.
(Từ diễn đàn Quốc hội…, trang 3, số 70, 2010)
Xét ví dụ 1, chúng ta thấy câu diễn đạt trùng lặp cụm từ “các đại
biểu”, “nhiều đại biểu”. Bên cạnh đó, cách sắp xếp trật tự của các bổ ngữ
trong câu không hợp lý. Chúng tôi sửa lại như sau: Hôm qua, ngày 10/6,
Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Một trong
những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu cũng như cử tri
cả nước là công tác điều tiết, quản lý giá cả đối với một số mặt hàng thời
gian qua, trong đó nổi cộm là việc quản lý giá thuốc và cơ chế điều hành
giá xăng, dầu.
Ví dụ 2:
Điều đó có nghĩa là trong vịng 6 năm, giátrị 1m 2 nhà ở đường Tây
Hoàn đã tăng hơn 4 lần. Dường như những ai có nhu cầu mua nhà ở để cảm
nhận được nỗi đau khổ của việc đồng Nhân dân tệ mất giá.

12


(Khi đồng Nhân dân tệ lại “tăng ngoài, giảm trong”, trang 4, số 73,
2010)
Tác giả viết sai trật tự từ “nhà ở để” khiến người đọc khó nắm bắt
nội dung. Chúng tơi sửa lại: Điều đó có nghĩa là trong vịng 6 năm, giá trị
1m2 nhà ở đường Tây Hồn đã tăng hơn 4 lần. Dường như những ai có nhu
cầu mua nhà để ở cảm nhận được nỗi đau khổ của việc đồng Nhân dân tệ
mất giá.
Ví dụ 3:
Nhiều nơi, cán bộ nói, thậm chí đã hứa nhiều lần, nhưng thực tế họ

lại khơng làm, có khơng hành động gì. Đó cũng chính là lý do, kết quả thực
hiện mục tiêu BĐG (bình đẳng giới) ở các địa phương thời gian qua khơng
đồng đều.
(“Phải tiến bộ thì mới bình đẳng”, trang 3, số 78, 2010)
Ví dụ này, trật tự từ trong câu không hợp lý, gây nhiều cách hiểu
khác nhau, chúng tôi sửa lại như sau: Nhiều nơi, cán bộ nói, thậm chí đã
hứa nhiều lần, nhưng thực tế họ lại khơng làm, khơng có hành động gì. Đó
cũng chính là lý do, kết quả thực hiện mục tiêu BĐG (bình đẳng giới) ở các
địa phương thời gian qua khơng đồng đều.
Ví dụ 4:
Trước kia, năm nào cũng vậy, chuẩn bị mùa khai giảng ở vùng Đồng
Tháp Mười cũng là bắt đầu mùa nước nổi, giao thông đi lại khó khăn.
(Mùa tựu trường ở vùng Đồng Tháp Mười, trang 6, số 99, 2010)
Cũng tương tự những ví dụ trên, tác giả viết sai trật tự từ làm cách
diễn đạt trở nên vụng về, lủng củng. Chúng tôi sửa lại như sau: Trước kia,
năm nào cũng vậy, chuẩn bị mùa khai giảng ở vùng Đồng Tháp Mười cũng
là lúc bắt đầu mùa nước nổi, giao thơng đi lại khó khăn.

13


2.2. Lỗi sai về nội dung
2.2.1. Câu sai logic tư duy

Câu sai logic tư duy là câu phản ánh không đúng thực tế khách quan,
hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ giữa các bộ phận cấu thành câu.
Ví dụ 1:
Ngay sau khi bị tố cáo, cơ quan điều tra đã vào cuộc và có đủ chứng
cứ khởi tố Đạo về tội hiếp dâm.
(Báo Thanh niên số 282 (9/11/2006) trang 2)

Cách chữa: Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan điều tra đã
vào cuộc và có đủ chứng cứ khởi tố Đạo về tội hiếp dâm.
Ví dụ 2:
Lai Xá có ba người con, ở ba thời điểm khác nhau đều ngẫu nhiên
mà có liên quan đến Hồ Chủ Tịch.
(Báo Thanh niên, số 298 (25/10/2006) trang 14)
Cách chữa: Trong số những người con của Lai Xá, có ba người mà ở
ba thời điểm khác nhau đều ngẫu nhiên có liên quan đến Hồ Chủ tịch
Ví dụ 3:
Như vậy, đêm chung kết xếp hạng sẽ diễn ra ngày 15/7 đã xác định
được chín thí sinh cuối cùng có mặt để tranh ba giải nhất ở ba dòng nhạc.
(Báo Tuổi trẻ, số 180 (10/7/2007))
Cách chữa: Đã xác định được chín thí sinh cuối cùng có mặt để tranh
giải nhất ở ba dịng nhạc vào đêm chung kết sẽ diễn ra ngày 15/7/2007.
2.2.2. Câu mơ hồ

Là những câu có thể hiểu ít nhất hai nghĩa khác nhau. Nói cách
khác, bản chất tổng quát của hiện tượng mơ hồ là nhiều ý nghĩa khác nhau
có khả năng được diễn dịch tương ứng với cùng một hình thức duy nhất
của một đơn vị ngơn ngữ hay một biểu thức ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, hiện tượng mơ hồ xảy ra khá phổ biến vì tiếng Việt
là ngơn ngữ đơn lập, khơng biến đổi hình thái, việc hiểu nghĩa của câu còn

14


phụ thuộc vào sự ngắt đoạn của người tiếp nhận. Bên cạnh đó cịn có các
ngun nhân ngồi ngơn ngữ như kĩ năng của người viết, sơ suất trong quá
trình tư duy khơng kịp với xử lý vấn đề.
Ví dụ 1:

Ơ tơ sang giá hời đáng mua nhất sau 1/7.
(Báo Vietnamnet.vn mục Kinh doanh (27/6/2016))
Cụm từ “ô tô sang giá hời” có thể được hiểu theo hai nghĩa khác
nhau:
1.

Ơ tơ bán lại với giá hời.

2.

Ơ tơ hạng sang bán lại với giá hời.

Sửa lại: Ơ tơ sang, giá hời đáng mua nhất sau 1/7.
Ví dụ 2:
Người chồng cực giỏi hơn 21 tuổi của MC Thời sự 19h.
(Báo Vietnamnet.vn mục Giải trí (28/6/2016))
Cụm từ “người chồng cực giỏi hơn 21 tuổi” có thể được hiểu theo 2
nghĩa khác nhau:
1. Người chồng cực giỏi mới hơn 21 tuổi.
2. Người chồng cực giỏi hơn MC 21 tuổi.
Sửa lại: Người chồng cực giỏi hơn mình 21 tuổi của MC Thời sự
19h.
2.2.3. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận:
2.2.3.1. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

Ví dụ 1:
Khơng trường điểm nào có sĩ số HS như “mơ ước” (chỉ 25 – 30
HS/lớp). Chị Mai, PHHS lớp 1 ở Đà Nẵng cho biết, trường điểm nơi con
chị đang theo học có sĩ số tới 55 HS. Với số HS đông như vậy, khơng biết
các cơ giáo có đủ sức để…chăm các con khơng?

(“Khúc” vì trường điểm, tr6, số 73, 2010)

15


Trong bài báo, người viết đã nhận định rằng: Không trường điểm
nào có sĩ số học sinh khoảng từ 25 – 30 trên toàn quốc, sự khẳng định này
là hoàn tồn sai sự thật khách quan, vì có thể sĩ số học sinh từ 25 - 30 ở các
trường điểm là hiếm, nhưng nếu xột trờn phạm vi toàn quốc khơng phải là
khơng có trường nào có sĩ số như thế. Một câu khẳng định như vậy là
khơng có căn cứ và khơng nên vì báo chí địi hỏi sự chính xác. Chúng tơi
xin sửa lại ý này: Khơng phải trường điểm nào cũng có sĩ số HS như “mơ
ước” (chỉ 25 – 30 HS/lớp). Chị Mai, PHHS lớp 1 ở Đà Nẵng cho biết,
trường điểm nơi con chị đang theo học có sĩ số tới 55 HS. Với số HS đơng
như vậy, khơng biết các cơ giáo có đủ sức để…chăm các con khơng?
Ví dụ 2:
Phượng tỏa hương khác các lồi hoa – hăng hăng, chua chua nhưng
khơng gắt như trái me, trái sấu…
(Màu hoa hoài vọng, trang 7, số 73, 2010)
Tác giả đang miêu tả những nét đặc trưng của loài hoa phượng.
Nhưng với việc khẳng định hương của hoa phượng có mùi “chua chua”
thậm chí cịn so sánh “khụng gắt như trái me, trái sấu” thì khơng hợp lý.
Chúng ta không thể so sánh giữa mùi của “khứu giác” với vị của “vị giác”.
Ví dụ 3:
Cha sức khỏe ngày một yếu. Hồi đi làm ngói cho hợp tác xã, không
may bị máy dập mất bàn tay trái, chỉ cịn lại ngón út.
(Cơm nhà, cơm người, trang 12, số 97, 2010)
Người viết đã phản ánh sai sự thật khách quan ở ý “dập mất bàn tay
trái, chỉ còn lại ngón út”. Theo từ điển tiếng Việt, “bàn tay” là phần cuối
của tay, gồm có lịng bàn tay và các ngón tay, để cầm nắm, sờ mó, lao

động. Như vậy bàn tay sẽ bao gồm lòng bàn tay và các ngón tay. Câu trên,
tác giả bài báo viết “đã dập mất bàn tay trái” vậy sao “cịn lại ngón út ”.
Cách diễn đạt này không hợp lý, không đúng với hiện thực khách quan.

16


Chúng tôi sửa lại như sau: Cha sức khỏe ngày một yếu. Hồi đi làm ngói
cho hợp tác xã, khơng may bị máy dập vào bàn tay trái, chỉ còn lại ngón út.
Ví dụ 4:
Khác hẳn với đất liền, trồng rau trên đảo được những người lính nơi
đây ví như một “cuộc chiến đấu” đầy khó khăn, nhất là ở các đảo chìm.
Gian khó khơng chỉ do thiếu sóng biển chứa đầy muối mặn ln đe doạ xố
sạch các vng rau (dù những khay rau được trồng trên những “vườn treo”
ở nhà giàn hay đảo chìm) chỉ trong tích tắc.
(Tăng gia ở Trường Sa, trang 16, số 97, 2010)
Ngoài biển đảo Trường Sa khơng “thiếu” sóng, hơn nữa chính những
con sóng biển chứa đầy muối mặn này ln đe dọa những vườn rau của
lính đảo. Như vậy, nhận định trên phản ánh không đúng sự thật khách quan.
Chúng tôi sửa lại: Khác hẳn với đất liền, trồng rau trên đảo được những
người lính nơi đây ví như một “cuộc chiến đấu” đầy khó khăn, nhất là ở các
đảo chìm. Gian khó khơng chỉ do những con sóng biển chứa đầy muối mặn
ln đe doạ xố sạch cả vườn rau (dù những khay rau được trồng trên
những “vườn treo” ở nhà giàn hay đảo chìm) chỉ trong tích tắc.
2.2.3.2. Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu

Ví dụ 1:
Tâm lý lo lắng về chất lượng trước hàng loạt sự cố của hãng Toyota
rồi Honda không chỉ xảy ra đối với chị Hằng mà còn bao trùm lên nhiều
khách hàng khác. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ salon

Hùng Cường, đú chính là một trong những lí do khiến ơ tơ nhập khẩu
khơng bán được.
(Thị trường ô tô đầu mùa mưa: Khách hàng nữ nhắm tới dòng xe
hạng trung, trang 5, số 64, 2010)
Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, kết từ “tuy
nhiên” mang nghĩa từ biểu thị điều sắp nêu ra là một nhận xét có phần nào
trái với điều nhận xét vừa đưa ra trước đó, nhưng cần nêu để bổ sung thêm

17


ý nghĩa. Xét ví dụ này, lí do xe nhập khẩu khơng bán được chính là ngun
nhân hàng loạt sự cố của các hãng xe nước ngoài. Như vậy, ý trước và ý
sau không hề trái nhau. Ngược lại ý của câu trước là hệ quả của câu sau. Vì
thế, người viết sử dụng kết từ “tuy nhiên” là không chính xác. Ta có thể sửa
lại bằng hai cách một là bỏ kết từ “tuy nhiên” đi, hai là thay thế bằng kết từ
khác như “vì vậy”, “vì thế”. Chẳng hạn như: Tâm lý lo lắng về chất lượng
trước hàng loạt sự cố của hãng Toyota rồi Honda không chỉ xảy ra đối với
chị Hằng mà còn bao trùm lên nhiều khách hàng khác. Theo anh Nguyễn
Mạnh Hùng, chủ salon Hùng Cường, đó chính là một trong những lí do
khiến ô tô nhập khẩu không bán được.
Ví dụ 2:
Bị cáo Nghĩa thì thú nhận tồn bộ tội ác của mình: Giết người, cướp
tài sản. Cịn bị cáo Nghĩa nói: “Dự rất muộn màng tôi cũng muốn gửi một
lời tạ tội đến linh hồn của Linh, với bạn bè thân nhân của Linh. Bị cáo
khơng kháng án xin giảm nhẹ hình phạt vỡ cú tử hình hàng nghìn lần cũng
khơng “chuộc” được hậu quả tội ác đó gây ra…”.
(Bản án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa: Nỗi đau dai dẳng, trang 15, số
85, 2010)
Ở ví dụ này, người viết mắc lỗi về dùng từ và câu. Cụm từ “bị cáo

Nghĩa” lặp lại khiến cho câu trở nên nặng nề, rườm rà. Bên cạnh đó, câu sử
dụng từ liên kết khơng hợp lý. Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hồng Phê), từ
“cịn” (ở trường hợp ví dụ trên) là một kết từ, mang ý nghĩa biểu thị điều
sắp nêu ra là một trường hợp khác hoặc trái lại, đối chiếu với điều vừa nói
đến. Trong đoạn văn, câu trước nói đến nội dung bị cáo Nghĩa thú nhận tội
ác của mình, câu sau cũng tiếp tục nội dung ý trước với những lời nói sám
hối của bị cáo. Chính vì thế, người viết sử dụng kết từ “cịn” để nối tiếp hai
câu là khơng hợp lý. Chúng tôi sửa lại như sau:
Bị cáo Nghĩa đã thú nhận tồn bộ tội ác của mình: Giết người, cướp
tài sản và nói những lời sau cùng: “Dự rất muộn màng tôi cũng muốn gửi

18


một lời tạ tội đến linh hồn của Linh, với bạn bè thân nhân của Linh. Bị cáo
không kháng án xin giảm nhẹ hình phạt vỡ cú tử hình hàng nghìn lần cũng
khơng “chuộc” được hậu quả tội ác đó gây ra…”.
Ví dụ 3:
Anh Dũng nhớ lại, đó là một buổi chiều cuối năm 2009, chị Võ Thị
Sơ (SN 1984), vợ anh ở nhà trông con để chị ra chợ phiên bán ớt khô. Đến
tối không thấy vợ về, Dũng sốt ruột nhờ người đi tìm mà Sơ vẫn biệt tăm.
Từ đấy, chẳng ai biết tin gì về Sơ nữa.
(Khắc khoải “bản vọng thờ”, trang 16, số 73, 2010)
Tác giả bài báo đang nói về nhân vật Dũng có người vợ mất tích là
chị Sơ khi anh ở nhà trơng con cho chị đi chợ. Câu “vợ anh ở nhà trông con
để chị ra chợ phiên bán ớt khô” ta thấy rõ mâu thuẫn ở chỗ người vợ này
không thể làm cùng một lúc hai việc là ở nhà trông con và ra chợ phiên bán
ớt, như vậy câu có quan hệ giữa các thành phần, vế câu không logic. Chúng
tơi sửa lại là: Anh Dũng nhớ lại, đó là một buổi chiều cuối năm 2009. Vợ
anh, chị Võ Thị Sơ (SN 1984) ra chợ phiên bán ớt khơ cịn anh ở nhà trông

con. Đến tối không thấy vợ về, Dũng sốt ruột nhờ người đi tìm mà Sơ vẫn
biệt tăm. Từ đấy, chẳng ai biết tin gì về Sơ nữa.
Ví dụ 4:
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Giám đốc tổ chức phát triển sức
khoẻ cộng đồng Ánh sáng, nhiều bậc cha mẹ đã sai lầm khi cho rằng, họ
sinh ra con nên có quyền sở hữu con cái. Yêu con cha mẹ sẵn sàng hi sinh
mọi mặt vì con và cũng đòi hỏi con phải hi sinh mọi việc vì mẹ, phải nghe
mẹ bằng mọi giá…Đó là cách u sai lầm
(Hãy để con tự lập, trang 6, số 108, 2010)
Ở ví dụ này, các thành phần chủ ngữ có chức năng không đồng loại.
Những câu trên chủ ngữ đang nói đến đối tượng chung, khái qt là “cha
mẹ” thì phần phía dưới lại chỉ nói đến đối tượng cụ thể là “mẹ” thôi, ý của

19


câu khơng logic. Bên cạnh đó là sự diễn đạt trùng lặp cụm từ “cha mẹ” làm
cho cách diễn đạt trở nên vụng về.
2.2.3.3. Lỗi trùng ngữ từ vựng trong danh ngữ

Ví dụ:
Nhằm tạo sự minh bạch, rõ ràng hơn trong hoạt động của cơ sở giáo
dục ngồi cơng lập với các quy định chặt chẽ như số vốn ban đầu thành lập
trường tối thiểu phải là 15 tỷ đồng, phải có phịng thí nghiệm, diện tích đất
tối thiểu phải đạt 10m2/sinh viên…
(Khơng được tăng học phí …, trang 6, số 86, 2010)
Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, từ “minh bạch” có nghĩa
là “rõ ràng”. Vậy “minh bạch, rõ ràng” là lỗi trùng ngữ từ vựng trong danh
ngữ. Chúng tôi sửa lại bằng cách bỏ một trong hai từ này, chẳng hạn: Nhằm
tạo sự minh bạch hơn trong hoạt động của cơ sở giáo dục ngoài công lập

với các quy định chặt chẽ như số vốn ban đầu thành lập trường tối thiểu
phải là 15 tỷ đồng, phải có phịng thí nghiệm, diện tích đất tối thiểu phải
đạt 10m2/sinh viên.
3. Hậu quả của việc dùng sai lỗi câu trong văn bản truyền thông

Tiếng Việt vốn rất phong phú và đa nghĩa nên khi sử dụng sai hồn
cảnh thì nghĩa lại hồn tồn khác. Sai lỗi câu làm mất đi sự trong sáng của
Tiếng Việt, thể hiện trình độ của người sử dụng, làm cho người đọc cảm
thấy như không được tôn trọng bởi sự cẩu thả, vô trách nhiệm của người
viết.
Đối với độc giả hay gọi là người tiếp nhận thì các lỗi trên sẽ gây khó
khăn cho q trình tiếp nhận văn bản của độc giả. Họ sẽ phải đọc đi đọc lại
nhiều lần để hiểu xem thực sự tác giả ở đây muốn nói điều gì và như thế rất
mất thời gian. Đơi khi đọc đi đọc lại nhiều lần mà độc giả vẫn không hiểu.
Hơn nữa các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến
cơng chúng vì thế những lỗi về từ trên sẽ vô cùng gây tác hại nếu bị hiểu

20


sai dẫn đến việc truyền đạt thông tin sai lệch, mà trong khi đó truyền thơng
đã truyền đi thì khó sửa lại.
Đối với tác giả, thì các lỗi về câu hẳn là ngồi mong muốn của họ.
Mục đích của họ chỉ muốn truyền đạt cho cơng chúng những điều mình
mong muốn nói một cách rõ ràng nhất. Vì thế mà khi bài viết của họ mắc
lỗi thì việc truyền đạt thông tin của họ dường như thất bại một phần.
Đối với chính văn bản truyền thơng đó thì việc dùng sai quy tắc câu
cùng các lỗi khác sẽ làm cho bài báo trở nên lủng củng, khó hiểu đối với
quá trình tiếp thu của bạn đọc. Nếu việc này xảy ra nhiều thì sẽ ảnh hưởng
tới niềm tin của bạn đọc đối với kênh truyền thơng đó.

4. Biện pháp

Nên đề ra quy định giúp khắc phục tình trạng lỗi câu trong các văn
bản truyền thơng, báo chí. Đưa ra các điều luật, biện pháp giải quyết khắt
khe đối với các trường hợp này trên văn bản truyền thông, đặc biệt đối với
những lỗi gây hậu quả nghiêm trọng, gây nhầm lẫn cho người đọc hay
truyền tải sai nội dung cần thiết.
Có thể đặt ra các chiến dịch dùng văn bản truyền thông để tuyên
truyền, phổ cập các chuẩn mực trong câu văn một cách rộng rãi trong cộng
đồng sử dụng Tiếng Việt. Văn bản thông tin đại chúng phải tuyệt đối tuân
thủ các quy tắc trong câu để người dân coi đó là văn bản mẫu và làm theo.
Từ đó cho thấy tầm quan trọng của câu văn đúng, đồng thời tăng tính cấp
thiết của vấn đề đối với tư duy của các nhà văn, nhà báo cùng các chủ thể
tham gia tạo nên văn bản truyền thông khác. Những người viết sẽ biết được
vai trị đặc biệt của mình trong việc tăng tính đúng đắn trong văn bản và từ
đó, tăng tính cẩn thận của họ trong q trình tạo ra một văn bản truyền
thơng.
Nên có những cuốn sổ tay, file ghi chép, để phân loại những lỗi câu
thường gặp trong Tiếng Việt, cũng như cách khắc phục trong từng trường
hợp dành cho người viết, đồng thời cũng nên thường xuyên sử dụng sự trợ

21


giúp của máy tính. Ví dụ: với lỗi câu thiếu nịng cốt thì có thể thêm các
thành phần đó vào trong câu hoặc thay thế, chuyển đổi các thành phần để
làm cho câu văn đầy đủ và hoàn chỉnh nhất:
Câu thiếu chủ ngữ: thêm đại từ nhân xưng (tôi, chúng ta…), các từ
có tính chất danh từ hóa (điều đó, sự việc…)
Câu thiếu vị ngữ: có thể thêm hệ từ “là”

Rèn luyện tính cẩn thận. Người viết cần có ý thức rèn luyện tính cẩn
thận. Có nghĩa là suy nghĩ cẩn trọng trước khi viết, không viết bừa, viết ẩu,
cố gắng viết đúng ngay từ lần đầu tiên, khi viết xong cần đọc lại thật kĩ,
nếu phát hiện lỗi thì khắc phục kịp thời.
Cho dù có giải pháp nào đi nữa thì điều quan trọng là mỗi cá nhân cần
có ý thức rèn luyện ở mọi lúc, trong mọi hoạt động có liên quan tới việc sử
dụng ngơn ngữ, làm cho việc tránh lỗi câu trở thành một phản xạ tự nhiên.
Có như vậy mới góp phần viết đúng, khắc phục được vấn nạn viết sai.

22


×