Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ thành ngữ đối trong tiếng việt (có so sánh với tiếng lào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.04 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

AMPHAY KIRIVONG

THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT
(Có so sánh với tiếng Lào)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

AMPHAY KIRIVONG

THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT

(Có so sánh với tiếng Lào)
Ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỘC

THÁI NGUYÊN - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả

AMPHAY KIRIVONG

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Lộc,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo

- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn hữu, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tơi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả

AMPHAYKIRIVONG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................2
6. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN...4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Việt.................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ đối...................................................13
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Lào và một số ngôn ngữ khác .. 14

1.1.4. Về tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ......................................... 15
1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................... 15

1.2.1. Các đơn vị ngữ pháp trong tiếng Việt......................................................15
1.2.2. Thành ngữ và thành ngữ đối tiếng Việt...................................................19
1.2.3. Vài nét về tiếng Lào và thành ngữ đối trong tiếng Lào...........................26
1.3. Tiểu kết.......................................................................................................29
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC, SỐ LƯỢNG VÀ CẤU TẠO CỦA
THÀNH NGỮ ĐỐI TRONG TIẾNG VIỆT (có đối chiếu với tiếng Lào)........31

2.1. Dẫn nhập.................................................................................................... 31
2.2. Đặc điểm về số lượng của thành ngữ đối trong tiếng Việt.........................31

iii


2.3. Đặc điểm về nguồn gốc của thành ngữ đối tiếng Việt................................32
2.4. Đặc điểm về cấu tạo của thành ngữ đối tiếng Việt.....................................34
2.4.1. Nhận xét chung........................................................................................34
2.4.2. Đặc điểm chung về cấu tạo của thành ngữ đối........................................36
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của các vế đối............................................................. 39
2.4.4. Một số nét đáng chú ý về cấu tạo của thành ngữ đối trong tiếng Việt....49
2.5. Đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về cấu tạo.............54
2.5.1. Nhận xét chung........................................................................................54
2.5.2. Những nét tương đồng.............................................................................55
2.5.3. Những nét khác biệt................................................................................ 59
2.6. Tiểu kết Chương 2......................................................................................60
Chương 3: THÀNH NGỮ ĐỐI TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA, NGỮ
DỤNG VÀ NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA (có đối chiếu với tiếng Lào)

61
3.1. Dẫn nhập.................................................................................................... 61
3.2. Thành ngữ đối trong tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa................................61

3.2.1. Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong thành ngữ đối....................................61
3.2.2. Hai lớp nghĩa của thành ngữ đối: nghĩa đen và nghĩa bóng....................65
3.2.3. Một số đặc điểm ngữ nghĩa khác của thành ngữ đối...............................71
3.3. Một số đặc điểm ngữ dụng của thành ngữ đối........................................... 73
3.4. Đặc trưng văn hóa của người Việt thể hiện qua thành ngữ đối..................75
3.5. Đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt ngữ nghĩa. 84
3.5.1. Những nét tương đồng.............................................................................84
3.5.1. Những nét khác biệt................................................................................ 85
3.6. Tiểu kết.......................................................................................................86
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 90

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Các kiểu thành ngữ đối xét theo nguồn gốc..................................34

Bảng 2.2.

Thành ngữ đối xét theo số tiếng....................................................35

Bảng 2.3.

Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 4 tiếng.............35

Bảng 2.4.


Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 6 tiếng............35

Bảng 2.5.

Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 8 tiếng.............36

Bảng 3.1.

Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự giống nhau hồn tồn.........84

Bảng 3.2.

Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự giống nhau cơ bản..............85

Bảng 3.3.

Các thành ngữ đối Việt và Lào có sự khác biệt về cách lựa

chọn hình ảnh mang tính biểu trưng

v

85


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ ngữ của mỗi dân


tộc. Thành ngữ không chỉ là sự đúc kết sâu sắc kinh nghiệm dân gian về cuộc sống
tinh thần, vật chất của một cộng đồng người nhất định mà còn cung cấp những
hiểu biết thú vị về đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tư duy của cộng đồng đó.

Do có những nét đặc sắc về văn học, ngôn ngữ, văn hóa mà từ lâu, thành
ngữ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên,
riêng việc nghiên cứu thành ngữ đối tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Lào) hầu
như cịn ít được chú ý.
Việc nghiên cứu thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng
Lào) có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận, việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với
tiếng Lào); qua đó, góp phần bổ sung một số khía cạnh lí thuyết về thành ngữ,
thành ngữ đối trên cứ liệu đối chiếu các ngôn ngữ.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài này cung cấp một tài liệu tham
khảo hữu ích, cần thiết đối với việc nghiên cứu và dạy học về từ ngữ nói riêng,
về ngơn ngữ nói chung.
Với những lí do trên, chúng tơi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: Thành
ngữ đối trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Lào).
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối
trong tiếng Việt, những nét tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ đối trong

1


tiếng Việt và thành ngữ đối trong tiếng Lào; qua đó, góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu, dạy học tiếng Việt, tiếng Lào với tư cách
là bản ngữ và ngoại ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài.
- Thống kê, phân loại thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào.
-

Miêu tả làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối

chiếu với tiếng Lào).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ đối trong tiếng Việt (có đối
chiếu với tiếng Lào).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm của thành ngữ đối trong tiếng
Việt về các mặt: kết học, nghĩa học và dụng học (có đối chiếu với tiếng Lào).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương
pháp miêu tả với các thủ pháp phù hợp như: thống kê, phân loại, phân tích ngữ
pháp, ngữ nghĩa, mơ hình hóa. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp so
sánh - đối chiếu (phương pháp đối chiếu) với tư cách là phương pháp bổ trợ.
5.

Dự kiến đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Qua việc miêu tả làm rõ đặc điểm của thành ngữ đối trong

tiếng Việt về các mặt kết học, nghĩa học và dụng học (có đối chiếu với tiếng Lào);
đề tài góp phần bổ sung một số khía cạnh lí thuyết về thành ngữ đối trong tiếng
Việt, tiếng Lào với tư cách là những ngôn ngữ cùng thuộc loại hình đơn lập.

-

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo

trong việc dạy học tiếng Việt, tiếng Lào với tư cách là bản ngữ và ngoại ngữ.
2


6.

Cấu trúc của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2. Đặc điểm về nguồn gốc, số lượng và cấu tạo của thành ngữ đối

Chương 3. Thành ngữ đối tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng và
nhìn từ góc độ văn hóa

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ thường được hiểu là những cụm từ cố định có tính hồn
chỉnh, tính nhất thể về nghĩa, có tính gợi hình, gợi cảm, có chức năng định
danh sự vật, hoạt động, tính chất. Được coi là “đội quân tinh nhuệ” của hệ
thống từ ngữ, từ lâu, thành ngữ đã được quan tâm quan tâm nghiên cứu từ các
góc độ, bình diện khác nhau. Qua các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ

tiếng Việt, có thể nhận thấy thành ngữ đã được nghiên cứu theo các khuynh
hướng hoặc từ các góc độ, bình diện khác nhau.
Các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Việt có thể chia
thành ba loại chính: các cơng trình sưu tầm, giải nghĩa về thành ngữ; các cơng
trình nghiên cứu có tính lí luận về thành ngữ; các cơng trình nghiên cứu việc sử
dụng thành ngữ trong nói, viết.
1.1.1.1 Các cơng trình sưu tầm, giới thiệu, giải nghĩa về thành ngữ
Thuộc loại này là cơng trình: “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực,
Lưu Văn Đang [27], “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn
Lân [20], “Từ điển thành ngữ Việt Nam” (do Nguyễn Như Ý chủ biên) [54],
“Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý chủ biên với sự
tham gia của các tác giả: Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn
Khang, Phan Xuân Thành) [55], “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” (do Hồng
Văn Hành chủ biên) ” [15].
Các cơng trình trên đây đã tiến hành sưu tầm, giới thiệu và giải nghĩa
về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt một cách khá công phu. Đây là các tài liệu
quý về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam mà bất kì ai muốn tìm hiểu về thành ngữ,
tục ngữ cũng cần tham khảo.
4


1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu có tính chất lí ḷn về thành ngữ
Thuộc loại cơng trình này là:
1)

Các cơng trình chuyên khảo về thành ngữ

Tiêu biểu cho loại này là chuyên luận “Thành ngữ học tiếng Việt” của
Hoàng Văn Hành [16]. Với dung lượng gần 300 trang, đến nay, đây được coi là
cơng trình nghiên cứu tồn diện, có hệ thống nhất về thành ngữ tiếng Việt.

Trong cơng trình này, thành ngữ tiếng Việt đã được đề cập đến ở các mặt:
nguồn gốc, đặc điểm, các kiểu loại. Điều đáng chú ý là ở cơng trình này, trên
cơ sở phân chia, xác định hai kiểu thành ngữ là thành ngữ ẩn dụ hóa và thành
ngữ so sánh, tác giả đã tiến hành phân tích, miêu tả cụ thể, chi tiết các kiểu
thành ngữ này trong tiếng Việt.
2)

Các giáo trình (trong đó có nội dung trình bày về thành ngữ)

Thuộc loại này là các cuốn giáo trình “Phong cách học và đặc điểm của
tu từ tiếng Việt” của Cù Đình Tú [50] “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của Đỗ
Hữu Châu [5], “Từ vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp [12].
Trong các giáo trình trên đây, các tác giả đều dành một mục trình bày về
thành ngữ (hoặc về ngữ cố định trong đó có thành ngữ); qua đó, làm rõ khái
niệm, đặc điểm chung của thành ngữ tiếng Việt.
3)

Các bài báo khoa học bàn về thành ngữ

Thuộc các loại cơng trình này có thể kể đến các bài báo như: “Bước đầu
tìm hiểu về sắc thái tu từ của thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Văn Mệnh
[29], “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - sự vận dụng” của Nguyễn Đức Dân
[7], “Thành ngữ đối trong tiếng Việt” của Bùi Khắc Việt [53], “Thành ngữ Hán
Việt: khái niệm và phân loại” của Nguyễn Thị Tân [42], [2005, ], “Về cơ sở
hình thành thành ngữ tiếng Việt” của Đỗ Thị Thu Hương [19], “Giá trị biểu đạt
của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng Sông Cửu Long”của Nguyễn Thị
Thùy Dương [9] “Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt” của
Hà Quang Năng [33].
5



Điểm qua nội dung của các cơng trình nghiên cứu có tính lí luận về thành
ngữ kể trên đây, có thể nhận thấy thành ngữ tiếng Việt đã được đề cập, nhìn
nhận ở các góc độ, bình diện khác nhau, từ những vấn đề chung đến những vấn
đề cụ thể. Ở đây, chúng tơi chỉ nêu tóm tắt một số vấn đề chính đã được đề cập
trong các cơng trình kể trên.
a)

Vấn đề xác định khái niệm thành ngữ, ranh giới giữa thành ngữ, tục

ngữ và các đơn vị dễ nhầm lẫn
Theo hướng này, Nguyễn Văn Mệnh đã có các bài viết “Về ranh giới
giữa thành ngữ và tục ngữ” [30], “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm
thành ngữ tiếng Việt” [31]. Trong bài viết thứ nhất, Nguyễn Văn Mệnh đã nêu
ra sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Theo tác giả, “Thành ngữ giới thiệu
một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính, một thái độ”, cịn tục
ngữ thì khác hẳn, nó khơng dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một
hiện tượng như thành ngữ mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc
chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời nói khuyên răn, một bài học về tư
tưởng, đạo đức” [30, 13]. Ở bài viết thứ hai, Nguyễn Văn Mệnh đưa ra các tiêu
chí nhằm xác định, nhận diện khái niệm thành ngữ, phân biệt nó với các đơn vị
ngôn ngữ khác dễ nhầm lẫn.
Cũng đi theo hướng trên đây, Cù Đình Tú có bài viết: “Góp ý về việc
phân biệt thành ngữ với tục ngữ” [51]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng
thành ngữ, tục ngữ đều là các đơn vị ngôn ngữ nên để phân biệt thành ngữ với
tục ngữ, cần dựa vào căn cứ ngơn ngữ học, trong đó, căn cứ quan trọng là kết
cấu (hình thức cấu tạo), chức năng và sự vận dụng trong lời nói. Tác giả cho
rằng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ trước hết thể hiện ở mặt
chức năng: thành ngữ có chức năng định danh (tương đương với chức năng của
từ), cịn tục ngữ có chức năng thơng báo (tương đương với chức năng của câu).

Phù hợp với sự khác nhau về chức năng, thành ngữ và tục ngữ cũng có sự khác
nhau về kết cấu: thành ngữ thường có kết cấu một trung tâm (là cụm từ chính

6


phụ hoặc tổ hợp đẳng kết của các cụm từ chính phụ), cịn tục ngữ lại có kết cấu
hai trung tâm (tương ứng với kết cấu chủ ngữ - vị ngữ). Về mặt vận dụng trong
lời nói, thành ngữ thường được dùng làm bộ phận của câu, còn tục ngữ có khả
năng độc lập tạo thành câu. Như vậy, có thể thấy về khái niệm thành ngữ, ý
kiến của các tác giả khơng có sự thống nhất. Tuy nhiên, theo chúng tôi trong
hai ý kiến trên đây, ý kiến của của Cù Đình Tú có nhiều điểm hợp lí hơn, rõ
ràng và cụ thể hơn. Ý kiến này cũng là sự gợi ý, một chỗ dựa về lí thuyết cho
chúng tôi khi xác định khái niệm thành ngữ ở mục Cơ sở lí luận.
b)

Vấn đề nghiên cứu thành ngữ về mặt ngữ nghĩa

Đây là hướng nghiên cứu thu hút nhiều tác giả nhất. Việc nghiên cứu ngữ
nghĩa của thành ngữ được thực hiện theo hai hướng: hướng nghiên cứu nhằm
giải nghĩa thành ngữ và hướng nghiên cứu có tính lí thuyết về nghĩa của thành
ngữ.
Thuộc hướng thứ nhất là các từ điển thành ngữ đã giới thiệu ở mục
1.1.1.1.. Đây là hướng nghiên cứu thu hút khá nhiều tác giả. Điều này cũng dễ
hiểu vì một trong những nét đặc sắc của thành ngữ là đặc điểm, giá trị ngữ
nghĩa. Mặc dù nhiều thành ngữ nghe quen thuộc nhưng nghĩa của thành ngữ
không phải dễ dàng được mọi người hiểu chính xác. Với lí do đó, nhiều tác giả
đã dụng công biên soạn các từ điển thành ngữ nhằm giải thích làm rõ ý nghĩa
của thành ngữ. Trong các cơng trình thuộc hướng thứ nhất nêu trên đây, đặc
biệt đáng chú ý là cơng trình “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (do

Nguyễn Như Ý chủ biên với sự tham gia của các tác giả: Hoàng Văn Hành, Lê
Xuân Thại, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành). Đây là công trình khoa
học cơng phu, thu thập và giải nghĩa hầu hết những thành ngữ thông dụng trên
sách báo và trong giao tiếp hằng ngày của người Việt. Các thành ngữ trong
cơng trình này được giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, có hệ thống. Đặc
biệt, các từ khó hiểu đều được giải nghĩa riêng. Nhiều ví dụ về cách dùng thành
ngữ được dẫn nguyên văn từ các tác phẩm văn học. Việc tham khảo cơng trình
7


này giúp người đọc, người nghiên cứu, kể cả người nước ngồi, hiểu rõ hơn,
chính xác hơn nghĩa của các thành ngữ, nhất là các thành ngữ khó hiểu.
Cũng thuộc số các từ điển về thành ngữ, cuốn “Kể chuyện thành ngữ, tục
ngữ” (Hoàng Văn Hành chủ biên) cũng là cơng trình thú vị, hấp dẫn. Khác với
những cuốn từ điển thành ngữ khác, cơng trình này tập trung giải thích những
thành ngữ, tục ngữ khó hiểu, dễ gây hiểu lầm ở người đọc, người nghe.
Trong các cơng trình thuộc hướng thứ hai, đáng chú ý là cuốn “Từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt” đã kể trên đây của Đỗ Hữu Châu. Trong cơng trình này,
tác giả đã nêu ra bốn đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ cố định (trong đó có thành
ngữ gồm: a) Tính biểu trưng: Các ngữ cố định đều là những bức tranh nho nhỏ
về vật thực, việc thực, cụ thể được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát,
trừu tượng. Chúng là các ẩn dụ (múa rìu qua mắt thợ…) so sánh (thẳng như kẻ
chỉ…) hay các hoán dụ (quần manh áo vá, một nắng hai sương…) [5, 82- 88, ].
b) Tính dân tộc: Tính chất này thể hiện ở nội dung của các ngữ cố định: Con
mèo, con chuột, con chó, con ong, con kiến, con ruồi, ngôi chùa, pho tượng,
ông bụt… cái khố, tấm áo, manh quần… con đỉa phải vôi, con rắn mất đầu…
tất cả là những tài liệu đó mang đậm màu sắc của quê hương xứ sở Việt
Nam [5, 83- 89]. c) Tính hình tượng và tính cụ thể: “Do có tính hình tượng nên
thành ngữ là cụ thể. Do ý nghĩa của ngữ cố định thường vượt khỏi ý nghĩa trực
tiếp của sự vật, hiện tượng nên chúng lại có giá trị phổ biến, khái quát ”.

Chẳng hạn, chuột chạy cùng sào là thành ngữ vừa có tính cụ thể, hình tượng,
lại đồng thời có tính trừu tượng, khái qt vì nó khơng chỉ biểu thị một sự việc
cụ thể, quan sát được mà mang ý nghĩa khái quát là chỉ sự cùng đường [5, 8285]. d) Tính biểu thái: “Các ngữ cố định thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự
đánh giá, có thể nói lên hoặc lòng kính trọng hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót
thương, sự khơng tán thành, lịng kinh bỉ, thái độ chê bai, phủ định …của
chúng ta đối với con người, vật hay việc được nói tới ” [5, 86].
Nguyễn Thiện Giáp khi đề cập mặt ý nghĩa của thành ngữ, đã chỉ ra tính
biểu cảm của thành ngữ. Tác giả cho rằng, bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành
8


ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là
kính trọng, tán thành, hoặc là chê bai, khinh rẻ, hoặc là ái ngại, xót thương.
Chẳng hạn, thành ngữ “nói thánh, nói tướng” vừa diễn đạt khái niệm “ba hoa
khoác lác”, vừa kèm thêm thái độ chê bai không tán thành, thành ngữ “thắt
lưng buộc bụng” vừa diễn đạt khái niệm “tiết kiệm, dè xẻn”, vừa thể hiện cả
thái độ tán thành…[12, 77].
Cù Đình Tú khi bàn về ý nghĩa của thành ngữ cũng chỉ ra “sắc thái biểu
cảm và sắc thái trừu tượng, khái quát của thành ngữ tiếng Việt” [48a,150].
Những ý kiến trên đây của các tác giả về ý nghĩa của thành ngữ vừa là sự định
hướng, vừa là sự gợi dẫn cho tác giả luận văn khi tìm hiểu thành ngữ về mặt
ngữ nghĩa.
c) Việc nghiên cứu thành ngữ về cấu tạo
Theo hướng này, một số tác giả chú trọng phân tích chỉ ra đặc điểm cấu
tạo của thành ngữ. Chẳng hạn, trong cuốn “Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt
hiện đại” [21], Hồ Lê đã chỉ ra tính phức tạp về ngữ pháp của thành ngữ so với
từ ghép: Thành ngữ thường miêu tả những hình ảnh, trạng thái phức tạp hơn từ
ghép; do đó, cấu tạo và quan hệ ngữ pháp nội bộ cũng phức tạp hơn: thường
do bốn từ trở nên cấu tạo thành và qua đó, có thể phân tích ra hai hay ba quan
hệ ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: trong thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” có một

quan hệ là chủ vị (ếch ngồi), hai quan hệ chính phụ (ngồi đáy giếng và đáy
giếng). Tình hình này khơng thể có ở từ ghép” [21, 100]. Đỗ Hữu Châu khi bàn
về đặc điểm cấu tạo của ngữ cố định (trong đó có thành ngữ) cho rằng cần phân
biệt “ngữ cố định có kết cấu câu và ngữ cố định có kết cấu cụm từ” [5, 87].
Ngữ cố định có kết cấu cụm từ được tác giả chia thành: ngữ cố định có kết cấu
là cụm danh từ (cá mè một lứa) ngữ cố định có kết cấu là cụm tính từ (chậm
như rùa, yếu như sên), ngữ cố định có kết cấu là cụm động từ (đếm cua trong
lỗ, bắt cá hai tay).
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” cũng chỉ ra
những đặc điểm riêng về cấu tạo của thành ngữ so với đơn vị mà ông gọi là
ngữ
9


định danh. Theo tác giả, về mặt cấu trúc cú pháp, thành ngữ khác với ngữ định
danh ở chỗ: ở ngữ định danh hầu như ít gặp quan hệ tường thuật. Cịn ở thành
ngữ thì quan hệ này lại chiếm tới 7% (ví dụ: anh hùng khơng có đất dụng võ,
bìm bịp bắt gà sống thiến) Ngồi ra, thành ngữ có cấu trúc đẳng lập cũng khác
với ngữ định danh cùng kiểu cấu trúc cả về lượng và chất. Về mặt số lượng,
thành ngữ có quan hệ dẳng lập chiếm tới 70% tổng số; cịn ngữ định danh có
quan hệ đẳng lập chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với số lượng các ngữ định danh có
quan hệ chính phụ [12, 81 ]. Xem xét các kiểu thành ngữ xét về mặt cấu tạo,
Nguyễn Thiện Giáp chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại: thành ngữ hợp kết
và thành ngữ hòa kết. Đặc điểm của loại thành ngữ hợp kết là:
- Do sự kết hợp của một thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối
tượng
và các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng (ví dụ: rách như tổ
đỉa) [12, 77 ].
-


Nó cũng được hình thành nhờ sự kết hợp của hai thành tố biểu thị

những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt (ví dụ: ơng chẳng
bà chuộc [12, 78].


thành ngữ hịa kết, nghĩa của thành ngữ “được hình thành trên cơ sở

của một ẩn dụ toàn bộ. Cơ chế cấu tạo cấu thành ngữ hòa kết giống như cơ chế
cấu tạo của ngữ định danh hòa kết” [12, 78]. Thuộc về thành ngữ hòa kết là các
thành ngữ kiểu như: chó ngáp phải ruồi, mèo mù vớ cá rán.
Trong số các cơng trình đề cập đến đặc điểm cấu tạo của thành ngữ,
Hoàng Văn Hành [16, 150] là tác giả đã có sự miêu tả sâu hơn cả. Ý kiến tác
giả về các loại thành ngữ có thể nên tóm tắt như sau: Dựa vào phương thức cấu
tạo thành ngữ, tác giả chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại chính: thành ngữ
ẩn dụ hóa và thành ngữ so sánh. Theo tác giả, thành ngữ ẩn dụ hóa là loại
thành ngữ được tạo ra theo phép ẩn dụ và có tính biểu trưng cao. Đây là loại
thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Thuộc loại thành ngữ ẩn dụ hóa là các
thành ngữ kiểu như “lá ngọc cành vàng” (chỉ tầng lớp thuộc dòng dõi quý
10


phái, cao sang), “chuột sa chĩnh gạo” (chỉ sự may nắm rơi vào hoàn cảnh sung
túc). Thành ngữ ẩn dụ hóa được tác giả chia thành hai kiểu chính: thành ngữ ẩn
dụ hóa đối xứng (ví dụ:“bóc ngắn cắn dài”, “đầu voi đuôi chuột”) và thành
ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng (ví dụ: “cá đối bằng đầu”, “anh hùng rơm”, “đếm
cua trong lỗ”. Mỗi kiểu thành ngữ trên đây lại được chia thành những kiểu nhỏ
hơn. Chẳng hạn, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng được phân loại theo quan hệ nội
bộ thành thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết (các vế có quan hệ tương đẳng
với nhau như: đầu trâu mặt ngựa, lá mặt lá trái, một mất một còn) và thành

ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết (các vế khơng có quan hệ tương đẳng
như: kéo cày trả nợ, theo đóm ăn tàn). Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng được
phân loại tiếp theo cấu tạo ngữ pháp thành: thành ngữ ngữ ẩn dụ hóa phi đối
xứng là ngữ (cụm từ chính phụ) như: bắt chạch đằng chuôi, cá đối bằng đầu và
thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là cụm chủ vị như: chuột chạy
cùng sào, bụt chùa nhà không thiêng…
Thành ngữ so sánh trong cách phân loại của Hoàng Văn Hành là loại
thành ngữ mà ở dạng đầy đủ có cấu trúc gồm bốn thành tố A X Y B (ví dụ:
phận bạc như vơi, chụn nở như ngơ rang). Thành ngữ so sánh có thể tồn tại ở
dạng không đầy đủ, chẳng hạn, vắng A (dai như đỉa đói), vắng X (chuyện như
pháo rang), vắng A X (như cơm bữa)
Cách phân loại, miêu tả thành ngữ trên đây của Hoàng Văn Hành, đặc
biệt, sự phân loại, miêu tả về thành ngữ ẩn dụ hóa đã phản ánh được những
diện đối lập cơ bản trong phạm trù thành ngữ xét về phương diện cấu tạo. Tuy
nhiên, điều đáng tiếc là tác giả chưa chú ý đến những thành ngữ được tạo theo
phép hốn dụ (ví dụ: chân lấm tay bùn, bữa rau bữa cháo, nhà rách vách nát,
gạo chợ nước sông).
d)

Việc nghiên cứu thành ngữ về phong cách học (tu từ học)

Theo hướng nghiên cứu thành ngữ về mặt phong cách (tu từ), Nguyễn
Văn Mệnh có bài viết. “Bước đầu tìm hiểu sắc thái tu từ của thành ngữ tiếng

11


Việt” [29]. Ở cơng trình này, tác giả đã chỉ ra sắc thái tu từ của thành ngữ tiếng
Việt thể hiện ở chỗ thành ngữ mang nghĩa bóng và mang sắc thái tu từ nhất định
(nhấn mạnh, khẳng định, ca ngợi, phủ định, phê phán…) nhờ đó, làm tăng tính

biểu cảm, tính hấp dẫn cho sự diễn đạt. Cũng theo hướng nghiên cứu giá trị phong
cách của thành ngữ. trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” [50,
50], Cù Đình Tú đã dành hẳn một mục bàn về màu sắc phong cách của thành ngữ
tiếng Việt. Theo tác giả, thành ngữ tiếng Việt có khả năng được dùng rộng rãi
trong nhiều phong cách [ 50,150]. Đó là “một pho sách về cuộc đời Việt Nam” [50,
150] vì “nếu tập hợp kho tàng thành ngữ của tiếng Việt lại, chúng ta sẽ có một tập
đại thành về cuộc đời Việt Nam” [50, 150]. Theo giáo sư Cù Đình Tú, “có thể
dùng thành ngữ làm cơng cụ diễn đạt về bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống”. Từ
góc độ phong cách học, Cù Đình Tú đã chia thành ngữ tiếng Việt thành: thành ngữ
đa phong cách (ví dụ: sơng cạn núi mịn, một lịng một dạ, nhường cơm sẻ áo),
thành ngữ khẩu ngữ (đầu chày đít thớt, đầu cua tai nheo, rổ rá cạp lại, nồi tròn
úp vung tròn, mắt nhắm mắt mở), thành ngữ gọt giũa (bách chiến bách thắng,
đồng tâm hiệp lực, đồng sàng dị mộng, khẩu phật tâm xà, tống cựu nghênh tân).
Những ý kiến trên đây của Cù Đình Tú về đặc điểm, giá trị phong cách của thành
ngữ là những gợi ý rất bổ ích đối với chúng tơi khi triển khai nội dung nghiên cứu
thành ngữ về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng.
1.1.1.3. Việc nghiên cứu về cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương
Thuộc loại cơng trình này là những bài viết của các tác giả như Nguyễn

Đức Dân “Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ và sự vận dụng” …[7], Cù Đình Tú:
“Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ, tục ngữ” …[52], Võ Xuân Trang “Về một thành
ngữ trong truyện Kiều” …[47], Mai Thị Nhung “Nghệ thuật sử dụng thành ngữ
trong sáng tác của Tô Hoài” …[34], Nguyễn Thị Tân “Đặc điểm sử dụng
thành ngữ gốc Hán trong một thể loại văn bản tiếng Việt …[42], Nguyễn Khắc
Hùng “Thêm một vài nhận xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn
bản của Chủ Tịch Hồ Chi Minh” [18] . Ngồi các cơng trình vừa kể trên đây,
12


cũng có thể xếp vào loại cơng trình nghiên cứu về cách sử dụng thành ngữ cuốn

“Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong hành chức (trên cứ liệu truyện
ngắn và tiểu thuyết)” của Đỗ Thị Kim Liên [22].
Không có điều kiện lược thuật đầy đủ nội dung của các cơng trình nghiên
cứu về cách sử dụng thành ngữ trong văn chương hay trong nói viết nói chung,
ở đây, chúng tôi chỉ nêu một vài nhận xét khái quát về bài viết của GS Cù Đình
Tú đề cập đến cách Hồ Chí Minh dùng thành ngữ, tục ngữ. Theo tác giả, trong
cách Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thành ngữ, tục ngữ có bốn điểm đáng chú ý:
Một là: lựa chọn, sử dụng nguyên văn những thành ngữ, tục ngữ có nội dung
tích cực, phù hợp với mục đích diễn đạt. Hai là: sử dụng sáng tạo thành ngữ,
tục ngữ bằng cách cải biến chúng (thêm bớt thay đổi yếu tố) cho phù hợp với
nội dung, mục đích cần diễn đạt. Ba là: không dùng thành ngữ, tục ngữ có nội
dung tiêu cực, lạc hậu, khơng phù hợp, khơng có ý nghĩa giáo dục. Bốn là: sáng
tạo những cách nói mang tính thành ngữ (ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công”). Cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử
dụng thành ngữ, tục ngữ với những đặc điểm chỉ ra trên đây có thể coi là mẫu
mục về quan điểm, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ đới
Theo sự tìm hiểu của chúng tơi, đến nay, số cơng trình nghiên cứu về
thành ngữ đối chưa nhiều. Tiêu biểu cho số này là bài báo của Bùi Khắc Việt
“Về thành ngữ đối trong tiếng Việt” (in trong “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt về mặt ngữ nghĩa”, tập 1, NXB, Khoa học xã hội 1981) [53]. Trong bài viết
này, tác giả đã có những phân tích sâu về thành ngữ đối trong tiếng Việt ở các
mặt cấu trúc, ý nghĩa. Tuy nhiên, do khuôn khổ hạn chế của một bài viết, tác
giả chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về thành ngữ đối trong
tiếng Việt. Ngồi ra, năm 2003, Nguyễn Tơ Chung cũng cơng bố trên tạp chí
Ngơn ngữ và Đời sống bài viết: Một số nhận xét thành ngữ đối bốn thành tố
Nhật gốc Hán (qua so sánh với thành ngữ Việt). [6]. Mặc dù thành ngữ đối
13



tiếng Việt cịn ít được nghiên cứu với tư cách đối tượng riêng nhưng trong các
cơng trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung, thành ngữ đối đã được đề cập
đến ở các bình diện, mức độ khác nhau. Chẳng hạn, ở cơng trình Hồng Văn
Hành (Thành ngữ học tiếng Việt), thành ngữ đối cũng đã được xem xét trong
phạm trù thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng với các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng đẳng kết và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết [16].
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Lào và một sớ ngơn ngữ khác

1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Lào
Theo sự hiểu biết của chúng tơi, đến nay, đã có một số cơng trình nghiên
cứu về thành ngữ trong tiếng Lào. Tiêu biểu là các cơng trình như: Từ điển
đồng nghĩa về thành ngữ tiếng Lào của Somseng Xayavong (Viện Khoa học Xã
hội Quốc gia Lào, 2015), Từ điển giải thích thành ngữ và tục ngữ tiếng Lào của
Phor khammunhenuang Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào, 2015), Nghiên
cứu thành ngữ so sánh trong tiếng Lào của Bounlerth Yilatchay (luận văn thạc
sĩ khoa học ngôn ngữ, Trường Đại học Quốc gia Lào, 2008), Nghiên cứu thành
ngữ trong bài thơ của Dara Kunlaya (luận văn thạc sĩ khoa học văn học,
Trường Đại học Quốc gia Lào, 2016). Trong các cơng trình nêu trên đây, kết
quả nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Lào chủ yếu được thể hiện hai mặt:
sưu tầm, tập hợp và giải nghĩa các thành ngữ trong tiếng Lào. (Đây là kết quả
của các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Lào) và nghiên cứu cách dùng thành ngữ
trong tác phẩm văn chương. Như vậy, có thể thấy đến nay, số lượng cơng trình
nghiên cứu về thành ngữ tiếng Lào cịn khá hạn chế. Ngồi ra, trong các từ điển
giải thích tiếng Lào và trong các giáo trình về ngơn ngữ học được dùng trong
các trường cao đẳng, đại học ở Lào, thành ngữ cũng được đề cập ở mức độ nhất
định.
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong các ngơn ngữ khác
Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong các ngôn ngữ
khác nhau được công bố trên các tài liệu bằng tiếng Việt ở Việt Nam trong thời


14


gian vừa qua, chúng tơi thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu về thành ngữ
trong các ngơn ngữ khác nhau mà tiêu biểu là cơng trình “Đặc điểm cấu tạo và
ngữ nghĩa của thành ngữ dân tộc Tày” (Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hà [14]).

1.1.4. Về tình hình nghiên cứu đới chiếu thành ngữ
Là loại đơn vị ngơn ngữ có những nét đặc sắc về hình thức cấu tạo và ý
nghĩa, đồng thời mang đậm tính dân tộc, thành ngữ đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều cơng trình thuộc chun ngành ngơn ngữ học đối chiếu.
Trong các cơng trình nghiên cứu thành ngữ theo hướng đối chiếu đã được cơng
bố gần đây, có thể kể đến một số cơng trình đáng chú ý như: “Thành ngữ tiếng
Nga và các phương thức truyền đạt sang tiếng Việt” (Luận án tiến sĩ ngữ văn
của Trương Đông San) [38], “Đối chiếu thành ngữ Tày - Việt” (Luận văn tiến sĩ
của Trịnh Thị Hà) [13], “Thành ngữ chứa động từ biểu thị hoạt động cơ bản
của mắt/eyes trong tiếng Việt và tiếng Anh” của Trần Thị Hải Bình [3], “Một số
nhận xét về thành ngữ đối bốn thành tố Nhật gốc Hán (qua so sánh thành ngữ
Việt)” của Nguyễn Tô Chung [6].
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Các đơn vị ngữ pháp trong tiếng Việt
Để có cơ sở nghiên cứu thành ngữ đối trong tiếng Việt, không thể không
dựa vào các tri thức cơ bản, tối thiểu về các đơn vị ngữ pháp tiếng Việt, Sở dĩ
nói như vậy là vì thành ngữ (một loại cụm từ) nói chúng, thành ngữ đối nói
riêng là loại đơn vị được cấu tạo trên cơ sở các từ, cụm từ nhất định;
Theo cách hiểu phổ biến trong truyền thống ngữ pháp Việt Nam, hệ
thống đơn vị ngữ pháp tiếng Việt gồm các đơn vị cơ bản như ở hình vị, từ, cụm
từ, câu.
1.2.1.1. Hình vị tiếng Việt
Theo cách hiểu được thừa nhận rộng rãi, hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ

nhất mà có nghĩa hoặc hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất. Chẳng hạn, trong từ
“hỏa tiễn” có hai hình vị là hỏa và tiễn. Sở dĩ hỏa và tiễn được coi là hình vị vì
15


chúng có hai đặc điểm nêu trong định nghĩa: có nghĩa (hỏa có nghĩa là lửa, tiễn
có nghĩa là tên, hỏa tiễn = tên lửa) và là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất
(khơng thể chia chúng thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn).
Hình vị tiếng Việt có một số đặc điểm đáng chú ý sau:
a)
Về cơ bản, hình vị tiếng Việt có ranh giới ngữ âm trùng với
ranh giới
âm tiết.
Do có đặc điểm này nên hình vị tiếng Việt cịn được gọi là tiếng hay hình
tiết (hình tiết = hình vị - âm tiết). Chẳng hạn, trong câu thơ của Nguyên Du:
“Cỏ/ non/ xanh/ rợn/ chân/ trời” có 6 âm tiết đồng thời cũng có 6 hình vị. Sự
trùng nhau về hình thức giữa hình vị và âm tiết không chỉ là đặc điểm riêng của
tiếng Việt mà cịn là đặc điểm của các ngơn ngơn ngữ đơn lập như tiếng Tày,
tiếng Lào, tiếng Hán.
b)

Hình vị tiếng Việt rất gần gũi với từ

Nói cách khác, trong tiếng Việt ranh giới giữa hình vị và từ đơn khơng
thật sự rõ ràng, dứt khoát. Điều này thể hiện ở chỗ:
- Một bộ phận hình vị đồng thời là từ đơn. Chẳng hạn trong câu “Tơi
học
bài.” có 3 hình vị Tơi /học/ bài đồng thời cũng có ba từ (các đơn vị trên đây
vừa là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất vừa là đơn vị độc lập nhỏ nhất). Trong các
ngôn ngữ đơn lập (trong đó có tiếng Lào) cũng có hiện tượng này.

-

Nhiều hình vị khác tuy khơng hồn tồn trùng với từ, tức là tự thân

khơng có ý nghĩa rõ ràng và khơng có tính độc lập nhưng khi ngữ cảnh cho
phép, chúng có thể lâm thời hoạt động như từ - Ví dụ: gìn giữ → gìn vàng giữ
ngọc, lẻ loi → đi lẻ về loi, xa xôi → nói xa nói xôi, chán chường → bướm chán
ong chường. Trong những cách dùng trên đây, các yếu tố vốn chỉ là hình vị
(gìn, loi, xơi, chường) khơng có ý nghĩa chân thực, rõ ràng và khơng có tính
độc lập đã lâm thời được dùng như một từ với các chức năng cú pháp khác
nhau. Các đơn vị vừa là hình vị, vừa là từ như trên (tơi, học bài) thường được
gọi là hình vi - từ hoặc từ - hình vị.


16


Hiện tượng trùng nhau giữa hình vị, âm tiết và từ như chỉ ra trên đây
thường được gọi là hiện tượng “ba ngôi một thể”. Đây là hiện tượng phổ biến
trong các ngơn ngữ đơn lập trong có tiếng Lào. Theo các nhà ngôn ngữ học,
hiện tượng trùng nhau giữa hình vị, âm tiết, từ là một trong những cơ sở tạo nên
truyền thống ngữ văn học trong đó có các truyền thống đáng chú ý như truyền
thống viết rời từng âm tiết, truyền thống đặt câu đối và làm văn biền ngẫu,
truyền thống tạo các thành ngữ, tục ngữ có cấu trúc đối xứng nhau theo các vế
(ví dụ: một nắng hai sương, đất khách quê người, ông nói gà, bà nói vịt, đời
cua cua máy, đời cáy cáy đào, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, ở bầu thi
trịn, ở ống thì dài…).
1.2.1.2. Từ tiếng Việt
Từ là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất mà có khả năng sử dụng độc lập để tạo
câu. Với đặc trưng “có khả năng sử dụng độc lập”, từ được phân biệt với hình

vị là kiểu đơn vị tuy cũng có nghĩa nhưng có thể khơng có tính độc lập. Chẳng
hạn, trong tiếng Việt, lửa, nước là từ vì chúng có thể được sử dụng độc lập để
tạo câu với các chức năng ngữ pháp khác nhau (“Tôi nhóm lửa.”, “Tôi uống
nước.”, “Nước rất trong.”), cịn các hình vị như hỏa, thủy (trong hỏa tiễn, thủy
qn) tuy cũng có nghĩa nhưng khơng có khả năng sử dụng độc lập để tạo câu
(khơng nói “Tơi nhóm hỏa.”, Tơi uống thủy.). Với đặc tính “nhỏ nhất” nêu
trong định nghĩa, từ được phân biệt với cụm từ là những đơn vị ngữ pháp cũng
có tính độc lập nhưng cịn có thể chia thành những đơn vị độc lập nhỏ hơn.
Chẳng hạn, ở các thành ngữ một nắng hai sương, đất khách quê người, các đơn
vị một nắng, hai sương, đất khách, quê người đều là các cụm từ chứ khơng phải
từ vì chúng có thể chia nhỏ thành các từ một/ nắng/ hai/ sương, đất/ khách/
quê/ người. Đặc điểm ngữ pháp quan trọng của từ tiếng Việt là khơng biến đổi
hình thái khi hoạt động với các chức năng cú pháp khác nhau trong câu. Ví dụ:
“Tơi đọc sách.”, “Sách này rất hay.”, “Bìa sách rất đẹp.”. Trong những câu
trên đây, từ sách khi giữ các chức năng cú pháp khác nhau (lần lượt là: bổ ngữ,
17


×