Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao không lớn được? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.62 KB, 3 trang )

Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao không
lớn được?
Quả thực là như vậy. Một điều tra gần đây cho biết, có đến 80% số doanh nghiệp
tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ (80% có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87%
sử dụng dưới 50 lao động). Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy
mô doanh nghiệp tư nhân, quan trọng hơn như một chuyên gia kinh tế nhận định:
“Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực
thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn là kế hoạch”.
Những nguyên nhân chậm lớn
Đã có rất nhiều ý kiến bàn về nguyên nhân của tình trạng “không lớn được” của
các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam song những nguyên nhân sau đây là cơ bản.
Thứ nhất, từ năm 2000 - năm Luật Doanh nghiệp được bắt đầu áp dụng - đến nay,
thời gian chưa phải là dài để chúng ta có được những tập đoàn kinh tế tư nhân
hùng mạnh. Đó là điều tất yếu khách quan.
Thứ hai là những nguyên nhân từ đội ngũ doanh nhân. Một điều tra mới đây của
VCCI cho biết, “tầng lớp doanh nhân mới được hình thành trong những năm gần
đây, xuất thân từ nhiều tầng lớp lao động xã hội khác nhau, nhiều người chưa
được đào tạo kinh doanh bài bản; các doanh nghiệp của doanh nhân Việt Nam
chưa có tích lũy lớn về vốn nên sức vươn hạn chế; tinh thần học hỏi của một số
doanh nhân chưa cao, dễ thỏa mãn, chưa chú trọng đầu tư thu thập thông tin, nâng
cao kiến thức quản lý, kinh doanh; tâm lý ỷ lại của một số doanh nhân vào sự hỗ
trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại; một số doanh nhân chưa tuân thủ đúng pháp luật
và hưởng thụ quá sớm…”.
Những điểm yếu nêu trên của đội ngũ doanh nhân là sự thật. Đến lượt nó, những
điểm yếu nêu trên lại dẫn đến tình trạng “gia đình trị” trong quản trị doanh nghiệp,
chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh, tính liên kết rất kém… Vì vậy, chưa thể
có những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn và những doanh nhân xuất chúng.
Thứ ba, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế chưa hình thành.
Trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang tồn tại ba khu vực là:
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn chi phối của Nhà nước; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đáng tiếc là,


hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ba khu vực đang “độc lập” với nhau ở mức
độ khá lớn. Mỗi khu vực gần như một “ốc đảo”, khép kín với toàn bộ hoạt động
của mình. Điều đó không chỉ làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp tư
nhân mà còn làm suy yếu toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của nền kinh tế quốc
dân.
Thứ tư, về môi trường kinh doanh, điều tra của VCCI nhận định: “Những nguyên
nhân khách quan chủ yếu là: trình độ phát triển kinh tế còn thấp và thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN chưa hoàn thiện; nhận thức về vai trò của doanh
nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng,
chưa tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội về vai trò, vị thế của doanh nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; còn tâm lý e ngại, chưa thật sự tin
tưởng vào tinh thần dân tộc, trách nhiệm xã hội, trí tuệ và năng lực của tầng lớp
doanh nhân; kinh doanh chưa được coi là một nghề cao quý trong xã hội; sự thất
bại của một số doanh nhân trong kinh doanh thường được coi là hiện tượng xấu;
môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các
doanh nhân khởi sự doanh nghiệp và yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh;
nhiều chính sách được thiết kế thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, thiếu minh bạch; bộ máy hành chính và đội ngũ công
chức còn nhiều yếu kém, cải cách hành chính chưa đạt được kết quả mong muốn;
tính tùy tiện trong cách ứng xử cũng như trong ban hành chính sách của một bộ
phận cán bộ chính quyền không những làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nhân
mà còn gây ức chế, làm thui chột ý chí kinh doanh”.

×