Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LUẬN VĂN: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.79 KB, 80 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
1
z


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG………………








LUẬN VĂN

Định hướng và giải pháp phát triển bền vững
khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp
















Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
2




























PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, Vườn Quốc Gia Tràm Chim (VQGTC) là một khu đất
ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, VQGTC còn đạt
được bảy trong chín tiêu chuẩn công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước, là một
trong tám vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam và là chiếc nôi xanh tạo
ra môi trường không khí trong lành cho con người. Ngoài chức năng là chiếc nôi
xanh thì VQGTC còn là nơi bảo tồn 1 trong 16 loài sinh vật quý nằm trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới mà đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sếu đầu đỏ là loại sinh vật quý hiếm nhưng môi trường sống của chúng đang
dần dần bị hủy hoại bởi sự bất cẩn và vô trách nhiệm của bàn tay con người trong
việc bảo vệ môi trường. Mấy năm gần đây, VQGTC liên tục xảy ra nhiều vụ cháy
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài Sếu nói riêng và của các
hệ sinh vật khác nói chung. Vì vậy, việc bảo vệ khu du lịch sinh thái, VQGTC hay
nói khác hơn là môi trường sống của các loài sinh vật quý hiếm mà quan trọng Sếu
đầu đỏ là đều cấp thiết nhất hiện nay. Vậy thì làm cách nào để có thể bảo vệ
VQGTC và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của
mình và các loài sinh vật quý hiếm.
Cách duy nhất chúng ta phải làm đầu tiên là phát triển du lịch một cách bền
vững. Tức là hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động
du lịch mang lại cho các thế hệ mai sau. Để đạt được những lợi ích đó, điều đầu tiên
chúng ta phải làm là thiết lập mối quan hệ giữa con người với tài nguyên thiên
nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế xã hội văn hóa của hôm nay và mai sau. Và

điều thứ hai mà chúng ta phải làm là không phải đợi đến lúc “nước đến chân mới
nhảy” mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ khi mà chúng ta có nhiều thời gian và cơ hội
hơn trong việc bảo tồn VQGTC. Bởi vì quá trình bảo vệ môi trường một cách bền
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
3
vững không phải là công việc nhất thời mà là công việc diễn ra trong một thời gian
dài, phải trãi dài từ năm này sang năm khác. Có như thế mới đảm bảo được nhu cầu
hiện tại và tương lai, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật quý, bảo vệ
máy điều hòa khí hậu của con người một cách bền vững và lâu dài.
Thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQGTC
môi trường sống cho các loài sinh vật quý hiếm mà đặc biệt là Sếu đầu đỏ gắn với
việc phát triển du lịch một cách bền vững, tôi càng thấy được nghĩa vụ và nhiệm vụ
của mình. Một sinh viên ngành du lich, tôi thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ
môi trường huống chi là bảo vệ VQGTC chiếc nôi xanh của con người, môi trường
sống của loài Sếu quý hiếm, khu du lịch sinh thái cho con người. Chính điều đó đã
thôi thúc tôi tìm mọi cách để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và tuyên truyền
cho mọi người hiểu việc bảo vệ VQGTC, môi trường sống cho loài sinh vật quý
hiếm, bảo vệ chiếc nôi xanh cho mọi người. Đó là những động lực đã đưa tôi đến
với đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Tràm Chim – Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu đánh giá tiềm năng và tài nguyên VQGTC để đưa ra giải pháp
phát triển bền vững.
 Đánh giá hiện trạng khai thác phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên tại VQGTC.
 Nêu ra những mặt hạn chế tồn tại trong công tác bảo tồn phát triển
VQGTC.
 Đưa ra những đánh giá kiến nghị giải pháp trong công tác bảo tồn phát

triển bền vững VQGTC tỉnh Đồng Tháp.
 Xây dựng các định hướng phát triển cho VQGTC.
3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
 Đề tài định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Tràm Chim Đồng Tháp nên phạm vi nghiên cứu chỉ ở tỉnh Đồng Tháp và bao quanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
4
khu du lịch sinh thái Tràm Chim mà thôi và khoá luận này chỉ mang tính chất tham
khảo cho việc phát triển bền vững.
 Nội dung: Đề tài này sẽ định hướng và tìm ra giải pháp để khu du lịch
sinh thái Tràm Chim được phát triển bền vững.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài. Tiến
hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối
lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch.
4.2 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng
nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp
xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch. Qua phương pháp này chúng
ta mới nhận thức được quy luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại
giữa chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu.
4.3 Phương pháp bản đồ
Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ
giúp cho chúng ta có một tầm nhìn bao quát.
4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực
tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên

cứu. Trong nhiều trường hợp nó là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông
tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác.
4.5 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực
khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính chất khả thi.
4.6 Phương pháp phân tích xu thế
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
5
Dựa vào qui luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát
triển trong tương lai. Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu
phát triển và có thể được mô hình hoá trên các biểu đồ toán học đơn giản.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái và phát triển bền vững
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái (DLST). Ở
mỗi nước khác nhau có những khái niệm về DLST khác nhau. Nhưng dù sao các
khái niệm đó cũng bao hàm các yếu tố: bảo tồn thiên nhiên, nâng cao nhận thức của
du khách đối với môi trường và trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng địa phương.
Riêng ở Việt Nam DLST được khái niệm như sau “ DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương. (Hội thảo DLST tại Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999).

Đặc điểm của DLST
Có rất nhiều loại hình gần nghĩa với DLST hoặc DLST có thể còn được hiểu
với những tên gọi khác nhau:

 Du lịch thiên nhiên.
 Du lịch dựa vào thiên nhiên.
 Du lịch môi trường.
 Du lịch đặc thù.
 Du lịch xanh.
 Du lịch thám hiểm.
 Du lịch bản xứ.
 Du lịch có trách nhiệm.
 Du lịch nhạy cảm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
6
 Du lịch nhà tranh.
 Du lịch bền vững.

Một số điểm khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch thiên nhiên
khác thể hiện trên các mặt sau:
 Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những
hướng dẫn viên lành nghề.
 DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng
với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên
phong trong công tác bảo tồn môi trường.
 Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn
hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du
lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên
nhiên.

Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển DLST:
 Cần phải nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo

vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá.
 Cần có những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát
triển DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm về môi trường.
 Cần đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả các
đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung:

Tính đa ngành
 Đa dạng nguồn lực như sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch
sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ đính kèm.
 Thu nhập du lịch đưa lại nguồn lợi cho nhiểu ngành như: điện, nước, nông
sản, hàng hoá,…

Tính đa thành phần
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
7
Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như:
khách du lịch, cán bộ - nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, tổ chức chính phủ
và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân.

Tính đa mục tiêu
 Thể hiện việc đưa lại lợi ích và hiệu quả trên nhiều mặt như: bảo tồn thiên
nhiên, văn hoá lịch sử.
 Nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội.

Tính liên vùng
Thể hiện sự thiết kế các tuyến du lịch liên vùng, liên kết quốc tế.


Tính thời vụ
Thể hiện tính phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính
mùa của thời tiết, khí hậu.

Tính xã hội
Thể hiện mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch.

Tính giáo dục cao về môi trường
DLST được xem là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển
du lịch với việc bảo vệ môi trường.

Góp phần bảo tồn các nguồn TNTN và duy trì tính đa dạng sinh học.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng lớn trong việc giáo
dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận
thức và làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
 Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp lẫn nhau
của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch
vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu tham quan du lịch.
 Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
 Tài nguyên DLST là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên các giá
trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm DLST.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
8
1.1.4 Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững

Có rất nhiều khái niệm về sự bền vững. Nhưng có thể đưa ra định nghĩa phát
triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý
các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du
khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới
việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch
đưa lại”.

Phát triển bền vững phải đảm bảo và thoả mãn 3 yếu tố sau:
 Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh
tế, xã hội, văn hoá.
 Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
 Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu
của các thế hệ tiếp theo.
1.1.5 Phát triển DLST bền vững
DLST là một mắt xích của phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi vừa đáp ứng
cho nhu cầu phát triển vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn.
1.1.6 Những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững
 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững.
 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải.
 Duy trì tính đa dạng.
 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.
 Hỗ trợ kinh tế địa phương.
 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động
du lịch.
 Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan.
 Đào tạo nhân viên.
 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.

Bên cạnh đó tổ chức du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc cơ bản về
phát triển bền vững như sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
9
- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyên
khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai song vẫn
đảm bảo được lợi nhuận đối với hiện tại.
- Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch vả quản lý nhằm
không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá - xã hội của
khu vực.
- Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết.
- Bảo đảm sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn về uy tín
của điểm du lịch được bảo đảm.
- Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch.
- Thu nhập từ du lịch được phân bố rộng khắp trong toàn xã hội.
1.2 Quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.1 Khái niệm quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.1.1Khái niệm Quy hoạch du lịch
Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không
gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng.
1.2.1.2 Khái niệm Quy hoạch sinh thái
Quy hoạch du lịch sinh thái là việc tổ chức lãnh thổ của phạm vi một khu
vực có hệ sinh thái đặc trưng (ở các khu có cảnh quan sinh thái đặc trưng như: khu
bảo tồn, vườn quốc gia ). Sao cho phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện
tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động DLST, vừa bảo vệ và
tôn tạo hệ sinh thái một cách hiệu quả nhất.
1.2.2 Vai trò của Quy hoạch du lịch
 Ngành du lịch có đặc tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn.
 Đảm bảo phát triển loại hình du lịch phù hợp với cộng đồng, tạo được loại
hình du lịch độc đáo vừa cho du khách vừa cho dân địa phương.

 Muốn được các ngân hàng hay cơ quan chính phủ tài trợ cho phát triển thì
cần thiết phải có một quy hoạch rõ ràng, với tính chính xác khả thi cao.
1.2.3 Lợi ích của quy hoạch du lịch
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
10
 Xây dựng các mục tiêu và chính sách cho phát triển tổng thể ngành du
lịch. Trong đó, xác định mục tiêu du lịch nào cần đạt được và làm thế nào để đạt
được mục tiêu đã xác định.
 Phát triển du lịch tạo cơ sở để bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch cho
hiện tại và tương lai.
 Kết hợp ngành du lịch với các chính sách phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội của vùng và quốc gia.
 Tạo điều kiện phối hợp giữa các thành phần kinh tế để có thể phát triển
định hướng cho ngành du lịch.
 Tăng cường và cân bằng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của
ngành du lịch đồng thời giảm thiểu các vấn đề cản trở.
 Xác định vị trí, loại hình và mở rộng phát triển du lịch đối với nguồn thu
hút du khách, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch
vụ khác.
 Tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch và
công tác quản lý các thành phần du lịch bằng cách cung cấp các tư liệu thông tin
cần thiết.
 Đưa ra các chủ trương cơ bản để điều khiển quá trình phát triển du lịch.
1.2.4 Các hướng tiếp cận quy hoạch du lịch
1.2.4.1 Tiếp cận qui hoạch theo hệ thống
 Định hướng quy hoạch du lịch chung cho toàn bộ hệ thống.
 Tiến hành quy hoạch cụ thể cho từng phân hệ của hệ thống.
 Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa các phân hệ của hệ thống trong một sơ đồ

quy hoạch thống nhất.
 Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa sơ đồ quy hoạch du lịch với hệ thống
kinh tế xã hội của vùng.
1.2.4.2 Tiếp cận hướng phát triển khả thi
 Các nguồn thu nhập du lịch phải ổn định lâu dài đảm bảo cho việc khai
thác, sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch phát triển bền vững.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
11
 Quy hoạch du lịch phải đảm bảo hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế - xã hội
và môi trường.
 Các định hướng phát triển của sơ đồ quy hoạch du lịch phải phù hợp với
khả năng cho phép của các nguồn lực phát triển (vốn, kĩ thuật - công nghệ, lao
động…).
1.2.4.3 Tiếp cận quy hoạch môi trường
 Khảo sát phân tích và cân nhắc thận trọng tài nguyên du lịch để xác định
loại hình du lịch phù hợp và vị trí phân bố hợp lý cho hướng phát triển.
 Xác định rõ giới hạn cho phép khai thác và các biện pháp kĩ thuật để bảo
vệ môi trường.
1.2.4.4 Tiếp cận quy hoạch dựa trên cơ sở cộng đồng
 Động viên sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình quy hoạch
du lịch.
 Xem lợi ích của cộng đồng địa phương như là một bộ phận của quy hoạch
du lịch.
 Sự tham gia của cộng đồng địa phương và uỷ ban điều hành quy hoạch.
1.2.4.5 Tiếp cận quy hoạch có chất lượng
 Chất lượng du lịch đảm bảo cho sự thành công của ngành du lịch.
 Chất lượng du lịch đòi hỏi các nguồn thu hút khách các dịch vụ và cơ sở
vật chất - kỹ thuật phải:

 Đánh giá đúng mức về giá trị đồng tiền.
 Bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo cho chất lượng của
sản phẩm du lịch.
 Thoả mãn tốt nhất cho nhu cầu và sở thích của du khách.
 Vấn đề chất lượng du lịch là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành
phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch.
1.2.4.6 Tiếp cận quy hoạch có chiến lược
1.2.4.6.1 Những mục tiêu phát triển
 Mục tiêu về kinh tế.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
12
 Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
 Mục tiêu về môi trường.
 Mục tiêu văn hoá - xã hội.
 Mục tiêu hỗ trợ phát triển.
1.2.4.6.2 Các chiến lược phát triển du lịch

Chiến lược sản phẩm du lịch:
 Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, đặc trưng.
 Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề.
 Chiến lược tăng trưởng:
- Đa dạng chất lượng của các sản phẩm du lịch.
- Mỗi vùng du lịch phải có sản phẩm đặc thù và phải liên kết với các nước
láng giềng.

Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
Chúng ta phải tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 mặt:
 Chất lượng hàng hoá.

- Mẫu mã.
- Độ bền.
- Giá cả.
 Chất lượng dịch vụ.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Thái độ phục vụ.
 Giá cả là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.

Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường.
Phân vùng chức năng để xác định các khu vực bảo vệ đặc biệt (vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, các danh thắng…)
 Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.
 Thực thi luật bảo vệ môi trường.
 Ngân sách đầu tư và kỹ thuật - công nghệ bảo vệ môi trường.

Chiến lược đầu tư du lịch
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
13
 Xác định nguồn vốn đầu tư.
- Vốn nhà nước.
- Vốn của dân.
- Vốn đầu tư nước ngoài.
 Xác định số dự án ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
 Hoàn thiện luật du lịch tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư.

Chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch
 Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục và tạo nguồn nhân lực du lịch.
 Đào tạo dưới nhiều hình thức:

- Chính qui.
- Tại chức.
- Đào tạo ở nước ngoài.
- Đào tạo ở 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.
 Giáo dục du lịch toàn dân.

Chiến lược thị trường du lịch
 Phân loại thị trường du lịch:
- Dựa vào phạm vi lãnh thổ.
- Dựa theo quan hệ cung cầu.
- Dựa vào thực trạng.
 Lựa chọn thị trường du lịch mục tiêu, tiềm năng.
 Nâng cao hiệu quả việc khai thác thị trường du lịch nội địa và quốc tế.

Tiếp cận hội thảo du lịch
 Hội thảo có giá trị rất lớn đối với các nhà quy hoạch trong việc đưa ra định
hướng và quyết định phát triển đúng đắn.
 Các hội thảo cần được tiến hành:
- Hội thảo đối với các đối tác đầu tư.
- Hội thảo liên ngành.
- Hội thảo với cộng đồng địa phương.
1.2.5 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
14
1.2.5.1 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch chung
Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
 Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá
và xã hội là điều hết sức cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát

triển lâu dài.
 Du lịch là một động lực mạnh đối với việc bảo tốn và bảo vệ môi trường.
 Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường.
 Tuy có nhận thức về bảo vệ môi trường, nhưng ngành du lịch vẫn phát
triển theo chiều hướng gây tổn hại đến môi trường qua việc tiêu thụ quá mức, quá
nhiều khách, xe cộ và các loại hình ô nhiễm khác nữa, làm giảm bớt đi các lợi ích
của cộng đồng địa phương, du khách và cuối cùng là bản thân ngành công nghiệp
du lịch.
Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh những chi phí tốn kém
cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.
Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến tổn hại môi trường và đi ngược lại với sự
phát triển bền vững.
Công nghiệp du lịch cần quan tâm tới các chi phí xử lý rác như là một phần
chi phí mua.
 Lập kế hoạch đúng đắn cùng với đánh giá tác động môi trường có thể
ngăn chặn được sự phá hoại và tránh được những chi phí giải quyết hậu quả của
ngành công nghiệp.
Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là
hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du
lịch.
Nguyên tắc 4: Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
15
 Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược
cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả
năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

 Du lịch và hoạch định chiến lược:
- Khi phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc
gia, coi việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì du lịch sẽ mang lại
lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế quốc gia, địa phương và nền công
nghiệp du lịch.
- Du lịch được lập kế hoạch đúng sẽ làm tăng giá trị tài sản môi trường và sẽ
làm tăng chất lượng của sản phẩm du lịch.
 Du lịch và đánh giá tác động môi trường.
Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương
Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến
các giá trị và chi phí về môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương.
Nguyên tắc 6: Đào tạo nhân viên
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào
thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mỗi cấp, sẽ
làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Nguyên tắc 7: Tiếp thị du lịch là một cách có trách nhiệm
 Việc tiếp thị cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách
nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn
hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời sẽ tăng thêm sự hài lòng của du khách.
 Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh
giá và rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và của
những nguồn lực khác, cũng như khía cạnh cầu của du khách.
Nguyên tắc 8: Tiến hành nghiên cứu
 Cần tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành công nghiệp du lịch.
 Việc nghiên cứu chính xác các dự án tiền khả thi cần phải xác định rõ:
- Đối tượng nào đến tham quan.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
16

- Mục đích chính của họ.
- Mong muốn của họ.
- Yếu tố nào chi phối hành vi và thái độ của họ.
 Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự đóng góp thực sự về tiềm năng, kỹ
năng tổ chức và cả thiện chí về chính trị, sự trung thực nghiệp vụ.
1.2.5.2 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái
Khi tiến hành quy hoạch khu DLST cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính đa dạng sinh học cao với những loài đặc hữu có giá trị khoa
học và tham quan nghiên cứu.
- Gần những trung tâm du lịch (thị trường khách đến, đảm bảo sự tiếp cận
thuận lợi).
- Có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cảnh quan nhân văn hấp dẫn.
- Gần với những điểm du lịch hấp dẫn khác để kết nối tour tham quan.
- Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật.
 Các vấn đề cần quan tâm khi quy hoạch DLST
 Các loài sinh vật của khu bảo tồn thiên nhiên (có nhiều loài hay một loài
sinh vật đặc biệt hấp dẫn).
 Có khả năng quan sát các loài thú hoang dã.
 Trong khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều điểm hấp dẫn đặc biệt, một điểm
hấp dẫn chính.
 Thực trạng bảo tồn văn hóa và mức độ hấp dẫn.
1.2.6 Các yêu cầu của quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.6.1 Yêu cầu về yếu tố sinh thái
 Khu DLST, điểm DLST phải đại diện cho một loại hình sinh thái nhất
định, có đủ lực hấp dẫn du khách DLST.
 Nắm vững các chỉ số về khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái, khả năng
gánh tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu?, trong thời gian bao lâu, một số thành phần
chủ yếu của môi trường (đất, thực vật, động vật) có thể chịu sức ép của du khách
đến đâu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng


SVTH: Võ Thị Ý Nhi
17
1.2.6.2 Yếu tố thẩm mỹ sinh thái
 Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần được thiết kế
để tôn tạo thêm vẻ đẹp thiên nhiên.
 Lượng du khách quá đông cũng làm hỏng sự hấp dẫn thẩm mỹ của điểm
DLST.
 Bảo tồn và giữ gìn nét đẹp của tài nguyên du lịch.
1.2.6.3 Yêu cầu về kinh tế
 Phải làm tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập,
giải quyết việc làm.
 Điều quan trọng nhất là phải tính được tổng giá trị kinh tế của các khu
DLST.
TEV = DUV + IUV + OV + EV + QOV
Trong đó:
TEV: total of economic value (tổng giá trị kinh tế)
DUV: direct use value (giá trị sử dụng trực tiếp)
IUV: indirect use value (giá trị sử dụng gián tiếp)
OV: option value (giá trị lựa chọn)
EV: existence value (giá trị tồn tại)
QOV: quasi option value (giá trị như là lựa chọn)
1.2.6.4 Yều cầu về xã hội
Khi khai thác các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên với tư cách là
khu DLST phải quan tâm đến chức năng văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt của
dân địa phương.






Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
18


Chương 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU
DU LỊCH TRÀM CHIM – ĐỒNG THÁP
2.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
2.1.1 Vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 3.374 km
2
.
Nằm trong giới hạn 10
0
07

– 10
0
58’ vĩ độ Bắc, 105
0
12’- 105
0
56’ kinh độ Đông, phía
Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới 47,8 km với 7 cửa khẩu, trong đó có 2
cửa khẩu quốc tế là: Dinh Bà và Thường Phước, phía Nam giáp Vĩnh Long, phía
Tây giáp An Giang và TP. Cần Thơ, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang. Có 9

huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp là TP.Cao Lãnh cách
TP.HCM về phía Tây 162 km.
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, một tỉnh có nền nông
nghiệp rất phát triển. Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cũng như giao
thông đường bộ phát triển trên 300 km thuận lợi cho việc giao lưu mua bán, vận
chuyển hàng hoá đặc biệt là sản phẩm từ nông nghiệp sang các tỉnh bạn dễ dàng
nhanh chóng cũng như thuận tiện phát triển ngành du lịch.
Đồng Tháp có trên 1,6 triệu dân, mật độ dân số trung bình là 506 người/km
2

VQGTC nằm trong địa phận của huyện Tam Nông, tọa độ địa lý 10
0
37’ đến
10
0
46’ vĩ độ Bắc, từ 105
0
28’ đến 105
0
36’ kinh độ Đông.
Năm 1985 UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nông Lâm Ngư
Trường Tràm Chim với mục đích trồng Tràm, khai thác thủy sản và vừa giữ lại
được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
19
Năm 1986 loài Sếu đầu đỏ hay còn gọi là chim Hạc được tái phát hiện ở
Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên cấp tỉnh
nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ.

Năm 1994, Tràm Chim trở thành khu bảo tồn Thiên nhiên cấp quốc gia theo
quyết định số 47/TTg ngày 2/2/1994 của Thủ tướng chính phủ. Năm 1998 khu Bảo
Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim trở thành VQGTC theo quyết định số 253/1998/QĐ
ngày 29/12/1998 của Thủ tướng chính phủ.
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Đồng Tháp là một trong những tỉnh của ĐBSCL nên có địa hình tương đối
bằng phẳng. Không có núi non như tỉnh An Giang, không có biển rộng như tỉnh
Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh cũng không có chợ nổi như Cần Thơ, Sóc
Trăng, Tiền Giang, Nhưng Đồng Tháp được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho
hệ sinh thái ngập nước. Địa hình Đồng Tháp bằng phẳng có độ cao từ 1 - 2m so với
mực nước biển. Do có dòng sông Tiền chảy ngang qua Đồng Tháp 132 km nên chia
Đồng Tháp ra thành 2 vùng:
 Vùng phía Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên 250.73,1 ha thuộc khu vực
Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp có hơn 2/3 diện tích Đồng Tháp Mười. Địa hình ở
khu vực này tương đối bằng phẳng hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam. Nơi cao nhất
vùng này không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0.7m.
 Vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074ha, nằm kẹp giữa
hai dòng sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ 2 bên
sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1.0m. Địa hình của khu vực Nam sông Tiền
thấp nên hàng năm tháng 9 - 10 mùa lũ kéo về nên thường bị ngập nước khoảng 1m.
Ngoài dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua Đồng Tháp còn có sông Sở
Thượng và Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía Bắc tỉnh.
Ở phía Nam tỉnh cũng có một số sông chảy qua như: sông cái tàu thượng,
sông cái tàu hạ và sông Sađéc. Ngoài ra Đồng Tháp còn có 20 kênh rạch tự nhiên,
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
20
110 kênh đào cấp I, 2400km đào cấp II và III, đã tạo cho Đồng Tháp có hệ thuỷ

nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.
Như vậy, Đồng Tháp có 2 kiểu địa hình chính là địa hình khu vực thuộc
Đồng Tháp Mười và địa hình ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là điều kiện tốt giúp
cho Đồng Tháp phát triển trên mọi mặt và cũng tạo điều kiện tốt để khai thác và
phát triển ngành du lịch của tỉnh.
VQGTC thuộc vùng trũng ngập sâu của vùng Đồng Tháp Mười. Độ cao bình
quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9m đến 2,3m so với mực nước biển bình
quân. Phân khu A1 có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo
hướng thấp dần từ phía Đông Bắc sang Tây Nam. Phân khu A2 có cao trình mặt đất
bình quân là 1,3 đến 1,4 m. Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6m.
Phân A4 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 đến 2,2m. Phân khu A5 có
cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 – 1,5m.
2.1.2.2 Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh nên Tràm Chim cũng thuộc khí hậu nhiệt đới. Ở Đồng Tháp nói chung cũng
như Tràm Chim nói riêng khí hậu ở nơi đây chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 27,19
0
C, số giờ nắng trung bình 6 - 8 giờ/ngày. Tháng có nhiệt độ
trung bình cáo nhất là tháng 4 là 37
0
C. Và tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất khoảng 16
0
C.
Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Trong đó tháng 6
là tháng có độ ẩm trung bình cao nhất có thể lên đến 100% và tháng 3 - 4 là tháng
có độ ẩm trung bình thấp nhất 35 – 40%.
Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/ năm, tập

trung vào mùa mưa chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều từ các tháng 5 -
11, mưa lớn từ các tháng 9 - 10 và mưa ít là từ tháng 12 - 4 lại là những tháng khô
hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa, các tháng này dễ bị hạn hán. Số ngày
mưa trung bình đo được tại VQGTC khoảng 110 – 160 ngày/năm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
21
Với đặc điểm khí hậu này nên Đồng Tháp rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, hoạt động du lịch và tạo cho các hệ động - thực vật ở Đồng Tháp được phát
triển ổn định.

2 1.2.3 Tài nguyên đất
Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do 2 con sông Tiền và sông Hậu cung
cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi.
Đặc điểm địa hình Đồng Tháp khoảng 2/3 diện tích thuộc vùng Đồng Tháp
Mười, 1/3 còn lại là ven sông Tiền và sông Hậu. Địa hình Đồng Tháp với 3 nhóm
đất phân bố ở các vùng: ven sông Tiền sông Hậu, vùng trũng Đồng Tháp Mười và
vùng cao biên giới nên tạo cho đất đai Đồng Tháp có các nhóm đất chính sau:

Đất phù sa: Chủ yếu do sông MêKông bồi tụ, thích hợp cho việc trồng lúa
và cây ăn trái. Đất phù sa có diện tích 191.769 ha chiếm 59,06% diện tích đất tự
nhiên. Ngoài ra còn có các nhóm phù sa sau:
 Đất phù sa không phân hoá có nguồn gốc trầm tích sông biển và trầm tích
sông - đầm lầy.
 Đất phù sa trên nền phèn ít, phân bố chủ yếu ở Hồng Ngự.
 Đất phù sa trên nền phèn trung bình, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp
Mười.

Đất phèn: Đây là đất đặc trưng của khu vực trũng Đồng Tháp Mười. Đất

phèn ở đây có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên. Ở khu vực
này đọng nước kéo dài, thoát nước kém, khan hiếm nước ngọt vào mùa khô. Loại
đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp chịu ngập mặn như: Tràm, bạch
đàn,… Đa số đất ở đây đã được ngọt hóa có thể trồng lúa được.

Đất xám: Có diện tích 28.155 ha, chiếm 6,87% đất tự nhiên. Loại đất này
nằm dọc biên giới Campuchia, vùng này chịu ngập lũ rất sớm vào mỗi năm, nhưng
không bị đọng nước, chế độ canh tác thường là một vụ lúa. Đất xám gồm các loại:
đất xám trên phù sa cổ, đất xám đọng mùn gley trên phù sa cổ, đất xám trên sản
phẩm trong hoá macmaoxit.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
22

Đất cát: Có diện tích 120 ha, chiếm 0,04,% diện tích đất tự nhiên. Đất cát
được phân bố rãi rác toàn tỉnh.


 VQGTC có các nhóm đất chính sau:
 Nhóm đất cát cổ: được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích
Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154 ha.
 Đất xám điển hình khoảng 476 ha.
 Đất xám đọng mùn khoảng 274 ha.
 Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích proluvi chiếm diện tích 1.559 ha.
 Các nhóm đất phù sa có trên nền phèn: trầm tích sông – biển chồng lên lớp
trầm tích đầm lầy – biển hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn và đất
phù sa có tầng phèn chứa các khoáng jarosite.
 Đất phèn hoạt động hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển với diện tích
khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của đất pH chỉ khoảng từ

2,0 – 3,2.
2.1.2.4 Tài nguyên nước
Đồng Tháp được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, kết
hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Do đó, tài nguyên nước của Đồng Tháp vô
cùng phong phú kể cả lượng nước mặt kể cả lượng nước ngầm. Lưu lượng nước
Sông Tiền bình quân 11.500 mét khối/giây, lớn nhất 41.504 m
3
/giây, nhỏ nhất 2.000
m
3
/giây.
Đồng Tháp có khoảng 2/3 diện tích Đồng Tháp Mười và lại ở đầu nguồn
sông Cửu Long nên nguồn nước mặt ở Đồng Tháp rất dồi dào, lượng nước ngọt có
quanh năm lại không bị nhiễm mặn. Ngoài ra có 2 nhánh sông Sở Hạ và Sở Thượng
bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Bên cạnh đó, ở phía Nam
còn có sông cái Tàu Hạ, sông cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc,…kết hợp cùng các
kênh đào kênh rạch chằng chịt lại làm cho lượng nước mặt đã phong phú ngày càng
phong phú hơn.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
23
Khu vực Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền
25km về phía Tây và cách biên giới Campuchia 40 km về phía bắc. VQGTC chịu
ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kong nhận nguồn nước trực tiếp từ
sông Mê kong thông qua hệ thống kinh thủy lợi tràn vào nội đồng và bị ngập lụt
hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12.
Ngoài lượng nước mặt phong phú Đồng Tháp cũng như khu vực Tràm Chim
nói riêng còn rất dồi dào các vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn nước
này hết sức phong phú nhưng mới chỉ khai thác 1 phần để sử dụng phục vụ cho sinh

hoạt của đô thị và nông thôn, nhưng nguồn nước này chưa được đưa vào sử dụng
cho công nghiệp. Bên cạnh đó lượng nước ngầm này có thể khai thác trầm tích.
Ngoài lượng nước tự nhiên từ các sông Đồng Tháp nói chung cũng như
VQG Tràm Chim nói riêng còn có lượng nước khác cũng phong phú không kém so
với nước mặt và nước ngầm đó là nước mưa. Nước mưa là nguồn nước bổ sung
quan trọng và quí giá, là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân cũng như
giúp giải nhiệt cho rừng vào mùa khô.
2.1.2.5 Tài nguyên động - thực vật
Đồng Tháp là một phần của Đồng Tháp Mười nên hệ sinh vật của Đồng
Tháp cũng giống như hệ sinh vật của vùng Đồng Tháp Mười.
Về thực vật ở Đồng Tháp cây Tràm được coi là đặc thù, vì cây Tràm là loài
cây có thể chịu đựng kiểu sống nước ngập quanh năm, chịu phèn nặng và chịu được
mặn ở một mức độ nhất định. Nhờ có hàng trăm ha tràm, đã giúp sự ngăn cản chua
hoá lớp đất mặt và nước mặt, trữ lượng nước ngọt, điều hoà khí hậu và bảo tồn tính
đa dạng sinh học. Đa số diện tích đất ở Đồng Tháp Mười là ẩm, lầy thấp nên được
bao phủ bởi rừng rậm và cây Tràm. Rừng Tràm của tỉnh phân bố ở các huyện Tam
Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh. Ngoài cây Tràm được xem là thực vật đặc thù của
Đồng Tháp còn có Bạch Đàn được trồng ở huyện Tân Hồng. Hiện nay diện tích
rừng Tràm ở Đồng Tháp còn khoảng 10.000 ha và với hơn 130 loài thực vật khác…
Hệ sinh thái vô cùng phong phú với 140 loài cây dược liệu. Hệ thực vật trên bờ
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
24
phong phú và hệ thực vật dưới nước cũng phong phú không kém như có 286 loài
tảo, 93 loài phù du, 40 loài cá…
Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập phèn nên động vật ở đây cũng là loại
thích hợp với đất ngập phèn như: cá lóc, cá bống,…
VQG Tràm Chim của Đồng Tháp là một phần của vùng Đồng Tháp Mười
nên mang tài nguyên động - thực vật chung của khu vực Đồng Tháp cũng như Đồng

Tháp Mười. Sự đa dạng của hệ sinh thái ngập nước ở VQG Tràm Chim thể hiện sự
đa dạng của các quần xã thực vật, nơi đây là vùng đất trũng loại địa hình hiếm hoi
còn sót lại của Đồng Tháp Mười đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loại thực
vật. Tràm Chim có nghĩa là chim ở trong rừng Tràm, giữa những cây sậy, lao, sen,
súng, lúa ma, năn, lác,…nên hệ thực vật ở đây là Tràm, năn kim, sen, cỏ ống, mồm
mốc. Tràm Chim là một trong số ít nơi ở Đồng Tháp Mười còn quần xã lúa ma sống
sót và do đó là nơi bảo tồn lúa ma quan trọng nhất ở Việt Nam (Buckton và cộng sự
1999). Và ngoài hệ thực vật phong phú ra động vật ở nơi đây cũng đa dạng không
kém có 231 loài chim nước chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam. Trong đó,
có 32 loài chim quí hiếm trên thế giới như: Sếu cổ trụi, ngan cánh trắng, te vàng, bồ
nông, già đẫy Java, Giang sen… loài chim điển hình nhất ở đây được nhiều người
biết đến là Sếu cổ trụi còn gọi là Sếu đầu đỏ hay chim hạc. Sếu xuất hiện cách đây
hơn 60 triệu năm, hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thuộc 1 trong 16 loài có nguy cơ
tuyệt chủng. Sếu ở Tràm Chim thuộc loại Sếu thân xám, đầu, cổ và chân đỏ, cao từ
1,6 - 1,7m, nặng trung bình 7 - 8kg. Về thủy sản, so với các vùng khác ở Đồng Tháp
Mười nói riêng và ĐBSCl nói chung, Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy
sản nước ngọt rất phong phú. Nơi đây là nơi sinh sống của hơn 130 loài cá và hơn
23 loài động vật đáy cùng các loài lưỡng cư.
Như vậy, động - thực vật của Đồng Tháp cũng như VQG Tràm Chim rất
phong phú và đa dạng. Đó là thuận lợi rất lớn cho việc phát triển du lịch đặc biệt là
du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim. Tràm Chim là VQG có số lượng các loài chim
nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở ĐBSCL.
2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi
25
2.1.3.1 Dân cư - dân tộc
Do địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi cũng như
kênh rạch chằng chịt nên dân cư tập trung về đây sinh sống rất nhiều, tập trung ở

ven sông từ đó hình thành nên các kiểu quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đông dọc theo các sông rạch,
các trục lộ giao thông, các cồn cù lao… Khu vực Đồng Tháp Mười dân cư còn thưa
thớt, chỉ có 180 người/ km
2
so với mật độ dân cư của tỉnh là 449 người/km
2
. Tỷ lệ
dân số đô thị chiếm 15.75% dân số tỉnh, ngang mức tỷ lệ dân số đô thị của ĐBSCL
(15 - 16%), thấp hơn tỷ lệ của cả nước (21%), phản ánh khả năng đô thị hóa còn
chậm và khả năng khai thác đất nông nghiệp còn gia tăng trong những năm gần đây.
Đồng Tháp có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Hoa, Khmer và Chăm.
Trong đó, dân tộc Kinh chiếm phần đông số dân. Phần lớn dân cư sống ở Tam Nông
là người Kinh. Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer.
Mỗi dân tộc có tập quán sinh hoạt, tính ngưỡng riêng đều đó đã tạo nên sự đa
dạng văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo. Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như: Cao
Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Thiên Chúa… Tính cách người dân Đồng Tháp mang
đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng,
cởi mở và giàu lòng mến khách.
2.1.3.2 Di tích lịch sử, văn hóa lễ hội và phong tục tập quán
Hiện nay Đồng Tháp có 4 di tích lịch sử cách mạng đươc Bộ Văn Hóa Thông
Tin công nhận.
 Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp (huyện Tháp Mười).
 Chùa Kiến An Cung (thị xã Sa Đéc).
 Khu di tích lịch sử cách mạng Xẻo Quýt (huyện Cao Lãnh).
 Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).
Tất cả các khu di tích lịch sử được quy hoạch tổng thể dựa trên giá trị tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn được dựng xây bời người dân “đất tháp”
anh hùng. Vì thế các khu không những có giá trị về lịch sử mà còn ẩn chứa những

×