Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nguyên lý tương đối của chuyển động và ý nghĩa triết học của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.96 KB, 13 trang )

Nguyên lý tương đ ối của chuyển động và ý nghĩa tri ết học của nó

Trong các hình thức của vận động, chuyển động là hình th ức cơ bản nhất.
Vận động là sự thay đổi nói chung, cịn chuy ển động là sự thay đổi về vị trí
trong khơng gian của các sự vật (hay các v ật thể(**). Nghiên cứu các quy
luật của vận động là nhiệm vụ của triết học, còn nghiên c ứu các quy luật của
chuyển động là nhiệm vụ của cơ học. Trong tri ết học duy vật biện chứng,
vận động được coi là tuyệt đối, đứng im (không vận động) được coi là tuơng
đối. Trong cơ học thì cả chuyển động và đứng yên (không chuy ển động) đều
được coi là tương đ ối(***). Quan đi ểm khẳng định tính tương đ ối của
chuyển động thường được gọi là nguyên lý tương đ ối của chuyển động.
Nguyên lý tương đối của chuyển động là một phát minh quan trọng trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên. Giống như các phát minh khác, phát minh này đã góp
phần làm sáng t ỏ hơn nhi ều quan đi ểm của triết học duy vật biện chứng. Trong
bài viết này, chúng tơi mu ốn nói về nội dung cơ b ản của nguyên lý tương đ ối
của chuyển động và phân tích ý nghĩa tri ết học của nó.
1. Nguyên lý tương đối của chuyển động
Chuyển động là tương đối hay tuyệt đối? Vấn đề này đã được đặt ra ngay t ừ thời
kỳ phát triển ban đầu của cơ học. Như chúng ta đã bi ết, lúc đầu người ta cho
rằng, chuyển động là tuy ệt đối. Đại biểu cho quan điểm này là Aritxtốt (384-322
TCN.). Theo Aritxtốt và nhiều người cùng thời với ông, không gian là kho ảng
trống khơng, nó giống như m ột "cái thùng rỗng khổng lồ" chứa các vật thể; vị
trí thực cũng như sự thay đổi hay không thay đổi về vị trí thực của từng vật thể
được xác định căn cứ vào không gian, ch ứ không phải căn cứ vào các v ật thể
khác. Dù cho trong Vũ tr ụ chỉ có một vật thể thì chúng ta v ẫn có thể đặt ra các
câu hỏi là: "vật thể ấy ở vị trí nào?", "nó có thay đ ổi vị trí hay khơng?". Theo
quan điểm này, quỹ đạo chuyển động của một vật thể có thể là quỹ
đạo thực hoặc là quỹ đạo biểu kiến. Quỹ đạo chuyển động thực của một vật thể
được xác định căn cứ vào khơng gian, cịn qu ỹ đạo chuyển động biểu kiến của nó



- vào một vật thể khác nào đó. M ột vật thể nếu không chịu sự tác động của một
ngoại lực nào thì nó sẽ đứng n (so với khơng gian); sự đứng yên ấy là thực, là
tuyệt đối. Ngược lại, một vật thể nếu chịu sự tác động của một ngoại lực nào đó
thì nó sẽ chuyển động (so với không gian); s ự chuyển động ấy cũng là th ực, là
tuyệt đối.
Quan điểm về tính tuyệt đối của chuyển động đã thống trị tư duy của các nhà
khoa học suốt gần hai nghìn năm. Người có cơng lớn trong vi ệc phê phán quan
điểm ấy là Galilê (1564-1642). Theo Galilê, n ếu một vật thể đang đứng yên mà
không chịu sự tác động của một ngoại lực nào thì nó s ẽ đứng n mãi (giống như
quan điểm của Aritxt ốt); nhưng nếu một vật thể đang chuyển động thẳng đều mà
không chịu sự tác động của một ngoại lực nào thì nó s ẽ chuyển động thẳng đều
mãi (khác với quan điểm của Aritxtốt). Nguyên nhân của việc một vật thể nào đó
đang chuyển động thẳng đều rồi sau đó dừng lại khơng phải là do v ật thể ấy
khơng cịn chịu sự tác động của một ngoại lực nào, mà là do nó đã b ị cản trở bởi
một lực ma sát. Nếu khơng có lực ma sát thì một vật thể đang chuyển động thẳng
đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi. Gi ả sử chúng ta đang ngồi trong một
phịng thí nghi ệm đóng kín chuy ển động thẳng đều, thì khi đó, chúng ta khơng
thể biết được rằng, phịng thí nghi ệm ấy đang chuy ển động thẳng đều hay đang
đứng yên.
Với quan điểm nói trên, Galilê đã thay th ế "nguyên lý" tuyệt đối của chuyển
động bằng nguyên lý tương đối của chuyển động. L.Đ.Lanđao và Yu.B.Rume
trong Thuyết tương đ ối là gì? đã nhận xét rằng: " Phát minh ra nguyên lý tương
đối của chuyển động là m ột trong những phát minh vĩ đ ại nhất. Khơng có
ngun lý đó thì v ật lý học khơng thể phát tri ển được. Chúng ta biết ơn thiên tài
của Galilê về phát minh đó. Galilê đã giúp ch ống lại học thuyết của Aritxtốt là
học thuyết thống trị thời bấy giờ được chính quy ền của nhà thờ thiên chúa giáo
bênh vực. Theo học thuyết này thì chuyển động chỉ có thể có được khi có l ực;
nếu khơng có l ực chuyển động sẽ phải bị ngừng lại. Bằng những thí nghi ệm xuất
sắc, Galilê đã chứng minh rằng, ngược lại nguyên nhân làm m ột vật đang chuy ển



động bị dừng lại là lực ma sát, nếu không có lực này thì m ột vật khi đã chuy ển
động sẽ chuyển động mãi" (1).
Galilê đã thay th ế "nguyên lý tuy ệt đối của chuyển động" bằng nguyên lý tương
đối của chuyển động. Tuy nhiên, nguyên lý tương đ ối của chuyển động mà
Galilê đưa ra vẫn còn có những hạn chế. Bởi vì, theo ơng, sự phân biệt giữa
đứng yên và chuyển động thẳng đều với chuyển động không th ẳng đều vẫn là
tuyệt đối; khi ở trong một phịng thí nghi ệm đóng kín (khơng cần căn cứ vào một
vật thể khác ở bên ngoài) và b ằng một số thí nghi ệm cơ học vẫn có thể khẳng
định được rằng, phịng thí nghi ệm ấy đang hay không đang chuy ển động không
thẳng đều.
Nguyên lý tương đ ối của chuyển động mà Galilê đưa ra đã đư ợc Anhxtanh
(1879-1955) hoàn thi ện vào năm 1916 trong Thuyết tương đối rộng. Theo
nguyên lý tương đối của chuyển động mà Anhxtanh đưa ra thì, khơng th ể có bất
kỳ thí nghiệm vật lý nào ti ến hành ở trong một phịng thí nghi ệm (đóng kín) l ại
cho phép bi ết được rằng, phịng thí nghi ệm ấy là đang đ ứng yên hay đang
chuyển động (kể cả chuyển động thẳng đều và chuyển động không th ẳng đều).
Để trả lời câu hỏi "một vật thể bất kỳ nào đó ở vị trí nào trong khơng gian, nó
có chuyển động hay khơng (tức là có thay đổi vị trí trong khơng gian hay
khơng)?", chúng ta c ần phải lấy một vật thể khác làm hệ quy chiếu. "Vị trí" và
"chuyển động" là hai khái ni ệm tương đối. Các câu hỏi "vật thể A ở vị trí nào?",
"nó có thay đổi vị trí hay khơng?" là nh ững câu hỏi vơ nghĩa, vì chúng khơng
cho ta biết vật thể nào được lấy làm hệ quy chiếu. Vị trí của vật thể A so với vật
thể B và vị trí của vật thể A so với bất kỳ vật thể nào khác đều là những vị trí
thực của nó. Quỹ đạo chuyển động của vật thể A so với vật thể B cũng thực như
quỹ đạo chuyển động của vật thể A so với vật thể C hoặc so với bất kỳ vật thể
nào khác. Khơng có v ật thể nào đứng n, cũng khơng có v ật thể nào chuyển
động; mà chỉ có những vật thể đứng yên và chuy ển động so với nhau. Với hai
vật thể A và B bất kỳ, bao giờ cũng chỉ có một trong ba trư ờng hợp xảy ra là: A
và B đứng yên so với nhau, A và B chuy ển động thẳng đều so với nhau, A và B

chuyển động không thẳng đều so với nhau. Đối với trường hợp A và B chuyển


động thẳng đều so với nhau, chúng ta có th ể cho rằng, hoặc là A đứng yên còn B
chuyển động thẳng đều so với A, hoặc là B đứng yên còn A chuyển động thẳng
đều so với B theo chiều hướng ngược lại với cùng vận tốc. Đối với trường hợp A
và B chuyển động không th ẳng đều so với nhau, chúng ta cũng có th ể cho rằng,
hoặc là A đứng yên còn B chuy ển động không th ẳng đều so với A, hoặc là B
đứng n cịn A chuy ển động khơng thẳng đều so với B theo chiều hướng ngược
lại với cùng vận tốc. Khi quan sát thấy hai vật thể A và B đang chuy ển động so
với nhau (dù là chuy ển động thẳng đều hay là chuyển động không th ẳng đều so
với nhau), chúng ta có thể tuỳ chọn một trong hai v ật thể ấy làm hệ quy chiếu,
tức là có thể coi một trong hai v ật thể ấy là đứng yên, còn vật thể kia là chuy ển
động. Việc chọn A hay B làm h ệ quy chiếu đều đúng như nhau.
Với nội dung như trên, nguyên lý tương đ ối của chuyển động mà Anhxtanh đưa
ra là đúng đ ắn. Sau đây, chúng ta hãy phân tích một số hiện tượng về sự chuyển
động khơng thẳng đều để minh chứng cho sự đúng đắn của nguyên lý ấy.
Chúng ta hãy tư ởng tượng rằng, có một chiếc tàu hoả đang chuyển động thẳng
đều trên đường ray theo hướng từ Bắc - Nam. Khi tàu hoả đang chuyển động như
vậy, những người ngồi trong tàu, đúng như Galilê đã p hân tích, s ẽ khơng thể
biết được rằng, nó đang đ ứng yên hay đang chuy ển động thẳng đều so với đường
ray. Nhưng bỗng nhiên, chi ếc tàu ấy va vào nhà ga r ồi dừng lại; những người
ngồi trong tàu b ị xô ngả về phía đầu tàu. Với hiện tượng này, có hai cách gi ải
thích đều đúng như nhau. Thứ nhất, đường ray và nhà ga đứng yên, còn chi ếc tàu
đang chuyển động thẳng đều so với đường ray theo hư ớng Bắc - Nam. Khi chiếc
tàu va vào nhà ga r ồi dừng lại (lúc này nó sẽ đứng yên cùng với nhà ga), nh ững
người ngồi trong tàu do quán tính nên v ẫn tiếp tục chuyển động theo hướng Bắc
- Nam, và hậu quả là họ bị xô ngả về phía đầu tàu. Thứ hai, chiếc tàu đứng n,
cịn đường ray và nhà ga đang chuy ển động thẳng đều so với nó theo hướng Nam
- Bắc (hướng ngược lại). Khi va vào tàu, nhà ga đẩy nó chuyển động cùng với

mình. Những người ngồi trong tàu do quán tính nên v ẫn tiếp tục đứng yên, và
hậu quả là họ bị xơ ngả về phía đầu tàu.


Chúng ta hãy ti ếp tục làm m ột thí nghi ệm tưởng tượng khác: có một chiếc thang
máy trong Vũ trụ và chúng ta đ ang đứng trong nó. C ảm giác của chúng ta lúc
này là khơng có trọng lượng (nếu thả một quả táo thì quả táo ấy sẽ vẫn ở tay
chúng ta mà không rơi xu ống mặt dưới của chiếc thang máy). Nhưng sau đó,
chiếc thang máy bị một vật thể khác tác động vào với một lực không đổi (theo
hướng từ dưới lên và bằng lực hút của Quả đất đối với nó). Lúc này, c ảm giác
của chúng ta là có tr ọng lượng giống như cảm giác đứng trong chiếc thang máy
đứng yên trên Quả đất (vì vậy, nếu thả một quả táo thì quả táo sẽ rơi xuống mặt
dưới của chiếc thang máy với gia tốc là g). Hi ện tượng này được giải thích bằng
một trong hai cách là: thứ nhất, quả táo do quán tính nên ti ếp tục đứng yên, còn
chiếc thang máy do b ị một vật thể khác tác đ ộng vào nên không ti ếp tục đứng
yên mà chuyển động theo h ướng từ dưới lên trên với gia tốc là g; thứ hai, quả
táo do quán tính nên ti ếp tục chuyển động theo hướng từ trên xuống dưới với gia
tốc là g, còn chiếc thang máy do bị một vật thể khác tác động vào nên không
tiếp tục chuyển động theo hướng từ trên xuống dưới với gia tốc là g mà đ ứng
yên.
Hiện tượng quả táo rơi xu ống trong chi ếc thang máy v ừa nói trên gi ống như hi ện
tượng quả táo rơi xuống Quả đất. Khi đang rơi, kho ảng cách giữa quả táo và Quả
đất đang thay đổi một cách khơng th ẳng đều (vì đó là chuyển động với gia tốc
g). Đối với hiện tượng quả táo rơi xuống Quả đất, chúng ta có th ể cho rằng, thứ
nhất, Quả đất do quán tính nên ti ếp tục đứng yên, còn qu ả táo sau khi b ị chúng
ta thả ra do bị Quả đất hút nên chuy ển động với gia tốc là g theo hướng từ trên
đi xuống; thứ hai, Quả đất do quán tính nên ti ếp tục chuyển động với gia tốc là
g theo hướng ngược lại (từ dưới lên trên), còn qu ả táo sau khi bị chúng ta th ả ra
do bị Quả đất hút nên không ti ếp tục chuyển động (theo hướng từ dưới lên trên
với gia tốc là g) mà đứng yên. Cho rằng Quả đất đứng yên còn qu ả táo chuyển

động cũng đúng như cho rằng quả táo đứng yên còn Qu ả đất chuyển động. Bởi
vì, hiện tượng mà chúng ta nhìn th ấy chỉ là khoảng cách gi ữa Quả đất và quả táo
đang thay đổi theo hướng xích lại gần nhau với gia tốc là g; hiện tượng này là
thực và bất kỳ cách giải thích nào phù hợp với hiện tượng ấy đều đúng như
nhau.


Một hiện tượng khác v ề chuyển động không th ẳng đều mà ai cũng nhận thấy là
sự quay của Quả đất mà nhờ đó, có ngày và đêm. Đối với hiện tượng này, chúng
ta có thể tuỳ chọn một trong hai cách gi ải thích sau. Thứ nhất, Mặt trời đứng
yên, khoảng cách gi ữa Quả đất và Mặt trời không thay đổi, Quả đất quay xung
quanh "trục" của nó với chu kỳ 1 vịng trong 24 gi ờ theo chiều từ Tây sang
Đông. Thứ hai, Quả đất đứng yên, khoảng cách gi ữa Quả đất và Mặt trời không
thay đổi, Mặt trời quay xung quanh Qu ả đất với chu kỳ 1 vòng trong 24 gi ờ theo
chiều ngược lại (từ Đông sang Tây). C ả hai cách gi ải thích này đều phù hợp với
hiện tượng quan sát được.
Giả sử rằng, trong Vũ tr ụ chỉ có Quả đất, vậy chúng ta có thể hay khơng th ể nói
"Quả đất đang quay xung quanh tr ục của nó" ? Khơng th ể được(2). Bởi vì, trong
trường hợp này, khơng có vật thể nào được lấy làm hệ quy chiếu. "Trục của Quả
đất" không phải là một vật thể, mà chỉ là sự tưởng tượng của chúng ta. M ệnh đề
"Quả đất đang quay xung quanh tr ục của nó" lúc này cũng vơ nghĩa như nh ững
mệnh đề: "vật thể A đang chuy ển động", "vật thể B đang đứng yên", "v ật thể C
đang chuyển động thẳng đều","vật thể D đang chuy ển động không th ẳng đều".
Nhưng, khi chúng ta l ấy một vật thể khác (chẳng hạn Mặt trời) làm hệ quy
chiếu, thì khi đó, "Tr ục của Quả đất" sẽ có ý nghĩa là một hệ quy chi ếu, vì lúc
này, "Trục của Quả đất" được gắn liền với Mặt trời.
Sự quay của một bánh xe đ ạp xung quanh trục của nó cũng giống như hi ện tượng
sự quay của Quả đất. Đối với hiện tượng này, chúng ta có th ể tuỳ chọn một
trong hai cách gi ải thích sau. Thứ nhất, trục của bánh xe (và toàn b ộ Vũ trụ)
đứng yên, bánh xe quay xung quanh tr ục của nó (chẳng hạn với vận tốc góc v

theo chiều kim đồng hồ). Thứ hai, bánh xe đ ứng yên, trục của bánh xe (và toàn
bộ Vũ trụ) quay xung quanh bánh xe v ới vận tốc góc v theo chiều ngược kim
đồng hồ.
Như vậy, dù phân tích b ất kỳ một hiện tượng chuyển động nào, chúng ta cũng
đều có thể kết luận rằng, chuyển động là tương đ ối chứ không phải là tuyệt
đối(3).
2. Ý nghĩa tri ết học của nguyên lý tương đối của chuyển động


Nguyên lý tương đối của chuyển động có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của cơ học, của nhiều ngành khoa h ọc tự nhiên khác và của triết học. Đối
với triết học, nguyên lý ấy đã góp phần làm sáng tỏ hơn sự đúng đắn của nhiều
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chúng ta có th ể kể ra một
số ý nghĩa triết học của nguyên lý tương đ ối của chuyển động như sau.
Thứ nhất, nguyên lý tương đối của chuyển động đã góp phần làm sáng tỏ hơn sự
đúng đắn của quan điểm triết học cho rằng, vật chất và không gian không th ể
tách rời. Theo quan điểm siêu hình, khơng gian gi ống như một cái thùng rỗng
khổng lồ chứa đựng tất cả các vật thể trong Vũ trụ, dù trong Vũ tr ụ khơng có
một vật thể nào thì v ẫn có khơng gian, do v ậy, không gian và vật chất tồn tại
tách rời nhau. Trái l ại, theo quan đi ểm duy vật biện chứng, vật chất tồn tại
khách quan, không gian là m ột thuộc tính của vật chất, khơng thể có khơng gian
mà lại khơng có v ật chất, ngược lại khơng th ể có vật chất mà khơng có khơng
gian.
Về mối quan hệ không thể tách rời giữa không gian và v ật chất, Ph.Ăngghen đã
viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và th ời gian; tồn tại
ngồi thời gian thì cũng hết sức vơ lý như tồn tại ở ngồi khơng gian"(4). Ti ếp
tục tư tưởng này của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin viết: "Thừa nhận sự tồn tại của
thực tại khách quan, nghĩa là c ủa vật chất đang vận động, không l ệ thuộc vào ý
thức của chúng ta, chủ nghĩa duy vật tất nhiên cũng ph ải thừa nhận tính thực tại
khách quan của không gian và th ời gian", và "Trong th ế giới khơng có gì ngồi

vật chất đang vận động và vật chất vận động không th ể vận động ở đâu ngồi
khơng gian và thời gian"(5).
Quan điểm triết học về sự không tách rời giữa không gian và v ật chất đã nhận
được sự tán thành của Anhxtanh khi ông vi ết: "Theo quan điểm nhận thức luận
thì tư tưởng coi các thuộc tính cơ giới của khơng gian đều hoàn toàn do v ật chất
quy định là tư tưởng có cơ sở xác đáng hơn c ả"(6).
Quan điểm siêu hình về sự tách rời giữa vật chất và khơng gian là m ột cơ sở
triết học cho nguyên lý tuy ệt đối của chuyển động; và đến lượt mình, nguyên lý
tuyệt đối này lại củng cố cho quan đi ểm siêu hình. Ngược lại, quan điểm biện


chứng về sự không tách rời giữa vật chất và không gian là m ột cơ sở triết học
cho nguyên lý tương đ ối của chuyển động; và đến lượt mình, nguyên lý tương
đối này lại củng cố cho quan điểm biện chứng. Quan đi ểm triết học đúng đắn
của Ph.Ăngghen về sự không tách rời giữa vật chất và khơng gian được trình bày
trong Chống Đuyrinh lúc đầu chỉ là một tiên đoán khoa học và tiên đoán này
phải chờ đến năm 1916 mới có được một cơ sở vững chắc về khoa học tự
nhiên(7).
Thứ hai, nguyên lý tương đối của chuyển động đã góp phần làm sáng tỏ hơn sự
đúng đắn của quan điểm triết học cho rằng, chân lý là cụ thể và thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý. Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chân lý bao giờ cũng
phải cụ thể. Một mệnh đề chỉ được đưa ra để xác nhận là đúng hoặc sai khi có
đủ những điều kiện cụ thể, phải được xét trong m ột không gian và m ột thời gian
cụ thể. Theo nguyên lý tương đ ối của chuyển động, các m ệnh đề, như "vật thể A
ở bên trái", "v ật thể B chuyển động", "vật thể C đứng yên" chưa có có đ ủ những
điều kiện cụ thể (vì chúng ta chưa bi ết vật thể A ở bên trái, v ật thể B chuyển
động và vật thể C đứng yên so với vật thể nào, vào th ời gian nào) và do v ậy,
chúng ta chưa thể xác nhận những mệnh đề ấy là đúng ho ặc sai; nói cách khác,
đó là những mệnh đề vơ nghĩa. Khi chưa có ngun lý tương đ ối của chuyển
động, chúng ta d ễ lầm tưởng những mệnh đề vừa nói là có nghĩa.

Đối với chủ nghĩa duy v ật biện chứng, chân lý ph ải được kiểm nghiệm bằng thực
tiễn. Để xác định một mệnh đề nào đó là đúng hay sai (khi đã có đ ủ những điều
kiện cụ thể), chúng ta phải căn cứ vào thực tiễn. Nếu như một tư tưởng (lý
thuyết, quan đi ểm, quan ni ệm…) nào đó mà phù hợp với những tài li ệu khách
quan do thực tiễn cung cấp, thì tư tưởng ấy, dù có trái v ới "lẽ phải thông
thường", cũng ph ải được tiếp nhận, tức là phải được coi là đúng đ ắn (chỉ đúng
đắn một cách tương đối, vì sẽ cịn những tư tưởng khác đúng đ ắn hơn). Hai tư
tưởng, dù có vẻ trái ngược nhau, song n ếu chúng đều không trái với những tài
liệu khách quan do thực tiễn cung cấp, chúng cũng c ần phải được coi là đúng
đắn như nhau và khơng trái ngược nhau. Trong ví dụ về sự chuyển động tương
đối giữa Quả đất và quả táo nói ở trên, tài liệu khách quan do thực tiễn cung cấp


là: khoảng cách gi ữa Quả đất và quả táo thay đổi theo hướng xích lại gần nhau
với gia tốc là g. Tư tưởng cho "Quả đất đứng yên còn quả táo đang ti ến lại gần
Quả đất với gia tốc là g theo hư ớng từ trên đi xuống" và tư tưởng cho "qu ả táo
đứng yên còn Qu ả đất đang tiến lại gần quả táo với gia tốc là g theo hư ớng từ
dưới đi lên" là hai tư tư ởng có vẻ trái ngược nhau nhưng lại đều phù hợp với tài
liệu khách quan do thực tiễn cung cấp. Vì vậy, chúng ta cần phải thừa nhận
rằng, hai tư tưởng ấy không trái ngược nhau và đ ều đúng như nhau. Khi chưa có
nguyên lý tương đối của chuyển động, việc thừa nhận hai tư tưởng ấy khơng trái
ngược nhau chưa có cơ s ở vững chắc.
Thứ ba, nguyên lý tư ơng đối của chuyển động đã góp phần làm sáng tỏ hơn sự
đúng đắn của quan điểm triết học cho rằng, Quả đất hoặc Mặt trời không phải
là trung tâm của Vũ trụ. Vũ trụ của chúng ta có trung tâm hay khơng? Câu h ỏi
đã được đặt ra ngay t ừ buổi đầu của nền văn minh nhân loại. Một số người quan
niệm, Quả đất là trung tâm của Vũ trụ (thuyết địa tâm), một số người khác lại
quan niệm, Mặt trời là trung tâm c ủa Vũ trụ (thuyết nhật tâm)(8). Thuy ết địa
tâm và thuyết nhật tâm, như đã bi ết, đều sai lầm; vì những thành t ựu của thiên
văn học hiện đại đã chứng tỏ rằng, Quả đất và Mặt trời của chúng ta chỉ là

những vật thể bé nhỏ của Vũ trụ. Tuy nhiên, góp phần vào việc làm rõ hơn s ự
sai lầm của thuyết địa tâm và thuy ết nhật tâm cịn có c ả ngun lý tương đối của
chuyển động. Bởi vì, theo nguyên lý này, m ỗi vật thể (từ những hạt cơ bản cực
nhỏ cho đến Mặt trời và các hành tinh không l ồ khác) cũng đều là một hệ quy
chiếu để xác định sự thay đổi hay không thay đổi về vị trí của các vật thể cịn
lại, khơng có h ệ quy chi ếu nào là không thực, mọi hệ quy chiếu đều bình đẳng
như nhau.
Về vai trị của ngun lý tương đ ối của chuyển động trong việc phủ định thuyết
địa tâm và thuy ết nhật tâm, A. Axnhtanh và L.Infen vi ết: " Chúng ta có th ể phát
biểu các định luật vật lý sao cho chúng đúng v ới tất cả các hệ tọa độ, không
những đối với các hệ chuyển động thẳng đều, mà cả đối với những hệ chuyển
động hoàn toàn tuỳ ý đối với nhau hay khơng? Nếu có thể làm được điều đó thì
các khó khăn của chúng ta s ẽ được giải quyết và khi ấy chúng ta có khả năng áp


dụng các định luật của tư nhiên vào bất kỳ hệ toạ độ nào. Cuộc chiến đấu rất gay
gắt trong những buổi đầu của khoa học giữa quan đi ểm của Ptơlêmê và Cơpécnic
khi ấy sẽ trở nên hồn tồn vô nghĩa. B ất kỳ hệ toạ độ nào cũng đ ều có thể được
dùng như nhau. Hai câu: "Mặt trời đứng yên còn Trái đ ất chuyển động" và "Mặt
trời chuyển động còn Trái đ ất đứng yên" sẽ đơn thuần chỉ có nghĩa là hai quy
ước khác nhau về hai hệ toạ độ khác nhau"(9).
Ngoài ba ý nghĩa nói trên, chúng ta có th ể tìm thấy ở nguyên lý tương đối của
chuyển động nhiều ý nghĩa tri ết học khác. Tuy nhiên, ch ỉ với ba ý nghĩa ấy,
nguyên lý tương đối của chuyển động cũng đã góp ph ần thúc đẩy sự phát triển
của triết học, làm cho chủ nghĩa duy v ật phải "thay đổi hình thức của nó". Với
việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của triết học bằng cách cung c ấp luận cứ
khoa học để chứng minh s ự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên
lý tương đối của chuyển động cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn khơng
chỉ từ góc độ cơ học, mà cả từ góc độ triết học.



(1) L.Đ.Lanđao, Yu.B.Rume. Thuyết tương đối là gì?. Nxb Khoa học, Hà Nội,
1963, tr. 25.
(2) Trong cuốn sách "Thuyết tương đối cho hàng tri ệu người", Matin Ganơ cho
rằng: "Quan điểm này" (tức là quan điểm cho rằng, nếu trong Vũ trụ chỉ có Quả
đất thì khơng th ể nói Quả đất đang quay xung quanh tr ục của nó – N.N.H.) "do
giáo chủ Béccơli, một nhà triết học người Ailen, đ ề xuất ra lần đầu tiên. Béccơli
đã chứng minh rằng: nếu trái đất là một vật thể duy nhất trong Vũ tr ụ thì nói
rằng nó quay hay không quay là m ột điều vô nghĩa. Nhà tri ết học người Đức thế
kỷ thứ XVII - Lépnít và nhà v ật lý học người Hà Lan - Khrixtian Huyghen đã
từng tán đồng quan điểm ấy trong một mức độ nhất định. Song quan đi ểm này đã
bị người ta lãng quên cho t ới khi Ecnơ Makhơ (nhà v ật lý học người Áo ở thế kỷ
XIX) khôi phục lại quan đi ểm này bằng cách đề xướng ra một lý thuy ết khoa học
đúng đắn…Theo Makhơ, n ếu khơng có các ngơi sao , Vũ tr ụ sẽ khơng có cấu
trúc khơng-thời gian để cho trái đất quay đối với nó." (Xem: Matin
Ganơ. Thuyết tương đối cho hàng tri ệu người. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội,
1975, tr.144.).
(3) Xem: A. Axnhtanh và L.Infen. Sự tiến triển của vật lý. Nxb Khoa h ọc và kỹ
thuật, Hà Nội, 1972, tr.205 -236; Matin Ganơ. Thuyết tương đối cho hàng tri ệu
người. Nxb Khoa h ọc kỹ thuật, Hà Nội, 1975, tr.92 -111; Nguyễn Cảnh Hồ. Một
số vấn đề triết học của vật lý học. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.135139; v.v..
(4) C. Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t..20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994 , tr.78.
(5) V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.209.


(6) A.Anh xtanh. Tuyển tập các cơng trình khoa h ọc, gồm 4 tập. Mátxcơva,
1966, t.2, tr.81 (ti ếng Nga). Trích theo: Lịch sử phép biện chứng mácxít, t.IV.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.626 -627.
(7) Sau khi nguyên lý tương đ ối của chuyển động được đề xuất bởiA.Anhxtanh,

một số nhà khoa học tự nhiên vẫn chưa từ bỏ quan điểm siêu hình v ề sự tách rời
giữa vật chất và không gian. Về điều này, Matin Gannơ vi ết: "Có cả một lơ lý l ẽ
cổ lỗ về sự tồn tại của cái "không gian"- hay nói khác đi là "ête" - tách rời vật
chất, từ thuở thể kỷ XVIII và th ể kỷ XIX, đến nay lại được nêu ra…Đa s ố các
nhà bác học nghiên cứu về thuyết tương đối ( như Actua Etđinhtơn, Béctrăng
Rutxen, Anfrêt Oatlet v.v…) đ ều cho rằng: tính chất không -thời gian không ph ụ
thuộc vào các ngôi sao dù r ằng các ngôi sao đã làm ph ần khơng -thời gian bao
quanh bị cong đi. Nói một cách thơ thi ển, nếu ngồi Trái đất ra, Vũ trụ khơng có
một thiên thể nào khác thì các nhà bác h ọc trên vẫn khẳng định rằngTrái đất vẫn
có thể quay quanh đối với không - thời gian…". (Xem: Matin Ganơ. Thuyết
tương đối cho hàng triệu người. Nxb Khoa h ọc kỹ thuật, Hà Nội, 1975, tr.141 143.).
(8) Về thuyết địa tâm và thuy ết nhật tâm , A. S. Companhiét vi ết: " Những thành
tựu của các người xưa cũng rất vĩ đại cả trong thiên văn học mặc dù họ vẫn chưa
chấm dứt được quan niệm địa tâm cho rằng Trái đát nằm ở trung tâm vũ trụ. Một
số nhà tư tưởng, thí dụ như Aritxt ốt, là những tín đồ trung thành của hệ nhật
tâm. Acsimét cũng là tín đ ồ của hệ nhật tâm khi ơng tính ra s ố lượng các hạt cát
có thể lấp đầy vũ trụ. Có những tài li ệu nói rằng hệ nhật tâm của thế giới cũng
đã được trình bày trong b ộ biên tập "Anmagietxtơ" đầu tiên của Ptôlêmê, nhưng
về sau cuốn sách đó đã bị bọn thầy tu xuyên tạc một cách xảo quyệt đến nỗi bây
giờ tên tuổi của Ptôlêmê l ại gắn liền với hệ địa tâm của thế giới và chỉ trong
thời đại mới hệ này mới bị Cơpécních đánh đ ổ hồn tồn." (Xem: A. S.
Companhiét. Không gian và th ời gian trong thuyết tương đối. Nxb khoa học, Hà
Nội, 1963, tr.5). Theo A. S. Companhiét, Aritxt ốt là người theo thuy ết nhật tâm.
Nhưng theo M.M.Rơdentan thì Aritxt ốt là người theo thuy ết địa tâm. (Xem:
M.M.Rôdentan. Từ điển triết học. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1986, tr.8, 235).


(9) A. Axnhtanh và L.Infen. Sự tiến triển của vật lý. Nxb Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội, 1972, tr.209.




×