Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nhận thức đồ thức tính khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.97 KB, 21 trang )

NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN(*)

Trong hoạt động nh ận thức, con người không chỉ tiếp nhận thơng tin
tập hợp thành “bản mã tín hiệu”, mà cịn lý giải ý nghĩa của nó. Cái
“bản mã tín hi ệu” đó chính là đ ồ thức nhận thức. Đồ thức nhận thức là
phương th ức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con ngư ời.
Nó vừa biểu hiện tính chỉnh thể của các yếu tố trong quá trình nh ận
thức, vừa chỉ ra phương th ức tồn tại và phát tri ển cơ bản của nhận
thức. Theo tác gi ả, quá trình chủ thể nhận thức xuất phát từ những đồ
thức chung và thông qua s ự điều chỉnh từng bước để nắm bắt đúng đối
tượng biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người đi từ tính chủ
quan đến tính khách quan như th ế nào.

Nhận thức không bắt đầu từ “hư vô”, con người vốn xuất phát từ những
quan niệm và kinh nghi ệm đã có để nhận thức, nắm bắt những cái chưa
biết. Chỉ khi thơng qua vai trị trung gian c ủa đồ thức, sự vật mới được con
người nhận thức. Dưới sự giúp đỡ của đồ thức, chúng ta ln nh ận thức
được nhiều hơn những gì sự vật đã biểu hiện ra; tương t ự như vậy, chúng ta
nhận thức sự vật không d ừng lại ở những gì do giác quan mang l ại. Nhưng,
giống như việc nhận thức không thể chỉ do khách th ể quyết định, nhận thức
cũng không thể chỉ dựa duy nhất vào đồ thức. Mặc dù đồ thức có thể giúp
chúng ta quan sát và tư duy, s ử dụng đồ thức có thể giúp cho sự phản ánh
và lý giải của con người đối với sự vật diễn ra nhanh hơn, nhưng b ản thân
đồ thức lại không gi ải quyết được vấn đề chân - giả, nghĩa là nó khơng th ể
đảm bảo tính phù hợp (tính ăn khớp) của đối tượng và nhận thức. Chức
năng của đồ thức bao hàm trong nó mâu thu ẫn nội tại, mâu thu ẫn này thúc
đẩy chúng ta t ới chỗ nghiên cứu một cách tồn diện tính năng động của đồ
thức và tính khách quan c ủa nhận thức cũng như mối quan hệ của chúng.
Tác giả bài viết này không đi vào phân tích tồn di ện vấn đề trên, mà chỉ
mong muốn trình bày một vài suy nghĩ c ủa mình.
I. Một ngành khoa h ọc tồn tại và phát tri ển phải dựa vào sự lý giải ngày


càng sâu sắc đối với phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của


nó. Do đó, vi ệc vận dụng quan đi ểm của ký hiệu học hiện đại để xem xét
vấn đề nhận thức, cũng như nghiên cứu nhận thức luận có thể sẽ dẫn đến
một số vấn đề quan trọng.
Ký hiệu học hiện đại đưa ra hai mệnh đề quan trọng, gắn liền với nhận thức
luận. Mệnh đề thứ nhất là, “Văn hố là ngơn ng ữ (như một loại sự vật)”.
Điều này có nghĩa là, cũng gi ống như ngơn ng ữ, đối với con người, những
đối tượng có tính văn hố cũng là các s ự vật có ý nghĩa khác nhau, cho dù
cái môi giới của những đối tượng đó khơng phải là ngơn ng ữ, song nó cũng
có chức năng tương t ự như ngơn ngữ. Sự thống nhất giữa ý nghĩa, bi ểu
trưng (biểu hiện đặc trưng – ND.), truy ền đạt là đặc trưng cơ bản nhất của
ký hiệu ngơn ngữ. Do đó, ngồi ý nghĩa thông thư ờng của ký hiệu ngôn
ngữ, chúng ta có th ể gọi những sự vật khơng gi ống với ký hiệu nhưng lại có
những đặc trưng như trên là “ký hi ệu văn hố”. Một ví dụ rất rõ là, trong
khi nghiên cứu bộ tộc nguyên thuỷ, chúng ta s ẽ có thể tự giác hoặc khơng
tự giác coi t ất cả những hiện tượng văn hoá của bộ tộc đó (bao gồm cơng cụ
lao động, chỗ ở, đồ trang sức, các nghi lễ tôn giáo, tô tem, phong t ục tập
quán, v.v.) như là nh ững ký hiệu hàm chứa những ý nghĩa nh ất định để xem
xét, nghiên cứu. Mệnh đề thứ hai: “Ngôn ngữ là tinh thần, tinh th ần là ngôn
ngữ”. Hàm nghĩa c ủa mệnh đề này là, từ ngôn ngữ đến các loại đối tượng
văn hoá đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại; ngơn ngữ thể hiện một
cách điển hình ho ạt động tinh thần của con người, hoạt động tinh thần
trong kết cấu và công dụng của ngôn ngữ được tái hiện ra một cách cụ thể.
Nói cách khác, toàn b ộ hoạt động tinh th ần của nhân loại đều là các d ạng
tương tự như hoạt động của ký hiệu hoặc nguyên lý k ết cấu của ký hiệu và
ngơn ngữ, do đó có thể áp dụng ký hiệu học để phân tích đối với hoạt động
nhận thức.
Xuất phát từ mệnh đề “Văn hố là ngơn ngữ”, chúng ta có thể mở rộng

thêm một mệnh đề mới - “đối tượng nhận thức là ngôn ngữ” (một loại sự
vật). Đối tượng nhận thức bao gồm văn hoá và tự nhiên. Đối tượng văn hoá
do con người sáng tạo ra, là sự vật có ý nghĩa trực tiếp đối với con người,
điểm này thì tương đ ối dễ lý giải. Đối tượng tự nhiên có chút khác bi ệt so
với đối tượng văn hoá, ý nghĩa của chúng đối với con người chưa bộc lộ rõ,
mà cần phải có sự tác động thêm của con người. Khi nhận thức một đối


tượng, cần phải xem nó như là hình th ức ký hiệu để giải thích nội dung của
đối tượng đó. Con người có mối quan hệ với “những sự vật có ý nghĩa”
khơng chỉ trên phương di ện ngơn ngữ, mà trên t ất cả các lĩnh vực khác. Sự
khác biệt chỉ là ở chỗ, xem xét ngôn ng ữ như một mã tín hi ệu lý tưởng, thì
ký hiệu và chức năng của ký hiệu là một thể thống nhất khơng thể tách rời;
cịn đối với những ký hi ệu phi ngơn ng ữ khác, thì thơng thường chức năng
của ký hiệu được ưu tiên hơn ký hi ệu. Giống như một học giả đã chỉ ra, rất
nhiều sự vật được “ký hi ệu” hố thơng qua phán đốn ch ủ quan của con
người và do vậy, nó có th ể được xem như là “ký hi ệu”, mà ở phạm vi này,
trên thực tế là vô hạn. Hầu hết sự vật đều có thể biến thành “ký hi ệu” trong
quá trình này (1). Ký hiệu là đại biểu của mỗi một sự vật, sản sinh trong
quan hệ của mỗi một sự vật. Khi sự vật này trở thành vật thay th ế cho sự
vật khác, thì ch ức năng của nó chính là chức năng ký hi ệu, thừa nhận sự vật
có loại chức năng này thì cũng có th ể gọi là ký hi ệu; cái đóng vai trị m ối
quan hệ của nội dung và hình thức của ký hiệu giữa hai sự vật có thể là tính
quy ước, nghĩa là đơi bên có m ối quan hệ tương tự và quan hệ nhân quả,
nhưng cũng có th ể là phi quy ước, hay là tuỳ ý. Hình thái cơ b ản của ký
hiệu ngơn ngữ hoặc bản chất của nó là phi quy ư ớc, cịn như đ ối tượng văn
hố và đối tượng tự nhiên, thì giữa hình thức và nội dung ký hiệu của nó lại
có tính quy ước.
Bất kỳ ngơn ngữ nào cũng đều có ý nghĩa, tác dụng tiềm tại. Khi chúng ta
thừa nhận những sự vật khác ở bên ngoài ngơn ngữ có ý nghĩa, tác dụng, thì

cũng có nghĩa là th ừa nhận chúng có tác dụng tương tự như ngôn ng ữ. Thừa
nhận chức năng ký hiệu của đối tượng cũng có nghĩa là th ừa nhận quá trình
thơng tin và q trình nh ận thức là một quá trình thống nhất. Khi chúng ta
coi quá trình nh ận thức như là quá trình ti ếp nhận, xử lý và lưu giữ thơng
tin để xem xét, thì cũng chính là so sánh q trình nh ận thức với q trình
trao đổi thơng tin gi ữa người và vật, giữa chủ thể và khách th ể. Chúng ta
vẫn hay nói đến “tin tức”, mà về thực chất, đó là một cách gọi khác của ký
hiệu. Nếu nói bản chất của ký hiệu là tính bi ểu ý hoặc tính bi ểu trưng của
nó, thì bản chất của tin tức cũng giống như vậy. Những mối liên hệ nội tại
và thuộc tính của sự vật được thơng tin tự nhiên biểu hiện, cũng có thể gọi
là hàm nghĩa v ốn có của bản thân sự vật. Tương t ự, từ quan hệ tam giác


ngữ nghĩa có thể biết được ngữ từ thơng qua vi ệc biểu thị thuộc tính sự vật
mà tiến hành phân lo ại, đặt tên cho sự vật; còn thuộc tính hay q trình
hình thành ng ữ nghĩa chính là quá trình nh ận thức của con người, ý nghĩa
của từ chẳng qua là thành quả nhận thức do hình thức của ký hiệu ngôn ngữ
đúc kết mà thành. Ký hiệu học ra đời đã dự báo ngồi ngơn ngữ ra, đối
tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên đều biến thành “hệ thống ngữ nghĩa”
phổ biến; từ đó, chỉ ra tính thống nhất của q trình nhận thức và q trình
thơng tin. Như v ậy, chúng ta có th ể xuất phát từ góc độ thơng tin để tiến
thêm một bước trong vi ệc nắm chắc tính chất của nhận thức.
Dựa vào quan đi ểm của ký hiệu học, có thể phân thơng tin thành hai lo ại:
loại thứ nhất là thông tin truy ền đạt, đặc trưng cơ b ản của nó là dựa vào mã
tín hiệu. Mã tín hi ệu là sự thống nhất của ngữ nghĩa học và cú pháp h ọc.
Xét từ góc độ ngơn ngữ học, mã tín hi ệu do hình thức ký hiệu và nội dung
ký hiệu phối hợp lẫn nhau tạo nên. Trong q trình truy ền đạt thơng tin, v ật
phát tín hi ệu và vật thu tín hi ệu nhất định phải thơng qua mã tín hiệu. Do
đó, loại thơng tin này hồn tồn ch ịu sự chi phối của ngun tắc mã tín
hiệu. Q trình truy ền đạt là do tin t ức cố định biến đổi cùng với sự biến

đổi của mã tín hi ệu cố định trong q trình thơng tin. Thơng thư ờng, người
ta gọi loại thơng tin chỉ dựa vào mã tín hi ệu để tiến hành là “thông tin lý
tưởng”. Thông tin lý tưởng ln lấy vật phát tín hi ệu làm trung tâm, bởi lẽ
vật thu tín hi ệu chỉ cần thơng qua một mã tín hiệu là có thể tiến hành gi ải
thích tin t ức mà vật phát tín hi ệu dựa vào mã tín hiệu để truyền tải. Do đó,
trong q trình “ti ếp nhận”, địa vị chủ đạo thuộc về vật phát tín hi ệu. Một
hình thức khác của thơng tin là gi ải thích thơng tin, đ ặc trưng cơ bản của
nó là q trình thơng tin thoát kh ỏi hoặc siêu vượt quy định của mã tín
hiệu. Trong cuộc sống hiện thực, vật phát tín hiệu khơng thể chỉ truyền đạt
trong phạm vi của mã tín hi ệu; khi tin t ức được truyền đạt tới thốt khỏi
quy định của mã tín hiệu, thì vật thu tín hiệu có thể dựa vào “ng ữ cảnh” để
nhận thức ý nghĩa mà v ật phát tín hiệu muốn truyền đạt. Rất rõ là, loại
thông tin dựa vào ngữ cảnh được thực hiện trên cơ s ở lấy vật thu tín hi ệu
làm trung tâm.
Khi chúng ta so sánh q trình nh ận thức với q trình thơng tin, đi ều quan
trọng là coi nh ận thức như bản chất đặc thù của thông tin để tiến hành phân


tích ở góc độ nhận thức luận. Rõ ràng, nh ận thức hồn tồn khơng ph ải là
loại hình lý tưởng hoặc thông tin truy ền đạt, mà là một loại thơng tin giải
thích. Trong khi q trình nh ận thức chứa đựng tính chất giải thích, thì c ả
chủ thể lẫn khách th ể đều có một loạt tính quy định đặc thù, đồng thời làm
cho chức năng của đồ thức phát sinh vơ s ố biến hố.
Đầu tiên, đối tượng nhận thức đóng vai trị là s ự phân biệt quan trọng giữa
ký hiệu và ngôn ngữ. Trong tất cả các loại ký hiệu, chỉ có ngơn ngữ là lấy
biểu hiện, truyền đạt ý nghĩa làm chức năng và đi ểm xuất phát của mình, vì
thế nó là “ký hi ệu biết nói", cịn tuy ệt đại đa số đối tượng văn hoá và đ ối
tượng tự nhiên là “ký hi ệu khơng bi ết nói”, đi ều này có sự ảnh hưởng to
lớn đối với hoạt động nhận thức. Điều này cho th ấy, những tin tức mà sự
vật trong tự nhiên đã phát đi hoàn toàn không ph ải là “tin t ức ngôn ng ữ”.

Sự vật tự nhiên hồn tồn khơng d ựa vào mã tín hiệu “biết nói” do con
người tạo nên, mà d ựa vào mã tín hi ệu của bản thân nó. Tin t ức tự nhiên
lấy thuộc tính và quy lu ật của khách thể làm nội dung, l ấy thuộc tính và
hình thái biến hố để biểu hiện tác dụng của nó. Do đó, giữa chủ thể và
khách thể khơng t ồn tại một “bản mã tín hiệu” thơng dụng nào, tin t ức tự
nhiên trên thực tế đòi hỏi chúng ta t ạo ra mã tín hiệu đồng thời giải thích ý
nghĩa của nó. Điều này, như Duy N ạp Tăng đã ch ỉ rõ, nhằm “mang l ại sự
thuận tiện cho bản thân chúng ta trong vi ệc khám phá, phát hi ện khi tiến
hành giải thích khoa học đối với hệ thống tồn tại, nhưng hệ thống tồn tại
khi được sáng tạo ra khơng h ề có một chút thu ận tiện nào đối với con
người. Kết quả là, trên th ế giới, sự vật lâu đời nhất, phức tạp nhất, bí mật
nhất đồng thời được ẩn giấu bởi một hệ thống mã tín hi ệu phức tạp chính là
quy luật của giới tự nhiên”(2).
Tiếp theo, trong ho ạt động nhận thức, ngoài việc tiếp nhận những tin tức
tập hợp thành mã tín hi ệu, con người còn phải tiến hành lý gi ải ý nghĩa của
các tin tức đó. Do v ậy, nhận thức khi đóng vai trị là thơng tin gi ải thích
hoặc thơng tin khơng lý tưởng thì thường chứa đựng tính chất giả thiết và
suy luận. Rất rõ ràng, trong hai lo ại hoạt động thông tin ho ặc nhận thức,
nhận thức đồ thức (bản mã tín hi ệu) tuy đều phát huy tác dụng nhưng nh ững
tác dụng đó hồn tồn khơng gi ống nhau. Trong thông tin l ý tưởng và hoạt
động nhận thức mang tính tái hi ện, chủ thể chỉ cần dựa vào những đồ thức


đã có là có th ể tiến hành dự đốn và phán đốn; nhưng trong thơng tin
khơng lý tưởng hoặc trong q trình suy lu ận mang tính gi ả thiết, nếu chủ
thể dựa vào những đồ thức đã định thì khơng th ể đưa ra những phán đốn
chính xác về sự vật, do vậy đồ thức không th ể chi phối sự lý giải và tri giác
của con người một cách hoàn toàn. Trong s ự suy luận mang tính gi ả thiết,
mã tín hiệu và ngữ cảnh, đồ thức và khách th ể bổ sung lẫn nhau, cùng phát
huy tác dụng. Suy lu ận mang tính chất giả thiết dựa vào quy t ắc để phán

đoán sự vật, nhưng những quy tắc do đồ thức cung cấp chỉ có đặc điểm là
khả năng thành l ập. Suy luận mang tính giả thiết vừa dựa vào đồ thức vừa
tham khảo suy luận theo “ngữ cảnh” (khách th ể), vì thế có sự thống nhất
của đồ thức nhận thức tương ứng và đồng hoá với đối tượng nhận thức.
Trên thực tế, đồ thức trong thông tin lý tư ởng hoặc trong chức năng của
hoạt động nhận thức mang tính tái hi ện, chỉ là một dạng đặc biệt, ngoại lệ.
Quan hệ của đồ thức và đối tượng có tính phổ biến và tính đ ặc thù, tính ph ổ
biến của đồ thức tuy là phương ti ện để nắm bắt các đối tượng cá bi ệt,
nhưng tính cá biệt khơng thể hồn tồn n ằm trong tính ph ổ biến. Đây chính
là ngun nhân khi ến đồ thức khơng thể tự nó phát huy tác d ụng. Trong khi
chủ thể phản ánh khách th ể bên ngoài một cách trung thực, tác dụng tương
hỗ của đồ thức nhận thức và đối tượng khách quan s ẽ hình thành nên một
loại kết cấu bổ trợ. Kết cấu này không chỉ là cơ sở cho việc thống nhất giữa
tính khách quan của nhận thức và tính năng đ ộng chủ quan của nhận thức,
mà còn cho th ấy con người lợi dụng việc quy về đồ thức để nắm bắt những
điều kiện và con đường của sự vật mới.
Sự suy luận mang tính gi ả thiết của con người gắn liền với một loại chức
năng quan trọng của đồ thức nhận thức. Sự lý giải trước đây đối với chức
năng của đồ thức chủ yếu hạn chế trong phương diện đồng hoá đối tượng
của nó. Theo cách lý gi ải này, quá trình tri giác của con người chính là q
trình lợi dụng những đồ thức đã có để tiến hành phân bi ệt và nhận thức đối
với những sự vật bên ngồi tác động vào; tri giác chính là s ự kích hoạt đối
với đồ thức kinh nghiệm; sự phù hợp giữa kích thích của sự vật bên ngồi
với các đồ thức có sẵn là tiền đề của phản ánh, đồ thức chỉ là cơ cấu tái
nhận thức các sự vật quen thuộc. Cách xem xét này, v ề nguyên t ắc, là đúng,
nhưng nó hồn tồn khơng ch ứa đựng toàn bộ đặc điểm của nhận thức con


người. Ví dụ, so sánh và giả thiết là hai phương thức tư duy quan trọng để
nhận thức những sự vật mới, chúng có m ối liên hệ mật thiết với đồ thức của

chủ thể. Trên thực tế, con người khơng ch ỉ có phản ứng đối với mỗi một sự
vật mà họ đã biết rõ, cho dù là gặp phải những sự vật mới không thể lý giải
trong phạm vi của mã tín hi ệu, cũng địi hỏi đồ thức lý giải ý nghĩa của nó.
Mặc dù sự giải thích này chứa đựng tính hồi nghi, nhưng khi chúng đư ợc
kiểm nghiệm, nghĩa là khi có đ ầy đủ căn cứ thực tiễn, sẽ được đưa vào h ệ
thống mã tín hi ệu vốn có, đơi lúc cịn có th ể thay thế những mã tín hi ệu cũ.
Nhấn mạnh một cách phi ến diện tác dụng đồng hoá của đồ thức vừa khơng
thể giải thích được là phải làm gì khi g ặp phải những hiện tượng khác bi ệt
trong nhận thức, vừa khơng thể nói rõ con người làm thế nào để có thể đưa
ra những phát hi ện mới mang tính sáng t ạo trong những hồn cảnh chưa hề
có tiền lệ.
Ký hiệu học cho rằng, khơng gi ống với động vật chỉ dựa vào tính di truy ền
của cơ thể, con người là chủ thể của sáng tạo và sử dụng mã tín hi ệu văn
hoá. Bản chất của việc con người sáng tạo ra mã tín hi ệu văn hố là nhằm
mang lại ý nghĩa và giá trị đối với thế giới bên ngoài, nhằm tiến hành mã
tín hiệu hố, trình tự hố. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, bất kỳ cơ sở phát
triển và hình thức của mã tín hiệu văn hố n ào cũng đều là hoạt động thực
tiễn của con người. Ký hiệu ngơn ngữ đóng vai trị là hình th ức phát tri ển
nhất và là hình thái đi ển hình của ký hiệu văn hố khác. Nghiên c ứu kết cấu
và chức năng của nó có th ể giúp chúng ta đưa ra nh ững hình m ẫu và chìa
khố lý tưởng cho vi ệc lý giải hoạt động nhận thức và những mã tín hiệu
điển hình khác; tương t ự như vậy, cũng không được quên rằng ngôn ngữ
vốn có tính phái sinh và nó cũng ch ỉ là tương đối đối với các đối tượng văn
hoá và hoạt động nhận thức mà thơi.
II. Như trên đã trình bày, con ngư ời trong cùng hoàn c ảnh trao đổi tin tức
cần phải nhất quán dựa vào “bản mã tín hiệu” của mình, cái “b ản mã tín
hiệu” này chính là đ ồ thức nhận thức trên góc độ ý nghĩa nhận thức luận.
Đồ thức là phương th ức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con
người. Nó là bản mẫu có tính khái qt c ủa hệ thống tri thức được đưa vào
trong quá trình nh ận thức, là sự thể hiện tập trung nhất của quan ni ệm

truyền thống, tri thức và kinh nghi ệm vốn có của con người. Khái niệm đồ


thức khơng chỉ biểu hiện tính chỉnh thể của hiệu ứng chức năng và kết cấu
quan hệ của các yếu tố trong q trình nh ận thức, mà cịn chỉ ra đặc trưng
chủ yếu, phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Chúng ta
thường thấy những nghiên cứu về chức năng của đồ thức, còn trong bài vi ết
này chúng tơi chú tr ọng trình bày nhân t ố chế ước nội tại trong ch ức năng
của đồ thức, từ đó giúp chúng ta hi ểu được cơ chế chuyển đổi của đồ thức.
Thứ nhất, khi coi đ ồ thức nhận thức như đối tượng cần đi sâu nghiên cứu
của tư duy, chúng ta có th ể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Vấn đề
đầu tiên gặp phải là sự lý giải khác nhau về đồ thức. Ví dụ, Piaget giải
thích đồ thức là kết cấu vận động chuyển biến của tư duy, quan đi ểm này
nghiêng về phương diện suy luận lơgíc của đồ thức. Herbert A. Simon,
người sáng lập ra tâm lý học nhận thức và trí tuệ nhân tạo, thì gi ải thích đồ
thức là kết cấu chỉ số, nghĩa là bao hàm n ội dung tri th ức nhất định, mà
khơng phải là chỉ tính trình tự của tri thức(3). Hai quan đi ểm trên rõ ràng
không tương đ ồng với nhau. Vấn đề tiếp theo, khi chúng ta ti ếp cận với
những tài liệu hình thành đ ồ thức và tài liệu về chức năng của đồ thức, giữa
hai loại này tồn tại sự khơng hài hịa, khơng phù h ợp. Trong quan đi ểm của
Piaget, hình thức cuối cùng của đồ thức chính là hình th ức hoá cấu trúc tư
duy, nhưng trong rất nhiều tác phẩm bàn về chức năng của đồ thức, lại chủ
yếu trình bày về tác dụng chế ước và quy ph ạm của những tri thức cụ thể
đối với nhận thức. Điều làm cho mọi người chú ý là, cùng một học giả, khi
trình bày về những vấn đề khác nhau của đồ thức, cũng có những sự khơng
nhất qn. Như trên đã nói, Piaget t ập trung vào v ấn đề kết cấu lơgíc, do đó
ơng đã phân bi ệt rõ sự khác nhau giữa phương di ện vận dụng toán học của
tư duy và phương di ện phản ảnh biểu tượng của tư duy, đồng thời coi kết
cấu vận dụng toán học là phương di ện bản chất của tư duy. Nhưng, khi ông
bàn về vấn đề tương ứng và đồng hố của đồ thức, thì thực chất lại thốt ly

khỏi những quy định đối với đồ thức của mình. Bởi vì đồ thức đóng vai trị
là kết cấu suy luận lơgíc của tư duy, phát tri ển đến hết giai đo ạn hình thức
hố thì rất khó để có thể tiếp tục nói đến vấn đề tương ứng. Vấn đề tương
ứng nghĩa là tương ứng với sự vật, chỉ khi xem đồ thức như là cái c ấu thành
tri thức mới có thể lý giải vấn đề tương ứng của đồ thức. Theo quan đi ểm
của Piaget, đồ thức xuất phát từ kết cấu hoạt động của chủ thể, mà không


phải do khách th ể đem lại. Do vậy, vấn đề đồ thức tương ứng với khách thể
là tương đối khó lý giải. Những loại vấn đề này đều nói lên rằng, cần phải
nắm một cách tồn diện tính quy đ ịnh của đồ thức, đồng thời phải tiến hành
phân tích một cách có h ệ thống sự cấu thành của đồ thức. Ở đây, tôi chỉ
xuất phát từ một góc độ là hệ thống tri thức để tiến hành một số phân tích
đối với vấn đề cấu thành của đồ thức.
Mọi người đều biết, sự nghiên cứu của triết học khoa học đối với lơgíc phát
triển của khoa học tập trung ở góc độ hệ thống tri thức, về thực chất, là
nghiên cứu đồ thức nhận thức theo nghĩa hẹp, cho dù ng ười ta dùng nh ững
thuật ngữ không giống với nhận thức luận và tâm lý học. Do vậy, việc
nghiên cứu chức năng của đồ thức nhận thức cần phải dựa vào kết quả
nghiên cứu của nó. Khi chúng ta xem đ ồ thức nhận thức như m ột hệ thống
tri thức, đồ thức nhận thức của con người và triết học khoa học nghiên cứu
hệ thống tri thức là giống nhau, nhưng cũng có th ể phân thành ba c ấp độ:
cấp độ kinh nghiệm, cấp độ lý luận và cấp độ nguyên lý. Hệ thống tri thức
của con người vừa phản ánh quá trình hình thành và phát tri ển của đồ thức,
nghĩa là quá trình thăng hoa t ừ thấp lên cao xu ất phát từ cấp độ kinh
nghiệm cảm tính, v ừa cho kinh nghi ệm đóng vai trị bộ phận hợp thành sự
tồn tại của đồ thức, mà khơng xem nó như m ột giai đoạn phát tri ển của đồ
thức.
Giống như sự cấu thành tri thức của đồ thức nhận thức, chức năng của đồ
thức cũng bộc lộ tính cấp độ. Cấp độ ngun lý đóng vai trị là c ấp độ cao

nhất của đồ thức, nó khống chế và điều tiết cấp độ kinh nghi ệm và lý luận,
đồng thời quyết định bản chất của đồ thức nhận thức. Sự khác biệt giữa các
đồ thức khác nhau m ặc dù cũng xuất phát từ hai cấp độ khác, nhưng chỉ có
cấp độ nguyên lý mới là nhân tố quyết định về chất của đồ thức. Cấp độ
nguyên lý là k ết cấu cao hơn của hệ thống tri thức, còn cấp độ kinh nghiệm
và lý luận chỉ là kết cấu bên ngoài. N ếu cho rằng, nhận thức và lý gi ải đối
với khách thể là chức năng của lý luận và kinh nghi ệm, thì nguyên lý s ẽ
đưa ra cấu trúc của sự lý giải. Cấp độ nguyên lý là “mệnh lệnh”, nó quy
định sự phát triển biến hoá, chế ước sự biểu hiện và sản sinh tri thức mới,
đồng thời chọn lựa, tổ chức, chú gi ải đối với nhận thức để đưa ra tiêu
chuẩn hợp lý nhất. Tóm l ại, cấp độ nguyên lý là do con ngư ời tạo nên, là


mô thức chung nh ất để nhận thức thế giới; nó đưa ra m ột loại mơ thức phản
ánh mang tính khả năng và phù hợp với sự biến hố của thế giới. Sự biến
đổi của cấp độ nguyên lý sẽ dẫn đến toàn bộ kết cấu của lý luận và kinh
nghiệm cũng biến đổi theo. Nhưng loại mô thức nhận thức chung nhất này
quy định khơng chỉ các hình thức của tư duy (như kết cấu lơgíc tốn học),
mà cả phương thức và góc độ quan sát của con người chịu ảnh hưởng bởi sự
chế ước của lịch sử và thời đại. Do vậy, nó thực chất là phương th ức tư duy
mà chúng ta v ẫn thường nói đến. Phương thức tư duy đóng vai trị là nh ững
kết cấu tinh thần để phát huy văn hoá th ế giới trong những thời kỳ và giai
đoạn lịch sử nhất định, sự ảnh hưởng của nó ln có ý nghĩa vư ợt thời gian,
nhưng lại không th ể tồn tại độc lập, mà luôn thâm nhập vào đồ thức nhận
thức của con người để phát huy tác d ụng.
Nếu mô thức nhận thức ẩn chứa trong nh ững kết cấu cao hơn của những hệ
thống tri thức nhất định, thì lý luận và kinh nghi ệm là mơ thức biểu hiện
của mô thức nhận thức, nghĩa là cấp độ chức năng của nó. Như mọi người
đều biết, chức năng nhận thức của mô thức lý luận biểu hiện tập trung trong
việc quan sát lý lu ận. Đối với cùng một đối tượng, những gì mà nhà v ật lý

học nhìn thấy thì khác v ới nhà hố học. Ngun nhân là ở chỗ, họ áp dụng
những tri thức khác nhau v ới cùng một đối tượng, tức là đem các tri th ức lý
luận khác nhau gắn vào đối tượng, tạo nên sự lý giải và phân loại khác
nhau đối với đối tượng. Cấp độ lý luận có sự ổn định tương đ ối so với cấp
độ kinh nghiệm, nó vừa có sự trợ giúp của cấp độ kinh nghi ệm, vừa nhận
được sự bảo đảm của cấp độ ngun lý. Khi một loại lý luận đồng thời có
tính thực dụng hợp lý (tính hợp lý của cấp độ kinh nghi ệm) và có tính h ợp
lý của niềm tin (tính hợp lý do cấp độ nguyên lý quyết định), nó s ẽ nhận
được sự trợ giúp của hai loại cấp độ kia và do v ậy, càng tăng cường vai trị
giải thích của mình.
Cấp độ kinh nghiệm nằm ở ngồi phạm vi của hệ thống tri thức; nó nằm
trong quá trình tác đ ộng qua lại giữa chủ thể và khách th ể, do vậy mà
Piaget cho rằng, đó là chỗ quan trọng nhất của cấu tạo nội hoá và cấu tạo
ngoại hoá. Cấp độ kinh nghiệm cùng với sự phát triển hoạt động thực tiễn
của con người cũng ln ln ở trong q trình vận động, biến đổi, cho dù
cấp độ kinh nghiệm chịu sự chi phối và chỉ đạo của lý luận, nhưng t ừ góc


độ phát sinh học mà xét, nó l ại là xuất phát điểm của hệ thống tri thức của
con người. Một mặt, cấp độ kinh nghiệm, do mối liên hệ tự nhiên giữa nó
và thực tiễn mà sản sinh hạt nhân hợp lý của trình t ự lơgíc và tri thức ngữ
nghĩa; mặt khác, đồ thức nhận thức thường thông qua cấp độ kinh nghi ệm
như là trung gian đ ể tiến hành tác động qua lại với môi trường nhằm đạt
được sự điều chỉnh và phát tri ển. Đối với việc chấp nhận văn hố nước
ngồi và tính có th ể lý giải được về sự khác biệt giữa các nền văn hố khác
nhau, thì cũng căn c ứ vào tính tương đồng của lồi người trên phương diện
lý tính thực dụng, nghĩa là trong đi ều kiện phương thức sinh hoạt khác
nhau, con người ln có rất nhiều kinh nghiệm sống tương t ự như nhau.
Những phân tích ở trên cho thấy, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau,
việc sử dụng và lý gi ải khái niệm “đồ thức” thường do tính ch ất chun

mơn của chúng mà có sự khác nhau. Vấn đề phân biệt mơ thức trong nghiên
cứu của tâm lý học chủ yếu thuộc về cấp độ kinh nghiệm; “phép từ quả truy
tìm nhân” và “nguyên lý dòng ch ảy” trong phương pháp lu ận nghiên cứu
khoa học gắn liền với chức năng lý lu ận, còn “lý luận bản đồ xanh” là ý
nghĩa chức năng của cấp độ nguyên lý. Nghiên cứu nhận thức luận đối với
đồ thức, trước tiên cần chú ý đến cấp độ tri thức do các lo ại lý luận đồ thức
chỉ ra, đồng thời cần phải tiến hành nghiên cứu trên góc độ tổng thể.
Thứ hai, chức năng của đồ thức và cơ ch ế chuyển đổi của nó cịn bi ểu hiện
ở một góc độ khác, nghĩa là v ấn đề tính khơng đối xứng của nhân tố lơgíc
và nhân tố tâm lý. Tri thức của con người khơng chỉ có tính cấp độ của nó,
mà cịn có sự phân bi ệt chủng loại. Nhà triết học nổi tiếng Karl Popper đã
phân tri thức của con người thành 2 loại: tri thức mang ý nghĩa ch ủ quan và
tri thức mang ý nghĩa khách quan. Lo ại thứ nhất thuộc về tâm lý học, loại
sau thuộc về lơgíc học. Ơng cho rằng, ý nghĩa khách quan của tri thức
không bao hàm tri th ức của chủ thể nhận thức. Do đó, mục đích của lý luận
về tri thức khách quan c ủa Karl Popper là bỏ qua bộ não và cơ thể, tiến tới
vượt qua quá trình tâm lý đ ể biểu thị tính chất lý tính của nhân lo ại. Nói
một cách tương đối, đối với quá trình tâm lý của con người, hệ thống tri
thức do ngôn ng ữ và chữ viết tạo thành vốn có tính nghiêm ng ặt và tính quy
định chỉnh thể. Điều này cho th ấy, kết cấu lơgíc của hệ thống tri thức này
tương đối ít tính tu ỳ tiện và cũng tương đ ối dễ hình thức hố. Đây là điểm


thuận lợi cho việc tiến hành phân tích lơgíc đ ối với hệ thống tri thức khách
quan. Thế nhưng, ở đây, Karl Popper đã ph ạm một sai lầm không th ể bỏ
qua. Chúng ta bi ết rằng, nghiên cứu nhận thức luận đối với những phát hiện
khoa học không th ể chỉ tập trung vào việc phân tích lơgíc những kết quả
nhận thức cũng như năng l ực hình thức hoá nhận thức của con người. Đối
với sự phát sinh, phát tri ển của nhận thức mà nói, đây khơng ph ải là một
vấn đề thuần t hình th ức, mà nó bao hàm q trình tư duy tâm lý vơ cùng

phức tạp. Chính là d ựa vào cách xem xét này, Karl Popper không tán thành
việc đối lập tri thức với tâm lý học. Ơng cho rằng, khơng th ể xem xét vấn
đề tri thức một cách biết lập, tách rời sự phát sinh, phát tri ển của tư duy.
Với bất kỳ nhận thức luận nào, cho dù nó hạ thấp nhân tố chủ thể xuống
mức thấp nhất, thì cũng đ ều phải cần đến sự trợ giúp của tâm lý học. Như
vậy, Karl Popper đã chuy ển trọng tâm nghiên cứu từ kết quả nhận thức sang
quá trình nh ận thức, đồng thời kết hợp lơgíc học với tâm lý h ọc, nhằm xây
dựng một loại lơgíc vốn có hiệu dụng của tâm lý học và gắn với vận dụng
tốn tâm lý.
Hồn tồn khơng nghi ng ờ rằng, sự tranh luận về mối quan hệ giữa tâm lý
và lơgíc chắc chắn vẫn cịn kéo dài. Đi ều thu hút sự chú ý của chúng ta là,
vì sao lại có sự tranh luận giữa các nhà tri ết học và các nhà tâm lý h ọc, sự
khác biệt và mối liên hệ giữa những vấn đề tâm lý và nh ững vấn đề lơgíc
nằm ở đâu, chức năng của chúng trong quá trình nh ận thức là gì? Chúng tôi
cho rằng, đối với việc lý giải cơ chế, chức năng của đồ thức, sự nghiên cứu
sâu vấn đề này là vô cùng quan tr ọng.
Nếu xem xét một cách tỷ mỉ, chúng ta s ẽ nhận thấy, hệ thống phân loại tâm
lý và hệ thống quy lo ại lơgíc là hai lo ại chức năng đi ển hình của hệ thống
phân loại. Đầu tiên, đối với phạm vi phân lo ại của sự vật, chúng có độ rộng
hẹp khác nhau. Mọi người đều biết, năng lực phân loại của con người bắt
nguồn từ năng lực phân bi ệt dựa vào bản năng của động vật, do vậy phạm
vi nhận biết của động vật đối với các mô thức là vơ cùng hạn hẹp. Khi có ai
lấy hết trứng trong t ổ của chim hải âu, nó s ẽ đi tìm những vật trịn trịn
khác, ví dụ như đá s ỏi hoặc khoai tây đ ể thay thế. So với động vật, hệ
thống phân loại của con người vốn có đặc trưng lý tính. Khi c ần thiết, con
người cũng có th ể phân biệt được sự khác nhau giữa vật và vật làm giả y


hệt như nó. Nhưng như v ậy khơng có nghĩa là nói, con ngư ời chỉ có một hệ
thống phân loại lơgíc mà thơi. Th ực tế cho thấy, sự phân loại tâm lý của

con người đối với sự vật có khi cịn rộng hơn phân loại lơgíc (khái ni ệm).
Khi chúng ta nói đ ến những từ như: ruột quả, chân bàn, sau ghế, v.v. thì
những từ in nghiêng đều được mượn từ phạm vi khác đến và chúng đã sớm
vượt khỏi hàm nghĩa vốn có của từ ngữ. Con người sở dĩ có thể truyền đạt
tin tức một cách có hiệu quả là vì giữa sự vật được đề cập đến và những sự
vật khác có tính tương đ ồng, đồng thời có thể dẫn đến những phản ứng
tương tự. Nói cách khác, ngơn ng ữ thường ngày và ngơn ngữ lý luận của
con người ln có tính ch ất loại suy, hàm nghĩa của nó ln vượt ra khỏi ý
nghĩa trong t ừ điển. Tiếp theo, hình thức biểu trưng của chúng khơng giống
nhau. Hình thức biểu hiện của lơgíc đa ph ần mang tính mệnh đề, cịn của
tâm lý học thì chủ yếu mang là tính so sánh. Gi ống như vi ệc dùng ngôn ng ữ
để biểu đạt, tư duy lơgíc địi h ỏi chúng ta vận dụng loại ngơn ngữ chính xác
của tốn học để biểu đạt, đồng thời phải tuân thủ một loạt các quy t ắc và
trình tự của việc xố bỏ tính đa nghĩa của ngơn ngữ. Nhưng tư duy so sánh
thì lại yêu cầu chúng ta vư ợt qua hạn chế về loại, từ những sự vật khác
nhau để tìm ra những sự vật giống nhau. Một học giả chỉ ra rằng, trong lúc
sử dụng ngơn ngữ mang tính so sánh, “cần phải trợ giúp năng lực loại suy
(đây có lẽ là yếu tố thiên bẩm nổi bật nhất của bộ não con ngư ời), nghĩa là
trong những hoàn cảnh hoặc sự vật không giống nhau nhận ra những quan
hệ và tính chất giống nhau. Cái này t ạo thành cơ sở tâm lý của phép tỷ dụ
(ẩn dụ)”(4).
Như vậy, con người có hai phương thức biểu đạt ngơn ngữ, hoặc nói cách
khác, ngơn ng ữ có hai mơ thức vận dụng. Hai mô th ức hay hai phương th ức
biểu đạt đó có tác dụng và ý nghĩa r ất khác nhau trong tư duy. Đ ối với câu
nói “Người Trung Quốc là người Trung Quốc”. Xét t ừ góc độ lơgíc, đây là
một sự biểu đạt mà lượng thông tin b ằng không. Nhưng n ếu xét t ừ góc độ
tâm lý, vi ệc câu trên lặp lại cụm từ “người Trung Quốc” hồn tồn khơng
phải là ngang giá trị với cụm từ đầu. Thực chất con người có hai lo ại
phương pháp phân lo ại, phương pháp phân lo ại lơgíc thì nghiêng v ề đồng
nhất khách thể, hoặc tính đồng nhất trong những điều kiện khác nhau của

một loại khách th ể, còn nguyên t ắc phân loại tâm lý thì nh ấn mạnh tính


đẳng trực của sự khơng đồng nhất khách thể, nó có khuynh hư ớng kết hợp
những sự vật khác nhau l ại với nhau. Tính phi đối xứng của nhân tố lơgíc
và nhân tố tâm lý hồn tồn khơng nói lên s ự tách rời, hoặc khơng th ể dung
hồ giữa chúng, mà chỉ nói lên rằng, chúng ta cần phải xuất phát t ừ cấp độ
cao hơn để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa hai nhân tố này. Chính vì
thế, tơi đánh giá cao vi ệc trong những năm gần đây có nhi ều lĩnh vực khoa
học khác nhau đã cùng đưa ra và nghiên c ứu ý nghĩa phương pháp lu ận của
phạm trù “tương t ự”. Phạm trù này giúp ích cho vi ệc thống nhất lơgíc và
tâm lý với nhau. Vấn đề “tương tự” chính là “dù là b ất đồng nhưng lại
tương đồng”, nó bao hàm sự tượng trưng cịn r ộng và bao quát hơn “lo ại”.
Điều này nói lên r ằng, khi hai sự vật cùng thu ộc về một loại, thì đương
nhiên chúng tương t ự với nhau, nhưng chúng ta l ại rất khó dùng “lo ại” để
định nghĩa phạm trù “tương tự”. Nhà sáng lập lơgíc mờ L.A.Kuhn l ần đầu
tiên đưa ra nội hàm của phạm trù “tương t ự”, chính là chỉ một dạng “loại”
mà khơng thể định nghĩa một cách rõ ràng. S ự kết hợp giữa tâm lý học và
lơgíc học khiến cho sự nắm bắt về “loại” của chúng ta trở nên mơ hồ, từ đó
giúp con người có khả năng nắm bắt được quan hệ tương tự khả năng này
được gọi là khả năng “xác nh ận đồng đẳng” hoặc “xác nhận đồng nhất”, nó
chính là sự vận dụng quan hệ được hình thành trong m ột lĩnh vực này sang
một lĩnh vực khác. Rõ ràng, kh ả năng này là cơ sở cho đồ thức nhận thức
phát huy tác d ụng.
Cũng giống như tính phi đ ối xứng giữa chức năng của bán cầu não trái và
bán cầu não phải là cơ sở của kết cấu bổ trợ để hình thành nên tư duy tr ừu
tượng và tư duy hình tượng của con người, tính phi đ ối xứng giữa chức
năng lơgíc và chức năng tâm lý cũng cấu thành m ột loại kết cấu bổ trợ. Cái
kết cấu bổ trợ này có giá trị quan trọng đối với việc lý giải đồ thức trong
quá trình nh ận thức. Đầu tiên, sự “đồng hoá” của đồ thức đối với khách thể

nhận thức (bao gồm các hình thức chọn lựa, giải thích, gi ả thiết, đối chiếu,
v.v.) hồn tồn khơng nói lên đ ồ thức và khách th ể là có quan hệ hoàn toàn
đồng đẳng, mà chỉ một loại quan hệ tương tự. Nói cho cùng, khơng ch ỉ suy
luận so sánh của con người, bao gồm diễn dịch, quy nạp, mà cả suy luận
mang tính giả thiết cũng đều dựa vào những sự vật tương tự để tiến
hành. Tiếp theo, xét từ góc độ của ký hiệu học, sự đối lập của lơgíc và tâm


lý là sự đối lập của lưỡng cực ý nghĩa, nh ững yếu tố lơgíc nằm ở vị trí
trung tâm của hệ thống ngữ nghĩa, còn nh ững yếu tố tâm lý thì nằm ở vùng
giáp ranh của hệ thống này. Vị trí trung tâm chịu sự chi phối hồn tồn của
mã tín hiệu, nó là bộ phận xác lập đầy đủ lý tính con ngư ời; cịn vùng giáp
ranh thì có khuynh hư ớng thốt khỏi sự khống chế của mã tín hiệu, trình t ự
hố của nó thì khơng hồn ch ỉnh và khơng ổn định. Những yếu tố lơgíc và
những yếu tố tâm lý đóng vai trị là nhân t ố chế ước nội tại của đồ thức
nhận thức chính là hai loại năng lực của chủ thể, từ lĩnh vực lơgíc đ ến lĩnh
vực tâm lý. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, tư duy con ngư ời từ lúc thu
nhận mã tín hiệu đến khi giải mã tín hiệu cũng chính là v ấn đề “phương
thức tư duy thu h ẹp” chuyển thành “phương th ức tư duy lan to ả”. Sự thống
nhất đối lập cũng như s ự chuyển biến qua lại giữa tâm lý và l ơgíc là kết cấu
có tính sáng tạo của sự phát triển ký hiệu ngơn ngữ, cũng chính là nhân t ố
cấu thành cơ b ản của tư duy sáng t ạo. Con người sáng tạo và sử dụng mã
tín hiệu, con người vừa phục tùng mã tín hiệu, vừa có thể cải biến mã tín
hiệu. Do đó có th ể rút ra kết luận là, vi ệc hai nhân tố này (nhân tố lơgíc và
nhân tố tâm lý – ND.) cùng t ồn tại sẽ thúc đẩy nhận thức của con người và
cơ chế nội tại của sự tiến hoá của đồ thức.
III. Vấn đề đặt ra khi đi sâu nghiên c ứu và tìm hi ểu quá trình nhận thức là,
rốt cuộc, đồ thức được phát huy tác dụng như thể nào và làm thế nào mà
con người xuất phát từ đồ thức chủ quan lại đạt được tính khách quan c ủa
nhận thức. Đây chính là những vấn đề quan trọng mà nhận thức luận phải

đối mặt.
Như mọi người đều biết, Piaget đã đưa ra lý lu ận đồ thức nhận thức. Ông
cho rằng, bất kỳ nhận thức nào cũng đ ều khơng có một sự khởi đầu tuyệt
đối, nó ln được gắn với những đồ thức đã có. Nh ận thức và tri thức
khơng phải là sự phản ứng đơn giản của chủ thể đối với kích thích bên
ngồi, mà đạt được thơng qua kinh nghi ệm hoặc đồ thức đã có trước đây
đối với sự đồng hố của nó. Ơng dùng cơng th ức “S (A) R” để thay thế
công thức “S - R” của những người theo chủ nghĩa hành vi, trong đó (A)
biểu thị các loại kích thích đã bị đồ thức của chủ thể đồng hoá. Như vậy,
Piaget cho rằng, để đảm bảo, nhận thức và tri th ức của con người hồn tồn
khơng chỉ dựa vào khách th ể bên ngồi, mà cịn d ựa vào kết cấu năng lực


của chủ thể, nghĩa là về bản chất, đồ thức nhận thức dựa trên s ự tác động
qua lại của chủ thể và khách thể.
Sự khởi đầu của nhận thức bắt nguồn từ sự tác động qua lại giữa chủ thể và
khách thể, nó phong phú hơn so v ới việc khách thể độc lập nảy sinh ra các
vấn đề, đây là quan điểm hạt nhân của Piaget. Quan đi ểm này không những
chỉ ra cấp độ tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể trong quá trình
hoạt động, mà còn bao hàm cấp độ tác động qua lại giữa đối tượng nhận
thức và đồ thức chủ quan. Đồ thức đóng vai trị năng l ực nhận thức của con
người, về mặt hình thức là chủ quan, đồng thời chỉ thông qua sự sàng lọc
của đồ thức quan niệm, khách thể bên ngồi mới có thể được chủ thể nắm
bắt. Vậy, tính khách quan của nhận thức được thực hiện như thế nào?
Piaget đã chỉ ra lý luận về sự bổ sung lẫn nhau giữa chủ quan và khách
quan, giữa chủ thể và khách thể, hay là lý lu ận về sự đồng hoá và tương
ứng dần dần để tiến đến cân bằng. Cụ thể có hai điểm chủ yếu sau đây:
Một là, bản thân s ự đồng hố của đồ thức khơng thể tách rời mặt đối lập
của nó – tương ứng – mà tồn tại, đồ thức có chức năng đồng hố ln bị đối
tượng đồng hố của nó dẫn dắt, nghĩa là đồ thức tương ứng với khách thể.

Khi mà đồng hoá lớn hơn tương ứng, tư duy chỉ có thể ở trong trung tâm
cái tơi; khi mà đồng hố thốt ly sự tương ứng, thì tri th ức mà nó đ ạt được
mang tính ch ủ quan, tuỳ tiện và sẽ dẫn đến “sai lầm đồng hoá”, nghĩa là
khách thể bị chủ thể đồng hố sai, hình ảnh của sự vật khách quan b ị biến
đổi do sự đồng hoá sai l ầm. Do đó, q trình nh ận thức khơng chỉ là q
trình đồng hố tin t ức, mà cịn là q trình khơng ng ừng địi hỏi xố bỏ vấn
đề “trung tâm hóa”. Q trình này là đi ều kiện tất yếu của bản thân tri thức
khách quan. Đi ều đó có nghĩa là, q trình nh ận thức, ngồi đ ồ thức và kết
cấu bên trong, ln c ần có tác động của thế giới bên ngồi.
Hai là, đồng hố và tương ứng là hai cực của sự tác động qua l ại giữa tri
thức chủ quan và tri thức khách quan. Năng l ực trí tuệ ln ln giúp cho
q trình nh ận thức thích ứng với hai cực của sự tác động tương hỗ để đạt
được sự phát triển. Nói chung, sự tiệm tiến dần dần đến cân bằng giữa đồng
hố và tương ứng là q trình cơ b ản của sự phát triển nhận thức. Trong
quá trình nh ận thức, chủ quan và khách quan, đ ồng hoá và tương ứng không


phải là khơng thể dung hồ, mà chúng v ừa đối lập vừa thống nhất với nhau.
Nhận thức luôn dựa vào sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hai yếu
tố trên mà phát tri ển, tất cả tri thức vừa tương ứng với khách thể vừa đồng
hoá với chủ thể, từ cái tôi trung tâm đ ến tính khách quan là quy lu ật tiến
hố của tri thức và nhận thức.
Như vậy, tác dụng tích cực và tiêu cực của đồ thức trong quá trình nh ận
thức đã được Piaget trình bày. V ấn đề là ở chỗ, lý luận này có tính khoa
học hay khơng? Đồng hố và tương ứng đóng vai trị là m ột quy luật tâm lý
học liệu có thể được chứng minh và ph ản ánh trong cấp độ văn hoá xã hội
hay không?
Việc Piaget phát hi ện ra quy luật tâm lý này đã được thực tế lịch sử nghệ
thuật chứng minh. M ột học giả nổi tiếng của Anh là E.H.Gombrich thơng
qua q trình t ập trung nghiên c ứu lịch sử tiến hoá của nghệ thuật cũng

đồng thời phát hiện ra quy luật quan trọng này. Ông nh ận thấy, trong m ột
bức địa chí mơ t ả thế kỷ XVI, con sông Tiber đã phá v ỡ con đê của thành
La Mã, cho dù người hoạ sỹ cố gắng miêu tả thành Sant’ Angelo của La
Mã, nhưng cái mà m ọi người nhìn thấy chẳng qua chỉ là đồ thức của cái
thành mà thơi, và hai cái đó khác xa nhau. Vào th ế kỷ XVII, m ột hoạ sỹ nổi
tiếng có kỹ thuật siêu đẳng về tranh địa chí là Marian trong khi v ẽ nhà thờ
Đức Bà Paris, đã b ỏ kiến trúc Gothic vừa hẹp vừa nhọn của các cửa sổ để
vẽ thành vừa tròn vừa to, đồng thời bỏ một bên có 7 cửa sổ và một bên có 6
cửa sổ để vẽ thành m ỗi bên có 4 cửa sổ. Vào thế kỷ XIX, thời kỳ nghệ thuật
tranh địa chí phát tri ển mạnh ở nước Anh, người ta đã cho xuất bản một
bức tranh đồng nhà thờ Đức Bà Chatelet, so với nguyên m ẫu thì cũng khác
nhiều. Những chất liệu mà hoạ sỹ sử dụng cho tác ph ẩm này là rất chuẩn
xác, nhưng l ại không vượt qua được hạn chế của truyền thống. Ông v ẽ giáo
đường Chatelet theo kết cấu Gothic, nhưng khơng v ẽ cửa sổ trịn ki ểu La
Mã ở phía tây. Nh ững sai sót của một số hoạ sỹ vừa nói ở trên đều không
phải do nguyên nhân kỹ thuật tạo thành, mà liên quan đ ến truyền thống và
đồ thức của người hoạ sỹ; nếu như có ai chỉ cho người hoạ sỹ sự sai sót của
anh ta, thì anh ta có th ể sửa chữa nó. Do đó, E.H.Gombrich đã rút ra k ết
luận: “những chất liệu dường như không quá quan tr ọng đối với người nghệ
sỹ để tạo ra một sản phẩm độc đáo, anh ta không xu ất phát từ ấn tượng thị


giác mà xuất phát t ừ quan niệm hoặc là khái niệm: như hoạ sỹ người Đức
đã vận dụng khái ni ệm về thành luỹ đối với một thành luỹ cá biệt, Marian
thì xuất phát từ quan ni ệm của ơng về nhà thờ, cịn người hoạ sỹ tranh đồng
thì xuất phát từ một dạng mô thức cố định của nhà thờ”. Sự hài hoà gi ữa
hiện thực và hội hoạ “thường là quá trình ti ến hành từng bước một, q
trình này dài bao nhiêu, khó khăn ph ức tạp thế nào, phải dựa vào sự lựa
chọn đồ thức đầu tiên phù h ợp với mục đích của mỗi bức tranh”(5). Trên
đây là những ví dụ điển hình về sự ảnh hưởng của truyền thống lịch sử và

đồ thức đối với tính tái hiện của nghệ thuật.
Tác dụng của đồ thức trong quá trình nh ận thức và trong tính tái hi ện của
nghệ thuật đã được trình bày ở trên, điểm khó khăn nh ất là làm rõ cơ ch ế
phát huy tác d ụng của đồ thức. Mọi người đều biết, mặc dù về tổng thể
Piaget có đưa ra lý lu ận về cơ chế chức năng của đồ thức (đồng hố và
tương ứng), nhưng ơng chủ yếu nghiêng về sự phát sinh và phát tri ển của
nó. Do đó, chủ nghĩa kết cấu (đồ thức) của ông có mối liên hệ chặt chẽ với
chủ nghĩa cấu tạo, còn vấn đề cơ chế và chuyển biến của đồ thức trong q
trình nhận thức khơng được đề cập nhiều.
E.H.Gombrich chỉ ra rằng, chi phối quá trình tri giác và quá trình tái hi ện
nghệ thuật là do cùng một quy luật, quy luật “đồ thức và sửa chữa”. Theo
ông, sự lý giải của chủ thể đối với sự vật (bao gồm mô tả và tái hiện)
thường là sự giải thích đồ thức và nếu khơng có nh ững đồ thức ban đầu, thì
chúng ta vĩnh viễn khơng thể nắm bắt được những sự vật cá biệt. Tâm lý
học có đề cập đến hai hình th ức đồ thức khác nhau và hai hình th ức đồ thức
có quan hệ song song có nguồn gốc từ sự khác biệt và chuyển đổi của đồ
thức kinh nghiệm chủ quan của chủ thể. Thậm chí, trong khi phân bi ệt đối
với những hình th ức đồ thức khơng có ý nghĩa, đ ồ thức kinh nghi ệm dự
thành cũng không th ể thiếu được. Khi con người đứng trước những vết tích
(dấu vết) để lại, thì ln gắn nó phù hợp với những đồ thức đã rõ ràng. Ví
dụ, vết tích để lại là một hình giống như tam giác ho ặc giống như m ột con
cá, sau khi l ựa chọn đồ thức về đại thể phù hợp với hình dạng của các vết
tích đó, người ta bắt đầu tiến hành chỉnh sửa nó cho đúng đắn, ví như chú ý
đến góc hình tam giác là nh ọn chứ khơng phải là tròn, ho ặc đằng sau con cá
là cái đi… Như v ậy, có thể thấy, nhận thức đều thông qua đ ồ thức dự


thành và quá trình ch ỉnh sửa cho đúng đắn để tiến hành. Do quan hệ của đối
tượng và đồ thức là quan h ệ chung và quan hệ cá biệt mà khơng phải là
quan hệ hồn tồn bình đ ẳng, nên khi vận dụng đồ thức để “đồng hoá” đối

tượng, bản thân đồ thức cũng bị chỉnh sửa cho đến khi đạt được sự phù hợp
với trạng thái sự vật mà dự định tái hiện.
Rõ ràng, ở đây nói đ ến “chỉnh sửa lại cho đúng” chính là đ ồ thức tương ứng
với khách thể bên ngoài. “Đồ thức dự thành và ch ỉnh sửa lại cho đúng” dựa
vào một phương pháp bi ểu thị mới đã tái hiện và minh chứng cho hình thức
quan hệ “đồng hố và tương ứng” của Piaget. Đóng góp của E.H.Gombrich
là ở chỗ, ông đưa ra hai m ệnh đề mới: “Chế tạo có trước phối hợp” (hoặc
“sáng tạo có trước tham kh ảo”) và “phối hợp chiến thắng chế tạo”. Theo
quan điểm của ông, bất kỳ sự sáng tạo hay chế tạo hình tượng nào cũng đều
khơng tránh kh ỏi quy luật của đồ thức và chỉnh sửa cho đúng, th ế nhưng vị
trí của đồ thức và sự chỉnh sửa cho đúng trong q trình ch ế tạo hình tượng
là khơng giống nhau. “ch ế tạo có trước phối hợp” chính là nh ấn mạnh tính
chỉ đạo của mơ thức quan niệm. Đồ thức vừa là nghiên cứu hiện thực, là
phương tiện xử lý tính đ ặc thù, vừa là khởi điểm và cấu trúc của chủ thể để
phù hợp với đối tượng khách quan mà ti ến hành đi ều chỉnh và chỉnh sửa
cho đúng. Do b ất kỳ sự chế tạo hay sáng t ạo nào cũng đều xuất phát từ đồ
thức dự thành nên đồ thức có trước đối tượng cần phải được tham kh ảo và
phối hợp. Quá trình tri giác và ch ế tạo hình tượng nghệ thuật của con người
đương nhiên ph ải có sự phối hợp với sự vật tự nhiên được nó miêu tả, mà
q trình ph ối hợp chính là thơ ng qua trình t ự của đồ thức và chỉnh sửa cho
đúng để tiến hành. Tri giác và “tính gi ống hệt” của sự tái hiện nghệ thuật
hay tính khách quan là m ục đích và k ết quả cuối cùng của q trình này. Do
đó, E.H.Gombrich cho r ằng, một tác phẩm nghệ thuật mơ tả một cách chính
xác tự nhiên thể hiện “phối hợp chiến thắng chế tạo”. Như vậy, xuất phát từ
những đồ thức chung, thông qua s ự điều chỉnh từng bước, cho đến khi chủ
thể nắm bắt một cách đúng đ ắn quan ni ệm của các đối tượng nhất định, đó
chính là q trình hồn c hỉnh của đồ thức có trước phối hợp và sự phối hợp
chiến thắng đồ thức. Nó biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người
làm thế nào để thốt khỏi cái tơi, làm th ế nào để từ tính chủ quan đi đến
tính khách quan; đồng thời cho thấy bất kỳ một nhận thức mới được sản



sinh nào cũng đều là kết quả của việc chủ thể sửa chữa, phản tỉnh đối với
những đồ thức vốn có. Trong lịch sử nhân loại, những phẩm chất quý báu
và cống hiến to lớn của các nhà khoa học, các nhà nghệ thuật là dám và
khắc phục thành công h ạn chế của truyền thống lịch sử cũng như thói quen
đồ thức, đồng thời khắc phục hạn chế cũng như cải tạo và đổi mới đồ thức
quan niệm.
Có người sẽ hỏi: “đồ thức và sửa chữa cho đúng đắn” đã nói ở trên (chế tạo
có trước tham khảo và phối hợp chiến thắng chế tạo) có phải là tồn b ộ quy
luật vận hành đồ thức nhận thức của con người hay không? Câu tr ả lời của
chúng tôi là vừa đúng, v ừa không đúng. Ở trên, chủ yếu nói đến cơ chế tác
động của đồ thức kinh nghi ệm, còn sự chuyển đổi và tu sửa của mơ thức
nhận thức cũng như cấp độ lý luận thì phức tạp hơn nhi ều. Loại hình và vị
trí của sự đổi mới đồ thức có quan h ệ trực tiếp với những vấn đề tồn đọng
của cấp độ tri thức, việc giải quyết những vấn đề lý luận quan trọng có
quan hệ chặt chẽ với việc chỉnh sửa mơ thức lý luận, chỉ có sự đổi mới
nguyên lý mới thực sự động chạm đến mơ thức nhận thức. Có một số
chuyên gia th ậm chí cho rằng, tương đối luận xuất hiện chỉ là sự đổi mới
đối với cấp độ lý luận của cơ học cổ điển, chỉ khi cơ học lượng tử ra đời
mới thực sự biểu hiện cuộc cách mạng trên phương diện nguyên lý c ủa cơ
học cổ điển. Điều đó cho thấy, mơ thức nhận thức hồn tồn khơng gi ống
như sự lý giải thơng thường, nghĩa là không th ể tuỳ tiện thiết lập và biến
đổi.

Người dịch: ThS.CHU VĂN TUẤN
(Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)


(*) Bài đã đăng trên T ạp chí Nghiên cứu triết học, số 1, 1990.

(**) Giáo sư, tiến sĩ, Vi ện Triết học, Viện Khoa học xã hội Trung Qu ốc.
(1) Nhập môn ký hi ệu học. Công ty xuất bản Văn hoá quốc tế xuất bản,
1985, tr, 155.
(2) Con người có vai trị của con người. Thương vụ ấn thư xuất bản, 1978,
tr.100.
(3) Xem Tri thức nhân lo ại. Nxb Khoa h ọc, 1986, tr.102.
(4) Ngôn ngữ học khái ni ệm. Thương vụ ấn thư xuất bản, 1983, tr. 72.
(5) Nghệ thuật và ảo giác. Nxb Nhân dân Hồ Nam, 1987, tr. 69.



×