Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

VŨ KIM NGỌC

TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC VÀ
MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ XUÂN HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã
hội lồi người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động
sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội; chủ
động cải biến mơi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã
hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.


Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động,
đặc biệt là hoạt động học tập. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là rất nhiều sinh viên
còn rất thụ động trong việc học. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, nhiều cuộc tranh luận
về phong cách học của sinh viên Việt nam đi đến một kết luận chung là rất nhiều
sinh viên chưa tích cực trong hoạt động học tập, nhận thức. Một nghiên cứu mới
đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra
một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó có khơng ít con số
rất đáng báo động: Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình khơng thực sự hứng thú
học tập; hơn 40% cho rằng mình khơng có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng
mình khơng có năng lực tự nghiên cứu;… [32]
Vấn đề tính tích cực nhận thức của người học được các nhà tâm lý, giáo dục
học quan tâm, nghiên cứu để nhằm cải tiến chất luợng giáo dục và đào tạo. Trong
công tác đào tạo giáo viên mầm non thì đây cũng là một vấn đề cấp bách.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ... của trẻ. Vì vậy,


2

việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách
trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
Hiện nay, ngay cả bậc thấp nhất của ngành đào tạo giáo viên mầm non là
Trung học Mầm Non, thì sinh viên cũng đã phải học rất nhiều. Ngồi các mơn năng
khiếu: vẽ, đàn, hát, múa thì để trở thành giáo viên mầm non, tối thiểu nhất các bạn
sinh viên phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý trẻ, giáo dục mầm non, Bệnh học
nhi, và hệ thống các mơn phương pháp. Đó là chưa kể các mơn đại cương: văn học,
tốn cao cấp, mỹ thuật, âm nhạc, mỹ học - nghệ thuật học, chính trị...ngồi ra các
môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những mơn bắt buộc sinh viên phải hồn

thành để tốt nghiệp. Thế nên, để có được một đội ngũ giáo viên mầm non có chất
lượng thì yếu tố tính tích cực nhận thức của sinh viên có thể xem là một trong
những yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì phải có tính tích cực nhận thức thật cao thì các
bạn sinh viên mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cao của công tác đào tạo mà
xã hội đang đòi hỏi.
Thế nhưng, sinh viên sư phạm mầm non hiện nay cũng khơng tránh khỏi tính
thụ động đang là căn bệnh của sinh viên Việt Nam nói chung. Vì thế, việc nghiên
cứu tính tích cực nhận thức và ảnh hưởng của nó tới kết quả học tập của sinh viên
sư phạm mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đào tạo giáo viên
mầm non. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để
xây dựng, cải tiến và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo giáo viên
mầm non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu các biểu hiện về tính tích cực nhận thức của sinh viên

-

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của
sinh viên.

-

Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tích cực nhận thức nhằm nâng
cao kết quả học tập của sinh viên.


3


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Biểu hiện và mức độ của tính tích cực nhận thức của sinh viên

-

Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên.

-

Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
sinh viên

3.2.
-

Khách thể nghiên cứu

46 giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí
Minh

-

10 giáo viên là lãnh đạo các trường mầm non thường xuyên tổ chức cho
sinh viên kiến thực tập sư phạm


-

315 sinh viên năm thứ 2 và 3 thuộc các khoa Sư phạm mầm non (SPMN),
Giáo dục đặc biệt (GDĐB) của trường Cao đẳng Sư phạm trung ương
Thành phố Hồ Chí Minh phân

4. Giả thuyết nghiên cứu
-

Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trung ương Tp. HCM có tính tích
cực nhận thức trong học tập cao.

-

Mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức là khác nhau ở các nhóm
sinh viên khác nhau.

-

Có mối quan hệ tương quan giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học
tập tại trường sư phạm cũng như kết quả thực tập của sinh viên.


4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1-

Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về tính tích cực, tính tích cực nhận thức,

tính tích cực nhận thức của sinh viên, mối quan hệ giữa tính tích cực nhận
thức và kết quả học tập của sinh viên.

5.2-

Khảo sát mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức và mối quan hệ
giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên
a- Tìm hiểu thực trạng tính tích cực nhận thức của sinh viên
b- Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết
quả học tập của sinh viên
c- So sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và
kết quả học tập của các nhóm sinh viên.

5.3-

Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận
thức của sinh viên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Kết quả học tập chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố
sinh học, môi trường, giáo dục, xã hội… Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa tính tích cực nhận thức trong học tập và kết quả học tập. Do sinh viên
năm 2 và năm 3 mới có hoạt động thực tập tại trường mầm non, phổ thông nên chỉ
nghiên cứu ở SV năm 2 và năm 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1-

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
liên quan tới vấn đề tính tích cực nhận thức của sinh viên


7.2-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp anket: Xây dựng anket về tính tích cực nhận thức dựa vào
anket tính tích cực nhận thức của Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu.

-

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn


5

-

Phương pháp quan sát

-

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

7.3-

Xử lý số liệu: thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows

-

Tính điểm trung bình (Mean)

-


Đếm tần số, tính phần trăm (Count, Percentile)

-

So sánh (dùng kiểm nghiệm T và F)

-

Tương quan (Pearson)

8. Đóng góp của đề tài
Giúp giáo viên nắm bắt được thực trạng mức độ tính tích cực nhận thức trong
học tập và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó xây
dựng những biện pháp giáo dục, dạy học nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
sinh viên.


6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1-

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1- Một số nghiên cứu về tính tích cực trên thế giới
Tính tích cực từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. có thể
nói đây là vấn đề khơng cịn xa lạ nữa. Đứng ở mỗi góc độ, mỗi trường phái lại
nghiên cứu tính tích cực ở những phương diện khác nhau, nghiên cứu ở những đối

tượng, khách thể khác nhau.
Dưới góc độ triết học, L.Aristova cho tính tích cực nhận thức của con người
xuất hiện trong hoạt động cải tạo, thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức với
đối tượng nhận thức. Nếu hành động thiếu thái độ cải tạo thì khơng được coi là tính
tích cực mà ngược lại vẫn bị coi là trì trệ. Tính tích cực nhận thức địi hỏi ở hai
yếu tố:
-

Thái độ lựa chọn đối tượng nhận thức (cái mà anh ta chọn trong thời gian
hiện tại)

-

Đặt ra mục đích, nhiệm vụ phải làm, cải tạo đối tượng trong những hoạt
động tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề

Dưới góc độ tâm lý – giáo dục
TTCNT từ lâu được xem là yếu tố quan trọng trong tâm lý người, nó giúp
con người nhận thức thế giới ngày càng đầy đủ và bản chất hơn. Từ lâu, các nhà
giáo dục học đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TTCNT trong quá trình giáo dục.
Khoảng thời gian từ thế kỷ XVII-XIX, việc phát huy TTCNT của người học
được xem là “nguyên tắc vàng” trong dạy học. Có thể nói người đầu tiên đề cập đến
nguyên tắc này là nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Cơmenxki (1592-1670), theo ơng:
“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đốn đúng đắn, phát
triển nhân cách... Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực của người
học và cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [26]. Ơng cịn chỉ ra
“Tích cực nhận thức khơng đơn thuần là chỉ ngồi nghe mà phải tìm hiểu bản chất sự
vật, hiện tượng” [26].



7

Với J.J.Rutxô (1713-1784) nhà triết học người Pháp, dạy học phải để “Trẻ
tích cực dành lấy kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, tự khám phá, khơng nên
học thuộc lịng mà phải sáng tạo. Giáo dục khơng được áp đặt, người thầy phải đáp
ứng mọi yêu cầu, mong muốn của trẻ” [2].
Thế kỷ XVIII, nhà giáo dục Xô Viết tiêu biểu, K.Đ.Usinxki cũng có quan
điểm “Khi cần dạy trẻ điều gì, chỉ cần cho trẻ tự quan sát, tự phát biểu ý kiến của
mình, tưởng tượng, nhớ lại những gì quan sát được và rút ra kết luận là có hiệu quả
nhất” [26].
J.Dewey (1895-1952) nhà giáo dục người Mỹ chỉ ra “Người giáo viên là
người hướng dẫn trẻ và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Còn trẻ phải tích cực trong
mọi hoạt động của mình, là chủ thể nhận thức” [26].
J.Piaget (1896-1980) nhà tâm lý học, giáo dục học tiêu biểu của thế kỷ XX,
người Thụy Sỹ. Với ơng, “Q trình phát triển của trẻ mang tính chủ động và tích
cực” [26]. Ơng khuyến khích các chương trình giáo dục mà trong đó nhấn mạnh
việc học tập và tự khám phá của trẻ.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, vấn đề tính tích cực của người học cịn tiếp tục
được nghiên cứu ở thế kỷ XX – XXI. Các cơng trình nghiên cứu của một số nhà
khoa học trên thế giới đề cập đến tính tích cực theo nhiều khía cạnh khác nhau, tác
giả Đào Việt Cường đã tóm tắt trong luận văn thạc sĩ: [8,8]
Thứ nhất, nghiên cứu TTCNT của người học trong mối quan hệ giữa nhận
thức và ý chí (I.F.Kharlơmơv, R.A.Đanhilơv, Ơkơn…). Hướng nghiên cứu này hỗ
trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm con đường và điều kiện cần
thiết nhằm phát huy TTCNT của người học.
Thứ hai, nghiên cứu bản chất và cấu trúc của TTCNT của người lớn và trẻ
em, trong đó đặc biệt lưu ý vai trị chủ động của chủ thể trong q trình nhận thức
(P.B.Êxipơv, Xavier Roegiers…). Các tác giả này coi TTCNT là thái độ cải tạo của
chủ thể đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý
ở mức độ cao.



8

Thứ ba, nghiên cứu về các dấu hiệu của TTCNT và mức độ thể hiện chúng ở
học sinh (X.P.Baranov, A.M.Machiuskin…). Dựa vào việc xác định các dấu hiệu và
mức độ TTCNT của học sinh trong hoạt động học tập, các tác giả đã đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao TTCNT của học sinh trong quá trình dạy và học.
Thứ tư, nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực và tính độc lập nhận thức
của học sinh trong việc hình thành và giải quyết vấn đề nhận thức. Hướng này có
một số quan điểm khác nhau:
-

P.B.Êxipơv [26] ngay trong tính tích cực đã có tính độc lập khi hình thành
vấn đề và xác định cách giải quyết vấn đề. Tuy vậy, quan niệm này chỉ đúng
ở mức độ cao của tính tích cực.

-

G.I.Sukina [26] tính tích cực được xem như là mức độ chuẩn bị cho tính
độc lập.

-

I.I.Lecner [26] tính tích cực là điều kiện của tính độc lập và khơng thể nào có
tính độc lập mà thiếu tính tích cực, nhưng tính tích cực có thể khơng kết hợp
với tính độc lập.

-


R.A.Đanhilơv … phân loại TTCNT dựa vào chức năng tâm lý và mức độ
huy động các chức năng tâm lý đó.

1.1.2- Một số nghiên cứu về tính tích cực nhận thức tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các tác giả như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo,
Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên… đã đề cập đến TTCNT của học sinh trong hoạt động
học tập, cụ thể “TTCNT là thái độ cải tạo thế giới khách thể thông qua sự huy động
mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận
thức” [3, 8-9]. Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò chủ thể và sự cần thiết phải phát
huy TTCNT của chủ thể. Tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng, “TTCNT là sự ham muốn
hoạt động nhận thức của chủ thể và chính chủ thể chủ động tạo nên những biểu hiện
bên trong và bên ngoài” [17].
Những năm gần đây vấn đề dạy học tích cực đã và đang là chủ trương của
ngành giáo dục nước ta. Một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học cũng tập trung


9

nghiên cứu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông, của
trẻ mẫu giáo. Đất nước ngày càng đổi mới, yêu cầu xã hội ngày càng cao, việc chất
lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng đang là vấn đề nóng hổi, hơn bất cứ bậc học
nào, TTCNT là yếu tố đóng vai trị then chốt cho chất lượng đào tạo. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về tính tích cực cũng như biện pháp nâng cao TTCNT của
sinh viên. Ví dụ như:
-

Nguyễn Ngân Giang nghiên cứu về: “Một số biện pháp quản lý hoạt động
học tập theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên
trường cao đẳng giao thông vận tải 3” [13]


-

Đào Quốc Trí nghiên cứu: “Một số biện pháp tổ chức quá trình học tập nhằm
phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên các trường kỹ thuật quân
sự” [29]

-

ThS. Võ Thị Ngọc Châu: “Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó
với tính tích cực nhận thức của sinh viên” [6] …

-

Lê Thị Ngọc Thương, trong luận văn tốt nghiệp đại học: “Tìm hiểu mức độ
biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên trường đại học sư phạm
TP.HCM trong dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp mơn giáo dục học” [28] …
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu tập trung và sâu

về TTCNT và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt tại
trường Cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài
này được xem như một nghiên cứu khá lý thú.


10

1.2-

NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN

1.2.1- Tính tích cực nhận thức

1.2.1.1-

Tính tích cực

Về thuật ngữ, tính tích cực tiếng Latinh là Activus, tiếng Anh là Activity,
dùng để chỉ hai ý:
Tính tích cực gắn bó với hoạt động, là trạng thái hoạt động.
Tính tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể
Tính tích cực là vấn đề trung tâm của nhiều khoa học, thường được bàn cãi
về nhiều thuật ngữ, nguồn gốc và vai trò của nó.
Với tư cách là một khái niệm cơ bản của triết học, tính tích cực đã được các
triết gia nổi tiếng bàn tới như Ampeđôclơ (490-430 tr.cn), Platon (428-348 tr.cn),
Aríttơt (384-322 tr.cn)… hầu hết đều thống nhất ở một số điểm cơ bản:
-

Tính tích cực là thuộc tính chung của vật chất, tạo thành sự vận động của vật
chất, có q trình phát triển gắn với sự tự vận động của vật chất.

-

Tính tích cực thể hiện trong sự tác động thay đổi các khách thể khác có nghĩa
là tạo ra sự biến đổi nhất định ở các khách thể, các vật thể có quan hệ đối tác
với mình.

-

Tính tích cực là sự phát triển, biến đổi các trạng thái bên trong dưới ảnh
hưởng của các tác động bên ngồi.
Trong tâm lí học cũng có nhiều ý kiến định nghĩa khác nhau về tính tích cực,


mỗi quan niệm đều xuất phát từ những góc độ, cách nhìn nhận riêng và có hạt nhân
hợp lí cơ bản của nó.
Trường phái hành vi chỉ chú ý tính tích cực của động tác tay chân bên ngoài
như động tác bơi lội, đá banh hay chơi tennic. Tuy nhiên, cơ thể sống và chất vô cơ
khác biệt ở những đặc điểm hành vi ở bản thân nó. Trong mơi trường vơ cơ cũng có
những phản ứng nhưng bản thân chúng khơng có tính tích cực. Cịn đối với cơ thể
sống, những phản ứng đơn giản nhất cũng được thúc đẩy bởi tính tích cực của cơ
thể. Hành vi của cơ thể sống có tính phức tạp khơng chỉ phụ thuộc vào trạng thái


11

bên trong cơ thể sống. Điểm yếu của trường phái hành vi chỉ chú ý đến nguyên
nhân tích cực nằm ở bên ngồi.
Ngun nhân của tính tích cực theo những nghiên cứu gần đây cho rằng nó
phụ thuộc vào hồn cảnh đối tượng mà cơ thể sống hướng tới và nó cịn phụ thuộc
vào trạng thái bên trong cơ thể, đó là sự gặp gỡ giữa yếu tố bên trong và bên ngồi,
trong đó yếu tố bên trong giữ vai trị động lực quyết định.
Sự phản ánh tâm lí, theo A. N. Leônchiev không phải là sự phản ánh chết
cứng của gương soi vì sự phản ánh tâm lí có tính chủ thể, là sự phản ánh tích cực,
sinh động, sáng tạo - Đó là tính tích cực của nhân cách.
Khi xem xét tính tích cực với tư cách là nhân cách, A. N. Lnchiev và
V.P.Dintrencơ cho rằng tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trong quá trình
nhận thức cảm tính, tư duy, ý chí- cảm xúc. Vì chỉ có tính tích cực của nhận thức
cảm tính mới có hình tượng cảm tính. A. N. Lnchiev cho rằng: “muốn cho hình
tượng nảy sinh, nếu chỉ có sự vật tác động một chiều thì chưa đủ, mà cịn cần phải
có q trình “gặp gỡ” tích cực từ phía chủ thể. Điều đó cho thấy rằng đặc điểm của
đối tượng tri giác khơng có sẵn và nó chỉ được phản ánh trong chủ thể một khi chủ
thể tích cực phản ánh tri giác là quá trình phản ánh trọn vẹn, đó là sự tích cực hoạt
động có định hướng. Sự phản ánh thụ động chỉ cho thấy cái bề ngoài cịn phản ánh

tích cực phản ánh cái bên trong.
Khái niệm tính tích cực được đề cập, bàn cãi nhiều. Nhiều tác giả nghiên cứu
vấn đề tính tích cực theo nhiều góc độ khác nhau. Có bốn xu hướng chính:
-

Xu hướng thứ nhất, đại diện là S.Đ Smirnôp, V.P Dintrencô, V.I.
Rômanôp…: tính tích cực được xem xét từ góc độ chức năng, vai trị của
chủ thể với thế giới bên ngồi .

-

Xu hướng thứ hai, đại diện là các nhà tâm lí học như P.Ia. Ganpêrin, A.A.
Liublinxcaia, B.G. Iarơxepxki… gắn tính tích cực với hành động và được thể
hiện trong các mức độ lĩnh hội hành động khác nhau, đó cũng chính là chỉ số
đo mức độ phát triển tính tích cực của chủ thể.


12

-

Xu hướng thứ ba, điển hình như M.I.Lixina, A.N.Lnchiev, V.S.Iukevich…
nghiên cứu, đánh giá tính tích cực tiếp xúc của trẻ em thông qua các dấu hiệu
biểu hiện, các thành tố tâm lí đặc trưng của tính tích cực.

-

Xu hướng thứ tư, qua cách xem xét thuật ngữ “tính tích cực” của các tác giả
XHCN như L.M Ackhanghenxki ( Liên Xô), R. Minle (Cộng hịa dân chủ
Đức), Ia. Nhêtơpilic ( Tiệp Khắc) v.v…tính tích cực bao hàm bốn chỉ số: tính

giá trị của hoạt động và tính tự nguyện; tính hiệu quả của hoạt động mà tính
tích cực hướng tới; tính sáng tạo và tính phát triển.
Nói tóm lại, tính tích cực nằm trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện

trong những nhóm hành động. Thuật ngữ “tính tích cực” để chỉ tính sẵn sàng với
hoạt động, là nhu cầu đối với hoạt động. Ở đây nhu cầu vừa là biểu hiện vừa là
thành tố tâm lí bên trong tạo nên nguồn gốc, động lực của tính tích cực.
Nhu cầu cần phải được nhắc đến vì nó là nguồn gốc, động lực của tính tích
cực. Nhu cầu này khơng phải thuần túy mang tính sinh học, bản năng mà là các nhu
cầu mang tính người như nhu cầu lao động- tính tích cực lao động, nhu cầu học tậptính tích cực học tập, nhu cầu nhận thức- tính tích cực nhận thức, nhu cầu giao tiếptính tích cực giao tiếp v.v… nhu cầu tâm lí hoạt động của con người tồn tại như một
thành tố tâm lí bên trong, động lực của tính tích cực.

1.2.1.2-

Tính tích cực nhận thức

Tính tích cực nhận thức được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau:
I.A. Lerơnnhérơ cho rằng tính tích cực nhận thức có liên quan với tính tích
cực chung của nhân cách, là mong muốn nhận thức và tìm kiếm sự sáng tạo. N.A.
Pơlơvnhicơva có quan niệm là sẵn sàng có xu hướng hoạt động nhận thức. Cịn Đ.N.
Uznađze lại cho rằng tính tích cực nhân cách là q trình cá nhân thỏa mãn nhu cầu,
nó xuất hiện trong mối quan hệ giữa chủ thể với thực tiễn. L.A Aristova cho đó là
sự biểu hiện quan hệ chuyển hóa sáng tạo của cá thể đến các đối tượng nhận thức,
liên quan đến sự thay đổi trong ý thức của nó v.v…


13

Tính tích cực được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung

đặc trưng là sự tìm tịi có chủ đích mà kết quả của nó là sự hình thành tri thức mới
và sự sáng tạo, đồng thời biểu hiện là sự hứng thú với sự tự học, hoặc nắm bắt nội
dung môn học ở mức độ cao hơn do nảy sinh nhu cầu nhận thức. Nó khơng chỉ là
biết giải một số bài tập nào đó mà cịn hiểu rõ, vận dụng trong nhiều tình huống
khác nhau. Từ đó cá nhân chiếm lĩnh được phương pháp luận, đạt được mục đích
học tập.
Chính nhờ sự tích cực hóa quá trình hoạt động nhận thức đã tạo điều kiện mở
rộng, phát triển các hứng thú, là điều kiện cần để vận hành bất kì q trình trí nhớ
và tư duy. Hoạt động mà thừa những động cơ bên trong sẽ xảy ra tính tích cực nhận
thức ở mức độ cao.
Như vậy, các nhà tâm lí học, đặc biệt những nhà tâm lí học Việt Nam đều
thống nhất với nhau ở điểm: q trình học tập địi hỏi hoạt động có chủ đích của các
giác quan, ý chí của trẻ, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội tri thức, kĩ
năng và kĩ xảo.
Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm đó có thể khái
quát thành hai quan điểm chung nhất.
-

Quan điểm thứ nhất
Tính tích cực nhận thức được xem là một dạng hoạt động hay là trạng thái

của hoạt động dưới góc độ tâm lí. Trong hoạt động dạy học, nó khơng tồn tại như
một trạng thái, một điều kiện, mà nó cịn là kết quả của hoạt động học tập, là mục
đích của hoạt động dạy học.
Có ý kiến khác lại cho rằng tính tích cực nhận thức là sản phẩm của nhân
cách, một thuộc tính của q trình nhận thức, làm cho q trình nhận thức ln đạt
kết quả cao. Trên thực tế, mục đích của việc học khơng chỉ là nắm vững tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo, mà là hình thành những phẩm chất của nhân cách.
Một trong những phẩm chất đó, theo T.I. Samơva, đó là tính tích cực nhận
thức được biểu hiện ở tính định hướng, tính bền vững của hứng thú nhận thức, học



14

sinh cố gắng tìm tịi phương thức để nắm vững kiến thức, để hành động hiệu quả,
tập trung ý chí để đạt được mục đích học tập.
-

Quan điểm thứ hai
Quan điểm thứ hai này nêu bật lên tính chất cải tạo của tính tích cực nhận

thức. Tính tích cực nhận thức của con người xuất hiện trong hoạt động cải tạo, thể
hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Thái độ cải
tạo là điều kiện cần để đánh giá hành động tích cực hay trì trệ. Tính tích cực địi hỏi
hai yếu tố sau: thái độ lựa chọn đối với đối tượng nhận thức, biết đặt ra mục đích,
nhiệm vụ phải làm, cải tạo đối tượng trong những hoạt động tiếp theo nhằm giải
quyết vấn đề
Nếu thiếu những yếu tố trên, hoạt động chỉ có thể được coi là sự thể hiện
trạng thái hành động nhất định của con người. Trạng thái khơng tích cực khơng địi
hỏi sự thay đổi, sự cải tạo như các hiện tượng tích cực.
Quan điểm trên đã đi sâu vào vấn đề tích cực nhưng vẫn chưa lột tả được mơ
hình tâm lí của hoạt động nhận thức. Để có một khái niệm tính tích cực tồn diện,
đúng đắn phải dựa trên cả hai quan điểm đã nêu trên.
Nói tóm lại, tính tích cực nhận thức là tính tích cực tư duy. Các dấu hiệu đặc
trưng của tính tích cực nhận thức là sự nỗ lực về trí tuệ, thao tác tư duy, các hành
động học tập và thể hiện sự quan tâm đến môn học, nhờ vậy người học nắm bắt nội
dung môn học ở mức độ cao hơn.

1.2.1.3-


Tính tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên

Như trên đã phân tích, các q trình nhận thức sẽ phản ảnh rất rõ tính tích
cực nhận thức. Những quá trình như là quá trình cảm giác, trí nhớ, tư duy và bao
gồm tất cả các quá trình ý chí, cảm xúc. Trong tính tích cực nhận thức sẽ xác định
sự tham gia của con người với những mức độ khác nhau trong quá trình nắm vững
tri thức và cải tạo trong những tri thức đó. Chính nhờ việc nắm vững tri thức và
những phẩm chất trí tuệ tạo điều kiện cho con người có tính tích cực lao động
sau này.


15

Đối với sinh viên, tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập thường
được thể hiện rõ nhất và đầu tiên ở q trình của trí nhớ. Trí nhớ khơng thể tách
khỏi chức năng của não, đó là sự biểu hiện của q trình tích cực tâm lí và nó là một
thành phần cần thiết trong q trình nhận thức và tính tích cực nhận thức của sinh
viên khơng là trường hợp ngoại lệ. Trí nhớ đảm bảo sự giữ gìn và cải tạo lại một
cách tích cực những thơng tin được chủ thể tri giác, và trí nhớ thực sự là một điều
kiện quan trọng để nắm vững tri thức. đó là một trong những chìa khóa để bước vào
ngưỡng cửa thành cơng. Có những thầy cơ hay nhà quản lý rất được học trò, nhân
viên yêu mến, đơn giản chỉ vì họ cảm thấy được tơn trọng khi thầy cô hay cấp trên
thường chào và gọi đúng tên họ. Trí nhớ tốt là một trong những lợi thế để học tốt
ngoại ngữ, khỏi phải nói thêm ai trong chúng ta cũng biết là ngoại ngữ có vai trò
như thế nào trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, nhớ tốt thôi chưa đủ, ngày nay những tài liệu nhận thức yêu cầu
người học phải mở rộng kiến thức, phải làm việc một cách tích cực về trí tuệ. Vì
vậy sinh viên cần phải có sự định hướng, sự nhận thức chung trong các tài liệu học
tập, trong tư duy, trong việc hiểu biết và nắm vững các tài liệu học tập. Chính điều
kiện học tập này đã giúp sinh viên loại trừ việc học thuộc lòng.

Hoạt động tư duy của con người được thể hiện trong việc hiểu những thơng
tin được tri giác, nghĩa là chủ thể có mối liên hệ về không gian, thời gian, nguyên
nhân, kết quả, tính lơgic của các phương tiện, các hiện tượng và các tài liệu được
thông báo. Thật ra, nếu không dựa vào hoạt động nhận thức không dựa vào sự hiểu
biết, không nắm vững những giá trị đầy đủ của tri thức. Tất cả phương pháp tích
cực hóa tư duy của người học không chỉ tạo điều kiện phát triển khả năng tư duy,
tưởng tượng trong năng lực sáng tạo, thế giới quan và nhân cách mà còn là điều
kiện cần thiết và quan trọng để nắm vững tri thức một cách nhanh chóng hiệu quả.
Trong điều kiện ngày nay khi mà khối lượng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cần
thiết cho mỗi người rất lớn và khối lượng ngày càng tăng thì việc tích cực hoạt động
tư duy chính là phương tiện cần thiết để sinh viên nắm vững tri thức trong tài liệu
một cách chắc chắn và nắm vững được các kĩ xảo, kĩ năng cần thiết. Chính vì vậy,


16

tính tích cực hoạt động tư duy đã trở thành một trong những điều kiện quan trọng để
nắm vững tri thức. Nếu thiếu nó việc nắm vững những khối lượng kiến thức cần
thiết, những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ khơng bao giờ đạt được.
Có phương pháp học khoa học, chính là chìa khóa để sinh viên tiến tới cánh
cửa tri thức. Thế nhưng nếu sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức mà khơng biết
sử dụng hoạt động tư duy để xử lí những tài liệu học tập, không biết cách làm việc
với những tài liệu học tập phức tạp sẽ được xem là không biết cách học. Điều này sẽ
dẫn đến sự quá tải trong việc học từ đó sẽ dẫn đến việc nắm vững tri thức không
chắc chắn và không đầy đủ. Khi biết cách làm việc với tài liệu, với sách vở là biết
cách làm việc trí tuệ phức tạp. Nó được biểu hiện ở chỗ hiểu các bài khóa.
Kết quả của việc tư duy và tập trung chú ý vào tài liệu học tập là ghi nhớ
được nội dung, ý tưởng của tài liệu học tập, phân biệt những điểm quan trọng,
những vấn đề xuyên suốt các phần khác của tài liệu. Đó chính là đặc điểm cơ bản
của tính tích cực nhận thức ở sinh viên.

Trong quá trình học tập sinh viên phải đề ra mục đích rõ ràng và biết cách
tiếp nhận một cách có hệ thống những tài liệu học tập. Trong hoạt động tư duy tích
cực, xác định được mục đích rõ ràng và tiếp nhận có hệ thống là điều kiện cần thiết
để nắm vững tri thức cần thiết. Và việc cấu tạo lại tri thức vừa được nắm vững cũng
là một điều kiện để nắm vững tri thức, nếu tích cực hoạt động tư duy, nó sẽ giúp
sinh viên ghi nhớ chúng một cách bền vững.
Việc so sánh các tài liệu học tập sẽ giúp tri thức đó được ghi lâu trong trí nhớ
hơn, đó là cách thức mới trong q trình tích cực nhận thức và là một điều quan
trọng. Muốn mở mang kiến thức để có hành trang vào đời (tri thức là sức mạnh),
sinh viên cần tiếp xúc với các tài liệu học tập khác nhau, tìm kiếm thêm tài liệu để
học chứ khơng phải trông chờ những tài liệu học tập mà giáo viên giao cho.
Theo thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu [6,31]: “Trong quá trình làm việc với các tài
liệu học tập khác nhau, sinh viên đã nảy sinh quá trình so sánh những tài liệu học
tập, điều này cũng sẽ làm tăng cường tính tích cực tư duy của sinh viên, nó cũng
tăng cường chất lượng của tri thức. Những tài liệu học tập này sẽ được ý thức một


17

cách sâu sắc và khắc sâu trong trí nhớ. So sánh không chỉ là điều kiện cơ bản để
tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tư duy mà cịn là điều kiện để thực hiện các
thao tác phân tích tổng hợp trí tuệ một cách đầy đủ nhất. So sánh cũng là hoạt động
tích cực nhận thức. Trong quá trình này sẽ nảy sinh sự phân biệt những dấu hiệu
khác nhau, tìm kiếm những đặc điểm chung, những đặc điểm riêng của các hiện
tượng khác nhau. Dựa trên cơ sở này mà họ tổng hợp nhờ sự hiểu biết, hay nói cách
khác so sánh là điều kiện bắt buộc của q trình trừu tượng hóa và khái qt hóa.
Nó ảnh hưởng rất lớn đến tư duy khả năng phát triển năng lực nhận thức của người
học. Nếu người học chưa ý thức được các thao tác tư duy này, họ sẽ mắc nhiều sai
lầm. Họ khơng có số liệu giống nhau, khác nhau của các khách thể so sánh. Không
phân biệt được những dấu hiệu bản chất, không bản chất của đối tượng, không phân

biệt được sự khác nhau giữa chúng. Họ chỉ liệt kê các dấu hiệu và không so ánh
chúng với nhau. Như vậy không thể làm sáng tỏ những đặc điểm chung và đặc điểm
riêng của các đối tượng.”
Từ sự phân tích đó, ta thấy thực chất sinh viên có thể thường xuyên khái quát
hóa tài liệu học tập, biết lựa chọn những gì cơ bản để so sánh xuất phát từ sự phân
biệt các dấu hiệu của đối tượng. Vai trò của so sánh trong q trình tích cực nhận
thức của người học. Nếu sinh viên so sánh một cách tối đa, tìm sự giống nhau sẽ
dẫn đến sự lựa chọn hợp lí. Việc ý thức được sự giống nhau và khác nhau trong tài
liệu giữ vai trò quan trọng. So sánh sự giống nhau và khác nhau trong tài liệu học
tập có vai trị tích cực và được thực hiện nhờ sự đối chiếu luân phiên giữa các phần
của chúng. Các tài liệu học tập có nội dung ít khác nhau thì việc ghi nhớ và phân
biệt chúng càng khó khăn.
Nói chung, tính tích cực của sinh viên được thể hiện qua việc sinh viên biết
so sánh, đối chiếu các loại tài liệu học tập, tìm ra sự giống và khác nhau của tri thức
trong các nguồn tài liệu khác nhau sẽ giúp sinh viên nắm vững được tri thức.
Một biểu hiện của tính tích cực nhận thức trong học tập của sinh viên nữa là
khả năng độc lập trong học tập, trong tư duy. Đặc trưng hoạt động của sinh viên là
đòi hỏi tính độc lập rất cao trong q trình học tập, khơng cịn như ở phổ thơng. Cụ


18

thể là sẽ khơng có ai nhắc nhở, kiểm tra việc học thậm chí cả việc đi học đầy đủ các
mơn. Để nắm vững tri thức sâu sắc và có hành trang vào đời với điều kiện học tập ở
bậc đại học, phần lớn sinh viên đã phát huy tính độc lập học tập.
Tính độc lập học tập được thể hiện ở chỗ sinh viên nắm vững tri thức trong
giờ học tại lớp và tự học tại thư viện, ở nhà, trong những hoạt động khác. Để chiếm
lĩnh được tri thức, để lưu giữ được tri thức lâu, sinh viên cần có thời gian tự học
nhiều hơn hai ba lần so với thời gian làm việc khác. Sinh viên tự đặt ra cho mình
các câu hỏi, nhiệm vụ tư duy. Điều này bắt sinh viên phải trả lời các câu hỏi đặt ra

và giúp sinh viên tích cực hóa tối đa khả năng tư duy của bản thân. Nó kích thích
các sinh viên so sánh các yếu tố, hình thành ở người học những nguyên tắc, những
qui luật của tài liệu, nắm vững được định nghĩa, bản chất mà thực chất là nắm vững
ý nghĩa tài liệu học tập, giúp người học ghi nhớ chúng một cách chắc chắn.
Những câu hỏi, những khó khăn, cả những hồn cảnh, tình huống có vấn đề
giữ vai trị quan trọng trong q trình học tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức
và ghi nhớ không chủ định tài liệu học tập. Những yếu tố đó làm cho người học
khơng thể giải quyết được những nhiệm vụ đã được đề ra với sự giúp đỡ của tri thức
đã có và của những hành động đã nắm vững. Lúc đó sẽ xuất hiện nhu cầu nhận thức
ở mức độ cao, nó tạo điều kiện bên trong để nắm vững tri thức mới.
Lúc này, cần có sự trợ giúp từ phía người khác. Tính tích cực nhận thức của
sinh viên thể hiện khi họ chủ động thảo luận bàn bạc với bạn bè, với các giáo viên.
Sinh viên hội thoại trao đổi trực tiếp về những vấn đề họ quan tâm, vấn đề chưa
được sáng tỏ. Họ mạnh dạn suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Sinh viên
sẽ tự rút ra những kết luận cần thiết, biết cách khái quát hóa để biểu hiện ý tưởng
của mình trong ngơn ngữ trong hành động, nhờ vậy họ sẽ tích cực nhận thức trong
giờ học. Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu phân tích: Cuộc trò truyện với giáo viên, với
bạn bè cho phép sinh viên điều khiển một cách hiệu quả quá trình nắm vững tri thức
của bản thân và đưa ra những câu hỏi có mục đích và có tính định hướng. Cuộc thảo
luận giúp tích cực hóa q trình trí nhớ và tư duy của người học bởi vì mỗi khi sinh
viên tự đặt ra câu hỏi bắt buộc họ phải tự suy nghĩ và phải nhớ lại, hồi tưởng lại tri


19

thức. Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm học tập. Còn việc nhớ lại
được thực hiện do ảnh hưởng của những câu hỏi của giáo viên tạo điều kiện hồi
tưởng lại một cách chắc chắn đầy đủ tài liệu học tập và nó sẽ rèn luyện sự phát triển,
rèn luyện việc củng cố của trí nhớ, rèn luyện tư duy, nó cịn giúp đỡ hình thành một
thói quen ổn định trong việc ghi nhớ và giữ gìn tri thức. Việc giữ gìn sẽ dẫn tới việc

hồi tưởng, nhớ lại tài liệu. Chính điều này địi hỏi sinh viên thường xuyên nỗ lực tư
duy [6,33].
Việc xem lại bài, đọc tài liệu sau khi nghe giảng đã giúp sinh viên tích cực
hoạt động trí tuệ, trong khi đó, sinh viên sẽ phát hiện ra những vấn đề chưa rõ, tự
đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời đúng, sau đó, tích cực vận dụng những
tri thức sách vở, phân tích suy nghĩ về chúng, hình dung được mối quan hệ khác
nhau thấy được sự liên kết, nhờ vậy đảm bảo cho sự cải tạo lại một cách sâu sắc gốc
rễ những tài liệu đã nắm vững. Cách tự đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên sau
khi nghe giảng và đọc tài liệu là biểu hiện tính tích cực nhận thức mức độ cao.
Cũng theo thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu: “sinh viên thảo luận những vấn đề đã
học, đã đọc với giáo viên sẽ làm tăng cường tính tích cực nhận thức. Vì khi tranh
luận với sinh viên, nếu giáo viên đưa ra cho sinh viên những câu hỏi có tính độc đáo
khơng rập khuôn, tinh tế, sâu sắc đặc trưng cho từng đối tượng, cho từng khách thể
điều này sẽ kích thích sinh viên hứng thú, tư duy và nó cịn là điều kiện cần thiết để
giữ gìn tài liệu học tập trong trí nhớ dài hạn” [6,34].
Hơn thế nữa, biết phân tích, tổng hợp rồi liên hệ tài liệu học tập với kinh
nghiệm sống, áp dụng vào trong hành động thực tiễn của mơi trường bên ngồi
(hoạt động thực tiễn) là một hình thức tích cực nhận thức khác của sinh viên. Đó là
sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Tóm lại khi nghiên cứu tài liệu, sinh viên
cũng phải có cả tri thức sách vở và tri thức đó phải được áp dụng trong cuộc sống
nhờ vậy tri thức cũng được củng cố chắc chắn hơn.
Bên cạnh đó, sơ đồ hóa nội dung tri thức là một biểu hiện khác của tính tích
cực nhận thức ở mức độ cao. Với sự giúp đỡ điểm tựa nội dung cơ bản của tài liệu
học tập được nắm vững sẽ được biểu hiện trong những sơ đồ trên những ý chính


20

được thể hiện ở dạng bảng biểu, điều này sẽ giúp sinh viên nắm vững tri thức tốt
hơn và ghi nhớ dài hạn. Nhờ tính tích cực nhận thức mà tri thức của sinh viên được

bổ sung, hoàn thiện để ngày càng được phong phú hơn.
Sự nắm vững tri thức và khả năng tích cực tư duy của sinh viên đã giúp việc
học tập của sinh viên đạt kết quả cao.
Nói tóm lại, Sinh viên có nhiều mức độ tích cực khác nhau. Mức độ tích cực
nhận thức của sinh viên ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng, mức độ khó,
nội dung và tính chất của tài liệu học tập. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào sự nỗ lực
trí tuệ với tài liệu học tập và quá trình học tập với tài liệu học tập và sự giữ gìn tri
thức lĩnh hội được trong trí nhớ dài hạn.
Dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức của sinh viên, thạc sĩ Ngọc Châu chia ra ba
mức độ của tính tích cực nhận thức:
Mức độ cao với các đặc trưng là chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức,
có tính tư duy độc lập, hiểu sâu, rộng tài liệu học tập, biết vận dụng tri thức
đã học vào thực tế cuộc sống.
Mức độ trung bình với các đặc trưng: lĩnh hội đầy đủ tri thức trong chương
trình học tập nhưng thụ động, đáp ứng mơn học.
Mức độ thấp: Không lĩnh hội đầy đủ những tri thức có những chương trình
học tập rất thụ động, khơng đáp ứng u cầu mơn học.
Trên cơ sở những lí luận đã phân tích ở trên, biểu hiện tính tích cực nhận
thức của sinh viên được đo dựa trên một số tiêu chí:
 Động cơ thúc đẩy bên trong của quá trình nhận thức: động cơ mang
tính bền vững gồm có động cơ xã hội, động cơ tri thức và động cơ cá
nhân. Khi có động cơ tích cực sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nhận
thức, sinh viên sẽ học tập một cách hiệu quả hơn
 Những hành động và thái độ học tập:
o Hành động trên lớp: khi tích cực trên lớp, sinh viên sẽ tiếp thu
được nhiều tri thức, có cơ hội va chạm, cọ sát với nhiều tư
tưởng, ý kiến khác nhau.


21


o Hành động tự học, tự nghiên cứu: Đây là một loại hoạt động
đặc trưng của sinh viên, giúp sinh viên chiếm lĩnh được tri thức
hiệu quả nhất
o Hành động thể hiện thái độ học tập: thái độ tích cực sẽ giúp
sinh viên tích cực trong mọi loại hoạt động.
Ngịai ra, cịn có thể thấy được tính tích cực thể hiện qua sự tự đánh giá của
sinh viên về kết quả hoạt động học tập, hoàn thành các bài tập, hoạt động nghiên
cứu khoa học, hoạt động kiến thực tập…
1.2.2- Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên
1.2.2.1-

Đặc điểm tâm lý nổi bật của sinh viên

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà
theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc
điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt
về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức, đang được đào tạo chuyên môn.
Sinh viên là những người đang chuẩn bị cho hoạt động mang lợi ích vật chất
hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động của họ đều hướng vào việc chuẩn bị tốt
nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp sau khi hồn tất q trình học tập tại các
trường cao đẳng đại học.
 Đặc điểm sinh lý: ở lứa tuổi này, các đặc điểm sinh lý xem như đã hoàn
chỉnh. Hoạt động thần kinh đã đạt tới mức trưởng thành. Quan trọng là các
chức năng sinh sản đã bắt đầu phát triển đầy đủ.
 Đặc điểm tâm lý
Năng lực trí tuệ phát triển mạnh, biểu hiện rõ nhất trong tư duy sâu sắc và
rộng, năng lực giải quyết nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, có
tiến bộ rõ rệt hơn trong các lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức. Trí
tưởng tượng, sự chú ý đã phát triển thành khả năng hình thành ý tưởng

trừu tượng, khả năng phán đoán, năng lực hiểu biết và học tập. Tính nhạy
bén cao độ nên sinh viên có khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những


22

ấn tượng cảm tính trước đây. Sự phát triển trên kết hợp óc quan sát tích
cực, nghiêm túc sẽ tạo cho sinh viên cách lĩnh hội một cách tối ưu nhất.
Đây chính là cơ sở của q trình học ở đại học, cao đẳng và sau khi tốt nghiệp
Sự phát triển tình cảm ở mức cao trào, có thể nói là thời kì mùa xuân của
đời người, một thời kì đầy cảm xúc với mỗi cá nhân. Trong cuộc sống sinh
viên gặp rất nhiều tình huống địi hỏi họ phải phán đóan, phải quyết định
trong khi bản thân họ chưa có đủ kinh nghiệm và hiểu biết, nên thường
xuất hiện những phản ứng như thiếu tự tin, từ chối, không dám đối mặt
hoặc làm một cách miễn cưỡng.
Một đặc trưng quan trọng nữa là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức có chức
năng điều chỉnh nhận thức, thái độ của bản thân, là q trình quan sát,
phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động, kết quả hoạt động của cá
nhân. Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong q trình xã hội hóa
và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức.
 Đặc điểm xã hội
Đặc trưng của lứa tuổi này là nghề nghiệp, là sự lựa chọn con đường sống.
Sinh viên quan tâm đến việc hoạch định sự nghiệp cũng như hướng đến
đời sống hôn nhân. Kế hoạch đường đời là một hiện tượng đồng thời của
thể chế xã hội, định hướng cho hoạt động của sinh viên và bắt đầu bằng sự
lựa chọn nghề nghiệp.
Nhìn chung, sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 23 – 25, là
giai đọan chuyển từ sự chín muồi thể lực chuyển sang trưởng thành về phương diện
tâm lý xã hội, là thời kì phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ,
giai đọan hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt, sinh viên có đầy đủ những

quyền lợi và trách nhiệm của một người trưởng thành, của một cơng dân. Họ có kế
hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi và độc lập trong
phán đốn. Đây là thời kì có nhiều biến đổi về mặt động cơ, về thang giá trị xã hội,
xác định con đường sống tương lai, và bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống.


23

1.2.2.2-

Đặc điểm họat động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự lực cao. Sinh viên
phải tự nghiên cứu, tự lực là chính. Vì đặc điểm tâm lý xã hội của lứa tuổi này là
chọn lựa nghề nghiệp nên họat động học tập của sinh viên mang tính định hướng và
nghị lực, ý chí ở mức độ cao nhất.
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng có sự thay đổi lớn về mục tiêu, nội
dung, chương trình- hình thành các mơn học mang tính liên ngành, tích hợp do sự
bùng nổ thơng tin và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, làm thay đổi
phương pháp, phương tiện dạy và học, đòi hỏi sinh viên phải tăng cường khả năng
học tập độc lập mới có thể đáp ứng được. Chế độ học tập đang mềm hóa từ niên chế
sang chế độ tín chỉ, có khả năng phát huy cao độ tính độc lập, tính cá thể, năng động
sáng tạo của sinh viên trong học tập.
Động cơ học tâp của sinh viên đang có xu hướng xáo trộn thứ bậc do sức ép
của xã hội, động cơ nghề nghiệp tăng lên, vượt qua các động cơ khác. Ngoài ra, một
đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan
đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là
sự hình thành một mơi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ
biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như sinh viên. Hình thành

một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết
bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay
bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo,
và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Và từ đó hình thành nên
nhiều giá trị mang tính hiện đại cao. [28]
Khi tiến hành hoạt động học tập ở đại học, cao đẳng, sinh viên khơng chỉ có
năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính
chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo ở mức độ cao. Dưới sự
hướng dẫn của giảng viên, sinh viên không máy móc tiếp thu những tri thức có sẵn
mà có khả năng tiếp nhận những tri thức với óc phê phán, hoài nghi khoa học, lật
ngược vấn đề, đào sâu hoặc mở rộng. Sinh viên bước đầu tìm kiếm chân lý mới: đó


24

là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở mức độ từ thấp đến cao
tùy theo chương trình bộ mơn, từ bài tập nghiên cứu sau mỗi học phần, niên luận,
khóa luận, luận văn tốt nghiệp. Hoạt động nghiên cứu này giúp sinh viên từng bước
vận dụng những tri thức khoa học, hình thành những phẩm chất tác phong của nhà
nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống xã hội,
nghề nghiệp đặt ra.
Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả hoạt động trên lớp và ngoài lớp.
Hoạt động trên lớp theo thời khóa biểu nên sinh viên được thơng báo trước và có kế
hoạch học tập, cịn hoạt động ngồi lớp là sự hồn thành có logic các giờ học trên
lớp. Hoạt động ngồi lớp khơng có sự kiểm soát chặt chẽ của người giáo dục nhưng
các kết quả hoạt động sẽ được phân tích, đánh giá qua bài kiểm tra, thi cử
Hoạt động học tập của sinh viên thật sự là hoạt động lao động trí óc căng
thẳng. Cường độ hoạt động phụ thuộc vào nội dung tính chất phức tạp của nhiệm vụ,
vào trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, động cơ tâm thế chung của sinh viên. Vì vậy,
cần có một sự động viên một cách có mục đích đối với sinh viên trong q trình

giảng dạy của giảng viên, phải có sự hướng dẫn, định hướng và kiểm tra đánh giá
phù hợp.
1.2.3- Ảnh hưởng của tính tích cực nhận thức tới kết quả học tập của sinh viên
Qua những sự phân tích trên, tính tích cực nói chung có vai trị quyết định
đối với sự thành công của hoạt động. Đặc biệt, phần (1.1-3), với họat động học tập,
TTCNT đóng vai trị then chốt đối với kết quả của hoạt động này.
Nếu sinh viên xác định được mục đích và nhiệm vụ học tập sẽ có kế hoạch
hoạt động học tập chủ động và luôn thực hiện tốt kế họach ấy. TTCNT còn thể hiện
ở chỗ sinh viên phải huy động tất cả các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư
duy. Sự kết hợp giữa các yếu tố nhận thức và yếu tố tình cảm ý chí càng linh hoạt
bao nhiêu thì người học càng tích cực trong học tập bấy nhiêu và sẽ có được kết
quả cao.


×