Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quan điểm phản quy nạp của c pốppơ và những hạn chế của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.56 KB, 10 trang )

Quan điểm phản quy nạp của C.Pốppơ và những hạn chế của nó

Lý thuyết phủ chứng là h ạt nhân của phương pháp lu ận phản quy nạp của
Popper. Theo lý thuy ết này, đ ể luận chứng cho tri thức khoa học, tính bị
phủ chứng là dấu hiệu khác biệt duy nh ất. Popper không th ừa nhận sự tồn
tại tiêu chuẩn khách quan của chân lý và cho rằng, tính có th ể phủ chứng
được là tiêu chu ẩn phân định khoa học kinh nghi ệm với không phải khoa
học kinh nghi ệm; tính khoa học thể hiện ở khả năng bị bác bỏ bởi kinh
nghiệm, hay khả năng bị phủ chứng và nhiệm vụ chính của phương pháp
luận khoa học là xây dựng lý thuyết tăng trư ởng tri thức khoa học. Tuy
nhiên, quan ni ệm của Popper về phản quy nạp không tránh kh ỏi những hạn
chế nhất định. Và do vậy, xét về khía cạnh nhận thức luận, chủ nghĩa ph ản
quy nạp đã đưa ông đến gần chủ nghĩa chủ quan trong mối quan h ệ với khả
năng khoa học đạt được chân lý khách quan.
Chúng ta đều biết, để đối lập lại quan điểm của chủ nghĩa kinh nghi ệm lơgíc
trong lơgíc quy nạp hiện đại - quan điểm thừa nhận vai trò của nhân tố kinh
nghiệm trong vi ệc kiểm chứng và tiếp nhận giả thuyết, lý thuyết, C.P ốppơ đã
xây dựng lý thuyết phủ chứng.
Khi xây dựng lý thuy ết phủ chứng, C.Pốppơ cho rằng, để luận chứng cho tri th ức
khoa học thì tính bị phủ chứng (tính có thể phủ chứng được) là dấu hiệu khác
biệt duy nhất. Và, cũng như Cácnáp ở giai đoạn đầu, C.Pốppơ còn cho r ằng,
những quy luật hay khái quát chung đ ều có xác su ất "khơng", điều đó có nghĩa
là khơng thể kiểm chứng các quy lu ật, khái quát chung. Theo ơng, khơng th ể có
một quan sát hữu hạn nào có th ể kiểm chứng được các khái quát hay quy luật có
tính chung, đ ặc biệt là các khái quát chung nh ất. Mặt khác, m ột nhà nghiên c ứu
không thể thực hiện được số lượng vô hạn các quan sát, vì cu ộc sống của người
đó là hữu hạn. Vì thế, việc kiểm chứng các m ệnh đề khoa học có các lượng từ
phổ dụng ln khơng đầy đủ, mang tính ư ớc lệ, có điều kiện và không b ao giờ
kết thúc. Nếu xét từ quan điểm lơgíc, khái qt chung ki ểu "xF(x), theo P ốppơ,
chỉ có thể phủ chứng được, mà khơng th ể kiểm chứng được, vì chúng ta khơng



bao giờ chỉ ra hết được các trường hợp cụ thể của x (x= x 1 , x 2 , x 3 ,..., x n ,
x n + 1 ,...). Tuy nhi ên, về nguyên tắc, có thể chỉ ra một phản ví dụ, một Xi nào đó
khơng có tính chất F. Vì vậy, ơng cho rằng, tính có th ể kiểm chứng được không
những không được coi là đi ều kiện đủ, mà cịn khơng được coi là đi ều kiện cần
đối với ý nghĩa kinh nghi ệm của các lý thuyết khoa học. Xuất phát t ừ quan điểm
này, Pốppơ hoàn toàn lo ại bỏ bất kỳ quan hệ quy nạp nào ra khỏi mối quan hệ
giữa tri thức lý thuyết và các thông số kinh nghi ệm.
Một lý do nữa khiến C.Pốppơ lấy chủ nghĩa phủ chứng làm hạt nhân cho phương
pháp luận của mình - đó là việc không thừa nhận sự tồn tại tiêu chuẩn khách
quan của chân lý - tiêu chuẩn mà theo ông, khi ến cho chân lý bị tách ra kh ỏi
niềm tin của chủ thể và ngay cả khi ngẫu nhiên động chạm đến chân lý trong sự
tìm kiếm khoa học, chủ thể cũng không thể khẳng định được một cách chắc chắn
rằng đó là chân lý. C ả tính phi mâu thuẫn và tính xác nh ận được bởi các thông
số kinh nghiệm đều không th ể là tiêu chu ẩn của chân lý. Vì rằng, bất kỳ sự
tưởng tượng nào cũng đ ều có thể hình dung trong d ạng phi mâu thuẫn, cịn
những niềm tin giả dối thì lại thường tìm được sự xác nhận(1).
Cái bao trùm tồn bộ lý thuyết "phủ chứng" của Pốppơ là vấn đề phân định tri
thức khoa học với không ph ải tri thức khoa học, hay nói theo cách hi ểu của ông
là, các khoa h ọc kinh nghi ệm với không phải khoa học kinh nghiệm ( tốn học,
lơgíc học và siêu hình học). Để làm rõ sự phân định giữa các khoa học này, ông
đặc biệt chú ý đến quan đi ểm của Bêcơn và Niutơn – quan điểm phân bi ệt khoa
học này với khoa học khác theo phương pháp quy n ạp, bắt đầu từ sự quan sát và
phân tích các s ự kiện để sau đó, khái quát thành nh ững mệnh đề, quy luật chung.
Hầu hết các nhà kinh nghi ệm lơgíc đều tán thành quan đi ểm này và coi tính có
thể kiểm chứng, có thể xác nhận là tiêu chuẩn để phân định khoa học kinh
nghiệm với không ph ải khoa học kinh nghiệm. Những tiêu chu ẩn này cho phép
làm rõ tính xác th ực và tính có th ể luận chứng được của khoa học, cịn nét đặc
thù của lĩnh vực khơng phải khoa học (ví dụ, siêu hình học) là ở tính khơng xác
thực và khơng đáng tin cậy của nó.



Pốppơ bác bỏ quy nạp và kiểm chứng với tư cách là tiêu chu ẩn của sự phân định
đó. Theo ơng, tính có th ể luận chứng được một cách hồn tồn và tính xác th ực
hồn tồn khơng th ể đạt được trong khoa học, còn khả năng xác nhận từng phần
thì khơng th ể phân biệt khoa học với không phải khoa học, chẳng hạn, học
thuyết của các nhà chiêm tinh h ọc về ảnh hưởng của các vì sao đ ến số phận con
người được xác nhận bởi một khối tài liệu kinh nghi ệm khổng lồ. Vì thế, Pốppơ
khơng coi tính có thể luận chứng được các vấn đề của khoa học hay tính có th ể
xác nhận được chúng bằng kinh nghi ệm là nét đ ặc thù của khoa học. Một số
khẳng định hay hệ thống các khẳng định ( mệnh đề) nói về thế giới vật lý được
thể hiện khơng phải ở tính có thể xác nhận được chúng bằng kinh nghi ệm, mà là
ở chỗ kinh nghiệm có thể bác bỏ chúng. Nếu hệ thống các khẳng định bị bác bỏ
bởi kinh nghiệm, nghĩa là nó mâu thu ẫn với tình hình th ực tế, thì điều đó nói lên
rằng hệ thống này th ể hiện một cái gì đó về thế gới. Xuất phát từ những nhận
thức như vậy, Pốppơ coi tính có th ể phủ chứng được – tức tính có th ể bác bỏ
được bằng kinh nghi ệm – là tiêu chuẩn phân định. Ơng viết: "Tơi coi một hệ
thống nào đó có tính ch ất kinh nghi ệm hoặc khoa học chỉ trong trường hợp nếu
nó có thể được kiểm tra bởi kinh nghi ệm. Những lập luận này dẫn đến tư tưởng
cho rằng, khơng ph ải tính có th ể kiểm chứng được, mà là tính có th ể bị phủ
chứng của hệ thống cần được coi là tiêu chuẩn phân định. Nói cách khác, tơi
khơng địi hỏi ở hệ thống khoa học phải ln có ý nghĩa tích c ực, mà tơi địi h ỏi
hệ thống đó phải có một hình thức lơgíc sao cho nó có th ể tách hệ thống ra theo
nghĩa tíêu cực: một hệ thống khoa học kinh nghi ệm luôn cần đến khả năng bị
bác bỏ bởi kinh nghi ệm..."(2).
Như vậy, theo Pốppơ, tính khoa học thể hiện ở khả năng bị bác bỏ bởi kinh
nghiệm, hay khả năng bị phủ chứng. Để biết được một hệ thống các kh ẳng định
(mệnh đề) nào đó là khoa h ọc hay khơng, c ần phải cố gắng bác bỏ nó. Nếu sự
bác bỏ này là đúng thì h ệ thống các khẳng định ấy là khoa học. Nhưng, nếu với
mọi khả năng mà ta vẫn không thể bác bỏ được một hệ thống các m ệnh đề khoa

học nào đó thì theo P ốppơ, hồn tồn có thể nghi ngờ tính khoa h ọc của nó, và
đó có thể là hệ thống giả khoa học, hay siêu hình h ọc (khoa học mà P ốppơ nói ở
đây là khoa h ọc kinh nghi ệm – N.G.T.).


Trước hết, chúng ta hãy tìm hi ểu ý nghĩa của hai khái ni ệm quan trọng nhất
trong phương pháp lu ận của Pốppơ – khái niệm "tính bị phủ chứng" và "sự phủ
chứng ". Cũng như các nhà kinh nghi ệm lơgíc, Pốppơ đặt lý thuyết đối lập với
các mệnh đề kinh nghiệm . Ông quy các mệnh đề (câu) đơn nhất về lớp các mệnh
đề kinh nghiệm và coi chúng là các m ệnh đề mô tả sự kiện. Tổng thể các câu
kinh nghiệm có thể có, như ông g ọi "các câu cơ sở", là cái hình thành nên cơ s ở
kinh nghiệm của lý thuy ết khoa học. Trong "cơ s ở kinh nghiệm" của khoa học có
cả những câu (mệnh đề) khơng tương thích v ới nhau. Lý thuy ết khoa học, theo
Pốppơ, có thể được thể hiện dưới dạng tổng thể những mệnh đề chung, ki ểu ""x
(Px®Qx)". Một khẳng định như vậy có thể được diễn đạt dưới dạng tương
đương "Ø$x ( Px&ØQx)". Do v ậy, theo ông, bất kỳ lý thuyết nào cũng có thể
được coi như là “dấu chấm hết” sự tồn tại của một số sự kiện hoặc như là cái
khẳng định tính giả dối của một số "câu cơ sở". Các "câu cơ sở" này mô tả các
sự kiện bị lý thuyết đặt “dấu chấm hết” được Pốppơ gọi là "các nhân t ố phủ
chứng tiềm thế" của lý thuy ết, bởi chúng chỉ có thể phủ chứng lý thuy ết trong
trường hợp khẳng định được tính chân th ực của chúng. Từ đó, khái niệm tính
phủ chứng được ông xác định như sau: "Lý thuy ết có thể bị phủ chứng nếu lớp
các nhân tố phủ chứng tiềm thế của chúng không trống"(3). Thế nhưng, khi gi ải
quyết vấn đề xoá bỏ mâu thuẫn giữa lý thuyết với một số "câu cơ sở", Pốppơ lại
bác bỏ sự tồn tại của một cơ sở không thể nghi ngờ nào đó của khoa học và xem
các "mệnh đề cơ sở" của mình như là các gi ả thuyết bị phủ chứng. Và, trong
trường hợp cần loại bỏ “các câu cơ sở” khi có mâu thu ẫn giữa lý thuy ết mang
tính giả thuyết và "các câu cơ s ở " cũng mang tính gi ả thuyết, thì ơn g lại cho
rằng, trong trường hợp này, cần phải phủ chứng lý thuyết. Bởi lẽ, theo ông,
quyết định về sự phủ chứng lý thuyết luôn chứa đựng sự mạo hiểm.

Khi thừa nhận quá trình phủ chứng lý thuyết dựa trên sự thoả thuận, Pốppơ đã
đưa vào phương pháp lu ận của mình một số yếu tố của chủ nghĩa quy gi ản và mơ
tả q trình ph ủ chứng bằng sơ đồ modus tollens: T ừ lý thuyết T diễn dịch ra
"câu cơ sở" A, có nghĩa là theo các quy t ắc của lơgíc hình thức, ta có T®A, câu
A sai và ØA đúng ( do v ậy, A là nhân tố phủ chứng của lý thuyết ). Từ T suy ra


A, câu A sai và ØA đúng suy ra ØT đúng, có nghĩa là lý thuy ết T sai và bị phủ
chứng.
Sơ đồ phủ chứng này của Pốppơ đã bị phê phán từ nhiều phía. Ví d ụ, có quan
điểm cho rằng, khi ta nói v ề "câu cơ sở" A từ lý thuyết T, thì cần tính đến vấn
đề là, từ lý thuyết T không th ể đưa ra "câu cơ sở" mà không kèm theo đi ều kiện
bổ trợ nào. Để đi đến kết luận, cần bổ sung vào lý thuyết T một số "câu cơ sở"
khác gọi là "những điều kiện ban đầu". Nếu chúng ta coi nh ững điều kiện ban
đầu là H, các quy t ắc tương quan là Z, thì như v ậy, câu cơ sở A được rút ra t ừ
hội (TÙHÙZ). Nếu tính đến trường hợp này thì câu A sai khơng ph ủ chứng lý
thuyết T, mà phủ chứng toàn bộ (TÙHÙZ). Từ đó rút ra kết luận rằng, chưa ch ắc
lý thuyết T đã là sai.
Pốppơ cũng nhận ra vấn đề này và cố gắng khắc phục nó. Theo ơng, trong
trường hợp phủ chứng một lý thuyết T nào đó, chúng ta coi H và Z là hi ển nhiên
và không cần tranh luận, kể cả những lý thuy ết mà chúng có thể được sử dụng
trong q trình ph ủ chứng. Do vậy, khi hệ quả A sai, chúng ta có th ể coi lý
thuyết T bị phủ chứng, vì đó chính là đ ối tượng của sự bàn luận. Tất nhiên, ở
đây ln có sự mạo hiểm và chúng ta có thể sai lầm khi bác b ỏ lý thuyết T.
Nhưng, nếu ai khơng muốn mạo hiểm thì người đó cần phải từ bỏ khoa học, bởi
các quy tắc tương quan Z ho ặc những điều kiện ban đầu H cũng có thể kiểm tra
được, mặc dù sau đó, chúng có th ể sẽ bị phủ chứng.
Trở lại vấn đề sự bất đồng giữa Pốppơ với những người theo chủ nghĩa quy n ạp
mới, chúng ta th ấy, Râykhenb ắc (Reichenbach) và Cácnáp đã đ ặt ra nhi ệm vụ
xác định xác suất của giả thuyết trên cơ s ở lý thuyết xác suất và hơn n ữa, đã

sáng tạo ra lơgíc quy nạp - xác suất. Trong su ốt hơn 40 năm, P ốppơ đã đấu tranh
chống lại khuynh hướng này và chính ơng cũng quan tâm t ới lý thuy ết xác suất.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Pốppơ đã phân tích m ột cách chi ti ết cách luận
giải tần suất về xác suất và dành nhi ều thời gian cho việc nghiên cứu, ứng dụng
các phương pháp th ống kê trong v ật lý học(4). Tuy nhiên, sau này, tư tư ởng về
sự phân định đã đưa ông đến một quan ni ệm khác về lý thuyết xác suất. Ông cho
rằng, theo tiêu chuẩn phân định, mọi lý thuyết cần phải được kiểm tra nghiêm


ngặt và dù xác nh ận hoặc bác bỏ thì cũng ph ải dứt khốt. Khơng đ ồng ý với
quan niệm của Râykhenbắc và Cácnáp rằng xác suất của lý thuyết (giả thuyết)
càng cao thì lý thuy ết (giả thuyết) đó càng tốt (gần chân lý hơn), P ốppơ cho
rằng, nếu như vậy thì những khẳng định của siêu hình học phải có xác suất cực
đại, bởi chúng bao chứa một lượng thông tin kinh nghi ệm lớn nhất. Với quan
niệm này, khẳng định "mức độ xác nhận không th ể là xác suất"(5). Lý gi ải tính
khơng tương dung này gi ữa mức độ xác nhận và xác suất có điều kiện, Pốppơ
cho rằng, một lý thuyết (giả thuyết) tốt là lý thuy ết (giả thuyết) có nội dung
kinh nghiệm lớn, vì khi đó, nó đư ợc kiểm tra tốt hơn và dễ bác bỏ hơn. Đề cập
đến nội dung kinh nghiệm của lý thuyết, Pốppơ viết: "Lý thuyết thông báo cho
chúng ta về các sự kiện quan sát được càng nhi ều, thì càng nhi ều những sự kiện
như vậy bị lý thuyết đó đặt dấu chấm hết". Rằng, “các m ệnh đề cơ sở mâu thuẫn
với lý thuyết T có th ể được gọi là "những nhân tố phủ chứng tiềm thế" của lý
thuyết T. Khi sử dụng hệ thuật ngữ này, chúng ta có thể coi nội dung kinh
nghiệm của lý thuyết T là cái cấu thành l ớp các nhân tố phủ chứng tiềm thế của
nó"(6).
Khi lý giải tính khơng tương dung c ủa xác suất với mức độ xác nhận của giả
thuyết, Pốppơ rút ra kết luận rằng, cùng với việc tăng nội dung thơng tin thì
mức độ xác suất lại giảm, hay nói chung, lượng thông tin tăng cùng v ới sự tăng
của tính khơng xác su ất". Từ đó, ơng địi hỏi các nhà khoa học cần sáng tạo ra
các giả thuyết có tính phiêu lưu và ít m ức độ xác suất nhất. Đòi hỏi này nhất

quán với quan điểm của ông về tính giản đơn trong tiếp nhận giả thuyết.
Chính vì những lý do trên, Pốppơ cho rằng, nhiệm vụ chính của phương pháp
luận khoa học khơng ph ải là xây dựng lý thuy ết xác nhận, mà là xây d ựng lý
thuyết tăng trưởng tri thức khoa học. Bởi lẽ, theo ông, b ản chất của nhận thức
khoa học khơng phải là thường xun khái qt hố chứng cứ, như các nhà quy
nạp cổ điển quan niệm; cũng không ph ải là tìm ra mức độ xác nhận giả thuyết,
lý thuyết cao nhất, như những nhà quy n ạp mới quan ni ệm, mà là mạnh dạn đưa
ra các lý thuy ết và phủ chứng chúng bằng kinh nghi ệm.
Những điểm chính trong phương pháp lu ận phản quy nạp của C. Pốppơ gồm:


1- Khoa học không phải bắt đầu từ những thông s ố kinh nghiệm, mà là t ừ những
vấn đề (P 1 ).
2- Người ta cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách đưa ra nh ững giả
thuyết cạnh tranh và thường là khơng có cơ sở (TT).
3- Những lý thuyết này tuân theo quá trình ch ọn lọc bằng con đường loại bỏ sai
lầm (E E- error elimination), nghĩa là b ằng con đường lập luận phê phán và so
sánh, trong đó nh ững thực nghiệm có tính quy ết định ln đóng vai trị quan
trọng ở nơi nào có sự kiểm tra.
4- Kết quả của quá trình nghiên c ứu khoa học là tình huống có vấn đề mới (P 2 ).
Những vấn đề trên được biểu diễn khái quát dư ới dạng: P 1 ® TT ®EE®P 2 (Trong
đó, P 1 là vấn đề xuất phát, TT là vi ệc giải quyết sơ bộ (lý thuyết), EE là thủ
pháp loại bỏ sai lầm và P 2 là vấn đề mới). Giải quyết vấn đề P 1 đôi khi không
phải là một lý thuyết, mà là nhi ều lý thuyết và trong trường hợp như vậy, sơ đồ
có dạng sau:

T T1
P1®

T T2


®EE ® P 2

........
T Tn
5- Sự tiến bộ của khoa học được đo bằng sự khác nhau v ề chiều sâu giữa P 1 (tình
huống có vấn đề cũ) và P 2 (tình huống có vấn đề mới).
6- Không nên bỏ qua các gi ả thuyết có định kiến. Con đường duy nh ất để tránh
những giả thuyết sai là thường xuyên phê phán lý thuy ết. Cần phải phủ chứng lý
thuyết, chứ không phải là kiểm chứng hay xác nh ận chúng. Chính đi ều này tạo
nên tính đặc thù của nhận thức khoa học so với triết học, hệ tư tưởng và tôn
giáo.


7- Các nguyên t ắc lý thuy ết được đưa ra khơng phải nhờ trực giác của trí năng,
mà bằng con đường "thử" và "sai".
8- Những mệnh đề "cơ sở" là những nhân tố phủ chứng tiềm thế của lý thuyết.
Chúng được các hiệp hội khoa học coi là chân thực dựa trên sự quy ước và chỉ
tạm thời(7).
Từ những phân tích trên, chúng tơi có m ột số nhận xét về quan đi ểm của Pốppơ
như sau:
1/ Trước hết là quan điểm của Pốppơ về sự phát triển khoa học. Theo quan đi ểm
của ông, các lý thuy ết khoa học, về nguyên t ắc, chỉ đúng tạm thời, bất kỳ lý
thuyết nào rốt cuộc cũng bị phủ chứng và được thay thế bằng một lý thuy ết
khác. Điều này không tương ứng với sự phát tri ển thực tế của khoa học: lý
thuyết tương đối của Anhxtanh ra đời không thay th ế cơ học cổ điển của Niutơn;
hình học Lơbasépxki khơng ph ủ nhận hình học Ơcơlít...
2/ Quan điểm của Pốppơ về phát minh khoa học cũng phi ến diện, vì ơng th ổi
phồng các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình phát minh khoa h ọc. Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc ơng phủ nhận tính nhân qu ả khách quan trong nh ận thức của

chủ thể khi đưa ra giả thuyết, vì quan đi ểm đó khẳng định q trình này, v ề căn
bản, diễn ra bằng con đường thử và sai. Nó gợi nhớ lại chủ nghĩa Đácuyn, th ậm
chí cả chủ nghĩa Đácuyn m ới.
3/ Pốppơ đã đúng khi phê phán quan đi ểm về sự xác nhận của chủ nghĩa quy nạp
mới: không thể đánh giá v ề mặt số lượng đối với nội dung gi ả thuyết, lý thuyết.
Tuy nhiên, ông l ại đưa ra phương pháp so sánh các lý thuy ết với nhau bằng các
khái niệm "lớn hơn", "nh ỏ hơn", "bằng nhau". Việc đặt vấn đề như vậy là thiếu
cơ sở, vì trong thực tiễn khoa học, thật khó mà xác định được nội dung của các
lý thuyết khoa học cụ thể để có thể so sánh chúng với nhau theo cách như v ậy.
4/ Pốppơ có chú ý đ ến thủ pháp xác nhận, nhưng khái ni ệm "xác nh ận" được ơng
hiểu theo cách khác. Ơng đưa ra thu ật ngữ mới là “củng cố” (corroboration) đ ể
thay cho thu ật ngữ cũ là "xác nh ận" (confirmation). Theo quan đi ểm của ông,
nếu lý thuyết được xác nhận nghĩa là được kiểm tra bằng thực nghiệm, kinh


nghiệm thì các hệ quả của lý thuyết đó khơng bị bác bỏ. Được xác nhận tức là
không bị phủ chứng, bởi thực nghiệm hiện tại dưới ánh sáng của các tri th ức
được thừa nhận là tiền đề. Rõ ràng là theo cách hi ểu như vậy, sự xác nhận của
bất kỳ lý thuyết nào cũng chỉ là tương đối và tạm thời.
Nếu như đối với các nhà quy n ạp hiện đại thuộc trào lưu th ực chứng lơgíc, s ự
tăng mức độ xác nhận (confirmation) của lý thuyết ln gắn liền với việc tìm
kiếm các sự kiện kinh nghi ệm bổ sung để xác nhận lý thuyết này, thì đối với
Pốppơ, sự tăng mức độ xác nhận, củng cố (corroboration) luôn g ắn với ý đồ bác
bỏ lý thuyết khơng thành cơng. Tư tưởng đó của ơng khơng tương ứng với q
trình thực của sự phát tri ển khoa học. Một trong vơ số ví dụ để bác bỏ tư tưởng
đó là, khi các nhà bác h ọc nói rằng lý thuyết tương đối được xác nhận bởi thực
nghiệm của Êđintơn, có nghĩa là h ọ muốn nói đến việc kiểm chứng một tiên
đốn quan trọng của lý thuy ết này về độ cong của tia sáng khi đi qua g ần một
khối vật thể lớn. Như vậy, quá trình th ực của sự xác nhận lý thuy ết thể hiện ở
việc kiểm chứng các hệ quả, tiên đốn của nó, chứ khơng phải là ở ý đồ phủ

chứng nó.
Những bất đồng cịn lại của chúng tơi liên quan đ ến sự phân tích của Pốppơ về
vấn đề tính chân th ực của tri thức khoa học. Khi t ừ chối khả năng chứng minh
đối với các lý thuyết khoa học nhưng l ại muốn đứng trên quan đi ểm của chủ
nghĩa kinh nghi ệm, Pốppơ buộc phải thừa nhận chủ nghĩa quy giản. Đương
nhiên, ông đã đúng khi phê phán quan ni ệm thực chứng về tri thức kinh nghiệm
"thuần tuý". Quả thực, trong khoa học hiện đại, quan sát và th ực nghiệm luôn
chịu sự định hướng của một lý thuyết nhất định, còn kết quả của chúng (quan
sát, thực nghiệm) thì ln được phân tích trên cơ s ở những ngơn ngữ lý thuyết
tương ứng. Nhưng t ừ đó, Pốppơ đã đi đến kết luận không đúng về bản chất quy
ước của các mệnh đề "sự kiện" hay "cơ sở". Ông lập luận rằng, do khơng có tri
thức kinh nghiệm "thuần t", mà các khẳng định "sự kiện" hay "cơ sở" lại cần
phải chân thực, cho nên tính chân th ực của chúng chỉ có thể là kết quả của sự
quy ước. Thêm nữa, việc tiếp nhận bất kỳ mệnh đề cơ sở nào với tư cách chân
lý, theo Pốppơ, ln có đặc điểm tạm thời, nghĩa là tính chân th ực đó dường như


là được "vay mượn". Tri th ức lý thuyết không chỉ đơn giản là giả định, mà sớm
hay muộn cũng tìm thấy cái sai, bị phủ chứng, một lý thuyết khác sẽ thay thế nó
và đến lượt mình, lý thuy ết này cũng có một số phận tương tự như vậy,... Như
vậy, xét về khía cạnh nhận thức luận, chủ nghĩa phản quy nạp của Pốppơ đã dẫn
ông đến gần chủ nghĩa chủ quan trong m ối quan hệ với khả năng khoa học đạt
được chân lý khách quan, hơn là so v ới những nhà quy n ạp hiện đại.

(*) Tiến sĩ triết học, Viện Triết học.
(1) Xem: A.L.Nikiphơrốp. Từ lơgíc hình thức đến lịch sử khoa học. Mátxcơva,
1983, tr. 49, 50.
(2) K.Popper. The logic of scientific discovery . New York, 1961, p. 34.
(3) K.Popper. Ibid., p.86.
(4) Xem: B.X.Griađơnốp. Lơgic học-tính hợp lý - sự sáng tạo. Mátxcơva, 1982,

tr.153 (ti ếng Nga).
(5) Dẫn theo: B.X.Griađơn ốp . Sđd., tr, 153.
(6) Dẫn theo: B.X.Griađơn ốp . Sđd., tr, 154.
(7) Xem: K.Popper. Ibid., p. 104.



×