Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Anh chị hãy làm rõ những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Theo anh chị, để khắc phục hạn chế đó cần phải có nhữ.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.85 KB, 20 trang )

Đề bài : Anh chị hãy làm rõ những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế
trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Theo
anh chị, để khắc phục hạn chế đó cần phải có những giải pháp nào?
Bài làm
Đầu tư là hoạt động có tính liên ngành, do đó, quản lý hoạt động đầu tư là
một đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước Việt Nam
XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình trong đó có việc quản lý
hoạt động đầu tư nh.
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư là một trong những nội dung quan trọng của
công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nó
cũng là một trong những động lực quan trọng để thực hiện được kế hoạch huy
động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
cho phép thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm
2001-2005
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với
hoạt động đầu tư còn bộc lộ một số hạn chế sau:
1. Quy trình quản lý dự án còn rất phức tạp, rườm rà:
Theo quy chế hiện hành, công tác quản lý đầu tư và xây dựng được thực hiện
thông qua nhiều cấp kiểm tra, xét duyệt, quyết định.
Thí dụ, theo điều 10 của Nghị định 52/CP, thì:
+ Đối với công trình nhóm A, phải qua năm cấp dưới đây:
- Cấp lập dự án đầu tư (chủ đầu tư);
- Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư;
1
- Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các Ban, ngành quản lý dự án đầu tư nếu công
trình đó do Trung ương quản lý; hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nếu công trình do địa phương quản lý;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, các ngân hàng thương mại, Quĩ Hỗ trợ phát triển (nếu công trình
có sử dụng vốn vay);


- Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với công trình thuộc nhóm B, phải qua bốn cấp đầu tiên của qui trình
trên (không qua cấp Thủ tướng Chính phủ).
+ Đối với công trình thuộc nhóm C, phải qua ba cấp đầu tiên; (không qua 2
cấp cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước
Việt Nam ...và cấp Thủ tướng Chính phủ).
Như vậy, với một quy trình gồm nhiều cấp như vậy, sẽ rất dễ dẫn tới hiện
tượng dàn trải về trách nhiệm, không có cấp nào chịu trách nhiệm toàn diện
và đầy đủ.
Hơn nữa, trong điều kiện cơ chế quản lý còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thiếu
tính minh bạch, thông tin không đầy đủ, việc xác định một dự án đầu tư cụ thể
có hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội là vấn đề không dễ dàng và có
đầy đủ tính thuyết phục.
2. Vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư chưa rõ ràng. Trình độ, năng lực
của chủ đầu tư, cán bộ thực hiện các dự án đầu tư còn nhiều bất cập:
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra một số dự án lớn, đã phát hiện thấy có
tình trạng chủ đầu tư giao cho các doanh nghiệp không đủ năng lực chuyên
môn và tài chính thực hiện công trình. Như vậy, dẫn đến những hậu quả tai
hại đối với công trình. Nguyên nhân là do chưa có quy định rõ ràng về trách
nhiệm của chủ đầu tư; không có một chủ đầu tư theo đúng nghĩa.
2
Trình độ cán bộ thực hiện các dự án đầu tư còn nhiều bất cập. Hiện nay có
tình trạng phổ biến là giám đốc dự án đầu tư đồng thời lại là người trực tiếp
sử dụng công trình sau khi hoàn thành. Ví dụ công trình xây dựng bệnh viện
thường do giám đốc bệnh viện làm chủ dự án; dự án trường học do hiệu
trưởng nhà trường làm chủ dự án; công trình nhà hát do giám đốc nhà hát làm
chủ dự án... Nhưng do những người này không có kiến thức chuyên môn về
quản lý đầu tư và xây dựng nên sai sót, đến khi bị thanh tra phát hiện, thì đổ
cho các nguyên nhân khách quan như không có nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý
đầu tư và xây dựng, và nếu như các cơ quan quản lý nhà nước đã thẩm định

và phê duyệt thì đổ lỗi cho các cơ quan đó...
Một trong những nguyên nhân rất đáng quan tâm là năng lực của các chủ
đầu tư, nhất là các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn rất
hạn chế ngay từ khâu lập dự án đến các khâu triển khai tiếp theo. Việc hình
thành các PMU như hiện nay, thực chất là thêm một khâu trung gian không
cần thiết, cần nghiên cứu cải tiến, nếu xét thấy không phù hợp với thực tế
quản lý thì giải tán.
3. Đầu tư chưa theo quy hoạch; chất lượng quy hoạch chưa cao; chất
lượng các báo cáo nghiên cứu khả thi còn hạn chế; chất lượng phân tích,
thẩm định và đánh giá dự án không theo đúng các chuẩn mực và tiêu chí
rõ ràng.
Chất lượng của công tác quy hoạch hiện nay chưa cao, các qui hoạch chưa
thực sự là cơ sở vững chắc cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Các Bộ, ngành, địa phương đều
tiến hành xây dựng các quy hoạch; nhưng chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa
qui hoạch ngành và qui hoạch lãnh thổ; chưa có cách tiếp cận tổng thể, toàn
diện; kết quả phổ biến là tình trạng đầu tư còn chồng chéo, dư thừa công suất
chế biến, nhưng lại thiếu nghiêm trọng nguồn nguyên liệu, đầu tư thiếu đồng
3
bộ, chắp vá, đầu tư nhiều lần, thiết bị cũ nát, lạc hậu, gây lãng phí nguồn vốn
đầu tư, hiệu quả kém.
Nhiều quy hoạch chưa đủ cụ thể để định hướng đầu tư, không phù hợp với
yêu cầu thực tế không bám sát thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn
và của từng ngành, lĩnh vực. Các công trình, dự án chưa tính đến các điều
kiện và yếu tố cần thiết cho khai thác, sử dụng.
Chất lượng của các quy hoạch còn nhiều hạn chế, cơ sở lý luận, phương
pháp lập chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; mức độ chuẩn xác thấp;
vì vậy thường xuyên phải điều chỉnh, kém tính ổn định.
4. Đầu tư chưa đúng mục tiêu phát triển; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý,
chưa tạo điều kiện để tăng hiệu quả nền kinh tế, tăng cạnh tranh...

Mục tiêu đầu tư đã được xác định trong nhiều thời kỳ kế hoạch 5 năm và
hàng năm là tập trung đầu tư để chuyển dịch nhanh cơ cấu đầu tư, tăng hiệu
quả của nền kinh tế, nhanh chóng hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, các
vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện cho một số sản phẩm chính của nền
kinh tế có qui mô sản xuất lớn, sức cạnh tranh trên thị trường trong và nước.
Tuy nhiên, kết quả của nhiều năm đầu tư chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.
Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã tập trung chủ yếu cho các công trình hạ
tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, nhằm thu hút nhiều hơn các thành phần kinh tế
khác tham gia đầu tư. Nhưng tình trạng đua nhau xây dựng các trụ sở làm
việc với qui mô và trang thiết bị đắt tiền vượt quá xa tiêu chuẩn qui định gây
lãng phí, kém hiệu quả, tạo sự không công bằng. Bệnh hình thức, phô trương
trong các công trình trụ sở còn rất phổ biến, từ Trung ương đến địa phương.
Việc đầu tư vào các công trình không có khả năng cạnh tranh như các công
trình sản xuất thép, phân đạm và một số sản phẩm khác trong thời gian vừa
4
qua mà giá thành sản phẩm vượt xa giá thành nhập khẩu sản phẩm cùng loại
là vấn đề rất đáng rút kinh nghiệm và nên tránh trong quá trình xem xét và
triển khai đầu tư.
5. Đầu tư quá phân tán, dàn trải, thời gian xây dựng kéo dài.
Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư trong nhiều năm
qua là đầu tư quá phân tán. Việc phân cấp quyền ra quyết định đầu tư các dự
án và phân bổ vốn cho các dự án cũng đã được sửa đổi bổ sung theo hướng
phân cấp cho các bộ, các ngành và các địa phương ngày càng nhiều. Theo quy
chế quản lý đầu tư và xây dựng Nghị định số 52/CP ngày 8 tháng 7 năm 1999
và Nghị định số 12/CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định
52/CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư
các dự án thuộc nhóm A;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
Phủ,..,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm B
và C;
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ tư lệnh các Quân khu, Quân đoàn,
Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc Phòng
có thể được uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C; các Tổng cục trực
thuộc Bộ có thể được uỷ quyền quyết định các dự án nhóm C;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
được uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có
mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố còn
lại có thể uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu
đồng;
5
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự
án thuộc vốn ngân sách Nhà nước do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án của doanh nghiệp Nhà nước sử dụng
vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 10 của Quy chế quản lý đầu tư
và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8 tháng 7 năm
1999 của Chính phủ và khoản 4 điều 1 Nghị định này.
Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước được quyền quyết định đầu tư
các dự án nhóm C. Riêng với các Tổng công ty 91 (Tổng công ty Nhà nước
do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) thì Hội đồng quản trị của Tổng
công ty được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C.
Việc phân cấp, uỷ quyền cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã phát huy tính chủ động, tính thực tiễn của cơ quan quản lý, của

địa phương. Tuy nhiên, do thiếu các quy định cụ thể chi tiết, thiếu chế tài ràng
buộc trách nhiệm bảo đảm vốn, phê duyệt dự án đầu tư không dựa vào khả
năng cân đối vốn, thiếu kiểm tra, giám sát,... nên tình hình đầu tư phân tán,
dàn trải còn phổ biến, số công trình dở dang chưa có vốn còn nhiều, nhưng đã
bố trí hàng loạt công trình khởi công mới.
Trong những năm qua, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, mặt khác quy hoạch
phát triển ngành thể dục thể thao còn đang trong giai đoạn xem xét nên không
tránh khỏi những thiếu sót trong việc quản lý đầu tư và xây dựng gây bất cập
trong công tác quản lý và điều hành.
Nguồn vốn ngân sách được phép để lại đầu tư cho các ngành, các địa phương
thường không được kế hoạch hoá chặt chẽ trong kế hoạch chung của Nhà
nước, của từng cấp Bộ ngành, tình trạng phân tán trong sử dụng nguồn vốn
này là rất lớn. Việc phân cấp đầu tư giữa Trung ương và địa phương, giữa nhà
6
nước và nhân dân chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện, tính
đồng bộ của công trình, công trình xây dựng kém hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán dàn trải còn do nể
nang, chủ nghĩa bình quân vẫn còn xảy ra ở nơi này, nơi khác,... do đó bố trí
vốn không tập trung, dứt điểm. Tình trạng đầu tư theo phong trào còn chưa
chấm dứt.
Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan phê duyệt để hạn chế tình
trạng phê duyệt tràn lan, đồng thời quy định chế tài đối với các bên cấp vốn
và nhận vốn nếu như thực hiện sai các quy định này. Ví dụ bên cấp vốn cấp
vốn cho các công trình được phê duyệt lại với tổng dự toán tăng lên không
phải do nguyên nhân khách quan được Nghị định mới cho phép, hoặc bên tiếp
nhận vốn đệ trình các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt... đều phải bị xử lý.
6- Lãng phí và thất thoát trong đầu tư và xây dựng, tỷ lệ vốn đầu tư đưa
vào công trình thấp.
Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê

duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng. Tình trạng đầu tư
không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng
bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu,
bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư
không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt
chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện
vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng
không phát huy tác dụng, gây lãng phí rất lớn.
Lãng phí và thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang là vấn đề
nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm
trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế.
7
Một số Bộ, ngành, địa phương khi xác định mức vốn đầu tư ít quan tâm đến
việc tiết kiệm vốn đầu tư, sử dụng đơn giá, định mức trong tính toán cao hơn
quy định, làm tăng khối lượng, tăng dự toán công trình. Nhiều dự án không
làm đúng thiết kế, chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng
khối lượng, điều chỉnh dự toán để rút tiền và vật tư từ công trình.
Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản
lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn
đầu tư.
Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất
thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, nhiều dự án, nhiều
lĩnh vực, nhiều cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức
lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên tới 30-40%, thậm chí có
công trình lên đến 80%. Đó là chưa tính đến những công trình đầu tư kém
hiệu quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng
kém, giá thành cao và không tiêu thụ được...
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở
chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau,
làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng

không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản
lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.
Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu
như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu
chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật, thì chắc chắn tình
hình sẽ không tồi tệ như vậy.
7. Chất lượng công trình xây dựng thấp
8

×