Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.01 KB, 10 trang )

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TRONG ĐI ỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường sống đang trở thành một trong
những vấn đề căng thẳng, bức xúc và khó giải quyết nhất của thời đại,
thì đạo đức sinh thái c ần phải được coi như một nhu cầu m ới trong
phẩm chất của con người hiện đại.
1. Đạo đức sinh thái - một nhu cầu mới trong phẩm chất của con người
Sống trong môi trường sinh thái - nhân văn, con người với tư cách là một
động vật - xã hội luôn ph ải chịu đựng sự ràng buộc, quy định của ba mối
quan hệ: 1 - Giữa con người với tự nhiên; 2 - Giữa con người với con người
(cá nhân với cá nhân); 3 - Giữa con người với xã hội (cá nhân với cộng
đồng). Đạo đức có vai trị c ực kỳ quan trọng trong vi ệc điều chỉnh hành vi
của con người và điều hoà các mối quan hệ đó.
Ngày nay, khi v ấn đề bảo vệ mơi trường sống đang trở thành một trong
những vấn đề căng thẳng, bức xúc và khó gi ải quyết nhất của thời đại,
thì đạo đức sinh thái (được hình thành tr ực tiếp từ mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên) cần phải được coi như một nhu cầu mới trong phẩm chất
của con ngư ời hiện đại. Tuy nhiên, khơng có đ ạo đức sinh thái thu ần t.
Suy đến cùng, đạo đức sinh thái cũng là m ột dạng đặc thù của đạo đức xã
hội. Đúng như C.Mác đã vi ết: “Bản chất con ngư ời của tự nhiên chỉ tồn tại
đối với con người xã hội, vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người
mới là một cái khâu liên h ệ con ngư ời với con người ... chỉ có trong xã h ội,
tự nhiên mới hiện ra là cơ sở của sự tồn tại có tính chất người của bản thân
con người”(1).
Tự nhiên là một khâu liên hệ giữa con người với con người - đó là một
quan niệm sâu sắc. Quan ni ệm đó lại càng trở nên sâu sắc, quý giá và quan
trọng hơn khi ta v ận dụng vào việc giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường
sống hiện nay. Đó th ực chất là vấn đề đạo đức sinh thái. Môi trường sống ở
nước ta hiện nay đang ở tình trạng rất phức tạp, bức xúc cả trên bình di ện
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên l ẫn ô nhiễm môi trường tự nhiên




và môi trường xã hội. Trong số các nguyên nhân d ẫn đến tình trạng này có
phần đóng góp quan trọng của sự chuyển đổi các giá trị đạo đức sinh thái
truyền thống trong đi ều kiện của nền kinh tế thị trường. Vậy, thực chất của
những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống Việt Nam là gì ? Ngày nay, nó
đã biến đổi như thế nào ? Làm thế nào để con người có thể thực sự sống hài
hoà với thiên nhiên trong m ột xã hội vẫn tiếp tục phát tri ển bền vững?
2. Các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống Việt Nam
Trong truyền thống văn hố dân tộc Việt Nam đã hình thành m ột hệ giá trị
nói chung, h ệ giá trị văn hố sinh thái nói riêng mà c ốt lõi của nó là những
giá trị đạo đức sinh thái. Những giá trị đạo đức sinh thái đó đã quy đ ịnh,
chi phối cách ứng xử của con người Việt Nam đối với thiên nhiên trong xã
hội truyền thống.
Cái thiện là giá trị lớn nhất bao trùm toàn bộ đạo đức sinh thái truyền
thống. Trước hết, cái thi ện biểu hiện ở triết lý sống hài hoà với thiên
nhiên. Tuy nhiên, tu ỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể, triết lý này đã có
những thay đổi cho phù h ợp, được thể hiện qua những quan ni ệm khác nhau
của con người về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đó là các
quan niệm “Thiên - Địa - Nhân hoà đồng”, “Mưu sự tại Nhân, thành sự tại
Thiên”, “Nhân định thắng Thiên”. Các quan ni ệm này biểu hiện các mức độ
và đồng thời cũng là thái độ của con người đối với thiên nhiên. Đó có th ể
là sự phụ thuộc tuyệt đối và mù quáng vào thiên nhiên, tôn th ờ thiên nhiên,
bởi con người đồng nhất thiên nhiên v ới thần linh và đó cũng có th ể là cuộc
chiến đấu với thiên nhiên đ ể bảo vệ cuộc sống của mình. Con người phải
đấu tranh quyết liệt với thiên tai, chi ến thắng thiên tai để có thể hồ nhập
và thích ứng nhiều hơn với thiên nhiên. Đó là cách “chinh ph ục thiên
nhiên” tích cực, lương thi ện, phù hợp với trình độ phát triển của nền văn
minh nông nghi ệp truyền thống.
Cái thiện trong đạo đức sinh thái truy ền thống còn được biểu hiện ở tình

yêu của con ngư ời đối với thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên b ởi vì họ
hiểu rằng, thiên nhiên chính là c ội nguồn, là máu th ịt của họ: “người ta là
hoa của đất”. Thiên nhiên là t ất cả những gì gần gũi nhất, thân thương nhất
đối với người nông dân; là nguồn của cải vật chất quý báu nuôi sống họ, là


“tấc đất, tấc vàng”, là “r ừng vàng, bi ển bạc” ... Và thiên nhiên còn là
nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc, bất tận của họ. Song, người nông dân
cũng biết rõ thiên nhiên đâu ch ỉ có giàu, có đẹp, mà trong lịng nó cịn ẩn
chứa tiềm tàng bao điều bí ẩn, khắc nghiệt mà nếu khơng đấu tranh để vượt
qua thì con người khơng th ể trụ bám được trên mảnh đất này bằng cái nghề
trồng lúa nước truyền thống - một nghề ln gắn bó chặt chẽ với những
điều kiện thiên nhiên. Tuy có nhi ều lúc thiên nhiên “không thu ận” với con
người, song với sự hiểu biết, kinh nghi ệm sống và tình yêu tha thi ết đối với
thiên nhiên, con ngư ời Việt Nam trải qua bao thế hệ đã biết sống “thuận”
theo thiên nhiên, s ống nương nhờ vào thiên nhiên. Đó là cách ứng xử phù
hợp của con người với thiên nhiên trong đi ều kiện xã hội còn kém phát
triển. Đó cũng là l ối sống văn hố sinh thái lành m ạnh, được biểu hiện qua
nếp làm, nếp ăn, nếp mặc, đến việc xây cất nhà cửa, chạy chữa bệnh tật ...
Tình yêu thiên nhiên là c ội nguồn của lòng yêu nư ớc, yêu Tổ quốc - một
giá trị cốt lõi trong h ệ giá trị văn hoá truy ền thống, một biểu hiện cao nhất
của cái thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã t ừng viết: “Việt Nam có hai ti ếng
Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước, có đất và có nước thì mới thành
Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu, nước mạnh”(2). Lòng yêu nư ớc là
tư tưởng và tình cảm lớn nhất của con người Việt Nam, xuyên suốt toàn bộ
lịch sử Việt Nam.
Một biểu hiện sâu sắc của cái thiện trong hệ giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam, đó là yêu lao đ ộng. Để có thể sống nương nh ờ và thuận theo
thiên nhiên, một mặt, con người phải hiểu biết thiên nhiên qua t ừng trạng
thái biến đổi của nó; mặt khác, bằng sức lực của bản thân mình, người nơng

dân trong q trình lao động sản xuất đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn,
thử thách khắc nghiệt do thiên nhiên gây ra. Chính q trình s ống, lao động
nặng nhọc, vất vả đó đã hun đúc trong con ngư ời Việt Nam những phẩm
chất và năng lực cần thiết, như cần cù, thơng minh, dũng c ảm, đồn kết và
đặc biệt là yêu lao đ ộng, biết quý trọng sức lao động và những thành quả
của lao động, sống cần kiệm. Với những phẩm chất và năng l ực đó, người
nơng dân Vi ệt Nam đã ngoan cường vượt qua bao gian lao, th ử thách,
chống chọi lại thiên tai kh ắc nghiệt để từng bước cải tạo hoàn cảnh thiên
nhiên theo hướng thích ứng và hội nhập tối đa với nó, để sống và xây dựng


nên cơ nghi ệp, qua đó tự cải tạo bản thân mình và xây d ựng xã hội theo
hướng tiến bộ.
Yêu con người thể hiện ở tính cộng đồng cao, ở sự đồn kết, cố kết, ở lối
sống tình nghĩa, nhân ái là một trong nh ững giá trị đặc trưng nhất, biểu
hiện cao nhất của cái thi ện trong đạo đức nói chung, trong đ ạo đức sinh
thái truyền thống nói riêng. Có th ể khẳng định được như vậy, bởi vì, giá trị
này cùng với những giá trị đã nêu trên đây, đ ều được bắt nguồn từ mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên và đều bị quy định bởi mối quan hệ đó.
Như vậy, trong hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nói chung, giá tr ị
đạo đức sinh thái nói riêng, cái thi ện luôn là đ ặc trưng ưu trội. Điều đó
được thể hiện ở tình u thiên nhiên, u lao đ ộng, yêu con người và nếu
xét trên bình diện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thì đó là
triết lý sống hài hồ với thiên nhiên, theo cách “nương nh ờ vào thiên
nhiên”, “thuận” theo thiên nhiên.
3. Sự chuyển đổi các giá trị đạo đức sinh thái trong đi ều kiện kinh tế thị
trường
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX vừa qua, nước ta bắt đầu bước vào
giai đoạn đổi mới. Sự gặp nhau gi ữa sản xuất hàng hoá, kinh t ế thị trường,
sự mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài, sự hội nhập kinh tế thế giới,

cùng với cuộc cách mạng khoa học, công ngh ệ, thông tin hi ện đại và q
trình đẩy mạnh cơng nghi ệp hố, hi ện đại hoá đất nước đã tạo ra cho Vi ệt
Nam nhiều nhân tố mới, cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là những điều
kiện hết sức thuận lợi cho con người khai thác, s ử dụng tài nguyên thiên
nhiên và môi trường. Kinh t ế thị trường với quy luật giá trị, nguyên tắc lợi
nhuận tối đa, quan h ệ cung cầu và sự cạnh tranh đã kích thích m ạnh mẽ lợi
ích, trước hết là lợi ích cá nhân trước mắt. Đạo đức gắn liền với lợi ích.
Trong kinh t ế thị trường, lợi ích có vai trò c ực kỳ quan trọng trong việc
điều tiết mối quan hệ giữa con người và con người thông qua các m ối quan
hệ lợi ích trong xã h ội theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về lợi ích.
Điều đó có nghĩa là quan h ệ lợi ích góp phần tích cực điều tiết hành vi đạo
đức của con người, làm cho đ ạo đức xã hội dần hồn thi ện hơn, lành mạnh
hơn. Song, do tính đ ặc thù của đạo đức sinh thái - mối quan hệ lợi ích ở


đây chỉ đi theo một chiều là con người đối với tự nhiên, cịn chiều ngược
lại thì rất khó nhận thấy với một quy mô nhỏ hẹp và tại một thời điểm nào
đó. Bởi vậy, con người với sự kích thích của lợi ích, bằng mọi cách đã tác
động mạnh mẽ lên tự nhiên để thu về cho mình nhi ều lợi ích nhất trong một
thời gian ngắn nhất. Một khi lợi ích được kết hợp với phương tiện kỹ thuật
hiện đại, con người hồn tồn có đủ sức mạnh để "chiến thắng" thiên nhiên.
Khi mà sức mạnh của kinh tế thị trường, nhất là sức mạnh về lợi ích kinh t ế
đã thâm nhập và thống lĩnh trong các m ối quan hệ xã hội, thì khơng những
giá trị đạo đức xã hội phải thay đổi (cả theo hướng tích cực lẫn theo hướng
tiêu cực), mà cả những giá trị của đạo đức sinh thái truyền thống cũng
không thể đứng vững được nữa. Kinh tế thị trường không ch ỉ "tấn công"
vào mối quan hệ giữa con người với con người, mà cịn "t ấn cơng dữ dội"
vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Cùng với cơ chế thị trường, sự
gia tăng nhanh chóng c ủa dân số, sự đa dạng và ngày càng cao c ủa nhu cầu
con người, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công ngh ệ và

của lực lượng sản xuất xã hội, ... đã t ạo ra nhi ều điều kiện thuận lợi hơn,
dễ dàng hơn cho con người trong vi ệc khai thác, s ử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi t rường.
Nếu như trước đây, con người yêu thiên nhiên, quý tr ọng thiên nhiên bởi vẻ
đẹp và giá trị vốn có của nó, thì ngày nay, ngư ợc lại, con người, với lợi ích
ích kỷ trước mắt của mình, chỉ nhìn thấy các giá trị sử dụng và thực dụng
của thiên nhiên. T ất cả các loại tài nguyên thiên nhiên như r ừng, đất đai,
nước, khoáng s ản, động thực vật, ... đều đang bị con người khai thác đ ến
cạn kiệt, sử dụng lãng phí đưa đ ến ơ nhiễm nặng nề mơi trường sống. Ở
nước ta, hiện tượng đó di ễn ra đặc biệt rõ khi chúng ta ti ến hành công cuộc
đổi mới đến nay.
Thực tế của sự suy thối nghiêm trọng mơi trường sống ở nước ta hiện nay
là bằng chứng rõ ràng cho sự chuyển đổi các giá trị đạo đức sinh thái :
chuyển đổi từ quan niệm, quan hệ lợi ích đến hành vi của con người đối với
thiên nhiên. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội, trước hết là trình đ ộ phát triển của lực lượng sản
xuất. Với triết lý sống hài hoà với thiên nhiên và với lý tưởng đạo đức sinh


thái "Thiên - Nhân hoà đồng", con người Việt Nam đã ln sống gắn bó với
thiên nhiên qua bao th ế hệ, trong hàng nghìn năm qua; song, đ ồng thời
cũng là hàng nghìn năm con ngư ời Việt Nam chỉ biết sống nương nhờ và
dựa vào thiên nhiên, thu ận theo thiên thiên, ph ụ thuộc mù quáng vào thiên
nhiên; vẫn luẩn quẩn trong cái vòng phát tri ển của nền văn minh nông
nghiệp, mặc dù từ những năm 60 của thế kỷ XX này, chúng ta đã ti ến hành
cơng nghiệp hố đất nước. Trước những đổi thay đầy bất ngờ của thời đại,
của đất nước, lý tưởng đạo đức sinh thái "Thiên - Nhân hoà đ ồng" chắc
chắn không thể giữ vững theo cái nghĩa truy ền thống nữa. Con người Việt
Nam cần phải khai thác và khai thác nhi ều hơn nữa các ngùôn tài nguyên
thiên nhiên và môi trư ờng để phát triển xã hội, trước hết là phát tri ển lực

lượng sản xuất, nghĩa là con người cần phải biết khai thác và sử dụng triệt
để giá trị sử dụng và giá trị thực dụng của các yếu tố tự nhiên. Bởi vì, cho
đến nay, nguồn vật chất và năng lượng cần thiết cho sự tồn tại của con
người và sự phát tri ển của xã hội chủ yếu vẫn còn phải lấy từ thiên nhiên.
Biết khai thác và s ử dụng một cách có hi ệu quả những tính năng vốn có của
thiên nhiên là m ột việc làm rất cần thiết, chứng tỏ một bước tiến bộ mới
của xã hội, của lực lượng sản xuất.
Vấn đề đặt ra cho th ế hệ chúng ta và cá c thế hệ tiếp theo là không th ể
ngừng khai thác, sử dụng các nguồn tài ngun thiên nhiên và mơi trư ờng
để bảo tồn lý tưởng đạo đức sinh thái "Thiên - Nhân hoà đồng" theo ki ểu
truyền thống, song cũng khơng th ể vì sự phát triển của xã hội trước mắt mà
đành hy sinh môi trư ờng sống, đành tri ệt tiêu cơ h ội phát triển của các thế
hệ mai sau.
Sự chuyển đổi hiện nay của các giá trị đạo đức sinh thái là từ chỗ đề cao lý
tưởng đạo đức "Thiên - Nhân hoà đồng" mà thực chất là con người chỉ biết
sống dựa dẫm và phụ thuộc mù quáng vào các l ực lượng tự nhiên, khơng
dám hay nói đúng hơn là không đ ủ khả năng tác động mạnh mẽ lên tự
nhiên, sang lý tưởng "Nhân định thắng Thiên" theo ki ểu cực đoan. Lúc này,
con người chỉ biết khai thác, khai thác th ật nhiều và thật nhanh các giá trị
sử dụng của các ngu ồn tài nguyên thiên nhiên đ ể thoả mãn không ng ừng
nhu cầu ngày càng cao của mình. Đây là một bước đột phá, m ột bước
chuyển đổi tất yếu và khách quan của xã hội trong quá trình phát tri ển.


Song, điều cần phải nói đến ở đây là, bước chuyển đổi sẽ được thực hiện
như thế nào - dài hay ng ắn, hậu quả rồi sẽ ra sao ? Đi ều này hồn tồn phụ
thuộc vào hoạt động có ý thức của con người trong lĩnh vực mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên. Ở đây, đạo đức sinh thái gi ữ vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ đó. Sự suy thối của đạo
đức sinh thái hi ện nay có ngun nhân tr ực tiếp của việc đặt lợi ích kinh tế

trước mắt của con người lên trên h ết. Cần phải có một đạo đức sinh thái
mới thay thế cho đạo đức sinh thái hiện tại. Đạo đức sinh thái mới cần phải
dựa trên cơ sở của lý tưởng "Thiên - Nhân hoà đồng" hiện đại với mối quan
hệ thực sự hài hoà gi ữa con người và tự nhiên, trong đó khơng ch ỉ lợi ích
của con người được thoả mãn, mà cả những giá trị vốn có của tự nhiên cũng
luôn được bảo vệ, mọi hành vi của con người đối với tự nhiên đều được
điều chỉnh bởi những chuẩn mực đạo đức sinh thái mới. Điều đó có nghĩa
là, những giá trị của đạo đức sinh thái truyền thống đang được đặt trước
những thách thức to lớn của những điều kiện phát tri ển mới. Trước mắt,
chúng đang chuy ển đổi chỉ theo chiều hướng có lợi cho con người, vì lợi
ích trước mắt của con người và xã hội. Song, với mục tiêu phát tri ển lâu
bền, sự chuyển đổi của các giá trị đạo đức sinh thái như hi ện nay chắc chắn
sẽ bị phủ định. Con người Việt Nam cần phải xây dựng một đạo đức sinh
thái mới trên cơ sở tiếp thu và phát huy nh ững giá trị đạo đức sinh thái
truyền thống, phù hợp với những điều kiện phát tri ển mới của xã hội và
thời đại.
4. Một số giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái mới phù hợp với mục tiêu
phát triển lâu bền
Việc xây dựng đạo đức sinh thái mới cần phải được tiến hành ở tất cả mọi
thành tố của nó: ý th ức, quan ni ệm tình cảm đạo đức, quan hệ đạo đức mà
chủ yếu là quan h ệ lợi ích và hành vi đ ạo đức hiện thực.
Về mặt lý luận. Đạo đức sinh thái là s ự phản ánh về phương diện đạo đức
hiện thực mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ý thức, quan ni ệm đạo
đức sinh thái mới phải được xây dựng trên nền tảng triết lý hài hoà giữa
con người và thiên nhiên và trên cơ s ở lý tưởng đạo đức "Thiên - Nhân hoà
đồng" hiện đại, đó chính là ý th ức sinh thái mới, xuất hiện cùng với thời


đại. Có thể hiểu ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách tự giác của
con ngư ời về tự nhiên (các yếu tố của tự nhiên và quy lu ật hoạt động của

chúng), về vị trí, vai trò của con ngư ời trong mối quan hệ với tự nhiên và
về trách nhiệm, nghĩa vụ của con ngư ời trong vi ệc điều khiển một cách có ý
thức mối quan hệ đó. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên
truyền giáo dục dưới tất cả mọi hình thức : giáo dục về mơi trường trong
các trường học từ phổ thông cho đến đại học, giáo dục thông qua các
phương tiện thông tin đ ại chúng như sách, báo, truy ền thanh, truyền hình,
v.v. dần dần cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, trên
cơ sở đó hình thành nên ý th ức sinh thái mới.
Về quan hệ đạo đức sinh thái . Quan hệ đạo đức sinh thái th ể hiện trước tiên
qua quan hệ lợi ích. Quan hệ lợi ích giữ vai trò quan trọng trong vi ệc điều
chỉnh hành vi của con người trong xã h ội. Do đó, có thể sử dụng cơ chế lợi
ích như một cơng cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi đ ạo đức của con ngư ời.
Trong xã hội, lợi ích thường được điều chỉnh bằng biện pháp kinh t ế, biện
pháp luật pháp, và m ột phần bằng đạo đức.
Mọi hành vi đạo đức của con người đều gắn liền với lợi ích. Lợi ích, về mặt
khách quan, được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhưng, trong th ực tế cuộc
sống, hành vi của con người rất đa dạng và phức tạp, từ những hành động
to lớn, quan trọng cho đến những hành động nhỏ nhặt trong cu ộc sống đời
thường. Do vậy, pháp lu ật không thể can thiệp để điều chỉnh mọi hành vi
của con người. Điều đó có nghĩa là, pháp lu ật khơng bao giờ có thể bao
qt hết mọi hành vi chưa đ ạt đến mức độ phải xem xét bằng pháp lu ật. Ở
đây, chúng ta phải cần đến đạo đức.
So với các biện pháp kinh t ế và luật pháp, sự điều chỉnh lợi ích bằng đạo
đức địi hỏi ở con người một trình độ nhận thức cao hơn - trình độ tự ý
thức. Đối với đạo đức sinh thái, sự tự ý thức này cịn địi hỏi ở mức độ cao
hơn. Bởi vì, trong m ối quan hệ giữa con người và tự nhiên khơng có s ự phù
hợp trực tiếp về lợi ích giữa chủ thể đạo đức (con người) với khách th ể đạo
đức (tự nhiên) - một tiêu chí quan trọng và cơ bản để điều chỉnh hành vi
đạo đức của con người. Con người với tư cách là chủ thể của đạo đức bao
giờ cũng là kẻ thu lợi ích về cho mình. Cịn s ự "trả thù" của tự nhiên chỉ



xảy ra sau t ất cả những gì con người đã gây tác hại nghiêm trọng đến tự
nhiên - nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, n ạn ô nhiễm nặng nề môi
trường sống đến mức vượt quá ngưỡng chịu đựng của nó. Đến lúc đó, con
người mới nhận ra thảm hoạ thì đã q muộn. Do đó, trong m ối quan hệ với
tự nhiên, đạo đức sinh thái đòi hỏi ở con người một sự tự giác rất cao. Sự
tự giác này chỉ có thể có được khi con người thật sự hiểu biết về tự nhiên,
hiểu biết được vai trị và v ị trí của mình trong quan h ệ với nó và có một
tình u thiên nhiên lành m ạnh, trong sáng.
Về hành vi đạo đức sinh thái . Hành vi đ ạo đức sinh thái là bi ểu hiện cao
nhất của đạo đức sinh thái. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bởi một hệ
chuẩn (hệ thống các chu ẩn mực), các giá trị đạo đức sinh thái. H ệ thống các
nguyên tắc, chuẩn mực hay tiêu chu ẩn của đạo đức sinh thái được hình
thành trên cơ sở của ý thức đạo đức sinh thái (tư tưởng, quan niệm, tình
cảm của con người đối với thiên nhiên) và quan h ệ đạo đức sinh thái, chủ
yếu là quan hệ lợi ích.
Việc sử dụng dư luận xã hội, phong tục, tập quán để điều chỉnh hành vi của
con người trong đi ều kiện nước ta là vô cùng c ần thiết. Biện pháp s ử dụng
dư luận xã hội đã trực tiếp tác động vào tâm lý các cá nhân và tâm lý xã h ội
của con người. Trước đây, đồng bào các dân tộc miền núi có "luật tục", ở
các làng quê Việt Nam đã có "Hương ước" - những cơng cụ hữu hiệu để
điều chỉnh hành vi của con người đối với tự nhiên. Ngày nay, "luật tục"
đang bị xố bỏ, trong khi đó, luật pháp chưa th ực sự đi vào đời sống xã hội,
chưa thấm vào ý th ức của con người. Đó là m ột khó khăn lớn mà con người
khơng thể dễ dàng khắc phục được. Song, một tín hiệu đáng khích l ệ đang
dần dần được phổ biến là ở nhiều thôn, xã đã tiến hành xây d ựng các bộ
Hương ước mới, ... Chắc chắn rằng, những bộ Hương ước mới này sẽ góp
phần quan trọng khơng chỉ trong việc điều chỉnh hành vi đ ạo đức giữa con
người với con người trong xã hội, mà cịn góp ph ần tích cực điều chỉnh

hành vi đạo đức của con người đối với môi trường tự nhiên xung quanh.


(1) C.Mác
(2)
Hồ Chí và
Minh.
Ph.Ăngghen.
Tồn tập, Tồn
t.9. Nxb
tập,
t.42. Nxb
Chính
trị Quốc
Chínhgia,
trị Quốc
Hà N ội,
gia,2000,
Hà Nội,
2000, tr. 170.
tr.506.



×