Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Cơ quan bảo hiến trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.77 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***-----------

TRƯƠNG THỊ BÍCH LAN
MSSV: 1853801015093

CƠ QUAN BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2018 – 2022

Người hướng dẫn: ThS. Vũ Lê Hải Giang

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Vũ Lê Hải Giang, đảm bảo tính chính
xác, trung thực và tuân thủ đúng các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo.
Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan trên.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh cùng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước vì đã tạo điều kiện thuận lợi để
tác giả thực hiện cơng trình nghiên cứu này. Và tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đặc
biệt đến Thạc sĩ Vũ Lê Hải Giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên từ khi
bắt đầu cho đến khi hoàn thiện cơng trình nghiên cứu này!

TÁC GIẢ


Trương Thị Bích Lan


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................4
7. Kết cấu đề tài.....................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN BẢO HIẾN .......6
1.1.

Hiến pháp và vai trò của Hiến pháp trong xã hội hiện đại ..................6

1.1.1.

Khái niệm Hiến pháp ...........................................................................6

1.1.2.

Đặc điểm Hiến pháp ............................................................................7

1.1.3.

Vai trò của Hiến pháp trong xã hội hiện đại.......................................8


1.2.

Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến ..........................................10

1.2.1.

Khái niệm bảo hiến (constitutional review/ judicial review) ............10

1.2.2.

Vai trò của cơ quan bảo hiến .............................................................12

1.2.3.

Đặc điểm của cơ quan bảo hiến .........................................................12

1.2.4.

Phân loại mơ hình bảo hiến ...............................................................14

1.2.4.1. Mơ hình bảo hiến tập trung (Concentrated system) ......................14
1.2.4.2. Mơ hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional
control) ........................................................................................................15
1.2.5.

Phân loại phương pháp bảo hiến .......................................................16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ QUAN BẢO HIẾN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI ......................................................................................................................19

2.1.

Cơ quan bảo hiến tại Hoa Kỳ ................................................................19

2.1.1.

Lịch sử ra đời ....................................................................................19

2.1.2.

Vị trí, tính chất pháp lý ......................................................................20


2.1.3.

Chức năng .........................................................................................22

2.1.4.

Hình thức hoạt động ..........................................................................23

2.2.

Cơ quan bảo hiến tại Đức ......................................................................24

2.2.1.

Lịch sử ra đời ....................................................................................24

2.2.2.


Vị trí, tính chất pháp lý ......................................................................25

2.2.3.

Chức năng .........................................................................................27

2.2.4.

Hình thức hoạt động ..........................................................................29

2.3.

Cơ quan bảo hiến tại Pháp ....................................................................30

2.3.1.

Lịch sử ra đời ....................................................................................30

2.3.2.

Vị trí, tính chất pháp lý ......................................................................31

2.3.3.

Chức năng .........................................................................................33

2.3.4.

Hình thức hoạt động ..........................................................................34


2.4.

Cơ quan bảo hiến tại Campuchia .........................................................37

2.4.1.

Lịch sử ra đời ....................................................................................37

2.4.2.

Vị trí, tính chất pháp lý ......................................................................37

2.4.3.

Chức năng .........................................................................................39

2.4.4.

Hình thức hoạt động ..........................................................................40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................43
CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
...............................................................................................................................44
3.1. Cơ chế bảo hiến trong lịch sử lập hiến Việt Nam ...................................44
3.1.1. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 1946 ..........................................44
3.1.2. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 1959 ..........................................45
3.1.3. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 1980 ..........................................47
3.1.4. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
.........................................................................................................................48

3.2. Cơ quan bảo hiến tại Việt Nam hiện nay ................................................49
3.3. Một số đề xuất ............................................................................................52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................58


PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiến pháp đại diện cho nền dân chủ của một quốc gia, thể hiện ý chí, quyền
lực của nhân dân. Trong hệ thống pháp luật quốc gia, Hiến pháp là tiền đề cho việc
xây dựng các đạo luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống, chính trị của
một quốc gia. Tuy nhiên, Hiến pháp lại có nguy cơ bị xâm phạm nhiều nhất, trong
lịch sử khơng ít các đạo luật, các văn bản dưới luật bị tuyên vi hiến. Chính vì lẽ đó
các mơ hình bảo hiến ra đời và ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, xây
dựng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh quốc gia nhằm bảo vệ tốt nhất Hiến pháp.
Việt Nam luôn hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đề cao vai trò của pháp luật trong mọi hoạt động từ đời sống, chính trị, văn
hóa và xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng, văn minh, quyền con người, tự do cá
nhân. Vì vậy Hiến pháp cần phải được bảo vệ trước nguy cơ xâm phạm. Tuy nhiên,
hiện nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng một cơ quan chuyên trách nào thực hiện chức
năng bảo hiến.
Từ lý do trên, em xin chọn đề tài: “Cơ quan bảo hiến trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn đúc kết được từ
những nghiên cứu về vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, đặc điểm, tính chất pháp lý, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn… của các cơ quan bảo hiến ở một số quốc gia trên thế
giới để đưa ra một số đề xuất đóng góp sớm xây dựng hồn thiện cơ quan bảo hiến ở

Việt Nam trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay nghiên cứu về Hiến pháp và các mơ hình bảo hiến khơng cịn là đề
tài mới mẻ đối với các học giả trên thế giới cũng như Việt Nam, vì vậy có khơng ít
các bài nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến những cơng trình nghiên cứu
nổi bật như là:
2.1. Trong nước
Đầu tiên là bài luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Hải Đường (2015) mang tên Sự
lựa chọn mô hình bảo hiến Việt Nam. Tác giả nghiên cứu cơ sở hình thành và phát
triển của các mơ hình bảo hiến trên thế giới cũng như sự hình thành và phát triển mơ
hình bảo hiến ở Việt Nam thơng qua đó đề xuất mơ hình bảo hiến phù hợp cho Việt
Nam. Bên cạnh đó, tác giả Hồng Văn Tú (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về cơ quan bảo hiến ở Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Đề tài nghiên cứu
về cơ sở lý luận về bảo hiến và cơ quan bảo hiến, khái quát về cơ quan bảo hiến ở
Việt Nam và đưa ra hướng đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan bảo
hiến ở Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.


2
Tiếp đến là hai bài nghiên cứu của tác giả Thái Vĩnh Thắng: Nhu cầu bảo hiến
và mơ hình cơ quan bảo hiến phù hợp với Việt Nam (2009) và Các mơ hình cơ quan
bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mơ hình phù hợp với Việt Nam (2013). Tác giả
hướng đến phân tích những nhu cầu cần bảo hiến ở Việt Nam, nghiên cứu về mơ hình
bảo hiến ở Hịa Kỳ, mơ hình Hội đồng Hiến pháp, mơ hình Tịa án Hiến pháp và mơ
hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến. Từ đó đưa ra ý tưởng lựa chọn
mơ hình cơ quan bảo hiến phù hợp cho Việt Nam.
Ngồi ra cịn bài viết Thấy gì từ những đổi mới của cơ quan bảo hiến ở Thái
Lan của tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân (2011). Bài viết nghiên cứu về cơ quan bảo
hiến ở Thái Lan từ đó đưa ra một vài gợi mở cho Việt Nam cho việc xây dựng cơ
quan bảo hiến.

Một số bài nghiên cứu khác như: Cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam hiện
nay thực trạng và kiến nghị của tác giả Phan Thị Ngân (2013); hay công trình Hồn
thiện cơ chế giám sát Hiến pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam của tác giả Nguyễn Ý Ngọc (2014). Cả hai đề tài nghiên cứu về một số vấn
đề lý luận về cơ chế giám sát Hiến pháp, thực trạng cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt
Nam hiện nay và phương pháp đổi mới.
2.2. Nước ngồi
Khơng chỉ những học giả ở Việt Nam mà những học giả ở rất nhiều quốc gia
cũng nghiên cứu về cơ quan bảo hiến, một số đề tài nghiên cứu ở nước ngoài về cơ
quan bảo hiến như:
Thứ nhất, cơng trình của tác giả Tom Ginsburg (2003) mang tên Judicial
Review in New Democracies: Constitutional Courts in Asian Cases. Bài viết xoay
quanh vấn đề: Tại sao phải giám sát Hiến pháp, hình thành quyền giám sát, tịa án
hiến pháp của Mông Cổ, Đài Loan và Hàn Quốc.
Thứ hai, cơng trình nghiên cứu Constitutional review in Europe and in the
United States: Influences, Paradoxes and Convergence của tác giả Wojciech
Sadurski (2011). Ở cơng trình này tác giả tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng
của chủ nghĩa hợp hiến Hoa Kỳ đến sự phát triển của các phương pháp tiếp cận của
châu Âu đối với vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật, sau đó chỉ ra những
tương đồng và lý giải cho những khác biệt ở mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ và châu
Âu.
Thứ ba, là bài viết The origins of the Judicial review của tác giả Yoo, John C,
Prakash, Saikrishna B (2003), bài viết đề cập đến nguồn gốc pháp lý, cấu trúc, lịch
sử bảo hiến.


3
Thứ tư, cơng trình của tác giả Ruth Levush (2020) mang tên The constitutional
council and judicial review in France. Bài viết so sánh luật pháp và thể chế của Hoa
Kỳ với các cơ quan Pháp, mơ tả một số khía cạnh của hoạt động xem xét Hiến pháp

ở Pháp.
Mặc dù những đề tài nghiên cứu trong nước đều theo hướng nghiên cứu về các
mơ hình bảo hiến trên thế giới nhằm hướng đến đề xuất mơ hình phù hợp cho Việt
Nam. Nhưng các đề tài trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số mơ hình chung
chung, khơng đi vào nghiên cứu từng mơ hình của một số quốc gia cụ thể, hoặc nếu
có cũng chỉ điểm qua vài đặc điểm nhất định như: chủ thể bảo hiến, quyền khởi kiện
và giá trị các phán quyết. Chứ không đi sâu vào nghiên cứu từng mơ hình cụ thể ở
một số quốc gia nhất định cũng như tìm hiểu đặc điểm về cách thức thành lập, vị trí
pháp lý, tính chất pháp lý, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan bảo hiến để tìm ra ưu điểm, nhược điểm và mức độ phù hợp cho việc
xây dựng mơ hình bảo hiến ở Việt Nam. Cịn những đề tài ở nước ngồi tất nhiên
khơng hướng đến việc xây dựng mơ hình bảo hiến ở Việt Nam. Vì vậy, thơng qua đề
tài “Cơ quan bảo hiến trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả trên
cơ sở nghiên cứu về những đặc điểm cụ thể của các cơ quan bảo hiến ở một số quốc
gia trên thế giới từ đó đưa ra đưa xuất mơ hình bảo hiến cho Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề tài tìm hiểu về các cơ quan bảo hiến ở một số quốc gia trên thế giới từ đó
đưa ra những đề xuất góp phần xây dựng cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng
bảo hiến ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Nhằm hướng đến hồn thiện mục tiêu chung, khóa luận cần đạt được những
mục tiêu cụ thể sau:
Nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến, hiểu được
tầm quan trọng của cơ quan bảo hiến trong việc bảo vệ Hiến pháp.
Nghiên cứu các đặc điểm của các cơ quan bảo hiến ở một số quốc gia trên
thế giới đồng thời so sánh đánh giá ưu, nhược điểm của từng mơ hình nhằm hướng
đến lựa chọn mơ hình phù hợp cho Việt Nam.
Nghiên cứu về các cơ chế bảo hiến trong lịch sử lập pháp Việt Nam và
hiện nay, từ đó đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng hoàn thiện cơ quan bảo hiến

tại Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


4
Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ quan bảo hiến tại một số quốc gia trên thế
giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Campuchia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài hướng đến nghiên cứu về các cơ
quan bảo hiến tại các quốc gia: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Campuchia và cơ chế bảo hiến
tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu về cơ chế bảo hiến qua
các bản Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946 đến nay và nghiên cứu về các
cơ quan bảo hiến theo quy định pháp luật hiện hành ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Đức,
Pháp và Campuchia.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm đổi mới nhà nước và pháp
luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp luận: đề tài vận dụng phương pháp biện chứng duy vật.
Phương pháp so sánh: đề tài tiến hành nghiên cứu đặc điểm các cơ quan bảo
hiến tại một số quốc gia trên thế giới từ đó so sánh đánh giá mức độ phù hợp của các
mơ hình đó.
Phương pháp lịch sử: đây là phương pháp được dùng để xem xét lịch sử ra đời
của các cơ quan bảo hiến được đề cập trong Chương 2; đồng thời xem xét những quy
định liên quan đến bảo hiến ở Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946 đến nay.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trong Chương 1 phương pháp phân tích
được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến. Trong Chương 2
phương pháp này dùng để phân tích các đặc điểm của các mơ hình ở một số quốc gia

trên thế giới và trong Chương 3 phương pháp dùng để phân tích cơ quan bảo hiến ở
Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với
phương pháp phân tích, từ những phân tích đánh giá, so sánh sẽ đi đến tổng hợp để
đưa ra đề xuất cho việc xây dựng cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo hiến
ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa đề tài
Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên
trách. Mặc dù ý thức được tầm quan trọng của vấn đề thế nhưng đến thời điểm hiện
tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách nào để thực hiện chức năng bảo
vệ Hiến pháp. Vì lẽ đó, thơng qua đề tài tác giả mong muốn được đóng góp:
Về mặt lý luận: đề tài giúp hệ thống lại quan điểm xoay quanh vấn đề bảo hiến,
đưa ra khái niệm khái quát về hiến pháp, bảo hiến; đặc điểm, vai trò của hiến pháp;


5
đặc điểm, vai trị và phân loại mơ hình bảo hiến. Mặt khác, đề tài nghiên cứu đặc
điểm cơ quan bảo hiến ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Campuchia để từ đó rút ra kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng cơ quan bảo hiến phù hợp nhất.
Về mặt thực tiễn: đề tài có đưa ra đề xuất về một mơ hình cơ quan bảo hiến
cho Việt Nam. Ngồi ra, đề tài cịn có giá trị tham khảo cho các cơng trình nghiên
cứu về sau liên quan đến vấn đề bảo hiến.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài Mục lục, Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, thì
Phần nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến
Chương 2: Cơ quan bảo hiến tại một số quốc gia trên thế giới
Chương 3: Cơ chế bảo hiến tại Việt Nam và một số đề xuất


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN BẢO HIẾN
1.1. Hiến pháp và vai trò của Hiến pháp trong xã hội hiện đại
1.1.1. Khái niệm Hiến pháp
Cho đến hiện tại có rất nhiều quan điểm của các học giả khác nhau về khái
niệm Hiến pháp. Điểm qua một vài quan điểm của các học giả nước ngoài: đầu tiên
là quan điểm của hai nhà nghiên cứu người Anh là B. Jones và D. Kavanagh đã định
nghĩa: “Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị” 1. Tiếp
đến, học giả M. Beloff và G. Peele định nghĩa Hiến pháp bằng cách nhấn mạnh đến
tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của Hiến pháp: “Hiến pháp là tổng thể các quy
định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thống chính
trị”2. Ngồi ra, Georges Burdeau, nhà chính trị học và hiến pháp học người Pháp, đã
xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tùy tiện của nhà
nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước,
khi đưa ra định nghĩa rằng: “Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà
nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những
người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó
với công dân”3.
Theo từ điển tiếng Việt: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy
định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy
nhà nước”4.
Theo Điều 119 Hiến pháp năm 2013 thì Hiến pháp được xem là luật cơ bản
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong
hệ thống pháp luật.
Tóm lại, Hiến pháp được hiểu là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của
mỗi quốc gia, có giá trị pháp lý cao nhất, quy định về những vấn đề cơ bản và quan
trọng nhất của: chế độ chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, các
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của
các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương5. Dù có nhiều quan điểm


1

B. Jones, D. Kavanagh (1979), British Politics Today, Manchester, p.8.
M. Beloff, G. Peele (1980), The Government of the United Kingdom: Political Authority in a Changing
Society, WW Norton & Co, p.10.
3
Thái Vĩnh Thắng – Vũ Hồng Anh (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân,
tr.40, 41, 42.
4
Hồng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr.437.
5
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, tr.44.
2


7
khác nhau về khái niệm Hiến pháp nhưng nhìn chung các quan điểm đều làm bật lên
vai trò rất quan trọng của Hiến pháp đối với mỗi một quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm Hiến pháp
Hiến pháp có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản,
quan trọng nhất của một quốc gia, bao gồm: bản chất nhà nước, nguyên tắc tổ chức
quyền lực nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt trong bộ máy
nhà nước. Hiến pháp chính là khuôn mẫu để các văn bản pháp luật khác dựa vào đó
mà quy định chi tiết những vấn đề cơ bản có trong hiến pháp, nhưng khơng được quy
định trái với hiến pháp.
Thứ hai, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của
một quốc gia. Hiệu lực hiến pháp cao nhất trong một quốc gia, đối với mọi cá nhân,

tổ chức, cơ quan nhà nước, mọi hành vi xâm phạm hiến pháp đều sẽ bị xử phạt nghiêm
minh. Các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp và
không được trái với Hiến pháp, mọi văn bản trái với Hiến pháp sẽ khơng có hiệu lực
pháp luật và bị từ chối áp dụng trên thực tiễn đời sống, xã hội. Bên cạnh đó, để bảo
vệ tính cao tối của hiến pháp nhiều quốc gia trên thế giới quy định vấn đề bảo vệ hiến
pháp.
Thứ ba, Hiến pháp là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân. Để bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân Hiến pháp
đã ghi nhận vào trong Hiến pháp nhằm tránh sự xâm phạm từ các cơ quan nhà nước,
mặt khác các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ các quyền con người,
quyền công dân. Hiến pháp ghi nhận các quyền tự do cơ bản cho con người bao gồm:
quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc,... Bên cạnh đó, Hiến
pháp quy định một số nghĩa vụ buộc công dân tuân theo, nhằm cân bằng giữa quyền
và nghĩa vụ, trao quyền nhưng đồng thời cũng ràng buộc nghĩa vụ để tránh sự tùy
tiện, ổn định trật tự công cộng, dễ điều hành quản lý đất nước hơn.
Thứ tư, Hiến pháp là văn bản ấn định quyền lực nhà nước thông qua các quy
định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt từ trung ương đến
địa phương. Chỉ có Hiến pháp mới có quyền quy định việc thành lập hay bãi bỏ các
cơ quan này, các văn bản pháp luật dưới hiến pháp không được quy định mới các cơ
quan nhà nước mà chỉ được quyền cụ thể hóa những quy định của hiến pháp. Hiến
pháp được xây dựng dựa trên ý chí của nhân dân, đại diện cho quyền làm chủ của


8
nhân dân. Thông qua Hiến pháp nhân dân trao quyền quản lý nhà nước cho các cơ
quan và để tránh sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan này nên thông qua Hiến pháp
quy định tổ chức và hoạt động của một số cơ quan nhà nước then chốt trong một
khn khổ nhất định.
1.1.3. Vai trị của Hiến pháp trong xã hội hiện đại
Như cách mà Maurice Hauriou - một nhà nghiên cứu luật học người Pháp nhìn

nhận về hiến pháp: “Kể hình thức bên ngồi Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp
luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến
pháp là tổng thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, khơng
phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”6. Cũng phần
nào cho ta thấy tầm quan trọng và tính pháp lý tối cao của Hiến pháp. Không một
quốc gia nào trên thế giới là khơng có Hiến pháp. Vậy lý do vì sao mà mỗi một quốc
gia đều cần phải có Hiến pháp? Hiến pháp giữ vai trò quan trọng như thế nào đối với
mỗi quốc gia?
Trong lịch sử lập hiến thế giới, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên xuất hiện ở
Hoa Kỳ, mà tiền thân là bản Điều lệ Liên bang nhằm mục đích thành lập liên minh
giữa các bang trong chiến tranh giành độc lập. Sau khi giành độc lập Hoa Kỳ lại rơi
vào khủng hoảng trầm trọng mà nguyên nhân chính do hạn chế của bản Điều lệ liên
bang. Khơng cịn đủ thực quyền, khơng thể đại diện cho Hoa Kỳ trong lĩnh vực đối
ngoại, nhà nước Liên bang đứng trước nguy cơ tan rã. Trước nguy cơ đó, George
Washington chủ trì hội nghị sửa đổi bản Điều lệ liên bang nhằm xây dựng một nhà
nước liên bang vững mạnh và đánh dấu cho sự ra đời của Hiến pháp năm 1787.
Dù là Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có chung những vai trị
quan trọng đối với đời sống xã hội và nhà nước của quốc gia đó, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với một quốc gia, Hiến pháp là luật cơ bản hay “luật gốc” có giá
trị pháp lý tối cao7. Do vậy Hiến pháp giữ vai trò là tiền đề cho việc xây dựng hệ
thống các văn bản pháp luật. Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng và cơ bản
nhất về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hình thành “gốc” trong việc xây dựng ban
hành văn bản pháp luật, văn bản ban hành chi tiết của các cơ quan nhà nước về những
vấn đề này phải tuân theo Hiến pháp, không trái với Hiến pháp. Đồng thời, Hiến pháp
cũng là khuôn mẫu của sự xem xét, đánh giá tính hợp hiến của một đạo luật.
Thứ hai, Hiến pháp giúp ổn định và bảo vệ chủ quyền của một quốc gia. Vì
Hiến pháp phục vụ mục đích thiết lập cơ sở chính trị và xã hội cho một cộng đồng
6

M. Hauriou (1938), Précis elémentaire de Droit Constitutionel, Librairie du Recueil Sirey - Paris, p.73.

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, tr.44.
7


9
chính trị, nên nó đảm bảo sự ổn định chính trị và giữ nguyên chủ quyền của cộng
đồng. Nếu một quốc gia khơng có một cơ cấu chính trị vững chắc, thì quốc gia đó sẽ
dễ bị tấn cơng bởi các cường quốc bên ngoài.
Thứ ba, Hiến pháp là văn bản mà qua đó nhân dân phân cơng và trao quyền
cho các cơ quan nhà nước: quyền lập pháp cho Quốc hội (Nghị viện), quyền hành
pháp cho Chính phủ, và quyền tư pháp cho Tòa án. Nguồn gốc quyền lực nhà nước
là nhân dân thông qua Hiến pháp nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước và
sử dụng Hiến pháp như phương tiện để nhân dân giới hạn quyền lực của các cơ quan
nhà nước này, nhằm ngăn chặn chế độ chun quyền, góp phần hình thành nên chủ
nghĩa hợp hiến ở một quốc gia8.
Thứ tư, Hiến pháp đề cao quyền con người, quyền công dân và các giá trị dân
chủ9. Hiến pháp có tầm quan trọng lớn trong thế giới dân chủ hiện đại. Hiến pháp ở
những quốc gia dân chủ đảm bảo cho người dân được tham gia ứng cử vào những vị
trí trong bộ máy nhà nước, tham gia vào hoạt động quản lý đất nước một cách bình
đẳng. Ngồi ra, Hiến pháp cịn quy định cho mọi người quyền sống, quyền hạnh phúc,
các quyền tự do như tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm đối với những người cầm
quyền, cơ quan nhà nước. Hiến pháp cũng nhằm mục đích bảo đảm các quyền con
người cơ bản của công dân. Điều này là cần thiết để đảm bảo rằng Nhà nước là của
nhân dân.
Thứ năm, Hiến pháp có vai trị quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp
quyền. Nhà nước pháp quyền được hiểu là pháp luật sẽ đặt trên quyền lực chính trị,
pháp luật là tối cao đối với mọi cơ quan nhà nước và tất cả cá nhân trong xã hội –
khơng ai có thể đặt cao hơn pháp luật. Mà trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia
Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất và là nền tảng để xây dựng các văn

bản pháp luật, do đó Hiến pháp giữ vai trị quan trọng trong việc xây dựng nhà nước
pháp quyền. Và để xây dựng được nhà nước pháp quyền cần phải bảo vệ Hiến pháp
tốt nhất, tránh khỏi mọi xâm phạm.
Vì những đặc điểm và vai trò rất quan trọng của Hiến pháp nên cần phải có
một cơ chế hay một thủ tục nào đó hiệu quả để bảo vệ Hiến pháp, nếu khơng thì
những đặc điểm, vai trị quan trọng của Hiến pháp sẽ không được phát huy và ứng
dụng vào thực tiễn đời sống. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiệu quả chỉ có thể được thực
hiện bởi một cơ quan cụ thể chứ không phải là một cơ chế mang tính trừu tượng,

Phan Trung Lý, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Sĩ Dũng (2012), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước
trên thế giới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, tr.19.
9
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, tr.44.
8


10
chung chung. Bên cạnh đó, việc bảo vệ Hiến pháp ở đây khơng chỉ dừng lại ở việc
xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật mà còn bảo vệ sự thực thi Hiến pháp
trên thực tế, làm sao cho những quy định trong Hiến pháp đi vào trong đời sống xã
hội mà không phải chỉ dừng lại ở những quy định trên giấy, mang tính lý thuyết. Có
thể hiểu rằng bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ cho sự dân chủ, bảo vệ công dân, bảo
vệ chế độ nhà nước pháp quyền của mỗi quốc gia.
1.2. Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến
1.2.1. Khái niệm bảo hiến (constitutional review/ judicial review)
Bảo hiến tức là bảo vệ Hiến pháp. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện chính
trị của mỗi quốc gia mà thuật ngữ “bảo hiến” được gọi là giám sát hiến pháp
(constitutional review) hay giám sát tư pháp (judicial review).
Theo từ điển Cambridge Dictionary thuật ngữ “judicial review” được định

nghĩa là một quy trình mà ở đó các quyết định hay đạo luật của các cơ quan: Nghị
viện, Chính phủ, hoặc một tổ chức cơng cộng được tịa án xem xét để đánh giá về
tính hợp hiến10.
Theo từ điển Black’s Law Dictionary thuật ngữ “judicial review” được hiểu là
quyền của tòa án trong việc xem xét các hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là quyền của tòa án trong việc làm vơ hiệu hóa các hoạt động của nhánh lập pháp
và hành pháp khi hoạt động đó vi hiến11.
Cả từ điển Cambridge Dictionary và Black’s Law Dictionary chỉ có định nghĩa
thuật ngữ “judicial review” mà khơng có định nghĩa về “constitutional review”. Theo
cách định nghĩa của cả hai từ điển trên thì “judicial review” ln gắn với hoạt động
của cơ quan tư pháp (tịa án), hay nói cách khác tòa án là chủ thể của hoạt động xem
xét, đánh giá về tính hợp hiến của các đạo luật, hành vi của nhánh lập pháp và tư
pháp.
Trong tiếng Việt từ “bảo hiến” là loại từ ghép, được ghép bởi hai từ “bảo vệ”
và “Hiến pháp”. Theo đó, “bảo vệ” được hiểu là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ
cho ln ln được ngun vẹn12, cịn “Hiến pháp”, như đã phân tích ở trên là đạo
luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, có giá trị pháp lý cao nhất,
quy định về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của: chế độ chính trị, chính sách
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân; tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương

10

Xem Cambridge Dictionary: (accessed
in 06/06/2022).
11
Bryan A. Garner (2004), Black’s Law Dictionary, Thomson West, p.2479.
12
Theo Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr.40



11
và địa phương. Từ đó có thể giúp ta hiểu rằng bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) là bảo vệ
đạo luật gốc của quốc gia tránh khỏi sự xâm phạm, giữ nguyên vẹn giá trị pháp lý tối
cao của nó, bảo vệ những quy định có trong Hiến pháp cũng như việc thực thi những
quy định đó trên thực tế.
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý vẫn chưa có một khái niệm bảo hiến nào
chung và chính xác nhất. Trong bài nghiên cứu của mình Mark Elliott cho rằng: “Bảo
hiến là một quá trình mà các hoạt động lập pháp và hành pháp phải được cơ quan tư
pháp xem xét lại”13. Trong khi đó Arne Mavcic định nghĩa: “Bảo hiến là việc đánh
giá tính hợp hiến của các đạo luật ở một số quốc gia, được xem là một hệ thống ngăn
ngừa vi phạm các quyền được hiến pháp trao đảm bảo tính hiệu lực, sự ổn định và
bảo tồn của nó”14. Cịn thuật ngữ “giám sát tư pháp” trước nay thường hay gắn với
chức năng của các tòa án, Hiến pháp của một số quốc gia trao quyền cho cơ quan tư
pháp, qua đó cơ quan tư pháp có thể kiểm tra việc ban hành các văn bản của cơ quan
lập pháp, hành pháp, từ trung ương đến địa phương để xem xét các văn bản đó có phù
hợp với Hiến pháp hay khơng15.
Nói chung, bảo hiến được hiểu như phương thức kiểm sốt tính hợp hiến của
các đạo luật, xem xét những đạo luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có phù
hợp với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp hay không. Theo nghĩa hẹp, bảo
hiến chỉ là bảo vệ tính hợp hiến của các đạo luật, các văn bản dưới luật, nhằm đảm
bảo sự phù hợp giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật đối với Hiến
pháp. Tuy nhiên, từ thực tiễn các quốc gia cho thấy rằng bảo hiến khơng chỉ dừng lại
ở việc bảo vệ tính hợp hiến của các đạo luật, mà còn được hiểu theo nghĩa rộng. Ở
cách hiểu này thì bảo hiến là bảo vệ tinh thần và nội dung của Hiến pháp. Tức giải
quyết các tranh chấp giữa hành pháp và lập pháp, giữa liên bang và bang, giữa trung
ương với địa phương; kiểm soát hành vi của Tổng thống cũng như các quan chức
hành pháp khác, giải quyết tranh chấp về kết quả bầu cử. Hoạt động bảo hiến hiện
nay không chỉ là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, mà
cịn có nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của hiến pháp như nền tảng của hệ thống luật

pháp quốc gia, bảo đảm các quyền và tự do hiến định, bảo đảm mối quan hệ hữu cơ
giữa các cơ quan nhà nước16.

13

Mark Elliott (2001), The constitutional foundations of Judicial review, Hart Pub, p.98
Arne Mavcic (2001), The Constitutional Review, BookWorld Publications, p.24
15
C. Neal Tate, Judicial review, (accessed in 14/4/2022)
16
Bùi Hải Đường (2015), Sự lựa chọn mơ hình bảo hiến ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội,
tr.9.
14


12
1.2.2. Vai trò của cơ quan bảo hiến
Tùy thuộc vào thể chế và điều kiện mà mỗi quốc gia xây dựng cơ quan bảo
hiến không giống nhau. Tuy nhiên, các cơ quan bảo hiến lại có chung những vai trị
nhất định:
Cơ quan bảo hiến nhằm bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp 17. Đây
là một trong những vai trò cơ bản và quan trọng nhất của cơ quan bảo hiến. Trong
quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội trong đời sống, khó tránh khỏi việc các cơ quan nhà nước có những sai phạm,
mâu thuẫn, không thống nhất với Hiến pháp. Cơ quan bảo hiến sẽ bảo vệ Hiến pháp
tránh khỏi điều đó và giúp tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Ngồi ra, cịn ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực của cơ quan nhà nước.
Cơ quan bảo hiến góp phần bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do cơ
bản của công dân. Các bản Hiến pháp được xây dựng trên tinh thần bảo vệ con người,
bảo vệ công dân, đảm bảo sự dân chủ. Một khi những quy định Hiến pháp bị vi hiến

- vi phạm nghiêm trọng quyền về con người, gây lên những ảnh hưởng xấu cho xã
hội. Do vậy, khi bảo vệ Hiến pháp tức cơ quan bảo hiến sẽ bảo vệ luôn cả nền dân
chủ của quốc gia và những quyền cơ bản của con người, của công dân được Hiến
pháp ghi nhận.
Cơ quan bảo hiến tạo điều kiện tiên quyết để có thể đưa Hiến pháp vào thực
tiễn cuộc sống18. Dù cho những quy định trong Hiến có hay đến đâu nhưng nếu khơng
được áp dụng vào thực tiễn đời sống thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì vậy, bảo vệ Hiến
pháp cũng chính là nhằm bảo hiện việc thực thi Hiến pháp trên thực tế, phải làm sao
đảm bảo cho những quy định ấy được áp dụng chứ khơng cịn là những quy định trên
giấy.
1.2.3. Đặc điểm của cơ quan bảo hiến
Cơ quan bảo hiến được lập ra nhằm chức năng quan trọng nhất là bảo vệ những
giá trị tốt đẹp được ghi nhận trong Hiến pháp và đảm bảo thực thi Hiến pháp vào thực
tế đời sống, tác giả cho rằng để thực hiện được chức năng đó thì cơ quan bảo hiến
phải có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức thường đơn giản, gọn nhẹ và được quy định trong
Hiến pháp. Khác so với những cơ quan nhà nước khác, cách thức tổ chức, thành phần,
hoạt động của cơ quan bảo hiến thường được quy định trong Hiến pháp, cơ cấu tổ
chức đơn giản, gọn nhẹ, thơng thường một cơ quan bảo hiến khơng có q nhiều
thành viên, khơng phân chia thành nhiều phịng, ban nhỏ chuyên biệt. Vì chức năng
17
18

Bùi Hải Đường (2015), tlđd (16), tr. 12
Bùi Hải Đường (2015), tlđd (16), tr. 13


13
bảo vệ Hiến pháp nên cần phải được quy định trong một văn bản pháp luật có giá trị
pháp lý cao là Hiến pháp, sẽ đảm bảo cho cơ quan bảo hiến được bảo vệ, tôn trọng.

Và việc tổ chức đơn giản, gọn nhẹ nhằm giảm khoản chi cho ngân sách nhà nước, dễ
điều hành quản lý, hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng bảo hiến.
Thứ hai, cơ quan bảo hiến mang tính độc lập. Do mục tiêu chính được lập ra
là để bảo vệ Hiến pháp nên đòi hỏi sự độc lập với các cơ quan khác trong bộ máy nhà
nước. Yếu tố độc lập giúp cơ quan bảo hiến thực hiện chức năng bảo hiến một cách
khách quan, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Nếu như không có sự độc lập, mà cịn q phụ thuộc vào một cơ quan thì rất có thể
cơ quan bảo hiến sẽ khơng khách quan khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật do
cơ quan đó ban hành. Ví dụ trong trường hợp, cơ quan bảo hiến quá phụ thuộc vào
Nghị viện thì cơ quan bảo hiến khơng thể bảo vệ hiến pháp bởi các đạo luật vi hiến
của Nghị viện. Hay trong trường hợp, ngân sách hoạt động của cơ quan bảo hiến bị
phụ thuộc bởi Chính phủ thì khi Chính phủ thực hiện hành vi vi hiến rất có thể cơ
quan bảo hiến sẽ khơng khách quan khi xem xét, đánh giá hành vi vi hiến đó của
Chính phủ, thậm chí bao che, “ngó lơ” cho hành vi vi hiến.
Thứ ba, có ngân sách hoạt động riêng và được quyền tự định đoạt sao cho phù
hợp. Bất kỳ một cơ quan nào muốn tồn tại phải có ngân sách nhằm đảm bảo cho quá
trình hoạt động của nó. Và hơn hết đảm bảo cho tính độc lập là sự khơng lệ thuộc về
mặt tài chính, muốn độc lập thì trước nhất cơ quan bảo hiến phải có ngân sách riêng
phục vụ cho những hoạt động của cơ quan. Từ đó mới có thể đảm bảo tính khách
quan trong quá trình thực hiện chức năng bảo vệ hiến pháp. Tuy nhiên, việc sử dụng
ngân sách phải báo cáo và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên biệt về ngân sách
nhằm tránh sự lạm dụng ngân sách sai mục đích.
Thứ tư, kết quả của hoạt động bảo hiến mang giá trị pháp lý cao19. Hầu hết
các phán quyết của cơ quan bảo hiến đưa ra đều có giá trị thi hành dù có hay khơng
cơ quan cưỡng chế thi hành. Một đạo luật bị tuyên vi hiến thì mặc nhiên khơng cịn
được áp dụng vào thực tiễn đời sống, mặc dù ở một số quốc gia việc tuyên bố một
đạo luật vi hiến chỉ có giá trị đối với các bên trong một tranh chấp. Ví dụ khi một đạo
luật bị tuyên vi hiến bởi Hội đồng hiến pháp ở Pháp thì đạo luật đó sẽ khơng có hiệu
lực trên thực tế. Ở Hoa Kỳ, một đạo luật bị Tòa án Tối cao liên bang tuyên bố là vi
hiến, từ chối áp dụng thì chỉ có giá trị pháp lý đối với các bên trong một vụ tranh chấp

đó, đạo luật vẫn cịn hiệu lực. Tuy nhiên, do truyền thống án lệ của Hoa Kỳ nên trên
thực tế đạo luật đó vẫn sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Hoàng Văn Tú (2013), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ quan bảo hiến ở Việt Nam khi sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp năm 1992”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, tr.29
19


14
1.2.4. Phân loại mơ hình bảo hiến
Hiện nay trên thế giới tồn tại 02 mơ hình bảo hiến phổ biến: mơ hình bảo hiến
tập trung và mơ hình bảo hiến phi tập trung.
1.2.4.1. Mơ hình bảo hiến tập trung (Concentrated system)
Mơ hình bảo hiến này phổ biến ở các nước châu Âu như: Áo, Pháp, Đức, Italia,
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Campuchia,... Đây là mơ
hình bảo hiến có cơ quan chun trách thực hiện chức năng bảo hiến (Tòa án Hiến
pháp hay Hội đồng bảo hiến). Trong đó, mơ hình Tịa án Hiến pháp thành lập đầu
tiên ở Áo vào năm 1920 gắn liền với những lập luận của Hans Kelsen20. Vài năm sau,
mơ hình này được du nhập sang Đức, Đức đã làm cho Tòa án Hiến pháp trở nên mẫu
mực và điển hình bằng chứng là mơ hình này khá phổ biến được rất nhiều các nước
trên thế giới lựa chọn áp dụng, hầu hết các nước ở khu vực châu Âu, châu Á và một
số nước châu Phi. Tòa án Hiến pháp chỉ được tiến hành xem xét tính hợp hiến của
một đạo luật do nghị viện ban hành sau khi đạo luật đó đã được nghị viện thơng qua
và phát huy hiệu lực trên thực tế. Các phán quyết về Hiến pháp của Tịa án Hiến pháp
có giá trị chung thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị.
Cịn mơ hình Hội đồng Hiến pháp ở Pháp gắn với những toan tính của Charles
De Gaulle, năm 1958 khi ơng lên làm Tổng thống với mong muốn làm tăng cường
quyền lực cho mình làm suy yếu quyền lực của nghị viện nhưng không muốn đối đầu
với nghị viện nên ông chọn thành lập Hội đồng bảo hiến để xem xét tính hợp hiến
của một đạo luật do nghị viện ban hành có vi hiến hay khơng để tổng thống có cơ sở
để phủ quyết. Vì lý do mang tính chính trị nên mơ hình Hội đồng bảo hiến khơng

được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, ngồi Pháp thì chỉ các quốc gia chịu
ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật của Pháp mới áp dụng mơ hình bảo hiến này
(chủ yếu là các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp ở châu Phi và Đông Nam Á).
Mặc dù tên gọi và hình thức bên ngồi của mơ hình bảo hiến ở các quốc gia này giống
với mơ hình bảo hiến Pháp, nhưng được áp dụng sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm
kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Đa phần các quốc gia này thường áp dụng
sáng tạo và có pha trộn giữa những đặc điểm của mơ hình Tịa án Hiến pháp ở Đức
và Hội đồng Hiến pháp ở Pháp. Hội đồng hiến pháp chỉ được chủ động xem xét một
đạo luật do Nghị viện ban hành khi còn là dự luật. Nếu đạo luật đã được ban hành thì
Hội đồng Hiến pháp chỉ được xem xét khi có yêu cầu của các chủ thể có thẩm quyền.
Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp có giá trị đối với tất cả các chủ thể trong đời
sống chính trị và có giá trị chung thẩm, mang tính hành chính mệnh lệnh, khơng bị
Bùi Huy Tùng (2010), “Mơ hình Tịa án Hiến pháp ở Cộng hịa Áo”, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12
(173), tháng 6/2010, tr.56
20


15
kháng cáo, kháng nghị. Quyết định của Hội đồng Hiến pháp có cơ chế cưỡng chế thi
hành mà được thi hành bởi văn minh chính trị - tức là được các chủ thể tự nguyện thi
hành.
Ngoài ra, Hiến pháp của một số quốc gia chỉ trao quyền cho Tòa án Tối cao
chức năng bảo vệ hiến pháp (một số quốc gia như Gana, Srilanka, Namibia…). Tuy
nhiên, cách thức bảo hiến của các quốc gia này lại giống với mơ hình bảo hiến phi
tập trung của Hoa Kỳ, đó là cơ chế bảo hiến mang bản chất tư pháp của Tòa án.
1.2.4.2. Mơ hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional
control)
Khác với các nước châu Âu mơ hình này khơng có cơ quan chuyên trách nào
thực hiện chức năng bảo vệ hiến pháp. Theo đó, ở các quốc gia theo mơ hình bảo hiến
phi tập trung chức năng bảo hiến sẽ giao cho tòa án các cấp, chủ yếu là Tòa án Tối

cao liên bang. Tòa án Tối cao liên bang và các tịa án các cấp có chức năng bảo hiến
(Hoa Kỳ, Hy Lạp, Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Điển, Mexico,…).
Theo học thuyết về phân chia quyền lực của Montesquieu thì cơ quan tư pháp
phải độc lập và ít tham gia vào việc kiểm soát, đối trọng quyền lực giữa nhánh hành
pháp và lập pháp, cũng như ít chịu ảnh hưởng từ Nghị viện và Chính phủ. Tuy nhiên,
tại các quốc gia theo mơ hình bảo hiến phi tập trung, hệ thống tịa án khơng chỉ có
chức năng thực hiện quyền tư pháp mà còn được trao cho chức năng bảo vệ Hiến
pháp, qua đó kiểm sốt, hạn chế quyền lực của các cơ quan thuộc nhánh lập pháp và
hành pháp. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, khi Tổng thống ban hành sắc lệnh, hay Chính phủ
ban hành nghị định, hay Nghị viện ban hành các văn bản pháp luật trái với nội dung
hay tinh thần của Hiến pháp thì tịa án có thể làm vơ hiệu hóa các văn bản này. Hoa
Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền phán quyết tính hợp hiến của các văn
bản luật, dưới luật cho tòa án từ năm 1803.
Năm 1803, bắt đầu từ vụ kiện lịch sử Marbury kiện Madison đã kiến tạo nền
tư pháp Hoa Kỳ được xếp vào loại mạnh nhất trên thế giới, có khả năng kiềm chế,
đối trọng với hai nhánh quyền lực còn lại. Vụ kiện Marbury kiện Madison đã tạo ra
tiền lệ cho Tòa án tối cao liên bang có quyền xem xét lại và tuyên bố đạo luật nào đó
do Nghị viện ban hành là vi hiến và làm vơ hiệu hóa đạo luật đó 21. Ở mơ hình này
Tịa án chỉ được xem xét đạo luật là vi hiến khi mà đạo luật đó đã được Nghị viện
thơng qua, đã phát sinh hiệu lực trên thực tế. Tức là khi đạo luật cịn là dự luật đang
được Nghị viện xem xét thơng qua và chưa có hiệu lực pháp luật thì Tịa án khơng
thể xem xét tính hợp hiến. Ngồi ra, Tịa án cũng khơng được phép xem xét tính vi
21

Melvin I. Urofsky, Marbury v. Madison, (accessed
in 20/03/2022).


16
hiến của một đạo luật một cách độc lập mà phải đi kèm với một vụ án cụ thể và lợi

ích trực tiếp của các bên tranh chấp, thơng qua giải quyết vụ án Tòa án sẽ xem xét
đạo luật đó có vi hiến hay khơng. Các phán quyết của Tịa án về Hiến pháp khơng có
giá trị chung thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên cấp cao hơn, và có cơ quan
cưỡng chế thi hành án như một vụ án thông thường.
1.2.5. Phân loại phương pháp bảo hiến
Căn cứ vào thời hiệu có hiệu lực thì phương pháp bảo hiến được chia thành 02
loại: phương pháp giám sát trước và phương pháp giám sát sau. Trong đó, phương
pháp giám sát trước được hiểu là việc cơ quan bảo hiến tiến hành xem xét tính hợp
hiến của một đạo luật, khi đạo luật đó cịn là dự luật, chưa được ban hành, chưa phát
sinh hiệu lực trên thực tế. Với phương pháp này cơ quan bảo hiến sẽ có chức năng
phịng hiến – tức là phịng ngừa sự vi phạm hiến pháp. Phương pháp giám sát trước
thường được sử dụng đối với những cơ quan bảo hiến theo mơ hình bảo hiến của
nước Pháp.
Ví dụ: Hội đồng Hiến pháp ở Pháp có quyền chủ động xem xét tính hợp hiến
của một đạo luật bất kỳ khi đạo luật đó cịn đang là dự luật, đang cịn trong vịng thảo
luận, xem xét thông qua của Thượng viện và Hạ viện, chưa phát sinh hiệu lực trên
thực tế.
Còn phương pháp giám sát sau được hiểu là phương pháp mà cơ quan bảo hiến
sử dụng để xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó đã được ban hành
và đã phát sinh hiệu lực pháp luật trong thực tiễn đời sống. Với phương pháp này cơ
quan bảo hiến sẽ khơng có chức năng phịng hiến – tức là khơng có chức năng phịng
ngừa sự vi phạm hiến pháp. Phương pháp giám sát sau thường được sử dụng trong
mơ hình bảo hiến ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,…
Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, trong một vụ tranh chấp dân sự một trong các bên yêu cầu
Tòa án Tối cao liên bang xem xét tính hợp hiến của một đạo luật được dùng để giải
quyết tranh chấp giữa các bên – đạo luật đã có hiệu lực pháp luật, và bên yêu cầu đã
chứng minh được thiệt hại trực tiếp có liên quan do đạo luật vi hiến đó gây ra. Qua
đó, Tịa án Tối cao liên bang sẽ tiến hành xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó, nếu
có vi hiến sẽ ra tuyên bố đạo luật đó vi hiến và từ chối áp dụng, sau đó mới giải quyết
tranh chấp giữa các bên.

Căn cứ vào thủ tục có thể chia phương pháp bảo hiến thành 02 loại: phương
pháp giám sát cụ thể và phương pháp giám sát trừu tượng. Trong đó, phương pháp
giám sát cụ thể được hiểu là việc cơ quan bảo hiến chỉ xem xét tính hợp hiến của một
đạo luật khi gắn với vụ việc cụ thể. Điều đó có nghĩa rằng vụ án về Hiến pháp theo
phương pháp này sẽ không độc lập, mà phải luôn đi kèm với vụ án cụ thể. Trong một


17
vụ án về dân sự, hình sự, thương mại,… các bên trong tranh chấp yêu cầu cơ quan
bảo hiến xem xét tính hợp hiến của đạo luật và họ phải chứng minh được đạo luật vi
hiến đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ thì cơ quan bảo hiến mới tiến hành
xem xét tính hợp hiến của đạo luật và ra tuyên bố.
Ví dụ: Trong vụ án thương mại ở Hoa Kỳ, khi Tòa án áp dụng một đạo luật
vào giải quyết tranh chấp giữa các bên, nhưng một bên có u cầu Tịa án xem xét
tính hợp hiến của đạo luật đó và đã chứng minh được rằng đạo luật vi hiến đó nếu
được áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.
Lúc này, Tịa án sẽ xem xét tính hợp hiến và ra tuyên bố đạo luật đó có vi hiến hay
khơng. Nếu như có vi hiến thì Tịa án sẽ ra tun bố đạo luật đó vi hiến và từ chối áp
dụng vào giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Ngược lại, phương pháp giám sát trừu tượng được hiểu là việc cơ quan bảo
hiến sẽ tiến hành xem xét tính hợp hiến của một đạo luật bất kỳ khi có yêu cầu của
một cơ quan nhà nước hoặc của công dân khi họ cho rằng một đạo luật bất kỳ nào đó
vi hiến và yêu cầu cơ quan bảo hiến xem xét. Tùy từng quốc gia mà chủ thể được
phép yêu cầu cơ quan bảo hiến xem xét và tuyên vi hiến đạo luật là khác nhau. Có
thể hiểu rằng, dù đạo luật đó đã được thông qua, phát sinh hiệu lực pháp luật trên thực
tế hay chưa thì những chủ thể có thẩm quyền này nếu đáp ứng đủ điều kiện thì vẫn
được phép yêu cầu cơ quan bảo hiến xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó. Phương
pháp này thường được áp dụng gắn với phương pháp bảo hiến trước vì khi đạo luật
chưa có hiệu lực, chưa được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên thực tế,
chưa tác động hay gây ảnh hưởng đến bất kỳ chủ thể nào thì mọi phương pháp bảo

hiến trước đều là phương pháp bảo hiến trừu tượng. Tuy nhiên, cũng có một số cơ
quan bảo hiến ở một số quốc gia áp dụng phương pháp giám sát sau với cả phương
pháp giám sát trừu tượng và phương pháp giám sát cụ thể vào trong hoạt động bảo vệ
hiến pháp.
Ví dụ: Tịa án Hiến pháp ở Đức vừa có chức năng xem xét tính hợp hiến của
một đạo luật khi gắn với một vụ án thông thường, được các bên trong tranh chấp u
cầu xem xét tính hợp hiến. Mặt khác, vừa có chức năng xem xét tính hợp hiến của
một đạo luật, hay hành vi của chủ thể bất kỳ khi có đơn yêu cầu của nhóm chủ thể
như: Tổng thống, Thủ tướng, hoặc một nhóm 60 Thượng nghị sĩ, hoặc một nhóm 60
Hạ nghị sĩ hoặc thậm chí từng cá nhân, công dân (nếu đáp ứng điều kiện) khi họ nhận
thấy rằng có sự vi hiến của đạo luật hay một hành vi bất kỳ.


18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua nghiên cứu về những vấn đề lý luận về bảo hiến và cũng như tổng
hợp những vấn đề về Hiến pháp, tác giả rút ra kết luận:
1. Bảo hiến được xem như là phương thức để kiểm sốt tính hợp hiến của các
đạo luật, các hành vi của chủ thể, xem xét những đạo luật được ban hành bởi các cơ
quan nhà nước, hay những hành vi được thực hiện bởi chủ thể có phù hợp với nội
dung và tinh thần của Hiến pháp hay khơng.
2. Cơ quan bảo hiến giữ một vai trị đối với mỗi quốc gia: bảo vệ giá trị pháp lý
tối cao của Hiến pháp; góp phần bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do cơ bản
của công dân; tạo điều kiện tiên quyết để có thể đưa Hiến pháp vào thực tiễn cuộc
sống.
Tóm lại, việc xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ đòi hỏi quốc gia coi trọng và bảo
vệ tính tối cao của Hiến pháp hơn nữa cho nên giờ đây vấn đề bảo hiến đã trở thành
mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… mà mỗi quốc gia sẽ lựa chọn xây dựng cho mình
một cơ quan bảo hiến phù hợp dựa trên hai mơ hình bảo hiến phổ biến nhất thế giới.

Dù là mơ hình nào đi nữa mục đích cuối cùng cũng chính nhằm bảo vệ tính tối cao
của Hiến pháp, bảo vệ nhân quyền và bảo đảm cho những quy định tốt đẹp trong Hiến
pháp được thực thi trên thực tế chứ không chỉ là những quy định trên giấy.
Để biết rõ hơn một cách cụ thể những đặc điểm về lịch sử ra đời; cơ cấu tổ
chức, vị trí, tính chất pháp lý; chức năng, nhiệm vụ; hình thức bảo hiến,… của cơ
quan bảo hiến, cùng tác giả tìm hiểu thơng qua một vài cơ quan bảo hiến tại một số
quốc gia trên thế giới trong nội dung nghiên cứu ở Chương 2.


19
CHƯƠNG 2: CƠ QUAN BẢO HIẾN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI
2.1. Cơ quan bảo hiến tại Hoa Kỳ
2.1.1. Lịch sử ra đời
Một tuần trước khi Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson tuyên thệ
nhận chức vào tháng 3 năm 1801. Tổng thống John Adams (sắp hết nhiệm kỳ do thất
bại tranh cử lần 2) đã thành lập 16 Tòa án phúc thẩm khu vực (theo Đạo luật tư pháp
1801) và bổ nhiệm 42 thẩm phán Liên bang, mục đích của ơng là muốn kiểm sốt hệ
thống cơ quan tư pháp nhằm kiềm chế chính quyền mới của Jefferson. Một trong
những người được bổ nhiệm làm Thẩm phán là William Marbury không nhận được
Giấy quyết định bổ nhiệm trước khi Jefferson làm Tổng thống. Khi lên làm Tổng
thống, Jefferson đã yêu cầu Madison – Chánh văn phòng Nhà trắng, khơng trao Quyết
định bổ nhiệm Marbury, do đó Marbury đã kiện lên Tòa án Tối cao liên bang để yêu
cầu Madison ký và trao quyết định bổ nhiệm cho ơng đúng hình thức quy định với
Điều 13 Luật Tư pháp Hoa Kỳ năm 1789: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký
quyết định thì nhân viên hành pháp phải đóng dấu và tiến hành tống đạt cho nhân
viên tư pháp để họ lấy quyết định đó đi nhận nhiệm vụ. Hết thời hạn 30 ngày mà nhân
viên hành pháp khơng chịu đóng dấu và tống đạt thì nhân viên tư pháp được yêu cầu
tòa án ra một bản án, quyết định bắt nhân viên hành pháp tống đạt cho nhân viên tư
pháp”. Thẩm phán John Marshall thấy rằng trong Hiến pháp khơng có bất kỳ một

quy định nào về việc trao cho tòa án quyền tống đạt quyết định bổ nhiệm, trong khi
đạo luật do Nghị viện ban hành lại trao cho tòa án quyền này. Và ông cho rằng Hiến
pháp là đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất nên nếu có sự khác nhau giữa
quy định trong Hiến pháp và các văn bản của cơ quan lập pháp thì tịa án có nghĩa vụ
tn thủ Hiến pháp. Vì lẽ đó Marshall đã ra phán quyết tuyên Luật Tư pháp năm 1789
do Nghị viện ban hành là vi hiến và không áp dụng luật này.
Vụ kiện lịch sử giữa Marbury và Madison đã tạo tiền đề quan trọng trong lĩnh
vực tư pháp, lần đầu tiên Tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ tuyên bố một đạo luật của
Nghị viện là bất hợp hiến, từ đó xác lập một cách chắc chắn quyền tài phán hiến pháp
của ngành tư pháp. Phán quyết của Marshall trở thành một tiền lệ cho hệ thống tư
pháp Hoa Kỳ trong việc hành xử quyền tài phán hiến pháp 22. Chánh án Marshall đã
khéo léo kiến tạo cho ngành tòa án Hoa Kỳ một quyền rất quan trọng là thẩm quyền
tuyên bố một đạo luật của Nghị viện ban hành là vi hiến và từ chối áp dụng đạo luật

Phan Trung Lý, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Sĩ Dũng (2012), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các
nước trên thế giới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật Hà Nội, tr.43.
22


20
đó. Sự sáng tạo này giúp cho ngành tư pháp Hoa Kỳ được xếp vào loại mạnh nhất
trên thế giới với khả năng kiềm chế, đối trọng với hai nhánh quyền lực cịn lại.
Mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ là mơ hình bảo hiến phi tập trung nên sẽ khơng
có tên gọi riêng biệt như mơ hình bảo hiến tập trung, theo đó các Tịa án liên bang sẽ
được trao cho chức năng bảo hiến. Trong đó, Tịa án Tối cao liên bang sẽ giữ vai trò
chủ yếu và có thẩm quyền cao nhất trong việc bảo vệ tính hợp hiến của hiến pháp.
2.1.2. Vị trí, tính chất pháp lý
Là một nhà nước liên bang do đó hệ thống tịa án Hoa Kỳ có cấu trúc kép tức
tồn tại song song hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tịa án các bang. Ở Hoa Kỳ,
có 51 hệ thống tòa án bao gồm một hệ thống tòa án liên bang và 50 hệ thống tòa án

bang. Hai hệ thống tịa án hồn tồn tách biệt với nhau về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền.
Các Tòa án liên bang khơng phải là tịa cấp trên về mặt thẩm quyền, lại càng khơng
phải là cấp phúc thẩm của các tịa án bang. Trong hệ thống tòa án liên bang bao gồm
Tòa án Tối cao liên bang (Supreme Court of the United States), Tòa phúc thẩm liên
bang (Court of appeals) và Tòa sơ thẩm liên bang (District court).
Theo khoản 1 Điều 3 Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787: “Quyền lực tư pháp của
Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án Tối cao và những tòa án cấp dưới mà Nghị viện có
thể thiết lập trong một số trường hợp. Các chánh án của Tòa án Tối cao và các tòa
án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu ln ln có hành vi chính
đáng, và trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho cơng việc
của mình và khoản tiền này sẽ khơng bị giảm đi trong thời gian tại chức”. Hiến pháp
trao quyền lực tư pháp cho Tòa án Tối cao liên bang và những tịa án cấp dưới. Trong
đó, Tịa án Tối cao liên bang là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án liên bang
và là tòa án rất có quyền lực. Được thành lập năm 1787 bởi Hiến pháp, Tòa án Tối
cao liên bang vừa là cơ quan xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cuối cùng đối với những vụ
việc quan trọng và vừa là cơ quan thẩm định tối cao tính hợp hiến của các đạo luật cụ
thể. Thành viên của Tòa án Tối cao liên bang gồm 09 thẩm phán23 có nhiệm kỳ suốt
đời, trong đó có một thẩm phán giữ chức Chánh án. Thẩm phán Tòa án Tối cao liên
bang sẽ do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thượng nghị viện Hoa Kỳ phê chuẩn24.
Quy định này thấy rõ sự cân bằng của 3 nhánh quyền lực, cả nhánh lập pháp và hành
pháp đều “có tiếng nói” trong thành phần của Tịa án Tối cao liên bang nhằm đảm
bảo tính độc lập, khơng bị phụ thuộc vào một cơ quan là Nghị viện hay Chính phủ.
Hiến pháp khơng có quy định nào về tiêu chuẩn: tuổi tác, trình độ học vấn, nghề

23
24

Theo Điều 1 Luật Tư pháp Hoa Kỳ năm 1869
Theo khoản 2 Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ



×