Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày cơ sở pháp lý phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng và các hành vi nghiêm cấm theo điều 8 luật an ninh mạng liên hệ trách nhiệm bản thân trong đấu tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.33 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG

Tiểu luận
ĐỀ TÀI: Trình bày cơ sở pháp lý phòng chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng và các hành vi nghiêm cấm theo Điều 8 Luật An ninh mạng. Liên hệ
trách nhiệm bản thân trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Linh
Sinh viên thực hiện : Đặng Trần Quang Hiển
Mã số sinh viên
: 2051050140
Lớp
: DH20QXD02
Năm học
: 2021-2022
Ngày thực hiện
: 11-2021


Mục lục

A. LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG.................................................................................................................... 3
I. NỘI DUNG LUẬT AN NINH MẠNG........................................................................3
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT AN NINH MẠNG....................................3
1.2. ĐIỀU 8: CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VỀ AN NINH MẠNG............5
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 6



A. LỜI NĨI ĐẦU
Sự phát triển của khơng gian mạng cùng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã
và đang mang lại những lợi ích vơ cùng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như
làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Song, bên cạnh những lợi ích
mang lại, khơng gian mạng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức, tác động trực tiếp đến
chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân. Các cuộc tấn cơng mạng với động cơ chính trị vào hệ thống thông tin trọng
yếu của các nước ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, quốc phòng
và an ninh. Tội phạm mạng ngày càng nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi, kỹ thuật cao,
sử dụng các loại mã độc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tấn công, xâm nhập. Không gian
mạng đang trở thành môi trường thuận lợi để các cơ quan đặc biệt nước ngoài, cá nhân, tổ
chức khủng bố liên lạc, tuyển mộ lực lượng, gây quỹ, truyền bá tư tưởng chống đối cực
đoan, kích động sự hận thù và bạo lực.
Bảo vệ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia trên khơng gian mạng và ứng phó với
những nguy cơ mới từ khơng gian mạng đã trở thành vấn đề tồn cầu, được xác định là
một nội dung cốt lõi, sống cịn trong q trình bảo vệ và phát triển ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Trên cơ sở đó, các nước đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thiết lập
quy tắc ứng xử để điều chỉnh các hành vi, mối quan hệ xã hội trên không gian mạng, góp
phần nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng và phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đến nay, có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước
đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Trong vòng 6 năm trở lại đây, có 23
quốc gia ban hành trên 40 văn bản luật và dưới luật về an ninh mạng. Điển hình là tháng
9-2018, Mỹ đã cơng bố Chiến lược An ninh mạng, trong đó xác định mối đe dọa về an
ninh mạng là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia; tuyên bố sẵn sàng đáp trả
bằng các biện pháp quân sự nếu an ninh mạng quốc gia bị đe dọa, tấn công. Tháng 122018, Ơ-xtrây-li-a ban hành Luật An ninh mạng, ngồi việc nhấn mạnh tầm quan trọng
của an ninh mạng, Luật này còn cho phép cơ quan chức năng được truy cập vào các dữ
liệu được mã hóa của các nhà mạng.

2051050140


1


Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển in-tơ-nét nhanh nhất
thế giới, không gian mạng ở nước ta cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức lớn tác
động đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cụ thể là:
- Các thế lực thù địch, phản động tăng cường sử dụng không gian mạng để phá hoại tư
tưởng, phá hoại nội bộ, thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”, gây mâu thuẫn dân tộc,
kích động biểu tình, bạo loạn nhằm chuyển hóa thể chế chính trị tại Việt Nam.
- Vấn nạn tin giả, thông tin sai sự thật, tin xấu, độc, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân đang diễn ra nghiêm trọng.
- Hệ thống mạng của nước ta nằm trong nhóm các quốc gia phải đối mặt với hoạt động
tấn công mạng quy mơ lớn, cường độ cao, tính chất nghiêm trọng và ngày càng nguy
hiểm. Nước ta xếp thứ 20 trong các nước trên thế giới có hệ thống mạng bị tấn công bởi
phần mềm độc hại, đứng thứ 8 trong số 10 quốc gia hàng đầu thế giới về tình trạng lây
nhiễm mã độc cục bộ. Từ cuối năm 2015 đến nay, đã có 12.360 trang tin, cổng thơng tin
điện tử tên miền quốc gia (.vn) của Việt Nam bị tin tặc tấn cơng, thay đổi giao diện, trong
đó có trên 400 trang tin, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; có 9.763 trang tin
bị tấn cơng bởi tin tặc nước ngoài và 2.597 trang tin bị tấn cơng bởi các đối tượng, nhóm
tin tặc trong nước (chiếm 21%).
- Tình hình chiếm đoạt thơng tin, làm lộ bí mật nhà nước, lộ thơng tin cá nhân của người
dùng in-tơ-nét diễn ra đáng lo ngại.
- Hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt
hại nghiêm trọng về nhiều mặt và hệ lụy lâu dài cho xã hội, trong đó có các hoạt động tội
phạm, như lừa đảo, tổ chức đánh bạc trực tuyến.
- Công tác quản lý nhà nước về không gian mạng đối mặt với nhiều thách thức trước
những dịch vụ mới trên mạng, như thanh tốn trực tuyến, thương mại điện tử, trị chơi
trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp. Đồng thời, đặt ra một số vấn đề về an
ninh quốc gia, nguy cơ mất an ninh thanh tốn, an ninh thơng tin mạng, như nguy cơ mất

an ninh thông tin mạng tạo điều kiện cho đối phương tiến hành thu thập tin tức tình báo;
2051050140

2


nguy cơ thất thu thuế, mất chủ quyền không gian thanh tốn; tình trạng cạnh tranh khơng
bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, trung gian thanh
tốn trong và ngồi nước tạo mơi trường lý tưởng cho tội phạm sử dụng công nghệ cao
hoạt động phạm tội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội.
- Công tác đào tạo chuyên gia an ninh mạng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
đặt ra.
Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, cụ thể là
Luật An ninh mạng, là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; tạo hành lang pháp lý để nâng cao
năng lực bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm chủ
quyền, an ninh, trật tự và xây dựng mơi trường an tồn, lành mạnh trên không gian mạng.

B. NỘI DUNG

I. NỘI DUNG LUẬT AN NINH MẠNG
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT AN NINH MẠNG
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc
hội khóa XIV thơng qua tại Kỳ họp thứ 5, với tỷ lệ 86.86%, gồm 7 chương, 43 điều, quy
định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thơng tin an ninh
quốc gia; phịng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ
an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể là:
Thứ nhất, quy định các khái niệm cơ bản và chính sách của Nhà nước về an ninh
mạng; nguyên tắc và biện pháp bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ không gian mạng quốc gia;

hợp tác quốc tế về an ninh mạng; các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; xử lý vi
phạm pháp luật về an ninh mạng. Đây là cơ sở để xác định phạm vi đấu tranh, biện pháp
2051050140

3


áp dụng, các hành vi vi phạm và cách thức phòng ngừa, xử lý các hành vi này cũng như
triển khai cơng tác nghiên cứu, hồn thiện lý luận về an ninh mạng.
Thứ hai, quy định đầy đủ các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Với các quy định về thẩm định, kiểm tra, đánh
giá điều kiện, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng được quy định tại Chương II, hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ chặt chẽ từ bên trong. Với các
biện pháp bảo vệ an ninh mạng, xử lý các hành vi tấn công mạng, khủng bố mạng, gián
điệp mạng, chiếm đoạt thơng tin thuộc bí mật nhà nước, các hành vi chống, phá Nhà nước
được quy định tại Chương I, Chương III, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia được bảo vệ từ bên ngoài. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện sự bảo vệ tương
xứng với vai trò của hệ thống thông tin an ninh quốc gia.
Thứ ba, đưa ra các quy định nhằm tạo nền tảng pháp lý trong phòng ngừa, phát
hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân trên không gian
mạng, như soạn thảo, đăng tải thông tin trên khơng gian mạng có nội dung tun truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an
ninh, gây rối trật tự công cộng, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; sử
dụng không gian mạng để tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiếm đoạt bí
mật nhà nước, bí mật cơng tác, thơng tin cá nhân trên không gian mạng; sử dụng không
gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật về an ninh, trật tự; tấn công mạng... Đây là hành lang pháp lý vững chắc để
người dân có thể yên tâm kết bạn, trao đổi, buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên
không gian mạng.

Thứ tư, tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách
đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và
các tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Kết cấu hạ tầng không gian
mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo
vệ trọng điểm. Với các quy định chặt chẽ cùng sự tham gia đồng bộ của cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, việc sử dụng thông tin để vu khống, làm nhục,
2051050140

4


xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử lý nghiêm minh; hành vi
xâm phạm an ninh mạng sẽ được phát hiện, cảnh báo kịp thời. Các hoạt động nghiên cứu,
phát triển an ninh mạng, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ
an ninh mạng, nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và bảo vệ trẻ em trên không
gian mạng cũng được quy định chi tiết, là nền tảng pháp lý quan trọng triển khai công tác
an ninh mạng hiện tại và tương lai.
Thứ năm, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực thi chính sách của Nhà nước về bảo vệ
dữ liệu cá nhân, dữ liệu quốc gia trên không gian mạng. Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ
nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định
các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng intơ-nét và các dịch vụ gia tăng trên khơng gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập,
khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người
sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu
này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh phòng, chống tội
phạm trước các diễn biến phức tạp của hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới,
thương mại điện tử, kinh doanh tiền ảo, tiền điện tử thời gian qua.
Thứ sáu, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an
ninh mạng, xây dựng và hình thành lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đủ khả

năng đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng
chất lượng cao. Chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân với mục tiêu tham gia khơng gian mạng an tồn, lành mạnh,
hạn chế tối đa nguy cơ, tác động tiêu cực, phát huy tối đa hiệu quả.
Thứ bảy, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt
động trên không gian mạng, tập trung vào việc xác định trách nhiệm của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng.

1.2. ĐIỀU 8: CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VỀ AN NINH MẠNG
2051050140

5


1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn
luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi
hành cơng vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi
trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn cơng mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố,
tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt
hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở,
gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống
thơng tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương
trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thơng tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập
trái phép vào mạng viễn thơng, mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

2051050140

6


4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn cơng, vơ hiệu
hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

C. KẾT LUẬN
Là một công dân, một cán bộ nhân viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh chúng ta cần tự nhận thấy bản thân có vai trị, trách nhiệm góp phần xây dựng khối
đoàn kết của dân tộc ta trong đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật trên khơng gian
mạng. Cụ thể là:
Đầu tiên cần có sự nhận thức đúng đắn về vấn đề an ninh mạng nhằm đấu tranh
chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề trên không gian mạng chống phá nhà
nước Việt Nam. Cần phải tỉnh táo trước các thủ đoạn, gian xảo của thế lực thù địch đang
nhắm tới các trường đại học, cao đắng, trung cấp chuyên nghiệp nhằm lợi dụng, lừa gạt,
lôi kéo học sinh, sinh viên – những người năng động, sáng tạo, mong muốn cống hiến cho

đất nước nhưng chưa có nhiều trải nghiệm. Trong q trình giảng dạy, cơng tác tại trường
chúng ta cần tích cực thơng tin, phân tích các luồng thơng tin để tun truyền, cảnh bảo
cảnh giác tới sinh viên không bị lôi kéo theo thế lực thù địch. Bên cạnh đó tích cực tuyên
truyền những chính sách, đường lối của Đảng Và nhà nước tới người học nhằm nâng cao
nhận thức ngươi học về vấn đề đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trên khơng gian
mạng.
Ngồi ra bản thân chúng ta cũng cần phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với
những hành động sai trái của các thành phần biến chất, tuyên truyền tới người thân gia
đình, họ hàng, làng xóm để mọi người cùng nâng cao cảnh giác không bị thế lực thù địch
lợi dụng, dụ giỗ tham gia các hoạt động chống phá chính quyền, chống phá Nhà nước.
2051050140

7


Đặc biệt với thời đại công nghệ cao khi mạng xã hội đang phát triển rất bùng nổ mọi
thông tin sai sự thật lan truyền, chia sẻ một cách nhanh chóng và rộng khắp do đó cần
cảnh giác trước mọi luồng thông tin được đưa không đúng hoặc sai sự thật, khơng được
chia sẻ thơng đó để ảnh hưởng tới tư tưởng của mọi người.
- Sống hịa đồng, khơng phân biệt vùng miền, dân tộc trên không gian mạng nhằm
giúp vững mạnh khối đồn kết dân tộc.
- Tích cực khơng ngừng học tập nghiên cứu nâng cao trình độ, chú trọng học tốt
mơn học Giáo dục quốc phịng an ninh.
- Quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của Đất nước cũng như Thế giới về nhiều
mặt đời sống-xã hội.

2051050140

8




×