Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày khái ni tiêu phân tích, cách th c phân lo i ệm chỉ ứ ạ ỉ các ch tiêu phân tích hoạt động kinh doanh t i chi ti t hóa ch ại sao phả ế ỉ tiêu phân tích có nh ng cách chi ti ữ ết hóa ch tiêu p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.32 KB, 18 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
=====***=====

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Sinh viên:
LÊ DUNG
Lớp:
D18CQQT01-B
Mã sinh viên:
B18DCQT029
Điện thoại:
0356273248
Email:

Nhóm học phần:
03
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Bích Ngọc

HÀ NỘI – 8/2021


MỤC LỤC
Câu 1: Trình bày khái niệm chỉ tiêu phân tích, cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh
doanh? Tại sao phải chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích? Có những cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích nào? ......3
1. Khái niệm chỉ tiêu phân tích: ..............................................................................................................3
2. Cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh:.................................................3
3. Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích .............................................................................................................4
Câu 2:................................................................................................................................................5


A. Trình bày phương pháp, quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?...........................5
B. Vận dụng quy trình và phương pháp phân tích phù hợp ( đã trình bày ở phần A) cùng dữ liệu từ các báo
cáo tài chính của cơng ty Cổ phần Tập đồn Hịa Phát, hãy thực hiện phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh và tình hình tài chính của công ty năm 2020 so với 2019 theo các yêu cầu sau: ................................5
1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. ...................................5
2. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty....................................................................................5
3. Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty. ...............................................................................................5
A . Phương pháp và quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..........................5
1. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................5
2. Quy trình tiến hành phân tích họa động kinh doanh của doanh nghiệp .............................................8
B. Vận dụng vào phân tích cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát..........................................................9
1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. ...........................9
2. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty..........................................................................13
3. Phân tích khả năng thanh toán:.........................................................................................................14


Đề 01
Câu 1: Trình bày khái niệm chỉ tiêu phân tích, cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích
hoạt động kinh doanh? Tại sao phải chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích? Có những cách chi tiết
hóa chỉ tiêu phân tích nào?
Bài làm
1. Khái niệm chỉ tiêu phân tích:
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp dựa vào kết quả các loại hạch
tốn, có thể rút ra những chỉ tiêu cần thiết để phân tích các mặt hoạt động kinh doanh. Các
chỉ tiêu phân tích đó biểu thị đặc tính về mức độ hồn thành nhiệm vụ, về động thái của
quá trình kinh doanh của các bộ phận, các mặt cá biệt hợp thành các qúa trình kinh doanh
đó. Chỉ tiêu phân tích có thể biểu thị mối liên hệ qua lại của các mặt hoạt động của doanh
nghiệp, cũng có thể xác định nguyên nhân đem lại những kết quả kinh tế nhất định.
Chỉ tiêu phân tích là những khái niệm nhất định phản ánh cả số lượng, mức độ, nội
dụng và hiệu qủa kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một quá trình kinh tế toàn bộ hay

từng mặt cá biệt hoạt động kinh oanh của doanh nghiệp. Nội dung của chỉ tiêu biểu hiện
bản chất kinh tếcủa các hiện tượng, các quá trình kinh tế, do đó nó ln ln ổn định ; cịn
giá trị về con sốcủa chỉ tiêu biểu thị mức độđo lường cụ thể, do đó nó ln biến đổi theo
thời gian và không gian cụ thể.
2. Cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh:
- Căn cứ vào nội dung kinh tế:
Phân chỉ tiêu phân tích thành chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng.
+ Chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện của quá trình kinh doanh
như doanh thu, lượng vốn,...
+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh những đặc điểm về bản chất của q trình đó. Có chỉ tiêu
chất lượng phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, có chỉ tiêu chất
lượng phản ánh hiệu quả một khía cạnh nào đó của q trình kinh doanh
-

Theo cách tính tốn:

Chỉ tiêu phân tích bao gồm chỉ tiêu tổng lượng, chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu bình quân.
+ Chỉ tiêu tổng lượng hay chỉ tiêu tuyệt đối biểu thị bằng số tuyệt đối, được sử dụng để
đánh giá quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh tại một thời gian và không gian cụ thể
như doanh thu, lượng vốn, số lao động.
+ Chỉ tiêu tương đối là những chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh bằng số tương đối giữa
hai chỉ tiêu tổng lượng. Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ hoặc phần trăm (%). Nó được
sử dụng để phân tích quan hệ kinh tế giữa các bộ phận.


+ Chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ chung bằng số bình qn hay nói một cách khác,
chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ điển hình của một tổng thể nào đó . Nó được sử dụng
để so sánh tổng thể theo các loại tiêu thức số lượng để nghiên cứu sự thay đổi về mặt thời
gian, mức độ điển hình các loại tiêu thức số lượng của tổng thể; nghiên cứu quá trình và
xu hướng phát triển của tổng thể

-

Chỉ tiêu phân tích cịn được phân ra chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cá biệt.

+ Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một tổng hoà nhất định của q trình kinh doanh, tổng hồ
này biểu thị sự tổng hợp của các quá trình kinh doanh, biểu thị kết cấu và chất lượng của
những q trình đó.
+ Chỉ tiêu cá biệt khơng có ảnh hưởng số lượng của q trình kinh doanh nói trên. Sử
dụng các chỉ tiêu trong phân tích là để nêu ra những đặc điểm của quá trình kinh doanh,
đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt
được trong một chu kỳ kinh doanh nhất định, khi biểu thị đặc tính của hiện tượng kinh
doanh, quá trình kinh doanh, có thể thấy kết cấu của chỉ tiêu phân tích.
3. Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích
Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích để phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp được sâu sắc và kết quả, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng hợp thì chưa đủ, cần phải có
những chỉ tiêu cụ thể chi tiết. Cần phải chi tiết các chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh các
mặt tốt, xấu, phản ánh kết quả đạt được theo thời gian, địa điểm và bộ phận cá biệt hợp
thành chỉ tiêu đó.
• Các cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích:
Có 3 cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích:
-

-

Chi tiết hố chỉ tiêu theo thời gian: tức là các chỉ tiêu năm được chi tiết thành chỉ
tiêu quý hoặc chỉ tiêu tháng.
Chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích theo địa điểm: Mỗi doanh nghiệp đều bao gồm một
số khâu, một số đơn vị sản xuất nhất định. Chính vì vậy chỉ tiêu tổng hợp về cơng
tác của doanh nghiệp được hình thành từ tiêu cá biệt về công tác của tất cả các
khâu, các đơn vị sản xuất đó.

Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cá biệt hợp thành: Được sử dụng để tìm
kết cấu của quá trình kinh tế và xác lập vai trò của các bộ phận cá biệt hợp thành
chỉ tiêu tổng hợp. Chi tiết theo bộ phận cá biệt có tác dụng đối với việc tìm các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được


Câu 2:
A. Trình bày phương pháp, quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
B. Vận dụng quy trình và phương pháp phân tích phù hợp ( đã trình bày ở phần A) cùng
dữ liệu từ các báo cáo tài chính của cơng ty Cổ phần Tập đồn Hịa Phát, hãy thực hiện
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của cơng ty năm 2020 so
với 2019 theo các yêu cầu sau:
1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của cơng ty.
3. Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty.
Bài làm
A . Phương pháp và quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1 Phương pháp so sánh
❖ Tiêu chuẩn để so sánh
- Kế hoạch: đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Thực tế các kỳ kinh doanh đã qua: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ
tiêu kinh tế.
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Chỉ tiêu bình quân của ngành.
- Các thông số của thị trường.
❖ Điều kiện so sánh
- Cùng phản ánh nội dung kinh tế.
- Cùng phương pháp tính tốn.
- Cùng một đơn vị đo lường.

- Cùng một khoảng thời gian hạch tốn.
- Cùng quy mơ như nhau.
❖ Các kỹ thuật so sánh
- So sánh tuyệt đối: là con số dùng để phản ánh quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu
kinh tế.
- So sánh tương đối: Là thực hiện so sánh hiệu số giữa trị số thực tế và trị số gốc của
chỉ tiêu, phản ánh mức chênh lệch, biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế
trong điều kiện về thời gian và không gian nhất định.
1.1.1 So sánh giản đơn


• Số tuyệt đối: ΔX = X1 – X0
• Số tương đối =

𝑋1
𝑋0

• Tỷ lệ chênh lệch =

𝑥 100%
𝑋1 −𝑋0
𝑋0

𝑥 100%

Trong đó: ΔX: Mức biến động, chênh lệch
X1: Trị số thực tế
X0: Trị số kỳ gốc (kỳ trước)
1.1.2 So sánh có điều chỉnh
• Số tuyệt đối: ΔX’ = X1 – X0’

• Số tương đối =

𝑋1
𝑋0 ′

Trong đó: X0’ = X0*(Y1/Y0)
1.2 Phương pháp loại trừ
❖ Nguyên tắc
- Đánh giá nhân tố số lượng trước và nhân tố chất lượng sau
- Xác định thứ tự đánh giá
- Đánh giá theo thứ tự nhân tố biểu dễn điều kiện sản xuất trước sau đó đến nhân tố
thay đổi cơ và cuối cùng là các nhân tố chất lượng.
1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ
tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưở ng của các nhân tố khác.
Chỉ áp dụng khi phân tích những quan hệ tích số hay thương số giữa các biến kinh tế.
❖ Các bước phân tích:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so
với kỳ gốc. VD ± ∆GTSL, ± ∆C, ± ∆Ln
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các
nhân tố theo trình tự từ số lượng đến chất lượng.
VD: X= a.b.c.d
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu
phân tích
• Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ kế hoạch hay kỳ gốc theo trình tự
sắp xếp ở bước trước
Xa= a1.b0.c0.d0;

Xb= a1.b1.c0.d0;


Xc= a1.b1.c1.d0;

Xd= a1.b1.c1.d1 = X1


Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân
tích



∆Xa= Xa – X0

∆Xb= Xb – Xa

∆Xc= Xc – Xb

∆Xd= Xd – Xc

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
∆Xa + ∆Xb + ∆Xc + ∆Xd = ∆X = X1 – X0
Bước 5: Nhận xét
Nhận xét sự ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó tìm ngun nhân thay đổi các nhân tố
và đưa ra biện pháp khắc phục
1.2.2 Phương pháp số chênh lệch
Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hồn, nó tơn trọng đầy đủ các bước
tiến hành như phương pháp thay thế liên hồn. Nó khác ở chỗ sử dụng chên lệch giữa kỳ
phân tích và kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưở ng của từng nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích.
-


Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân
tích

Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆ Xa = (a1 – a0). b0. c0 . d0
Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆ Xb = a1. (b1 - b0). c0. d0
Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆ Xc = a1. b1. (c1 – c0). d0
Ảnh hưởng của nhân tố d: ∆ Xd = a1. b1. c1. (d1 – d0)
-

Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng
∆ Xa + ∆ Xb + ∆ Xc + ∆ Xd = ∆ X

1.3 Phương pháp liên hệ
1.3.1 Liên hệ trực tuyến
Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Có thể phân
thành 2 loại quan hệ chủ yếu:
- Liên hệ trực tiếp
- Liên hệ gián tiếp
1.3.2 Liên hệ phi tuyến
Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ khơng được xác định theo
tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn luôn biến đổi
1.3.3 Liên hệ cân đối
Là phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có mối quan hệ cân
đối với nhau và là nhân tố độc lập và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.


- Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
- Cân đối dòng tiền thu – chi.
- Cân đối nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán.

- Cân đối giữa nguồn cung ứng vật tư và nhu cầu sử dựng vật tư.
1.4 Phương pháp tương quan
- Trường hợp tồn tại mối quan hệ tỷ lệ giữa chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích
Yx = a + bx
Trong đó: Yx – chiểu tiêu phân tích
x – Chỉ tiêu nhân tố
a,b – Các tham số
- Trường hợp tồn tại quan hệ nghịch giữa chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu nhân tố: Y i
=a+

𝑏
𝑥𝑖

Trong đó Yi – Chỉ tiêu phân tích
xi – Chỉ tiêu nhân tố
a,b – Các tham số
2. Quy trình tiến hành phân tích họat động kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị phân tích
- Xác định đối tượng phân tích, chỉ tiêu, thời gian, thời kỳ phân tích.
- Xác định nguồn số liệu.
- Xác định phương pháp thu thập số liệu.
- Lựa chọn phương pháp phân tích
- Thu thập só liệu
Bước 2: Tiến hành phân tích
- Tổng hợp số liệu, tính tốn các chỉ tiêu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp kết quả phân tích.
- Đưa ra những đề xuất/ giải pháp cho cơng tác quản lý.
Bước 3: Viết và trình bày báo cáo kết quả phân tích với cấp quản lý doanh nghiệp
( đối tượng cần thơng tin).

- Trình bày kết quả và xu thế của vấn đề phân tích.
- Đưa ra những thành tuuw, hạn chế của phân tích.
- Xác định nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề phân tích.


B. Vận dụng vào phân tích cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát
1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.1.Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh:
Năm

Chỉ tiêu
2019
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu bán hàn và cung
cấp dịch vụ
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Chênh lệch
2020

7,578,248,236,229

13,506,164,056,907

5,927,915,820,678

64,677,906,575,644

91,279,041,771,826


26,601,135,196,182

101,776,030,099,900

131,511,434,388,837

29,735,404,288,937

47,786,636,143,695

59,219,786,306,111

11,433,150,162,416

11.717

14.797

3.080

7.446

10.270

2.824

15.859

22.807


6.948

ROS (%) = LNST/DT
ROA (%) = LNST/TTS
ROE (%) = LNST/VCSH

Bảng 1: Phân tích các chỉ tiêu lợi nhận của cơng ty Hịa Phát 2 năm 2019-2020
-

Tỷ số lợi nhuận doanh thu: (ROS)

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng chỉ ra rằng: Với 1 đồng doanh thu tiêu thụ
trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS dương, có nghĩa là cơng ty đang làm
ăn có lãi.
𝑅𝑂𝑆 =

ROS năm 2019 là 11,717%, nghĩa là là với một đồng doanh thu công ty thu về 0,11717
đồng lợi nhuận. Năm 2020 ROS là 14,797% cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty lãi
0,14797 đồng.
Năm 2020, ROS của công ty so năm 2019 tăng 3,08%. Nguyên nhân là do lợi nhuận
sau thuế tăng 5.927.915.820.678 đồng (tăng 78,22%) và doanh thu tăng
26.601.135.196.182 đồng( tăng 41,13%). Điều này cho thấy, công ty đang hoạt động tốt,
cho thấy cơng ty kiểm sốt tốt chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận.
-

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản: (ROA)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑅𝑂𝐴 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ số ROA cho ta biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiều tiền và hưởng lợi
nhuận là bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA càng cao cho thấy công ty đang kiếm
được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn.
Năm 2019 ROA của cơng ty là 7,446% nghĩa là trong 1 đồng tài sản đem đi đầu tư
thì cơng ty thu được 0,07446 đồng lợi nhuận. Năm 2020 tỷ số này tăng lên là 10,270%
tương đương tăng 2,824% so với năm 2019 tại năm 2020 1 đồng tài sản đem đi đầu tư sẽ


được lãi 0,02824 đồng. Nguyên nhân ROA năm 2020 tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng
5.927.915.820.678 đồng (tăng 78,22%) và tổng tài sản 29.735.404.288.937 đồng (tăng
29,22%) so với năm 2019. Điều này cho thấy Hòa Phát đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn
với chính nó trong q khứ.
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (ROE)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay
nói cách khác 1 đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời. chỉ số
ROE càng cao cho thấy khả năng sử dụng càng hiệu quả của doanh nghiệp.
𝑅𝑂𝐸 =

Chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc
quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Nhìn chung, trong 2 năm 2019- 2020, ROE có chiều hướng tăng, cụ thể là tăng
6,948%. Năm 2019, ROE của cơng ty CP Hịa Phát là 15,859% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn
chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,15859 đồng lợi nhuận. Đến năm 2020, tỷ số này là 22,807% tương
đương 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,22807 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của ROE

tăng, là do cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng với mức tăng của lợi nhuận
sau thuế là 78,22% (tăng 5.927.915.820.678 đồng) và vốn chủ sở hữu tăng 23,93% (tăng
11.433.150.162.416 đồng).
Có thể thấy, chỉ số ROE của công ty khá cao chứng tỏ, cơng ty có lợi thế cạnh
tranh cao trong thị trường và làm ăn ngày càng tốt.
1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
1.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận
Từ bảng cần đối kế tốn hợp nhất năm 2020, ta có được bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
như sau:
Năm
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
2. Giá vốn hàng bán và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Phần lãi ( lỗ) trong cơng ty
liên kết
Chi phí bán hàng

2019

Chênh lệch
2020 Tuyệt đối

Tương
đối (%)


63,658,192,673,791

90,118,503,426,717

26,460,310,752,926

141.57

52,472,820,451,654

71,214,453,522,563

18,741,633,070,909

135.72

471,053,832,011

1,004,789,766,270

533,735,934,259

213.31

1,181,675,710,916

2,837,406,430,588

1,655,730,719,672


240.12

1,431,313,615
873,333,584,688

1,964,631,764
1,090,795,558,423

533,318,149
217,461,973,735

137.26
124.90


Chi phí quản lí doanh
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hỗn
lại
Lợi nhuận sau thuế

569,005,805,722

690,298,504,185


9,030,979,639,207
657,680,931,477
591,998,447,298
9,096,662,123,386
1,603,307,926,680

121,292,698,463

121.32

15,292,303,808,992

6,261,324,169,785

169.33

654,081,334,225
589,418,351,516
15,356,966,791,701
1,784,567,843,866

(3,599,597,252)
(2,580,095,782)
6,260,304,668,315

99.45
99.56
168.82


181,259,917,186

111.31

(18,659,148,595)

78.02

5,927,915,820,678

178.22

66,234,890,928

84,894,039,523
7,578,248,236,229

13,506,164,056,907

Bảng 2:Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận cơng ty Hịa Phát (2019-2020)
❖ Phân tích chung:
- So sánh bằng số tuyệt đối:
∆𝐿𝑁 = 𝐿𝑁1 − 𝐿𝑁0 = 5,927,915,820,678 (𝑉𝑁Đ)
- So sánh số tương đối:
%𝐿𝑁 =

𝐿𝑁1
= 178,22%
𝐿𝑁0


❖ Nhận xét:
Như vậy đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận năm 2020
tăng 5927 triệu đồng tức 78,22% so với năm 2019. Tuy nhiên để biết được lợi nhuận tăng
là vì lí do gì, thì đơn vị cần phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Trong
đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng
lớn và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Do đó, muốn tăng được lợi nhuận, doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta tập trung đi sâu vào
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là bảng phân tích ảnh hưở ng của các nhân tố đến lợi nhuận của doanh
nghiệp:
Mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến lợi
nhuận

Năm

Chỉ tiêu
2019

2020

1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

63,658,192,673,791

90,118,503,426,717


26,460,310,752,926

2. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch
vụ

52,472,820,451,654

71,214,453,522,563

18,741,633,070,909

3. Chi phí bán hàng

873,333,584,688

1,090,795,558,423

217,461,973,735


4. Chi phí quản lí doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh

569,005,805,722

690,298,504,185

121,292,698,463


9,030,979,639,207

15,292,303,808,992

6,261,324,169,785

Lợi nhuận trước thuế

9,096,662,123,386

15,356,966,791,701

6,260,304,668,315

5. Chi phí thuế TNDN

1,518,413,887,157

1,850,802,734,794

332,388,847,637

5a. Chi phí thuế TNDN

1,603,307,926,680

1,784,567,843,866

181,259,917,186


5b. Chi phí thuế TNDN hỗn lại

(84,894,039,523)

66,234,890,928

151,128,930,451

Lợi nhuận sau thuế

7,578,248,236,229

13,506,164,056,907

5,927,915,820,678

Bảng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ HĐ kinh doanh cty Hòa Phát
-

Nhân tố doanh thu :

Doanh thu năm 2020 tăng 26.460.310.752.926 đồng tương đương 41,57% so với năm 2019.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng thêm 26.460.310.752.926 đồng so với năm 2019. Điều này là tín hiệu
tốt khi doanh thu của công ty tăng chứng tỏ công ty đang làm ăn ngày càng tốt đẹp.
-

Nhân tố giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán năm 2020 tăng 18.741.633.070.909 đồng so với năm 2019, điều này cho

thấy, chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng lên khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị
giảm đi 18.741.633.070.909 đồng. Tuy nhiên chưa thể kết luận, việc tăng giá vốn hàng bán
là tốt hay khơng khi cơng ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
-

Nhân tố chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng năm 2020 tăng so với năm 2019, điều này làm lợi nhuận giảm đi
217.416.973.735 đồng. Đây là tín hiệu phản ánh, cơng ty cần có các biện pháp giảm chi phí
bán hàng như hoạch định bán hàng, tối ưu hóa q trình bán hàng.
-

Nhân tố chi phí quản lí doanh nghiệp:

Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2020 tăng 21,32% so với năm 2019, điều này làm cho
lợi nhuận giảm đi 121.292.698.463 đồng. Cơng ty có thể giảm chi phí này bằng cách cắt
giảm nhân sự, kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Tuy nhiên với tình hình phát triển và mở rộng
của cơng ty, chưa thể nói việc chi phí quản lí doanh nghiệp tăng là khơng tốt.
-

Nhân tố thuế:

Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 332.388.847.637 đồng so với năm 2019, nguyên nhân là
do thuế TNDN hiện hành tăng 181,259,917,186 đồng tức 11,431%, đồng thời, thuế TNDN
hoãn lại cũng tăng 151,128,930,451 đồng.
Thuế TNDN tăng làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2020 giảm
332,388,847,637đồng.



2. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty.
2.1.Phân tích khái qt tình hình huy động vốn
Chênh lệch

Năm
Chỉ tiêu

2020

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng ngồn vốn

Số tiền

%

72,291,648,082,726
59,219,786,306,111

54.970
45.030
100

131,511,434,388,837

2019
Số tiền
53,989,393,956,205
47,786,636,143,695

101,776,030,099,900

%

Tuyệt đối

53.047
46.953
100

18,302,254,126,521 133.900
11,433,150,162,416 123.925
29,735,404,288,937 129.217

%

Bảng 4:Phân tích khái qt tình hình huy động vốn.
Từ bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty tăng trong 2 năm 2019, 2020 với tốc độ
tăng là 29,217%. Nguyên nhân là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng trong năm
2020.
Nợ phải trả của và vốn chủ sở hữu phân bổ khá đều nhau, nợ phải trả có tỷ trọng trong tổng
nguồn vốn lớn hơn vốn chủ sở hữu với 54,97% năm 2020 và 53,047% năm 2019. Nguyên
nhân là do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên cần nguồn vốn rất mạnh nên
khoản nợ phải trả của công ty tăng mạnh (tăng 33,9%). Đây là dấu hiệu cho thấy công ty
đang chiếm dụng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là tốt nếu công ty
vẫn đảm bảo được khả năng chi trả lãi vay và nợ gốc. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý không
để nợ phải trả tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả của công ty.
2.2 Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính
Năm


Chỉ tiêu

2020

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tài sản dài hạn

Chênh lệch
2019

Số tiền

Tỷ lệ (%)

72,291,648,082,726

53,989,393,956,205

18,302,254,126,521

33.90%

59,219,786,306,111
131,511,434,388,837

47,786,636,143,695
101,776,030,099,900


11,433,150,162,416

23.93%

29,735,404,288,937

29.22%

74,764,176,191,827

71,339,093,190,006

3,425,083,001,821

4.80%

65,561,657,180,137
0.450

31,249,493,917,960
0.470

34,312,163,262,177
-0.0192

109.80%

Tài sản cố định
Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ tài sản

dài hạn
Hệ số tài trợ tài sản
cố định

0.792

0.670

0.122

0.903

1.529

-0.63

Bảng 5: Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính của cơng ty CP Hịa Phát
-

Hệ số tài trợ:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛

Hệ số tài trợ có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn
thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của DN càng thấp. Nếu hệ số
này lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của DN phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp



của các cổ đơng. Có thể thấy, hệ số tài trợ của công ty năm 2020 giảm 0.0192 lần so với
năm 2019, điều này cho thấy, mức độ tự chủ về mặt tài chính của cơng ty giảm đi, cơng ty
đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu.
-

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn:

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn ) là chỉ tiêu
phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được xác
định như sau:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có
thừa khả năng trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong
thanh tốn khoản nợ dài hạn.
Theo bảng 5, ta thấy, hệ số tự tài trợ tài sản cố định năm 2020 tăng 0,122 lần so với năm
2019 nhưng trị số của chỉ tiêu này vẫn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng
vốn đầu tư vào tài sản dài hạn. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của công tu không đủ tài trợ tài
sản dài hạn mà phải dùng nguồn vốn khác thì khi các khoản nợ đáo hạn, cơng ty sẽ gặp khó
khăn trong thanh tốn .
-

Hệ số tài trợ tài sản cố định:

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định) là chỉ tiêu
phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở
hữu. Trị số chỉ tiêu này cảng lớn càng thì mức độ độc lập trong tài trợ TSCĐ càng cao.

Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ

Từ bảng 5, hệ số tài trợ tài sản cố định năm 2020 giảm đi 0,63 lần so với năm 2019 và có
giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy, vốn chủ sở hữu của công ty không đủ khả
năng tài trợ tài sản cố định mà phải sử dụng nguốn vốn khác. Vì vậy, mọi quyết định liên
quan đến đầu tư, mua bán tài sản cố định đều phải cẩn thận và cân nhắc nếu không cơng ty
sẽ gặp khó khăn.
❖ Nhận xét: Nhìn chung, mức độ độc lập tài chính của cơng ty CP Hịa Phát khá thấp
và có xu hướng giảm dần. Đây là dấu hiêu không tốt nếu công ty không thể đảm bảo
khả năng chi trả khi các khoản nợ đáo hạn.
3. Phân tích khả năng thanh tốn:
Phân tích khả năng thanh tốn cuả cơng ty nhằm cung cấp thơng tin cho mọi đối tượng biết
được khả năng tài chính của cơng ty. Khả năng tài chính được xét ở góc độ hiện thời và
trong thời gian tới. Mặt khác phân tích khả năng thanh tốn cịn biết được tình hình sử dụng
vốn của công ty đã hiệu quả chưa, công ty đã xây dựng chế độ thu chi phù hợp chưa. Đối


với các nhà kinh doanh khi công ty sử dụng vốn không phù hợp làm cho hiệu quả sử dụng
vốn thấp và khi khơng có đủ tiền để thanh tốn thì dấu hiệu rủi ro lại xuất hiện
Chỉ tiêu

2020
Nhu cầu thanh toán
13,553,740,382,191

Phải trả người bán

Người mua trả tiền trước ngắn hạn
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Doanh thu chưa thực hiện
Phải trả khác
Vay ngắn hạn
Vay dài hạn
Dự phòng phải trả
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Thuế thu nhập hỗn lại phải trả
Tổng

2019
14,159,691,051,669

1,257,272,765,123

408,691,837,688

548,579,261,453

478,426,384,718

313,099,678,402
863,794,178,028
50,691,958,010
396,797,486,521
36,798,465,672,104

17,343,247,551,512
31,847,467,366
1,133,445,419,487
666,262,529
72,291,648,082,726
Khả năng thanh tốn
Tiền và các khoản tương đương tiền 13,696,099,298,228
6,124,790,460,291
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu dài hạn
305,165,547,431
2,512,553,533,909
Tài sản ngắn hạn khác
22,638,608,839,859
Tổng

247,936,926,136
857,106,289,441
30,775,930,096
295,778,858,020
16,837,653,470,387
19,842,099,219,720
23,524,860,469
806,604,376,402
1,104,751,459
53,989,393,956,205
4,544,900,252,204
3,561,397,190,688
27,717,594,984
1,544,376,365,997

9,678,391,403,873

Bảng 6: Bảng phân tích khái quát khả năng thanh tốn của cơng ty Hịa Phát
Để đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty một cách chi tiết ta đi sâu vào việc phân tích
các chỉ tiêu, hệ số. Từ bảng trên, ta có thể tổng hợp khả năng thanh tốn của cơng ty như
sau:
Chỉ tiêu

2020

2019

Chênh lệch
Tuyệt đối

%

Tiền và các khoản
tương đương tiền
Tài sản ngắn hạn

13,696,099,298,228

4,544,900,252,204

9,151,199,046,024

201.35%

56,747,258,197,010


30,436,936,909,894

26,310,321,287,116

86.44%

Nợ ngắn hạn

51,975,217,447,498

26,984,198,187,977

24,991,019,259,521

92.61%

Tổng tài sản

131,511,434,388,837

101,776,030,099,900

29,735,404,288,937

29.22%

Nợ phải trả

72,291,648,082,726


53,989,393,956,205

18,302,254,126,521

33.90%

Hàng tồn kho

26,286,822,229,202
1.819

19,411,922,748,095
1.885

6,874,899,481,107
-0.066

73.85%

0.586

0.409

Hệ số thanh toán tổng
quát
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh

0.177



Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn

1.092

1.128

-0.036

Hệ số khả năng thanh
tốn tức thời

0.264

0.168

0.095

Bảng 7: Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty Hịa Phát
-

Hệ số thanh tốn tổng quát:

Hệ số thanh toán tổng quát được xác định bởi công thức:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả


Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý,
sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng
nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.
Từ bảng 7, ta thấy, hệ số thanh toán tổng quát của năm 2020 giảm 0,066 về số tuyệt
đối so với năm 2019. Điều nay là tốt khi mà hệ số thanh tốn tổng qt của cơng ty vẫn
lớn hơn 1, nghĩa là với tổng tài sản hiện có, cơng ty có thể hồn tồn đáp ứng được các
khoản nợ tới hạn. Hệ số thanh toán tổng quát giảm cho thấy cơng ty đang sử dụng hiệu
quả vốn và địn bẩy tài chính tăng lên so với năm 2019, cơng ty có thể tăng trưởng trong
tương lai.
-

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các
khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mức độ đảm bảo của tài
sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh tốn trong kỳ, do
đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh tốn bằng cách chuyển đổi
một bộ phận thành tiền. Hệ số khả năng thanh tốn nhanh được xác định bởi cơng thức:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =

Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Từ bảng 7, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2020 tăng 0,177
về số tuyệt đối so với năm 2019. Năm 2019, hệ số này là 0,409 < 0,5 điều này cho thấy
cơng ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ. Đến năm 2020, trị số của hệ số này là 0,586,
nằm vào khoảng >0,5 và <1 đây là dấu hiệu tốt, báo hiệu khả năng thanh toán của doanh
nghiệp là khả quan.
-


Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bằng
bao nhiêu lần tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số khả năng than toán nợ ngắn hạn được xác
định bởi công thức:


𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Năm 2020, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm 0,036 so với năm 2019.
Tuy nhiên vẫn hệ số này vẫn giữ được ở mức 1,092 >1. Điều này cho thấy công ty đảm
bảo an tồn trong thanh tốn nợ ngắn hạn. Việc hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
giảm là dấu hiệu cảnh báo cho cơng ty có thể rơi vào tình trạng mạo hiểm về tài chính vì
mất cân bằng tài chính.
-

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh
tốn nhanh nhất đó là tiền. Khả năng thanh tốn tức thời cho biết, với số tiền và các khoản
tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh tốn kịp thời các khoản nợ ngắn hạn
hay không. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 =

𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛


Năm 2020, hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,095 về số tuyệt đối so với năm
2019. Tuy nhiên hệ số này vào năm 2020 chỉ đạt mức 0,264 < 1. Điều này cho thấy công
ty không thể đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và
các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng
thanh tốn tức thời đánh giá tính thanh khoản của cơng ty có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ,
một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính khơng được sử dụng đồng nghĩa do
doanh nghiệp đó sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh- Học viện Bưu chính Viễn thơng
2. Phụ lục: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31tháng 12 năm 2020Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hòa Phát.



×