Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đoàn kết quốc tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đảng ta đã vận dụng tư tưởng của người như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.83 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng của
người như thế nào?

GVHD

: Vũ Thị Thu Hiền

Nhóm

: 04

Lớp học phần

: MLM303_2121_D24

1. Nguyễn Duy Minh Long

030836200087

2. Trần Thị Ái Liên

030836200077

3. Hồ Nữ Nhật Linh

030836200078



4. Lê Thị Ánh Nguyệt

030836200112

5. Huỳnh Thị Bích Ngân

030836200100

6. Nguyễn Thị Tuyết Nhi

030836200123

7. Lê Thị Hồng Phấn

030836200130

8. Nguyễn Thị Thanh Phụng

030836200134

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

0

0


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


1

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1. Sự cần thiết phải đồn kết quốc tế

2
2

1.1.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

2

1.1.2. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
1.2. Lực lượng đồn kết quốc tế và hình thức tổ chức
1.2.1. Các lực lượng cần đoàn kết

3
4
4

1.2.2. Tổ chức hình thức

6

1.3 . Ngun tắc đồn kết quốc tế

7


1.3.1 . Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

7

1.3.2. Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường

9

2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

9

2.1 Đoàn kết quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid – 19
2.1.1. Vai trị của đồn kết quốc tế trong đại dịch

9
9

2.1.2. Vận dụng tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế trong đại dịch Covid 19

10

2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế trong hoạch định chủ
trương, đường lối của Đảng

16

2.3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế


17

TỔNG KẾT

19

0

0


LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là chiến sĩ
xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người không chỉ là biểu
tượng sáng ngời của đại đồn kết dân tộc, mà cịn là hiện thân rực rỡ của tinh thần
đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay. Thuở sinh thời, Người đã từng bôn
ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với tất cả đồng chí và bạn bè gần xa,
Người ln thể hiện sâu sắc tình đồn kết quốc tế cao đẹp. Từ sự chứa chan của lòng
yêu nước thương người và sự cảm thông vô hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm nhận thức được muốn giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thì giai cấp trên toàn thế
giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh đổ giai cấp bóc lột tàn ác. Hồ Chí Minh nói khá
cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố
quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. “Đoàn kết, đồn kết,
đại đồn kết,Thành cơng, thành cơng, đại thành công” là một chiến lược, sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống di sản tinh thần vơ giá
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về đoàn kết,
hợp tác quốc tế là định hướng chiến lược quan trọng cho đường lối, chính sách đối
ngoại nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung.

Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia
tăng, đặt ra khơng một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không mở rộng quan hệ,
hợp tác với các nước khác. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát triển bền vững và nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là phải mở rộng đoàn
kết hợp tác quốc tế. Trong bài này, ta cùng nhau tìm hiểu xem Đảng ta đã vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế như thế nào trong bối cảnh hội nhập quốc
tế?
1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết quốc tế.
Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong bối cảnh
hội nhập hiện nay như thế nào.
1

0

0


2. Đối tượng nghiên cứu
Bài viết tập trung chủ yếu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đồn kết quốc
tế..
4. Phạm vi nghiên cứu: Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận dựa trên cơ sở: mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và nghiên cứu.
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
Một trong những tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng đoàn
kết quốc tế. Đây là những định hướng quan trọng cho việc hoạch định đường lối đối

ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lịch
sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và thực tiễn đấu tranh cách mạng của
Đảng để đúc kết thành một phương châm sâu sắc: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Khơng những Người đề tính cao đồn kết
dân tộc mà cịn đưa ra sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế.
1.1.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngồi, tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
trào lưu cách mạng thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ
thù là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là một
trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc của
Cách mạng Việt Nam.
Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể
thành cơng khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.
Người khẳng định: “Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định
2

0

0


sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên
khắp thế giới. Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các
nước xã hội chủ nghĩa và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và cơng nhân
tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”. Người luôn quan niệm rằng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”

1.1.2. Thực hiện đồn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền
với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, đại đồn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc
tế. Thực hiện đồn kết quốc tế khơng chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà
cịn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Tình đồn kết quốc tế của chúng ta được thể hiện đậm nét nhất trong mối tình đồn
kết keo sơn gắn bó, đặc biệt giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Ba nước trên
bán đảo Đơng Dương có đồn kết chặt chẽ thì mới đánh thắng kẻ thù xâm lược,
Người khẳng định: “Sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân ba nước Việt Nam,
Campuchia và Lào đoàn kết chặt chẽ nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng”.
Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại mở ra mối
quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân
tộc khơng thể tách rời vận mệnh của lồi người. Hồ Chí Minh đã cách tìm phá thế
đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới,
đấu tranh cho mục tiêu chung: “Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội”.
Nhờ giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động sức mạnh trào lưu cách mạng thời đại, làm cho
sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn
mình về nhiều mặt. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được sự ủng hộ
và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là Liên Xô – chi viện cho Việt Nam rất nhiều
3

0

0



về mặt kinh tế, vũ khí,... Nhờ vào tinh thần yêu nước cùng với sức mạnh đoàn kết,
chúng ta đã làm nên lịch sử “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đuổi
thực dân Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đồn kết quốc tế cao đẹp còn được thể hiện
đậm nét ở tình đồn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Ngay trong những năm
đầu kháng chiến ác liệt, Người cùng với Trung ương Đảng tiến hành nhiều hoạt
động ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và nhân
dân Pháp. Người cũng viết nhiều bức thư, gửi những lời nhắn nhủ đến nhân dân Mỹ
để làm rõ tính chất xâm lược của đội quân viễn chinh Mỹ, nêu bật tính chính nghĩa
của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Những hoạt động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục trái tim nhân dân thế giới, đi vào lòng người,
tạo nên sức mạnh tinh thần ủng hộ Việt Nam. Tổng kết thành quả của cách mạng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng
nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc
bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt được mọi khó khăn, đưa giai cấp cơng nhân và nhân
dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết quốc tế, kết hợp
chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vơ sản nhằm góp phần cùng nhân
dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại.
Chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập tự do của nước mình mà cịn vì độc lập, tự
do của nước khác; khơng chỉ bảo vệ lợi ích sống cịn của dân tộc mình mà cịn vì
những mục tiêu cao cả của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu
hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chống lại chủ nghĩa sô vanh và mọi thứ chủ nghĩa
cơ hội khác.

4

0


0


1.2. Lực lượng đồn kết quốc tế và hình thức tổ chức
1.2.1. Các lực lượng cần đoàn kết
Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: chủ trương đồn kết giai
cấp vơ sản các nước, đồn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
xuất phát từ tính tất yếu về vai trị của giai cấp vơ sản trong thời đại ngày nay. Hồ
Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù
chung của nhân dân lao động trên tồn thế giới. Trong hồn cảnh đó, chỉ có sức
mạnh của sự đồn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động trên
tồn thế giới với tinh thần “Bốn phương vơ sản đều là anh em” mới có thể chống lại
được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã
thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vì vậy, Người đã lưu ý
Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ
trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở
cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong
những cái cánh của cách mạng vơ sản”. Thêm vào đó, để tăng cường đồn kết giữa
cách mạng thuộc địa và cách mạng vơ sản chính quốc, Hồ Chí Minh cịn đề nghị
Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải “làm cho đội quân tiên phong của lao động
thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một
sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công
nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng”.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người u chuộng hịa bình, dân chủ, tự
do và cơng lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế
mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí
Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hịa bình, tự
do, cơng lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ
trên thế giới.

Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hịa bình, tự do và
cơng lý, Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những
5

0

0


tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng
con người trên hành tinh. Thật hiếm có những cuộc đấu tranh giành được sự đồng
tình, ủng hộ rộng rãi và lớn lao như vậy. Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định:
Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua được mọi
khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như
ngày nay.
1.2.2. Tổ chức hình thức
Đồn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề sách lược,
một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính tốn ngun tắc hỏi khách quan
của cách mạng Việt Nam. Từ năm 1924. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về
thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa chỉ” chống chủ
nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể để
quan điểm này trở thành sự thật.
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đơng Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm
đặc biệt. Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần nhau, có nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hóa và cùng một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khởi động sức
mạnh và quyền tự quyết của từng dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh về
tập hợp lực lượng mạng, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh; giúp Lào và
Campuchia lập trận đấu yêu nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành Mặt trận nhân dân Đông Dương.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu
nghị với Trung Quốc, nước láng giềng có hệ thống lịch sử văn hóa lâu đời với Việt
Nam; thực hiện liên kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đấu tranh độc lập. Với
các dân tộc châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hịa bình thế
giới mới thực hiện. Vận mệnh dân tộc châu Á có quan hệ mật thiết với vận mệnh
dân tộc Việt Nam. Do vậy từ những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng lập
Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống
nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử
6

0

0


đấu tranh tranh giải phóng dân tộc. Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ
Chí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn
kết với Việt Nam.
Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây
dựng các quan hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phát xít,
nhằm tạo thế cho cách mạng Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
, bằng hoạt động ngoại giao khơng mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước
XHCN, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân Pháp trong
kháng chiến chống Pháp và cả nhân dân Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, hình
thành mặt trận nhân dân thế giới đồn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Như vậy, tư tưởng đồn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định
hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc ; Mặt
trận đoàn kết Việt - Miên - Lào ; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam;

Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Đây
thực sự là sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết.
1.3 . Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
1.3.1 . Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
Cũng như xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc, muốn thực hiện được đoàn
kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản
động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa
các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Từ rất sớm , Hồ
Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối
cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách
mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của
loài người tiến bộ.
Đối với phong trào cộng sản và cơng nhận quốc tế. Hồ Chí Minh giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền
7

0

0


tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình. Là một
chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế giới, trước hết là
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế
giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và CNXH.
Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự
do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh khơng chỉ suốt đời đấu tranh

cho độc lập , tự do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập, tự do cho các
dân tộc khác. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh
thực hiện nhất qn quan điểm có tính ngun tắc: Dân tộc Việt Nam tơn trọng độc
lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc
trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia , dân tộc trên thế giới quan hệ hợp
tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó.
Những quan điểm trên được Người thể chế hóa sau khi Việt Nam giành được
độc lập. Tháng 9 năm 1947, trả lời nhà báo Mỹ S. Êli Mâysi, Hồ Chí Minh tuyên bố:
Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và
khơng gây thù ốn với một ai”.
Thời đại Hồ Chí Minh sống là thời đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc diễn ra mạnh mẽ trên hầu khắp các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó,
Người khơng chỉ là nhà tổ chức, người cổ vũ mà còn là người ủng hộ nhiệt thành
cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Nêu cao tư
tưởng độc lập và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người
khởi xướng, người cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của nhân dân thế
giới trong việc khẳng định cốt cách dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết, hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Đối với các dân tộc tiến bộ trên thế giới. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí
Minh ln giương cao ngọn cờ hịa bình, đấu tranh cho hịa bình, một nền hịa bình
thật sự cho tất cả các dân tộc - “hịa bình trong độc lập tự do”. Nền hịa bình đó
khơng phải là “một nền hịa bình chân chính xây trên cơng bình và lý tưởng dân
8

0

0


chủ”, chống chiến tranh xâm lược vì các quyền dân tộc cơ bản của các quốc gia.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến, quan điểm hịa bình trong cơng lý, lịng thiết tha
hồ bình trong sự tơn trọng độc lập và thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh và
nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim nhân loại. Nó có tác dụng cảm hóa, lơi
kéo các lực lượng tiến bộ thế giới đứng về phía nhân dân Việt Nam địi chấm dứt
chiến tranh, vãn hồi hịa bình. Trên thực tế, đã hình thành một mặt trận nhân dân thế
giới , có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc
xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ.
1.3.2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường
Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, cịn nguồn
lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì
vậy, trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh
sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự
giúp lấy mình đã”. Trong đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ:
“ Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
khơng xứng đáng được độc lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có
thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có
đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngồi, Người
nói: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tơi, khơng
có sự can thiệp ở ngồi vào ”. Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các Đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và
bình đẳng, đồng thời đồn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.

9

0

0



2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Đoàn kết quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid – 19
2.1.1 Vai trị của đồn kết quốc tế trong đại dịch
Tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương
Thực tế cho thấy, ngay từ những ngày đầu tiên cũng như giai đoạn căng thẳng
nhất khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu (cuối năm 2019-đầu năm 2020), Việt Nam
đã chủ động, trách nhiệm, chia sẻ khó khăn và đóng góp thiết thực vào nỗ lực chống
lại đại dịch. Trong khả năng của mình, Việt Nam đã và đang sẵn sàng cung cấp các
vật tư, thiết bị y tế "Made in Viet Nam".
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chống dịch
Trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu, Việt Nam xác định khơng thể "tự
đốt đuốc, dị đường" đi một mình mà cần phải có sự chia sẻ, phối hợp, cập nhật
thơng tin, kinh nghiệm chống dịch, kết quả nghiên cứu vaccine với các nước trên thế
giới.
Trên tinh thần đó, Việt Nam đã cùng các nước như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ, Australia, New Zealand… tiến hành nhiều cuộc điện đàm
ở các cấp khác nhau, với số lượng kỷ lục chưa từng có trong hoạt động ngoại giao
của nước ta. Trong đó, Việt Nam cùng các nước tập trung cập nhật tình hình dịch
bệnh trong nước, tại khu vực và trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp
phịng, chống dịch bệnh cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong công tác bảo
hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân
đạo, duy trì giao thơng và giao thương cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu COVID-19.
Nâng cao sức kháng chịu, thích ứng của nền kinh tế

10


0

0


Đại dịch COVID-19 với tốc độ lây lan rất nhanh, diễn biến khó lường và mức
độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã tác động mạnh mẽ, tồn diện và sâu
rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế tồn cầu, trong đó có Việt Nam. Ví dụ rõ
ràng nhất là sụt giảm đột ngột tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7% năm 2019,
xuống còn ước đạt trên 2%.
Trong bối cảnh đó, ngoại giao Việt Nam xác định thực hiện "mục tiêu kép" vừa
quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động ngoại
giao nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là ngoại giao kinh tế, trọng tâm là phối
hợp chính sách và biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu
tư, ổn định thị trường tài chính và khơi phục niềm tin của doanh nghiệp và người
dân.
2.1.2 Vận dụng tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế trong đại dịch Covid 19
Qua hơn nửa thế kỷ, từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh "về với thế giới Người
hiền", tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, dịch COVID-19 đang
diễn biến hết sức phức tạp thì việc vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế trong đại dịch COVID-19 hiện nay là ngọn đuốc soi đường để
chúng ta thành công hơn trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 hiện
nay
Một là, cần làm rõ mục tiêu của đoàn kết, hợp tác quốc tế trong cuộc chiến
chống dịch Covid-19 hiện nay là cùng Nhân dân thế giới chiến thắng đại dịch.
Đảng, Nhà nước ta nhiều lần chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, cần phải tăng
cường đoàn kết, hợp tác quốc tế để cùng với Nhân dân thế giới chiến thắng đại dịch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong “Lời kêu gọi đồng bào, đồng
chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lịng, thống nhất ý

chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến
thắng đại dịch Covid-19”, đã chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, sự đồn kết và phối
11

0

0


hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của
thế giới trước đại dịch này.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm kép là phòng, chống
dịch tốt ngay tại nước mình; đồng thời tích cực, chủ động hợp tác với các đối tác
kiểm soát, ngăn chặn lây lan, giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội do dịch bệnh.
Trong đó, Việt Nam đã phối hợp với các nước, vừa chia sẻ kinh nghiệm, thông tin,
đồng thời khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực, quốc tế trong chống dịch, nhằm
cùng nhau sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Lê Thị Thu
Hằng cho biết, bên cạnh công tác phịng, chống dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam hết
sức quan tâm và luôn chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực
hiện các nghiên cứu để sản xuất vaccine trong nước, đồng thời đẩy mạnh phối hợp
với các công ty, các đối tác sản xuất và cung cấp vaccine có uy tín trên thế giới
nhằm có vaccine COVID-19 trong thời gian sớm nhất. Hiện nay, Việt Nam vẫn
thường xuyên trao đổi, cập nhật tình hình với các đối tác, mong muốn sớm có
vaccine, thuốc và phác đồ điều trị, tiến tới kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm
này.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xây dựng các chính sách và quy định để hỗ
trợ việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine được thực
hiện một cách nhanh chóng ngay khi có vaccine COVID-19.

Trước đó, vào tháng 4, trong cuộc cuộc điện đàm lần thứ 3 với lãnh đạo ngoại
giao các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand về
tình hình dịch COVID-19, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh
Sơn đã đề nghị Chính phủ các nước tiếp tục có các cam kết chính trị để bảo đảm
rằng các nước được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu sử dụng vacxin và thuốc chữa trị
COVID-19 nếu nghiên cứu thành cơng.
Trong vai trị là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã đề xuất nhiều ý tưởng, sáng kiến trong
12

0

0


khn khổ Liên hợp quốc và tích cực phối hợp với các quốc gia thành viên khác
thảo luận, thông qua nhiều Nghị quyết, văn kiện nhằm tăng cường hợp tác quốc tế
trong ứng phó với COVID-19; kêu gọi chấm dứt các hành vi cường quyền, đơn
phương trái với luật pháp quốc tế; ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp
quốc về ngừng bắn trên toàn cầu và gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt làm suy yếu khả
năng ứng phó với đại dịch của các quốc gia.
Đặc biệt, ngày 7/12/2020, tại phiên họp toàn thể ở New York (Hoa Kỳ), Đại
hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết do Việt
Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thơng qua, lấy ngày 27/12 hàng năm
là "Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh". Đề xuất của Việt Nam đã được 5 nước
tham gia đồng tác giả (Canada, Niger, Saint Vincent & Grenadines, Senegal, Tây
Ban Nha) và 107 nước đồng bảo trợ.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, việc Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng khi đây là lần đầu tiên Việt
Nam chủ trì đề xuất thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công một nghị quyết

tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam trong việc
tham gia có trách nhiệm vào công việc chung của Liên hợp quốc và thúc đẩy các
vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm.
Đây cũng là Nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng về chủ đề này trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng tới mọi
mặt của đời sống chính trị-an ninh, kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia, đồng thời
sẽ góp phần nâng cao nhận thức của tất cả các quốc gia, người dân và cộng đồng
quốc tế cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống, ứng phó với các
loại dịch bệnh, trong đó có đại dịch COVID-19.
Hai là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
cần xác định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách về tăng cường hợp tác đa
phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.

13

0

0


Ngay từ khi dịch mới bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã sớm
dự báo và có những chỉ đạo tổng thể cơng tác phịng, chống dịch, trong đó có triển
khai chiến lược “ngoại giao vaccine”. Đó là, tiếp cận nguồn vaccine từ bên ngoài,
tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine
bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho người dân. Với chủ trương
trên, Việt Nam đã tham gia COVAX (cơ chế bảo đảm tiếp cận vaccine toàn cầu,
được đồng sáng lập bởi Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI),
Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO). Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tham gia với tư cách đối tác phân
phối) từ sớm, tháng 12/2020, Việt Nam đã gửi hồ sơ cho cơ chế này đề xuất hỗ trợ

vaccine. Trên cơ sở đó, COVAX đã phân bổ vắc xin và cam kết cung cấp cho Việt
Nam số lượng vaccine bảo đảm tiêm chủng cho 20% dân số, tương đương với gần
39 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Ngồi ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã có sự quan tâm, chỉ đạo và tham gia hết sức
quyết liệt, từ ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương, kể cả thơng qua các
hình thức điện đàm, viết thư cho các lãnh đạo các nước để có thể tiếp cận các nguồn
vaccine.
Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế cần nhất quán thực
hiện phương châm "giúp bạn là tự giúp mình" và tinh thần chia sẻ quốc tế.
Với tinh thần quốc tế cao cả được kế thừa từ truyền thống lịch sử, Chính phủ
và nhân dân Việt Nam mặc dù đang cịn nhiều khó khăn, nhưng đã có nhiều hoạt
động hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ với 20 quốc gia, tổ chức quốc tế. Thực hiện phương
châm "Giúp bạn là tự giúp mình", Việt Nam đã tặng "hai nước Lào, Campuchia các
trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ
thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho
mỗi nước"; tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm, Myanmar 50.000 USD để
chung sức phòng, chống COVID-19; dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba
5.000 tấn gạo.

14

0

0


Ngay khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam đã
tặng Trung Quốc vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng
tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận
động các tổ chức, cá nhân quyên góp hỗ trợ nhân dân Trung Quốc số vật tư y tế trị

giá 100.000 USD để phòng, chống dịch.
Đối với các đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, Việt Nam đã dành một
phần nguồn lực của mình giúp đỡ Chính phủ các nước Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức,
Italia, Tây Ban Nha và Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển… phòng, chống dịch COVID-19.
Số hàng hỗ trợ gồm khẩu trang, vải kháng khuẩn chống giọt bắn, quần áo bảo hộ
DuPont do Việt Nam tự sản xuất, giúp các nước có thêm phương tiện bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Văn phòng Tổng thống
Liên bang Nga, Văn phòng Nội các Nhật Bản, Văn phòng Nhà Trắng (Hoa Kỳ) mỗi
nơi 50.000 khẩu trang y tế.
Các nhà Lãnh đạo Việt Nam cũng liên tục có các động thái, phát biểu hối thúc
cộng đồng quốc tế, khu vực cùng chung tay chống lại "kẻ thù chung". Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thư tới các nghị viện thành viên Hội đồng Liên nghị
viện ASEAN (AIPA) kêu gọi chung tay chống dịch COVID-19. Với cương vị Chủ
tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ
tịch ASEAN, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để
kiểm sốt và ngăn chặn dịch bệnh; chủ trì Hội đồng điều phối ASEAN để trao đổi về
các biện pháp phối hợp và hợp tác trong ASEAN cũng như với các đối tác để ứng
phó dịch bệnh; tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa
Kỳ với chủ đề hợp tác quốc tế phòng, chống dịch COVID-19; khởi đơ ¡ng cơ chế ứng
phó dịch bệnh khẩn cấp của khu vực ASEAN và với các đối tác Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3); tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20, Hội nghị cấp
cao trực tuyến phong trào khơng liên kết về phịng, chống dịch bệnh…
Bên cạnh những viện trợ cho các nước, thì Việt Nam nhận được viện trợ từ các
nước, các tổ chức quốc tế. Ngay từ những ngày đầu đại dịch Covid-19 bùng phát
trên thế giới và xuất hiện trong nước, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ quý

15

0


0


báu của Nhân dân, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật
tư y tế phịng chống dịch. Những chuyến hàng tình nghĩa đó đã giúp Nhân dân Việt
Nam vượt qua nhiều làn sóng dịch, góp phần vào thành cơng của Việt Nam trong
phịng, chống dịch Covid-19. Đến nay, khi làn sóng dịch Covid-19 mới bùng phát tại
nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, cộng đồng quốc tế lại hỗ trợ hàng triệu liều
vaccine, cùng nhiều trang thiết bị y tế cho Việt Nam. Mặc dù thế giới đang đối mặt
với tình trạng thiếu hụt vaccine phòng dịch Covid-19, Việt Nam đã và đang nhận
được sự hỗ trợ nhiệt thành từ các đối tác, các nước láng giềng và bạn bè quốc tế với
tổng số 170 triệu liều vaccine đã cam kết thông qua đàm phán mua và viện trợ trong
năm 2021. Về thiết bị, vật tư y tế và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh, nước ta
cũng nhận được sự hỗ trợ hết sức có ý nghĩa từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Campuchia, Saudi Arabia,
Mỹ, Trung Quốc...
Những sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến đấu
chống đại dịch Covid-19 nêu trên là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt
Nam với các đối tác, bạn bè quốc tế; thể hiện sự chia sẻ trong lúc khó khăn, quyết
tâm cùng chung sức đồng lịng đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động
sâu sắc đến các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đồn kết quốc tế là cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta xây
dựng và thực thi đường lối, chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế trong phòng,
chống đại dịch Covid-19. Quán triệt quan điểm của Người, chúng ta tin rằng, Việt
Nam cùng cộng đồng quốc tế phát huy ý chí và sức mạnh của mỗi dân tộc, cũng như
tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid19, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi quốc gia và mọi người dân.
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế trong hoạch định chủ
trương, đường lối của Đảng
Đảng ta đã phát huy và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ,

dựa vào sức mình là chính làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, đa dạng hóa,
16

0

0


đa phương hóa mang lại hiệu quả cao, bền vững. Tại các đại hội, Đảng ta đã tuyên
bố “muốn làm bạn” trong Đại hội Đảng lần thứ VII, “sẵn sàng là bạn” trong Đại hội
Đảng lần thứ VIII, “là bạn và đối tác tin cậy” trong Đại hội Đảng lần thứ IX. Đến
đại hội Đảng lần thứ XII Đảng ta tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng
lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế nước ta tiếp tục được nâng cao”.
Qua đó, ta có thể thấy Đảng đã và đang ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển. Thực tiễn chứng minh cho sự thành cơng trong cơng tác đối
ngoại đó có thể kể đến việc nước ta từ quan hệ hợp tác tồn diện với Liên Xơ, với
Lào và Campuchia, với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế… đến nay,
Việt Nam đã xác lập mối quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia; lần
đầu tiên được bầu vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc
(UNCITRAL); lần thứ hai được bầu, trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và tới 2020, là Chủ tịch luân phiên của
ASEAN.
Ngoài ra, hợp tác quốc tế với Hồ Chí Minh, gắn liền với phát triển bền vững và
không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một
đóng góp lớn của đối ngoại Việt Nam thời gian qua. Tư tưởng đó đã được Đảng ta

đã kế thừa và phát huy tư tưởng trong việc hoạch định chủ trương. Đảng đã đề ra và
thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế, hợp tác tìm giải pháp ổn định, lâu dài, cùng có lợi trên cơ
sở tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Trong đó, ta
có thể kể đến tình hình Biển Đơng trong vịng hơn 10 năm qua diễn biến ngày càng
phức tạp, không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền, mà còn là tâm điểm cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế,
Việt Nam đã, đang và luôn sẵn sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển
Đơng bằng biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc
17

0

0


giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Nhờ lập trường
chính nghĩa, nhờ những bằng chứng pháp lý và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận được sự quan
tâm, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
2.3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và
nghĩa vụ quốc tế phải nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các xu hướng và trào lưu
tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực
tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở
sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực

lượng bên ngồi quốc tế. Cụ thể có thể kể đến như: Ở đại hội lần thứ VIII Đảng đề
ra chủ trương “độc lập, tự chủ về kinh tế, quốc phòng, an ninh”, sao cho trong mọi
lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập…” và “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với
mở rộng hợp tác quốc tế”. Đại hội XI Đảng khẳng định “Thực hiện nhất qn đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Và Đại hội XII nhấn
mạnh rằng: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất qn
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa
phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn
là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”
Bên cạnh đó, trước tình hình quốc tế và trong nước hiện nay biến chuyển
nhanh chóng và sâu sắc đặt ra những điều kiện mới đòi hỏi phải rút ra những bài học
trong chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh để vận dụng cho phù hợp. Trước
hết làm rõ đoàn kết để thực hiện mục tiêu cách mạng trong giai đoạn hiện nay là dân
18

0

0


giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng văn minh. Hai là, mở cửa, hội nhập
quốc tế, là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển, đồng
thời phải tham gia những vấn đề toàn cầu hiện nay của quốc tế. Ba là, phải nêu cao
tình thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Bốn là, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh làm hạt nhân đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, tiếp tục
đổi mới và chỉnh đốn Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

cho ngang tầm nhiệm vụ của dân tộc và của thời đại.
Những quan điểm cơ bản cùng những giá trị thực tiễn của tư tưởng đồn kết
quốc tế Hồ Chí Minh là những bài học quý báu cần được nhận thức và vận dụng
sáng tạo cho phù hợp với cách mạng Việt Nam và thế giới tiến bộ trong giai đoạn
hiện nay.

19

0

0


TỔNG KẾT
Tư tưởng đoàn kết của Người thể hiện nhãn quan chính trị của một vĩ nhân, sự
tài tình của nhà tổ chức cách mạng ln đặt yếu tố đồn kết lên hàng đầu. Theo
những di huấn của Người, chỉ có “đồn kết, đại đồn kết” mới tập hợp được lực
lượng, hình thành được tổ chức cách mạng, mới tạo được sức mạnh to lớn để biến
lý luận khoa học, biến đường lối, quan điểm của Đảng thành hiện thực và mới đạt
được “đại thành cơng”.Qua những phân tích trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết có một vai trị cực kỳ quan trọng. Nó khơng chỉ là lời giải đáp
đúng đắn cho những bài tốn của cách mạng vào thời điểm đó mà trong suốt chiều
dài lịch sử nó vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam
chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ tồn dân ln đồn kết
một lịng; đồng thời, đã nhận được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu cả về tinh
thần và vật chất của các nước anh em, của bạn bè u chuộng hịa bình trên toàn thế
giới.
Ở thời điểm dân tộc ta đã bước sang thế kỷ XXI đòi hỏi chúng ta phải quán
triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc, phải vận dụng sáng
tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với những biến đổi của tình

hình mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày càng phát triển,
hoàn thiện cùng với thực tiễn biến đổi của đất nước. Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn
tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và
triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

20

0

0



×