Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH sử TRIẾT học PHƯƠNG tây đề tài CHỦ NGHĨA NHÂN văn TRONG TRIẾT học tây âu PHỤC HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.42 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TRIẾT HỌC
TÂY ÂU PHỤC HƯNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Linh
Lớp:

Chủ nghĩa xã hội khoa học K36

Mã SV:

1655250039

Hà Nội, năm 2020


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
B. NỘI DUNG.......................................................................................................6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN
VĂN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG...................................6
1.1. Điều kiện về kinh tế- chính trị- xã hội của triết học Tây Âu thời kỳ
Phục hưng........................................................................................................6
1.2. Quan niệm về chủ nghĩa nhân văn và Phục hưng.....................................7
1.3. Một số đại biểu của triết học nhân đạo Tây Âu thời kỳ Phục hưng........10
Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN
TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG...........................................11


2.1. Đề cao vai trò của con người..................................................................11
2.2. Con người có tự do nhận thức................................................................13
2.3. Xây dựng xã hội mới tốt đẹp và con người được hưởng hạnh phúc......15
Chương 3. Ý NGHĨA CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TRIẾT
HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG........................................................................18
KẾT LUẬN.........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử của xã hội lồi người ln tiến về phía trước, dường như
muốn nhấn chìm tất cả vào sự quên lãng nhưng chúng ta vẫn ghi khắc sâu
đậm cuộc lội dòng lịch sử vĩ đại của một nền văn hóa mà chính nó đã đánh
thức cả châu Âu sau những dặm dài tăm tối của vòng quay lịch sử “Đêm
trường Trung cổ”, đó là phong trào văn hóa Phục hưng. Trong khơng khí hừng
hực của sự hồi sinh, châu Âu vươn mình đón nhận luồng sinh khí mới, tiến
đến những cuộc cách mạng và trí tuệ con người. Châu Âu thời đại Phục hưng
là giai đoạn mà con người khát khao vươn lên đạt đến những giá trị to lớn,
mạnh mẽ, vĩnh hằng. Người ta muốn khôi phục lại tinh thần ấy sau một ngàn
năm bị bưng bít, kìm hãm, trói bc. Loài người mãi cảm động và tự hào khi
nhắc tên tuổi của những cây đại thụ như Leonardo da Vinci, Galieo Galile,
Dante Alighieri, Francois Rabelais, Thomas More, Nicolo Machiavelli,…
Phong trào văn hóa là bước khởi đầu để giai cấp tư sản đánh bại chế độ phong
kiến và giáo hội Kito trên tồn cõi châu Âu và góp phần quan trọng vào q
trình giải phóng con người. Những con người vĩ đại thời Phục hưng đã đóng
góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình bằng những tác phẩm và cơng trình
bất hủ làm phong phú kho tang văn hóa nhân loại. Phong trào phục hưng

không chỉ nhằm làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa khn vàng
thước ngọc thời Hy – La cổ đại mà còn nảy nở trong lịng mình những bước
đi về con đường phía trước. Chính phong trào này đã góp phần khép lại một
giai đoạn tối tăm của lịch sử, đồng thời soi rọi, làm bừng sáng cho châu Âu
tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Đó là lí do thời đại này được thừa
nhận là một trong những nền văn hóa rực rỡ của lồi người. Thời kì Phục
hưng là một bước chuyển mang tính tất yếu và bước ngoặc của thời đại. Bước
ngoặc đó diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong triết học châu Âu nói
3


chung và triết học Tây Âu nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến “Chủ nghĩa nhân văn” là tư
tưởng nổi bật trong xã hội lúc bấy giờ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Chủ nghĩa nhân văn
trong triết học Tây Âu Phục hưng”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chủ nghĩa nhân văn trong triết học
Tây Âu phục hưng
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong
triết học ở Tây Âu
Về thời gian: Thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV - XVI)
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về con người và chủ nghĩa nhân
văn trong triết học, đề tài phân tích, đánh giá chủ nghĩa nhân văn trong triết
học Tây Âu phục hưng, từ đó nêu ra được những ảnh hưởng tích cực và chỉ ra
hạn chế của tư tưởng nhân văn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chủ nghĩa nhân
văn trong thời kỳ phục hưng.

4


- Hai là, phân tích tư tưởng nhân đạo nổi bật trong thời kỳ này ở Tây Âu
- Ba là, trình bày rõ tầm ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn gắn liền với
chủ nghĩa nhân đạo tư sản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp logic- lịch sử, là sự thống nhất giữa
phương pháp logic và phương pháp lịch sử
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa nhân văn trong triết học Tây
Âu phục hưng
Chương 2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn trong triết học Tây Âu
phục hưng
Chương 3. Ý nghĩa của chủ nghĩa nhân văn trong triết học Tây Âu phục hưng

5


B. NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN
TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG
1.1.


Điều kiện về kinh tế- chính trị- xã hội của triết học Tây Âu thời kỳ
phục hưng
Về kinh tế:
Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ

và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Thời kì phục
hưng là giai đoạn quá độ của Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.
Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường
quyền đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Nhiều công trường
thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nư ớc
khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển.Các công trường thủ
công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội phong kiến.
Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra
châu Mỹ... càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo ướng tư bản
chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở
rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm
như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng
việc khai thác thiên nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Về chính trị - xã hội:
Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp
Châu Âu. Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta khơng chỉ địi
xố bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên
con đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo
hội La Mã, thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến.

6


Sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Giai cấp tư sản xuất hiện gồm các
chủ xưởng công trường thủ cơng, xưởng thợ, thuyền bn... Vai trị và vị trí

của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Trong khi người nơng dân do
khơng cịn ruộng đất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm
thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ là tiền thân của giai cấp vơ sản sau
này.
Về khoa học:
Do địi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên
bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu
khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim,
chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng
nước đã cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong sản xuất.
Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa
vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ
nghĩa duy tâm.
1.2. Quan niệm về chủ nghĩa nhân văn và Phục hưng
1.2.1. Khái niệm chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu
Âu. Đây là một phong trào chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người,
giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chống chủ
nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực
tại.
Lịch sử ra đời của chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong
trào Phục hưng. Với lý do khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, các nhà nhân văn
đã khởi xướng phong trào Renaissance (Phục hưng) khơi phục các giá trị văn
hóa cổ đại - những gì mà Chúa đã cho phép - nên giáo hội khơng có cách gì
7


ngăn cản Chủ nghĩa nhân vă n khởi phát ở Ý và được thực hiện bởi những nhà
tư tưởng, những cá nhân ưu tú, uyên bác, giàu tinh thần cách mạng và canh
tân. Hơn nữa, họ cịn có quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng nhân văn

ấy. "Tinh thần nhân văn trước hết là một tinh thần tranh đấu. Tranh đấu cho
giai tầng tư sản các thành thị chống phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý
chống lại cuộc xâm lăng của những dị tộc".
Mối liên hệ giữa khái niệm nhân văn với các khái niệm: nhân đạo, nhân
bản Chúng ta thấy rằng, khái niệm nhân văn nghiêng về tư tưởng coi con
người là một chủ thể văn hố; u cầu đối xử với con người trên bình diện
văn hoá: coi trọng con người, coi trọng tự do và vai trò cá nhân của con người
trong xã hội. Phương Tây thường đồng nhất khái niệm nhân văn với nhân đạo.
Thuật ngữ Humanism (Anh), Humanisme (Pháp) và Gumanizm (Nga) có
nghĩa chung là nhân văn = nhân đạo. Khái niệm nhân văn được phương Đơng
dùng có nội dung là văn hố, giáo hố. "Sách Kinh Dịch có viết: "Quan hồ
nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ", nghĩa là: xem xét nhân văn để giáo hố cho
tồn thiên hạ"(2, tr.173). Thuật ngữ nhân văn trong bài viết này được sử dụng
với ba cơ sở khoa học: Thứ nhất, các khái niệm trong lịch sử có sự chuyển
dịch từ truyền thống đến hiện đại. Thứ hai, nhân văn là hệ tư tưởng bắt đầu từ
thời Phục hưng với nghĩa cơ bản là sự đánh giá con người trong tư cách một
chủ thể văn hoá. Thứ ba, khái niệm nhân đạo được tách ra khỏi nhân văn
nhằm biểu hiện phẩm chất con người với tư cách một chủ thể nhân ái. Còn
khái niệm nhân bản, khái niệm này nhằm xem xét bản chất con người trên
bình diện triết học. Khái niệm nhân bản thuộc quan điểm của chủ nghĩa duy
vật trước Marx. Các nhà triết học của trường phái này coi bản chất con người
có nguồn gốc từ tự nhiên. Để chống lại quan niệm duy tâm về con người (tức
là chống lại sự tách rời giữa tâm và vật), các nhà triết học nhân bản lại đồng
nhất con người với tự nhiên, coi bản chất con người là có tính sinh học. Đại

8


biểu lớn nhất của chủ nghĩa nhân bản là L.Fuerbach và Tsécnưsépxki. Thiếu
sót cơ bản của chủ nghĩa nhân bản là còn xem xét con người một cách trừu

tượng; tách rời khỏi các quan hệ xã hội. Như vậy, do bó hẹp con người trong
bản chất sinh học nên chủ nghĩa nhân bản khơng thể tiếp cận các quy luật
đích thực của xã hội. Từ đó, dễ dẫn chủ nghĩa nhân bản đến phương diện duy
tâm về lịch sử.
1.2.2. Khái niệm về thời kỳ phục hưng
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Phục Hưng (tiếng
Ý: Rinascimento) là một phong trào văn hóa trải dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ
17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần
cịn lại của châu Âu.
Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ một thời kỳ
lịch sử, mặc dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở khắp châu
Âu, đây là cách sử dụng thông dụng của thuật ngữ. Thuật ngữ Rinascenza (tái
sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban đầu vào năm 1550 để chỉ sự
hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa học bắt đầu tại
Ý vào thế kỷ 13.
Sau đó, thuật ngữ Renaissance được Jules Michelet dùng trong tiếng
Pháp và nhà sử học Thụy Sĩ Jacob Burckhardt phát triển (khoảng những năm
1860). Tái sinh ở đây có hai nghĩa: Một là sự khám phá lại các sách vở cổ
điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả
của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói
chung. Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính, tuy khác biệt
nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây
phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi sinh của
văn hóa châu Âu nói chung.
9


Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là
sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong
trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu

tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng
đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học...).
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã
hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất q độ đó
biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hố
tư tưởng thời kì này.
1.3. Một số đại biểu của triết học nhân đạo Tây Âu thời kỳ phục hưng
Chúng ta có thể kể đến một sô nhà triết học tiêu biểu trong thời kỳ phục
hưng ở Tây Âu lúc bấy giờ như: Nicơlai Cơpécnic (1473- 1543), Giócđanơ
Bruno (1548- 1600), Lê-ơ-na-đơ Đơ Vanh Xi (1452- 1519), Galiêô Galile
(1564-1642), Pêtrô Pômpônátxi (1462- 1525), Tomat Moro (1478- 1535) và
Tôm-ma-dô Campanhella (1568- 1639)

10


Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN
TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa nhân văn được sinh ra trong thời kỳ phục
hưng ở châu Âu. Chủ nghĩa nhân văn - đó là đỉnh cao của những lý tưởng, lý
luận, quan điểm nhằm kêu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho lợi ích của lồi người
tiến bộ, đặc biệt là những người lao động, để giúp con người tự khẳng định
những giá trị cao đẹp, tài năng và nhân phẩm của bản thân. Với mục đích cao
cả ấy, chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng đã tập hợp được lực lượng hùng
hậu với những con người tài giỏi, tâm huyết và xây dựng nên một hệ thống lý
luận phong phú, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Từ những cơ sở thực
tiễn và lý luận ấy, nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng gồm:
2.1. Đề cao vai trò của con người
Bước sang thời phục hưng, sự phát triển to lớn của sản xuất và khoa học
đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người. Vì vậy, thời kỳ này ở Italia, đã

dấy lên khẩu hiệu “con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm
ngưỡng cái đẹp của chính mình". Hình ảnh bức tượng "Người khổng lồ"
(Davit) của nhà điêu khắc Mikenlan Giêlô đã trở thành biểu tượngcủa con
người thời Phục hưng và cận đại. Đó là con người tràn đầy sức sống và hoài
bão tự do. Giờ đây, không phải quan hệ giữa chúa và thế giới mà chính là vấn
đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm
triết học. Nhiều nhà tư tưởng đã ý thức được sự cần thiết phải xây dựng một
"triết học thực tiễn, nhờ đó con người hiểu biết sức mạnh... của tất cả các sự
vật khác xung quanh ta cũng thấu đáo như những công việc của những người
thợ thủ công, bằng cách đó, chúng ta có thể sử dụng chúng trong các hoạt
động của mình, đồng thời biến mình thành những chủ nhân và chúa tể của
giới tự nhiên"

11


Trong thế giới quan của các nhà nhân đạo từ Đantê Aligiêri đến Pêtrarca,
từ Kolintari đến Lơrenxơ Vanta đều tốt lên quan niệm tự nhiên thần luận,
không coi thượng đế là đấng tối cao tạo ra thế giới trong vòng một tuần như
kinh thánh dạy. Họ khơi dậy những tinh hoa của nền văn minh cổ đại, ca ngợi
sức mạnh về vẻ đẹp của con người. Tư tưởng nhân văn thời Phục hưng đã làm
đảo lộn vũ trụ quan và nhân sinh quan của Kitơ giáo. Con người khơng cịn
lấy Thượng đế, mà lấy chính mình làm trung tâm và thước đo tất thảy mọi
vật. Các giá trị hiện thực của con người được đề cao. Hình tượng con người
cường tráng ngẩng cao đầu địi tự đo và cơng lý, không khuất phục trước mọi
trở ngại... đã trở thành phương châm tư tưởng và văn hố thời kỳ này. Nó
nhanh chóng tụ hợp được mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, nhất là tầng lớp
thị dân đang lớn mạnh muốn xố bỏ mọi xiềng xích gơng cùm của giáo lý
trung cổ đã chào đón và ủng hộ nhiệt thành. Điều đó được thể hiện rõ trong
thế giới quan của nhiều nhà tư tưởng lớn ở Italia thời kỳ Phục hưng.

Lêôna Đờ Vankxi tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân đạo, khẳng định con
người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hoá. Dựa trên các sự vật tự nhiên, con
người sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Là một
nhà hội hoạ nổi tiếng, ông coi trọng hoạt động nghệ thuật của con người, vì
"Thượng đế như người thợ cá và hoạ sĩ tối cao, hoạt động nghệ thuật là
phương thức nhận thức Thượng đế. Tuy nhiên, theo Lêôna Đờ Vanhxi, khoa
học chỉ có khả năng khám phá ra các đặc tính thuộc về lượng của các sự vật,
phát hiện ra các quy luật chung của thế giới. Chỉ có nghệ thuật mới có thể
nhận thức các đặc tính thuộc về chất của các sự vật, cho chúng ta một bức
tranh sinh động về thế giới. Cố nhiên, quan niệm này của ơng cịn nhiều hạn
chế, nhưng xét theo một khía cạnh nào đó thì nó chỉ ra sự khác nhau tương
đối giữa khoa học và nghệ thuật, và điều đó mang tính hợp lý nhất định.

12


Có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa nhân văn phục hưng trong triết học Tây
Âu bấy giờ đề cao vai trị của con người, trong đó phải kể đến 4 nội dung
chính sau: Thứ nhất, thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo
nên. Thứ hai, con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không
phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt". Thứ ba, cuộc
sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới
trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng. Thứ tư, cuộc đời chứa đựng
vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải
trở thành đối tượng của nghệ thuật Bốn đặc trưng trên - những nội dung làm
nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (về thế giới tự nhiên, con người, cuộc
sống và vẻ đẹp của con người) - là bước đột phá mang tính cách mạng hết sức
sâu sắc trong tư duy của thời đại bấy giờ. Nói cách khác, chủ nghĩa nhân văn
đã đưa con người trở thành chúa tể của thế giới. Ngự trị cuộc sống là chính
con người chứ khơng phải Chúa Trời. Để có được bước đột phá ấy, châu

Âunói chung và Tây Âu nói riêng đã phải trải qua những cuộc cách mạng to
lớn. Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc trong nghệ
thuật. "Sau những cuộc đấu tranh về văn hoá (…) tư tưởng ý nguyện Phục
hưng với nội dung nhân văn đã đẩy lùi trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật
phát triển rực rỡ. Nền nghệ thuật này trước hết dựa trên quan điểm về cái đẹp
hài hòa, trong sáng đầy khát vọng hướng tới ngày mai. Cái đẹp này tiếp thu cổ
đại Hy Lạp, nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp
thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn
bộc lộ cái đẹp vơ biên của con người công nghiệp thay thế con người nông
nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối xay gió".
2.2. Con người có tự do nhận thức
Với Brunơ, ơng đề cập đến vấn đề con người, Brunô đặc biệt đề cao khả
năng nhận thức trí tuệ của con người. Chống lại uy quyền của giáo hội, ông

13


phủ nhận cả chân lý thần học lẫn quan niệm thừa nhận hai chân lý thịnh hành
thời trung cổ và Phục hưng, khẳng định tồn tại duy nhất một dạng chân lý duy
nhất do triết học và khoa học khám phá. Khoa học không thể chấp nhận một
sự sùng bái cá nhân hay một tư tưởng giáo điều nào cả. Bản thân thuyết nhật
tâm Cơpécníc là một thuyết tiến bộ cần phải ủng hộ nhưng cũng khơng nên
sùng bái nó quá. Vũ trụ là một thế giới vô tận bao gồm vô vàn các hành tinh,
trong độ trái đất hay mặt trời chỉ là một trong số các hành tinh ấy. Vì thế
khơng có hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ theo nghĩa tuyệt đối
cả. Ngoài trái đất, sự sống và con người rất có thể có trong nhiều hành tinh
khác của vũ trụ bao la và hùng vĩ. Khơng có một chúa trời nào thống trị vũ trụ
đó cả. Ở đây, Brunơ có nhiều quan niệm cách mạng, tiên đoán trước nhiều
vấn đề của khoa học tương lai. Các quan niệm tiến bộ của ông sau này được
nhiều nhà khoa học tích cực ủng hộ. Bản thân vấn đề liệu có tồn tại nền văn

minh ngồi trái đất hay khơng là đề tài sơi động của các thời đại. Khoa học
hiện nay đã và đang chứng thực nhiều tư tưởng sâu sắc của Brunô.
Theo Misen Môngtenhơ là triết học nhà nhân đạo người Pháp, chủ nghĩa
nhân đạo của ông thể hiện cả trong nhận thức luận khi ông đề cao sự thuyết
phục cá nhân. Nhất là sự thuyết phục dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân và
sự lập luận chặt chẽ của cá nhân. Nhận thức, theo ơng bắt nguồn từ cảm giác,
lý tính, là giai đoạn cao hơn của nhận thức. Con người theo ơng có trí tuệ, có
khả năng sản xuất, xây dựng, chữa bệnh,… Điều quan trọng nhất đối với con
người là phải “biết sống”. Trong các hành vi đạo đức ln có “cái tơi”. Đây
chính là tư tưởng nhân đạo của ơng- đề cao tính cá nhân trong đạo đức. Tuy
nhiên, các hành vi của con người cần phải phục tùng các quy tắc xã hội, phù
hợp với xã hội và trí tuệ của con người. Tư tưởng nhân đạo của ơng cịn được
thể hiện ở chỗ, ơng chống lại đạo đức khổ hạnh, đề cao đạo đức của những
người bình thường trước đạo đức giả của phong kiến quý tộc.

14


Ơng có tư tưởng tiến bộ khi cho rằng chính con người đã sáng tạo ra thượng
đế theo ý mình và theo hình ảnh của mình. Con người cũng đã sáng tạo ra tơn
giáo và sử dụng nó vào những mục đích ích kỷ. Tơn giáo thực hiện chức năng
cảnh sát của mình và nó giữ con người trong vịng cương tỏa tinh thần.
Những tư tưởng nhân đạo của Misen Mơngtenhơ có ý nghĩa to lớn trong việc
chống lại triết học kinh viện, giáo điều và đề cao con người.
2.3. Xây dựng xã hội mới tốt đẹp và con người được hưởng hạnh phúc
Tômát Morơ là nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh, một trong những nhà
sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Phê phán mọi bất công và tệ nạn
của xã hội Anh thời đó, ơng ví đây là một chế độ mà trong đó "cừu ăn thịt
người" - ám chỉ sự bất công trong xã hội. Chính các chủ trại chăn ni, vì lợi
ích phát triển công nghiệp dệt, đã tước đoạt các cánh đồng, làng mạc của

những người nơng dân nghèo khó, biến chúng thành những đồng cỏ nuôi cừu,
đẩy hàng vạn người tới cảnh khơng nơi nương tựa, khơng có tư liệu sản xuất
để sinh sống.
Nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội, theo Morơ, là sự thống trị
của chế độ tư hữu. Ơng nói: "ở đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả,
làm sao mà ở đó có được sự cơng minh và cơng việc quốc gia đúng đắn".
Morơ khẳng định, chính chế độ tư hữu làm cho người ta ích kỷ. Từ đó, ơng
xây dựng tác phẩm nổi tiếng "Utôpia” (nghĩa là không tưởng), trong đó đưa ra
mơ hình xã hội lý tưởng xây đựng trên hịn đảo U - tơ - pia do ông tự nghĩ ra.
Theo ông, xã hội đó phải dựa trên sở hữu cộng đồng, trong đó, mọi sản phẩm
lao động làm ra phải được phân phối đều. Để làm được điều này, xã hội phải
giảm thời gian lao động xuống còn 6 giờ mỗi ngày. Số thời gian còn lại dành
cho mọi ngưịi phát triển nhân cách của mình về mọi mặt. Mọi thành viên
trong xã hội đều phải được bình đẳng. Trong xã hội khơng có sở hữu tư nhân
cũng như tiền tệ. Cả lao động trí óc và lao động chân tay của mọi người đều
15


được coi trọng. Chúng khơng cịn chỉ là nhu cầu cuộc sống mà còn là nhu cầu
đạo đức.
Chịu nhiều ảnh hưởng của các tư tưởng Cơ đốc giáo, nhà nhân đạo Anh khẳng
định người lãnh đạo xã hội lý tưởng đó là Utơp - chủ nhân hịn đảo U - tô pia và là người xây dựng mọi chuẩn mực đạo đức, chính trị - xã hội của U- tơ
- pia. Nhà nhân đạo Anh nhấn mạnh rằng, chính xuất phát từ người lãnh đạo
quốc gia mà mọi điều tốt lành hay tai hoạ của xã hội sẽ lan truyền ra toàn dân.
Hơn nữa, theo Morơ, xã hội vẫn cần có những người nơ lệ chun làm các
cơng việc nặng nhọc. Trong u - tơ - pia mọi ngưịi có quyền tự do tín ngưỡng.
Tơn giáo là cần thiết đối với xã hội. Ở U - tô - pia, cho phép có những nhà vơ
thần, nhưng họ bị coi là vô đạo đức.
Với Tômađô Cămpanenla, phát triển các tư tưởng nhân đạo của Tômát
Morơ, ông cho rằng, phải cải tạo lại tồn bộ xã hội thì mới bảo đảm cho con

người hạnh phúc. Ơng đưa ra mơ hình xã hội lý tưởng xây dựng trên tác phẩm
Thành phố Mặt trời mà ông tưởng tượng ra. Theo Cămpanenla, nguyên nhân
cơ bản của mọi bất công xã hội là do tồn tại chế độ tư hữu sinh ra kẻ giàu,
người nghèo. Vì vậy, xã hội tương lai tốt đẹp phải là một xã hội cộng đồng,
bởi vì tính ích kỷ là ngun nhân của mọi điều ác. Chính sự bình đẳng cộng
đồng là cần thiết, vì nó phù hợp với sự có mặt khắp nơi của Thượng đế. Tuy
nhiên, khác với Morơ, Cămpanenla cho rằng, việc xoá bỏ chế độ tư hữu phải
đi đơi với việc triệt tiêu gia đình, bởi vì việc xuất hiện gia đình dẫn đến nảy
sinh sở hữu tư nhân. Vì thế, xã hội tương lai phải dựa trên chế độ quần hơn,
và do đó, cần phải giám sát chặt chẽ những đứa trẻ được sinh ra bằng các
phương pháp nhân chủng học. Trong Thành phố Mặt trời tất cả mọi người đều
phải lao động. Số giờ làm việc mỗi ngày giảm xuống còn 4 giờ để tạo điều
kiện cho mọi cơng dân có thời gian nghỉ ngơi, phát triển mọi mặt nhân cách.
Theo Cămpanenla, đứng đầu xã hội là nhà lảnh đạo tối cao. Đó là vị linh mục
16


đứng đầu Thành phố Mặt trời, uyên bác về nhiều lĩnh vực. Vị linh mục (hay
còn gọi là nhà Siêu hình học) này quản lý xã hội dựa trên một số nhà thông
thái về từng lĩnh vực như nhà kinh tế, nhà chính trị, V.V.. Trong Thành phố
Mặt trời, chính quyền gắn chặt với khoa học và tơn giáo.
Có thể nói, các quan niệm xã hội của Morơ và Cămpanenla thực chất là
chủ nghĩa cộng sản Cơ đốc giáo thời đó Chúng mang tính nhân đạo sâu sắc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn phục hưng là cuộc cách
mạng diễn ra trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng. Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn
đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng, thực hiện "cuộc cách mạng" trong nhận thức để
con người thực hiện cuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn.

* Hạn chế của chủ nghĩa nhân văn trong triết học tây âu phục hưng
Tuy vật, chủ nghĩa nhân văn trong triết học Tây Âu phục hưng vẫn còn một số

hạn chế như:
Chủ nghĩa nhân đạo này chưa đề ra nhiệm vụ giải phóng người lao động,
mới đề ra khẩu hiệu giải phóng con người chung chung một cách trừu tượng.
Các quan niệm của Cămpanenla, cũng như của Tơmát Morơ đều mang tính
khơng tưởng vì chúng khơng tìm được các lực lượng xã hội thực hiện các ý
tưởng đó. Cả Morơ và Cămpanenla đểu mơ ước xây dựng một xã hội cộng
đồng, nhưng hồn tồn khơng nhận thấy vai trị của lợi ích cá nhân trong hoạt
động con người.
Tư tưởng nhân văn này lại được các nhà triết học viết bằng chữ Latinh
nên không tuyên truyền phổ biến được

17


Chương 3. Ý NGHĨA CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TRIẾT
HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG

Với những đổi thay về tinh thần và tư duy trong bối cảnh xã hội mới,
con người thời Phục hưng được bộc lộ những khả năng của mình, họ được
sống với tất cả những năng lực và tình cảm của mình. Chủ nghĩa nhân văn học thuyết, lý luận khẳng định rằng mọi giá trị tinh thần và vật chất được sản
sinh ra trong xã hội lồi người đều vì con người - được khẳng định, phát huy
với những thành quả to lớn, để lại những dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn
hoá nhân loại. Những thành tựu tư tưởng nhân văn từ nguyên thuỷ đến Phục
hưng đã phát triển thành chủ nghĩa nhân văn với ba tiêu chí:
Thứ nhất, chủ nghĩa nhân văn là học thuyết thể hiện khuynh hướng tư
tưởng đề cao giá trị con người.
Thứ hai, khuynh hướng này đã được tạo dựng thành hệ thống.
Thứ ba, hệ thống này dựa vào phương pháp duy vật trên nền lịch sử mà xây
dựng thành một chỉnh thể.


18


KẾT LUẬN
Tóm lại, trong tư tưởng thời kỳ Phục hưng đã diễn ra sự thay đổi cơ bản
so với thời trung cổ. Thần học và tơn giáo mặc dù cịn ảnh hưởng lớn tới lĩnh
vực thế giới quan của con người, nhưng khơng đóng vai trị độc quyền thống
trị như trước nữa. Xu hướng tư tưởng thời kỳ này là đề cao con người và vì
con người. Trong khơng khí hừng hực của sự bừng sinh, châu Âu vươn mình
với những cơ bắp rắn chắc của những cuộc cách mạng và trí tụê con người.
Châu Âu thời Phục hưng là giai đoạn mà con người khát khao vươn lên đạt
đến những giá trị to lớn, mạnh mẽ và vĩnh hằng. Sự sơi nổi, khơng khí đua
tranh tìm tịi cái mới, tinh thần khát khao chân lý ngự trị trong tâm trí con
người. Tâm thế ấy là tâm thế hướng tới tìm tịi để con người đi đến tự do - tức
là để thốt khỏi vịng kiềm toả, kìm kẹp của nhà thờ Thiên chúa giáo bấy lâu
bưng bít tri thức con người.
Luận điểm nổi tiếng của Prôtagor thời cổ "con người là thước đo tất thảy
mọi vật" được coi là phương châm tư tưởng thời kỳ này các giá trị văn hoá
của con người, nhất là các giá trị nghệ thuật được đặc biệt coi trọng. Đó là
nền tảng tư tưởng và sự chuẩn bị cho hàng loạt các bước phát triển nhảy vọt
về văn hoá, tư tưởng thời kỳ cận đại ở Tây Âu.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử triết học, Học viện báo chí và tuyên truyền, khoa
tâm lý- giáo dục, Hà Nội- 2013
2. Bài viết “Những vấn đề cơ bản và sự biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn
trong thời đại phục hưng ở Châu Âu” của tác giả Hồng Vân

3. Tiểu luận Quan điểm về con người trong triết học tây âu thời kỳ phục
hưng và cận đại
4. Bài viết “Lịch sử triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng”
5. />6. />7. />
20



×