Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.65 KB, 3 trang )
Hậu thuyết trình
Trong các buổi thuyết trình, thay vì tranh luận để mở rộng kiến thức và tạo
không khí sôi động, thú vị, nhiều bạn đã bị cảm xúc cá nhân chi phối, khiến
buổi thuyết trình trở thành nơi để…cãi nhau.
Nhiều bạn luôn thích thuyết trình, bởi vì các thầy cô luôn cho điểm phóng
khoáng khi làm việc nhóm. Chính vì thế, đó là động lực để các nhóm cạnh
tranh nhau, nhằm thể hiện khả năng trước toàn thể lớp, đồng thời cố gắng
đạt được điểm “gần như tuyệt đối”, còn điểm cao thì bình thường vì nhóm
nào cũng có thể đạt được.
“Thầy cô luôn khuyến khích đặt câu hỏi và tranh cãi, nhóm nào hỏi mà
nhóm đang thuyết trình không trả lời được thì nhóm hỏi sẽ được điểm cao
và ngược lại. Hơn nữa, một câu hỏi hay có thể sẽ khiến bạn tạo ấn tượng
trong mắt bạn bè. Khi họ đã cố gắng đặt hết tâm huyết vào bài thuyết trình
thì họ muốn mọi người đón nhận thật sự, và họ luôn cố chứng tỏ rằng họ
hơn các nhóm khác. Điều này rất thường thấy khi lên đại học”, Bảo
Nguyên (sinh viên năm 1 ĐH Tôn Đức Thắng) chia sẻ.
Chính vì vậy, khi một nhóm nào đó thuyết trình xong sẽ có rất nhiều bạn ở
cuối lớp đặt câu hỏi, thậm chí có những câu hỏi mà ngay cả thầy cô cũng
chưa chắc trả lời được, vì nó đi quá xa phạm vi thuyết trình. “Đặt câu hỏi
không phải để họ giải đáp thắc mắc cho mình. Đặt câu hỏi cốt chỉ để cho
họ không trả lời được, để mình có điểm và nhóm mình cũng thế”, Anh
Khang (sinh viên năm 1 ĐH Sư Phạm) nói.
Nhiều lúc một buổi thuyết trình của một nhóm thường kéo dài đến vài giờ
chỉ vì sự tranh cãi. “Đôi khi họ thảo luận và đưa ra những lí lẽ thiếu sự
thuyết phục, nghiêng về ý kiến cá nhân là chính. Nếu thầy cô không can
thiệp vào có lẽ vẫn sẽ bất phân thắng bại. Họ tranh cãi khá kịch liệt và cảm
xúc rất mạnh. Mình có cảm giác như họ muốn hơn thua chứ không còn vì
kiến thức nữa”,Anh Khang cho biết.
Thầy cô thì nghĩ rằng lớp học thật tích cực và sôi nổi, hoạt động hết mình.
Nhưng sau khi buổi thuyết trình diễn ra, nhiều nhóm thậm chí không nhìn
mặt nhau, nhiều cá nhân có hiềm khích riêng. Lý giải cho điều này,