Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.95 KB, 3 trang )
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để phát triển
bền vững
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển
hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát
triển kinh tế các bon thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực…
Trong các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020 có những chỉ số quan trọng như: Chỉ số phát triển con người (HDI),
chỉ số bền vững môi trường (ESI), tỷ lệ che phủ rừng,
Việt Nam sẽ xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát
triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam ưu tiên thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo để nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế
môi trường và đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch
toán tài khoản quốc gia (SNA).
Về công nghiệp, Việt Nam chú trọng phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu
ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường;
tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp
xanh”, ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi
trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn. Từng bước phát triển
ngành công nghiệp môi trường.
Về tài nguyên môi trường, Việt Nam tập trung chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả
và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài
nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng
sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo
vệ và phát triển rừng;…
Chuyển đổi phương thức phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh là hướng
tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận phù hợp với xu thế
phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mô hình phát triển và cơ