Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TIỂU LUẬN môn kinh tế chính trị đề tài độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện hiện nay, một số bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.17 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
……..***……..

TIỂU LUẬN
Mơn: Kinh tế chính trị
Đề tài
Độc Quyền trong nền kinh tế thị trường Tư Bản Chủ Nghĩa. Biểu
hiện mới của Độc Quyền trong điều kiện hiện nay, một số bài học
cho Việt Nam.

Họ và tên: Nguyễn Hà My
Mã sinh viên: 2114810037

SBD: 63

Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HKI-2122).6
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Hương Giang

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

3

B. PHẦN NỘI DUNG

4

I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nên kinh tế thị trường



4

1. Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền

4

2. Bản chất của độc quyền tư bản chủ nghĩa

6

3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường

7

4. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền

10

II. Đặc điểm kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa
11
1. Các tổ chức độc quyền có quy mơ tích tụ và tập trung lớn

11

2. Sức mạnh của tổ chức độc quyền do tư bản và hệ thống tài phiệt chi
phối
12
3. Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến


13

4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập
đồn độc quyền
14
5. Lơi kéo, thúc đẩy chính phủ vào việc phân chia, phân định khu vực
lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo về lợi ích độc quyền
15
III. Biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện hiện nay

16

IV. Một số bài học cho Việt Nam

20

1. Độc quyền ở Việt Nam hiện nay

20

2. Một số giải pháp cho Việt Nam

21

C. PHẦN KẾT LUẬN

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO


25

2


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, Karl Marx và
Friedrich Engels đã dự báo rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Như
vậy, sự ra đời, hình thành của chủ nghĩa tư bản là tất yếu vì: do thành tựu của
tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho lực lứợng sản xuất phát triển, hình thành
ngày càng nhiều nghành mới,, đòi hỏi những hinh thức kinh tế tổ chức mới.
Bên cạnh đó, cịn có sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh khốc
liệt, sự hình thành và phát triển các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nhờ
đó mà các cơng ty cổ phần và quan hệ tín dụng phát triển vơ cùng mạnh mẽ.
Mặt khác, các cơng ty có lưc lượng lớn, liên tục cạnh tranh khốc liệt với
nhau, khó phân thắng bại nên từ đó họ có xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình
thành các tổ chức độc quyền.
Để hiểu rõ hơn về Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền, bài tiểu luận với đề
tài: “Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế của Độc Quyền
trong nền kinh tế thị trường Tư Bản Chủ Nghĩa. Biểu hiện mới của Độc
Quyền trong điều kiện hiện nay và một số bài học cho Việt Nam” sẽ làm sáng
tỏ vấn đề này, thơng qua đó ta thấy ý nghĩa của độc quyền trong giải quyết
các vấn đề ở Việt Nam hiện nay.
Bài tiểu luận đã được hoàn thành, tuy nhiên do tầm hiểu biết cịn hạn
hẹp nên những tìm hiểu và phân tích của em khơng tránh được một số những

sai sót, em rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến từ cơ để bài tiểu
luận được hồn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Sinh viên thực hiện:
3


Nguyễn Hà My

B.

PHẦN NỘI DUNG

I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nên kinh tế thị trường
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu
tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa, có khả năng định giá cả độc
quyền, nhằm thu về lợi nhuận độc quyền cao.
1. Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước
tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền bởi những nguyên nhân
sau đây:
Thứ nhất, sự phát triển các lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc
quyền. Dưới tác động của tiến bộ khoa học, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
ứng dụng những kỹ thuật hiện đại vào q trình sản xuất. Điều đó địi hỏi các
doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, đa số doanh nghiệp khó có thể đáp ứng
ngay được. Vì vậy, họ đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trong sản xuất, qua
đó hình thành các doanh nghiệp với quy mô lớn. Vào khoảng cuối thế kỷ
XIX, những thành tựu khoa học mới xuất hiện như:
-

Lò luyện kim mới


-

Các máy móc mới như: động cơ diezen; máy phát điện; phương tiện vận

tải mới như: xe hơi, tàu hỏa, …
Những thành tựu khoa học này, một mặt làm xuất hiện những ngành mới
địi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao quy mơ sản xuất, một mặt khác là thúc
đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tập trung sản xuất. Cùng
với đó là sự tác động của các quy luật kinh ngày càng mạnh mẽ sẽ làm biến
đổi cơ cấu kinh tế của xã hội thei hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
4


Thứ hai, do cạnh tranh gay gắt làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá
sản, còn các doanh nghiệp lớn vẫn tồn tại được nhưng mà bị suy yếu. Để có
thể tiếp tục tồn tại và phát triển họ sẽ phải liên kết với nhau để tập trung sản
xuất, tập trung phát triển, nhờ đó phát triển quy mơ sản xuất ngày càng lớn
hơn.
Thứ ba, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng. Cuộc
khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp
trong đó có cả các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn. Do vậy để có
thể tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình
tập trung và hình thành các doanh nghiệp với quy mô lớn. Sự khủng hoảng
của các hệ thống tín dụng như một bước đệm mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản
xuất, hình thành các cơng ty cổ phần, từ đó là bước đầu tiên cho sự ra đời của
các tổ chức độc quyền.
P. Samuelson đã bàn về độc quyền: “độc quyền là hiện tượng các hãng
cam kết lại, thỏa thuận cùng nhau quy định mức giá và sản phẩm làm ra, chia
nhau thị trường hoặc cùng nhau vạch ra các quyết định kinh doanh”.

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền thức chất là nhờ vào:
- Lao động của cơng nhân trong các xí nghiệp độc quyền hay các lao động
khơng cơng của cơng nhân trong các xí nghiệp ngoài độc quyền.
- Giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt
trong quá trình cạnh tranh; hay với các nước tư bản và các nước thuộc địa
thì đó là lao động thặng dư hay một phần lao động tất yếu của người sản
xuất nhỏ, nhân dân lao động.
Giá cả độc quyền là giá của hàng hoá, dịch vụ chỉ do một tổ chức, cá
nhân bán, mua trên thị trường; hoặc là giá hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
5


cá nhân, doanh nghiệp liên kết với nhau, chiếm lĩnh phần lớn thị phần độc
quyền trên thị trường, có sức mạnh chi phối giá cả thị trường. Vì độc quyền là
nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn. Đó gọi là ấn
định giá. Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họ biết người
tiêu dùng khơng có lựa chọn nào khác. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu
khơng đổi đối với hàng hóa và dịch vụ. Đó là khi mọi người khơng có nhiều
sự lựa chọn. Các tổ chức độc quyền luôn áp đặt giá cả cao khi bán và giá thấp
khi mua. Như vậy, giá cả độc quyền gồm có giá cả độc quyền cao (khi bán)
và giá cả độc quyền thấp khi (khi mua)
Ví dụ về giá cả độc quyền như:
-

Bill Gate, chủ tịch tập đoàn Microsoft, là người phát minh sáng

chế phần mềm Microsoft Office. Nhờ bằng phát minh sáng chế này mà
tập đoàn Microsoft đã trở thành tập đoàn độc quyền trong việc cung cấp
phần mềm này ở Mỹ. Chính vì vậy nên Microsoft có thể đưa ra giá cả
độc quyền cho phần mền Microsoft Office.

-

Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản

lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền
trên thị trường kim cương. Vì vậy Nam phi có thể kiểm sốt giá cả của
kim cương để khi bán với giá cao và khi mua với giá thấp.
-

Khi giá xăng tăng cao. Một số lái xe có thể chuyển sang phương

tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể.
2. Bản chất của độc quyền tư bản chủ nghĩa
Về bản chất thì độc quyền là một bước tiến lớn của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và
chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
6


Sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc ở chủ nghĩa tư bản
cạnh tranh tự do, nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận
bình qn, cịn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật tồn tại chủ yếu là
quy luật lợi nhuận độc quyền.
Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền không làm thay đổi bản
chất vốn có của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền
cũng chỉ là một hình thái biến tướng, khuếch đại của quy luật giá trị thặng dư.
3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Tác động của độc quyền, dù ở trình độ độc quyền tư nhân hay độc quyền
nhà nước thì ln tồn tại hai mặt trái ngược nhau, thể hiện ở mặt tích cực và

tiêu cực.
a. Tác động tích cực
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và
triển khai các hoạt động khoa học kĩ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
Các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc
biệt là các nguồn lực tài chính trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, thúc
đẩy tiến bộ khoa học. Tuy nhiên đây là khả năng, cịn việc có thực hiện được
hay khơng cịn phụ thuộc vào rất nhiều vào mục đích của các tổ chức độc
quyền.
Ví dụ như doanh nghiệp A qua q trình tích tụ sản xuất đã tập trung
được 4 tỷ đồng tuy nhiên mục đích của họ không phải là phát triển khoa học
kĩ thuật mà dùng để đi đầu tư vào các dự án khác.
Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, cường độ lao
động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các tổ chức độc quyền.

7


Đó là kết quả của việc tập trung sản xuất và liên minh giữa các doanh
nghiệp góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, phương pháp
hiện đại vào q trình sản xuất. Nhờ đó, giúp tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nhà tư bản
trong các hoạt động kinh doanh.
Ví dụ như doanh nghiệp A hoàn thành việc ứng dụng hệ thống tưới tiêu
tự động vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp B hồn thành việc
nghiên cứu giống cây trồng tốt, có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt.
Khi 2 doanh nghiệp đó liên minh với nhau thì có thể áp dụng thành tựu khoa
học kĩ thuật của nhau trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, nhờ đó làm tăng
năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi
nhọn bởi nhờ ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay
mình, đặc biệt là sức mạnh về tài chính. Chính vì vậy, độc quyền thúc đẩy nền
kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mơ lớn, hiện
đại.
Ví dụ, sẽ khơng có ý nghĩa gì nếu như có nhiều công ty nhỏ cùng cung
cấp dịch vụ nước máy cùng một lúc, vì những cơng ty nhỏ này sẽ trùng lặp
đầu tư và cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp đó, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mơ
lớn làm cho việc chỉ có một cơng ty độc quyền hoạt động sẽ hiệu quả hơn.
b. Tác động tiêu cực

8


Thứ nhất, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo gây
thiệt hại cho người tiêu dùng trong xã hội.
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, do sự thống trị của độc quyền và các
nhà tư bản luôn đặt mục tiêu về lợi nhuận lên trên. Mặc dù theo phân tích như
trên, độc quyền giúp nâng cao năng suất sản xuất, giảm chi phí sản xuất hàng
hóa, tuy nhiên để tối ưu lợi nhuận, các doanh nghiệp thường bán hàng hóa với
mức giá cao hơn và giá mua thấp, thể hiện sự trao đổi khơng ngang giá.
Chính vì vậy, độc quyền đã gây ra một số thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thứ hai, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm
sự phát triển kinh tế, xã hội.
Như đã nói ở trên, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên
cứu và triển khai các hoạt động khoa học kĩ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
Tuy nhiên đây chỉ là khả năng, việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
được các nhà tư bản thực hiện khi các cơng trình nghiên cứu khoa học kĩ

thuật đó có vị trí độc quyền khơng có nguy cơ bị lung lay. Chính vì vậy, mặc
dù có nguồn lực về tài chính nhưng các tổ chức độc quyền khơng tích cực
trong việc đầu tư các nghiên cứu, phát minh, sáng chế khoa học kĩ thuật.
Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia cho thấy
các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể từ năm 2000 do sự cạnh
tranh giảm sút. Điều đó đúng với các công ty cáp cho đến khi các ăng-ten đĩa
vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thị trường.
Độc quyền tạo ra lạm phát. Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn, họ
sẽ tăng chi phí cho người tiêu dùng. Nó được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Một ví dụ điển hình về cách thức hoạt động của nó là Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ. 12 quốc gia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện kiểm soát giá 46%
lượng dầu sản xuất trên thế giới.
9


Thứ ba, đối với độc quyền nhà nước bị chi phối bới nhóm lợi ích cục bộ
cịn đối với độc quyền tư nhân thì chỉ bị chi phơi với các quan hệ, xã hội sẽ
gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
Tư bản độc quyền thì nguồn lực sẽ tập trung chủ yếu vào các công ty,
doanh nghiệp lớn vì vậy trong quá trình sản xuất họ có thể tạo ra nguồn lớn
giá trị thặng dư, họ sẽ càng thêm giàu có. Tuy nhiên, những lợi nhuận mà các
nhà tư bản tạo ra được là dựa trên sự bóc lột thậm tệ đối với các cơng nhân và
người lao động.
Một nghiên cứu cho thấy: nhóm người sở hữu nhiều tài sản trở thành thế
lực thống trị xã hội, kinh tế và chính trị của quốc gia, khoảng cách giữa giàu
và nghèo ngày càng nới rộng thể hiện qua tỷ lệ 1% dân số nắm giữ 99% tài
sản, cịn 99% dân số nắm giữ 1% tài sản... Tình hình kinh tế ngày càng trở
nên khó khăn, lạm phát và lương thấp, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, an
sinh xã hội giảm sút, tệ kỳ thị chủng tộc cịn hồnh hành... là thực trạng
chung tại khơng ít nước tư bản phát triển. Chưa kể, còn phải nhắc đến hàng

loạt vấn đề nổi cộm và ngày càng trở nên phổ biến khác như: mối đe dọa của
khủng bố như hệ quả trực tiếp từ hành động can thiệp quân sự ở nước ngồi,
hay ơ nhiễm mơi trường, tính mạng con người bị đe dọa vì súng đạn sử dụng
bừa bãi (theo FBI - Cục Ðiều tra liên bang Mỹ, năm 2015 tại Mỹ có 36.000
người bị chết vì súng đạn, thì năm 2016 tăng lên hơn 38.000 người) ...
4. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Karl Marx và
Friedrich Engels đã dự báo rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Vì
vậy, có thể hiểu độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Tuy nhiên sự xuất hiện

10


của độc quyền không khiến cho cạnh tranh biến mất, mà trái lại nó làm cạnh
trạnh trở nên phong phú, đa dạng và gay gắt hơn.
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều quan hệ cạnh tranh, như là:
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc
quyền.
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
Ngày nay, cạnh tranh và độc quyền luôn tồn tại song hành với nhau
trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mức độ khốc liệt của cạnh tranh và
mức độ độc quyền hóa phụ thuộc nhiều vào hồn cảnh cụ thể của các nền
kinh tế khác nhau.
II. Đặc điểm kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, V.I.Lenin đã khái quát 5 đặc điểm của
độc quyền tư bản chủ nghĩa:
1. Các tổ chức độc quyền có quy mơ tích tụ và tập trung lớn

Do số lượng doanh nghiệp ít nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau, tuy
nhiên các doanh nghiệp đó có quy mơ lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh vô
cùng gay gắt, khó đánh bại, từ đó họ thường có khuynh hướng thỏa hiệp với
nhau để nắm lấy vị trí độc quyền.
Ban đầu, các tổ chức độc quyền liên kết theo chiều ngang, tức là chỉ liên
kết với các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng về sau họ đã phát triển thành
liên kết theo chiều dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.
Trong lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao
gồm:
11


- Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn
ký các hiệp định thỏa thuận. Khi tham gia Cartel các xí nghiệp vẫn độc
lập về sản xuất và lưu thông, họ chỉ cam kết đúng hiệp nghị đã ký. Vì
vậy đây là một liên minh không vững chắc. Một trong những Cartel rất
nổi tiếng có thể lấy làm ví dụ là OPEC, Tổ chức các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ.
- Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định Cartel. Các
xí nghiệp tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về việc sản xuất nhưng
trong lưu thơng thì mọi việc mua, bán do một ban quản trị thống nhất.
- Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate, trong tổ chức
này thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị
chung thống nhất quản lý. Những cổ đơng là các xí nghiệp tư bản, họ
tham gia nhằm thu lợi nhuận cao theo số lượng cổ phần mà họ nắm giữ.
- Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ quy mơ lớn hơn
các hình thức kể trên, trong đó khơng chỉ bao gồm các xí nghiệp mà cịn
có cả các Syndicate, Trust liên kết theo cả chiều ngang và chiều dọc.
2. Sức mạnh của tổ chức độc quyền do tư bản và hệ thống tài phiệt chi
phối

Cùng với q trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong
các ngân hàng cũng có các q trình tích tụ, tập trung hình thành các tổ chức
độc quyền trong ngân hàng. Qua trình này tương tự với quá trình tập trung
sản xuất trong công nghiệp, do các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sản hoặc
thơn tính, trong hồn cảnh đó, các ngân hàng vừa và nhỏ phải tự sát nhập vào
các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức
độc quyền ngân hàng ra đời.

12


Ngân hàng ban đầu chỉ là trung gian thanh toán và tín dụng thì nay đã
nắm hầu hết lượng tiền tệ của xã hội, khống chế hoạt động của nền kinh tế.
các độc quyền ngân hàng đưa đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của
độc quyền cơng nghiệp hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Tuy nhiên, có
qua thì có lại, các độc quyền cơng nghiệp cũng xâm nhập tương ứng trở lại
vào ngân hàng, họ cổ phần của các ngân hàng lớn, chi phối hoạt động của các
ngân hàng lớn đó. Cả hai q trình độc quyền cơng nghiệp và độc quyền ngân
hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và làm nảy sinh một loại tư bản mới là
tư bản tài chính.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự xuất hiện của một nhóm
nhỏ nhà tư bản đặc biệt giàu có thống trị tồn bộ đời sống kinh tế xã hội, họ
được gọi là những tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính). Một nhà tài
phiệt lớn mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một công ty lớn nhất gọi là
“công ty mẹ”, “công ty mẹ” tiếp tục mua cổ phiếu khống chế một công ty nhỏ
hơn là “công ty con”, “công ty con” lại chi phối các “cơng ty cháu”, … Q
trình này được gọi là “chế độ tham dự”. Các tài phiệt sử dụng nó để thể hiện
sự thống trị của mình.
Ngồi “chế độ tham dự”, các tài phiệt còn sử dụng thủ đoạn như lập
cơng ty mới, phát hành trái khốn, kinh doanh cơng trái, đầu cơ chứng khoán,

đầu cơ ruộng đất, …
3. Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến
V.I.Lenin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ
nghĩa tư bản độc quyền.

13


Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị
và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài
để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
Xuất khẩu tư bản có thể thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc
đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư
để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao biến chúng thành một phần
chi nhánh của các “công ty mẹ”.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi
tức, mua cổ phần cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ khác, các định chế tài
chính trung gian, …
Việc xuất khẩu tư bản là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị,
bóc lột, nơ dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên,
việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích cực đến
nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu
kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu
này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.
4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập
đoàn độc quyền
Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về

quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa
các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước là điều
đã được chứng tỏ qua lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thị trường
14


ngồi nước cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc đặc
biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Một mặt, do lực lượng sản
xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi
tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc
quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định
thường xuyên.
Sự dụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có
sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước và các cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa họ dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để
củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường
nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới hình thức
Cartel, Syndicate, Trust quốc tế...
5. Lơi kéo, thúc đẩy chính phủ vào việc phân chia, phân định khu vực
lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo về lợi ích độc quyền
V.I.Lenin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên
liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn
nguyên liêu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc
địa càng quyết liệt hơn".
Bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị truờng thường
xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng
thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị nên các cường quốc đế
quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm
thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. các

nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh
chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp, số

15


dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ,
Nhật cộng lại.

Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất
yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là ngun nhân chính dẫn
đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918 và cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai 1939- 1945.
III. Biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện hiện nay
- Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới:
Hình thành các liên kết độc quyền theo cả hai chiều là: chiều ngang (liên
kết các doanh nghiệp có cùng lĩnh vức) và chiều dọc (liên kết các doanh
nghiệp cùng lĩnh vực hoặc khác lĩnh vực nhưng có sự liên quan trong sản
xuất hay khoa học kĩ thuật), ra đời hình thức tổ chức độc quyền mới: Concern
và Conglomerate.
- Concern là tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm xí nghiệp có quan
hệ với những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước. Ví dụ:
16


trong 500 cơng ty lớn nhất ở Mỹ có tới 94% là loại concern so với 49%
năm 1949.
- Conglomerate là hình thức độc quyền kết hợp vài ba chục hãng vừa và
nnhor khơng có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất và dịch vụ.
Sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát

triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu.
Với 57.000 cơng ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty xuyên quốc
gia đang kiểm sốt 80% cơng nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu,
90% đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Ví dụ: cơng ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần
1 triệu lao động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới. Mặt khác trong
các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ. Do, việc
ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chun mơn hóa sản xuất
ngày càng sâu rộng.
Vì vậy, hình thành hệ thống gia công, nhất là trong các ngành sản xuất
ôtô, máy bay, đồ điện cơ khí…. Bên cạnh đó do ưu thế những doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường…
- Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản
tài chính.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là các
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.

17


% ngành dịch vụ, giá trị gia tăng ở Canada (1998-2016)
Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của
tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra ngày trong quá trình thâm
nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
Ngày nay phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập
đồn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp kiểu cơng - nơng thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng. Nội
dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Thí dụ: ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng

cho nó kinh doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẻ. Hoặc
ngân hàng mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho
các doanh nghiệp thuê gọi là cho th tài chính, như máy móc, hệ thống vi
tính…. Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệnh
giá nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng, nhiều tầng lớp dân
cư mua cổ phiếu.
18


- Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh,
nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước
phát triển mới.
Thứ nhất, trước đây chỉ có luồng tư bản xuất khẩu từ các nước phát triển
đến các nước kém phát triển nhưng bây giờ đã có dịng đầu tư chảy qua lại
giữa các nước phát triển.
Thứ hai, các công ty xun quốc gia có vai trị lớn đặc biệt là đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI).

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) trên Pháp (đơ la Mỹ) từ năm 1970 đến năm 2020

Thứ ba, hình thức xuất khẩu đa dạng, đan xen giữa xuất khẩu tư bản và
xuất khẩu hàng hóa, các hình thức mới như: xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao; xây dựng – chuyển giao,…

19


Thứ tư, tính chất thực dân được gỡ bỏ và nguyên tắc cùng có lợi trong
đầu tư được đề cao.

- Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản:
Xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng
khu vực hóa nền kinh tế. Xuất hiện các tổ chức quốc tế như: EU, NAFTA,
ASEAN, APEC….
- Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những
hình thức cạnh tranh và thống trị mới.
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân
mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc
công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện”
chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn
biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về
vốn, công nghệ đi đến sự phụ thuộc về chính trị vào các cường quốc.
Tóm lại: Dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa Tư Bản đương đại vẫn
là chủ nghĩa Tư Bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển
năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đã vạch ra từ những
năm đầu thế kỷ.
IV. Một số bài học cho Việt Nam
1. Độc quyền ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tình trạng độc quyền
của các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề cần giải quyết.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau:

20


- Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trường hợp công ty Coca Cola như đã phân tích ở trên được coi là ví dụ
về hình thức độc quyền là kết quả của cạnh tranh trên thị trường nước uống
có ga của Việt Nam. Nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn

đầu của sự phát triển. Vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên
quan đến độc quyền là kết quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ biến hơn.
- Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây
và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện
hành.
Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng
sản phẩm cho người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay cịn có xu hướng độc
quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp.
Ví dụ như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có
một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống
truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật
thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất
điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.
Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều khơng
thể tránh khỏi.
Qua đó cho thấy rằng: những quy định này là không phù hợp với các
quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải được thay đổi trong thời gian
tới. Không những thế, một số chính sách kinh tế thời gian qua cũng là nguyên
nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta.

21


2. Một số giải pháp cho Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Nhà nước
nắm độc quyền trong các lĩnh vực dịch vụ công ích, trong những ngành cơng
nghiệp then chốt có liên quan mật thiết tới đời sống kinh tế - xã hội hoặc an
ninh, quốc phịng như điện lực, viễn thơng, cảng biển, thuốc lá, cấp thốt

nước, sản xuất vũ khí, thuốc nổ...
Thời gian tới, Chính phủ nên cụ thể hố những quy định này bằng cách
đưa ra danh mục các lĩnh vực độc quyền nhà nước để bảo đảm tính rõ ràng
của pháp luật và tránh được việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền
doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cũng nên thông tin kế hoạch cụ thể đối
với việc xoá bỏ độc quyền trong những ngành nghề nhất định. Tuy thế, pháp
luật nên quy định theo hướng nhà nước sẽ nắm giữ độc quyền trong các lĩnh
vực liên quan đến độc quyền tự nhiên và các lĩnh vực liên quan đến an ninh
quốc phịng.
Chính sách về việc thành lập các tập đoàn kinh tế cũng là vấn đề cần
xem xét. Các tập đoàn kinh tế khi được thành lập sẽ có sức mạnh rất lớn và có
thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy, cùng với việc
thành lập các tập đồn kinh tế, nên có các quy định để khuyến khích hơn nữa
các cơng ty nước ngoài bao gồm cả các tập đoàn kinh tế đa quốc gia tham gia
hoạt động kinh doanh trên thị trường liên quan ở Việt Nam. Điều đó vừa bảo
đảm được tính cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời tạo mơi trường cho các
tập đồn kinh tế nước ta phát triển.
Nên có quy định tách các yếu tố độc quyền tự nhiên ra khỏi các hoạt
động cạnh tranh tiềm năng đó. Ví dụ như dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng viễn
thông, hoạt động truyền tải điện, dịch vụ cung cấp nhà ga sân bay lần lượt
22


phải được tách khỏi dịch vụ viễn thông, sản xuất điện, và dịch vụ vận tải hàng
khơng. Chính phủ nên thành lập các doanh nghiệp nhà nước riêng rẽ để quản
lý các yếu tố độc quyền tự nhiên đó.
Để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chỉ đạo
thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, chuyển từ phát
triển theo chiều rộng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử
dụng lao động phổ thông, giá rẻ sang chủ yếu phát triển theo chiều sâu, dựa

trên các thành tựu khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay, dịch Covid xuất hiện nhiều biến
chủng mới (gần đấy xuất hiện biến chủng Omicron), vì vậy rất nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản.
Theo Tổng cục Thông kê: Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh
nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng
số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so
với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ
năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải
thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%.
Bình qn một tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Do vậy, chính phủ cần có các biện pháp giảm sự độc quyền của các tập
đoàn lớn để hạn chế cạnh tranh, áp lức đến các doanh nghiệp mới thành lập.
Khuyến khích chuyển giao cơng nghiệp, đưa ra các gói kích cầu cho các
doanh nghiệp mới thành lập. Ngồi ra, chính phủ có thể hợp tác hoặc có các
chính sách ưu tiên với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề
bởi dịch Covid như du lịch, vận tải, khách sạn,…

23


C. PHẦN KẾT LUẬN

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa Tư Bản Độc Quyền, ta có thể nhận ra rằng:
độc quyền là làm đẩy nhanh q trình tích lũy, tập trung các nguồn lực, đẩy
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó, góp phần làm tăng năng xuất lao
động, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh các
mặt tích cực thì độc quyền cũng tồn tại mặt tối của nó. Độc quyền đã một
phần nào đó kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia tăng sự phân hóa

giàu nghèo,…
Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang bước đầu phát triển.
Việc vận dụng các kiến thức về độc quyền là điều cần thiết để xây dựng các
chính sách phát triển kinh tế ở nước ta. Hiểu về độc quyền, ta có thể vận dụng
nó một các tài tình sao sử dụng triệt để các ích lợi to lớn mà nó mang lại và
hạn chế các tiêu cực của độc quyền.
Xét trong dài hạn, độc quyền có thể đưa kinh tế nước ta lên một tầm cao
mới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam có thể tiếp thu các bài học, kinh
nghiệm từ các nước đi trước. Chúng ta có thể hy vọng rằng nền kinh tế Việt
Nam sẽ có nhiều sự đột phá trong tương lai. Mặt khác, tận dụng cơ hội phòng,
chống đại dịch COVID-19 để chuyển đổi số với trọng tâm là công nghệ số,
kinh tế số để đẩy nhanh hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của
Liên hợp quốc.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006) “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin”,
Nxb CTQG, Hà Nội, Trang 80-95
2.

Tổng cục Thông kê Việt Nam, />
3.

Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (2021), “Tận dụng cơ hội phòng, chống
đại dịch COVID-19 để chuyển đổi số”, />
4. Phạm Nguyễn (2018). “Xã hội tư bản không phải là “thiên đường”.”, Báo
Nhân Dân,
5.


Hà Phương (2020). “Độc quyền; ưu, nhược điểm và ảnh hưởng đến các
nền kinh tế”, www.saga.vn

6.

PGS, TS Nguyễn Văn Thạo (2020). “Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin về
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản,
www.tapchicongsan.org.vn

7.

Hạ Thái (2021). “Cơn sốt đảo kim cương ở Nam Phi”, Báo Thanh Niên,


8.

Đỗ Đức Nhượng (2019). “Chủ nghĩa tư bản độc quyền (Monopoly
Capitalism) là gì?”,

9.

K.Marx (1847). “Lao động làm thuê và Tư bản”, www.marxists.org

10.The

world bank, />
11.World

Trade Organization (WTO), />

25


×