Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU đánh giá chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm tại trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯƠNG VĂN THANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN SƯ PHẠM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯƠNG VĂN THANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN SƯ PHẠM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH NGỌC THẠCH



Hà Nội – Năm 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Đánh giá chất lượng đầu ra
hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tơi
và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của
người khác. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là
sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo
đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn

Trương Văn Thanh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong thời gian em học
tập tại lớp cao học Đo lường và đánh giá trong giáo dục khóa 2011 đã tận
tình dạy dỗ, cảm ơn Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục đã tạo mọi điều

kiện để em hồn thành khóa học cũng như luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ở sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn, Tiến sĩ
Trịnh Ngọc Thạch, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em
rất nhiều để em có thể hồn thành luận văn này.
Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi
những thiếu xót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ
để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ./.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7
NỘI DUNG ĐỀ TÀI ......................................................................................... 8
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .............................................. 8
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 8

1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 8
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 10
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 17
1.2.1. Chất lượng và chất lượng giáo dục ................................................... 17
1.2.1.1. Chất lượng và các đặc điểm ....................................................... 17
1.2.1.2. Chất lượng giáo dục ................................................................... 18
1.2.1.3. Chất lượng trong giáo dục đại học ............................................. 22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.1.4. Chất lượng trong mối quan hệ "người sử dụng dịch vụ - người
cung cấp dịch vụ - chính phủ & xã hội".......................................................... 26
1.2.2. Đánh giá chất lượng giáo dục ........................................................... 28
1.2.2.1. Khái niệm đánh giá .................................................................... 28
1.2.2.2. Đánh giá đầu ra .......................................................................... 30
1.2.2.3. Đánh giá đầu ra bằng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ ... 33
Chương 2: Thiết kế, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạotrường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng ................................................................................ 37
2.1. Giới thiệu về trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng .................... 37
2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng ............................................................................................. 37
2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn của Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ......... 39
2.1.3. Hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng..... 40
2.1.4. Tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả
đào tạo ............................................................................................................. 41
2.2. Phương pháp tiếp cận đánh giá chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm
tại cơ sở nghiên cứu ........................................................................................ 43
2.3. Xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng hoạt động đào tạo hệ cử
nhân sư phạm .................................................................................................. 44

2.4. Quy trình xây dựng phiếu khảo sát ...................................................... 46
2.5. Phương pháp chọn mẫu khảo sát ......................................................... 50
2.6. Quy trình xử lý số liệu ......................................................................... 51
2.7. Thử nghiệm và đánh giá bộ công cụ .................................................... 51
2.7.1. Đánh giá sự phù hợp của phiếu khảo sát dành cho nhà tuyển dụng ..... 52
2.7.2. Đánh giá sự phù hợp của phiếu khảo sát dành cho cựu sinh viên .... 54
2.8. Mô tả về khách thể khảo sát ..................................................................... 58
Chương 3: Đánh giá chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm ........................ 64

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1. Đánh giá chất lượng đầu ra hệ cử nhân sư phạm từ ý kiến đánh giá của
cựu sinh viên và nhà tuyển dụng ..................................................................... 64
3.1.1. Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua ý kiến đánh giá của cựu sinh
viên .................................................................................................................. 64
3.1.1.1. Sự khác biệt trong ý kiến tự đánh giá người học giữa các chuyên
ngành đào tạo .................................................................................................. 66
3.1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hệ cử nhân Sư phạm
......................................................................................................................... 71
3.1.2. Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua ý kiến đánh giá của người sử
dụng lao động .................................................................................................. 76
3.2. Đánh giá của cựu sinh viên về hoạt động đào tạo.................................... 78
3.3. Ảnh hưởng của hoạt động đào tạo đến các tiêu chí nghiên cứu .............. 82
3.3.1. Tương quan giữa hoạt động đào tạo với Phẩm chất chính trị, đạo đức
của người giáo viên ......................................................................................... 82
3.3.2. Tương quan giữa hoạt động đào tạo với trình độ kiến thức, kỹ năng
chun mơn, thái độ ........................................................................................ 84
3.3.3. Tương quan giữa hoạt động đào tạo với năng lực nghề nghiệp ............. 85
3.4.4. Tương quan giữa trình độ, kiến thức, thái độ với năng lực nghề

nghiệp của người giáo viên. ............................................................................ 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHĐN:

Đại học Đà Nẵng

GDĐH:

Giáo dục đại học

GS – TS:

Giáo sư – tiến sĩ

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

PGS – TS:

Phó giáo sư – tiến sĩ

SV:


Sinh viên

SVTN:

Sinh viên tốt nghiệp

THPT:

Trung học phổ thông

XLTN:

Xếp loại tốt nghiệp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích phiếu khảo sát dành cho nhà tuyển dụng .......... 52
mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 54
Bảng 2.2: Phân tích phiếu hỏi dành cho cựu sinh viên ................................... 54
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành học/bộ môn giảng dạy của mẫu khảo sát cựu SV ... 59
Bảng 2.4: Phân bố thâm niên công tác của cựu sinh viên............................... 60
Bảng 2.5: Bình quân thu nhập của mẫu khảo sát cựu SV ............................... 61
Bảng 2.6: Cơ cấu giới tính của mẫu khảo sát cựu SV .................................... 61
Bảng 2.7: Nơi cư trú của người học trước khi vào học Đại học Sư phạm ĐHĐN .............................................................................................................. 62
Bảng 2.8: Cơ cấu xếp loại học lực của người học khi tốt nghiệp ................... 62
Bảng 3.1: Phân tích điểm trung bình ý kiến đánh giá từ cựu SV. .................. 65
Bảng 3.2: Mô tả điểm đánh giá trunh bình ở các ngành học .......................... 66

Bảng 3.3: Kiểm định ngang bằng phương sai sự phân phối điểm trung bình
đánh giá từ người học ...................................................................................... 67
Bảng 3.3: Kiểm định ANOVA so sánh ý kiến đánh giá từ các ngành............ 67
Bảng 3.4: Sự khác biệt ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức ....... 68
Bảng 3.5: Sự khác biệt ý kiến đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ .......... 69
Bảng 3.6: Sự khác biệt ý kiến đánh giá về năng lực nghề nghiệp .................. 69
Bảng 3.7: Sự khác biệt ý kiến đánh giá về năng lực thích ứng....................... 70
với trường THPT ............................................................................................. 70
Bảng 3.8: Sự khác biệt ý kiến đánh giá về năng lực nghiên cứu / TNPT ....... 71
Bảng 3.9: Mối tương quan giữa các tiêu chí đến chất lượng đào tạo hệ ........ 72
cử nhân sư phạm.............................................................................................. 72
Bảng 3.10: Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình ................................................. 73
Bảng 3.11. Bảng phân tích phương sai ANOVA ............................................ 74

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 3.12: Phân tích hồi quy vê chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm ..... 75
Bảng 3.13: Phân tích điểm trung bình ý kiến đánh giá từ nhà tuyển dụng. .... 76
Bảng 3.14: So sánh ý kiến đánh giá từ cựu SV và nhà tuyển dụng ................ 78
Bảng 3.15: Thống kê số lượng các mức đánh giá từng tiêu chí đánh giá ....... 78
Bảng 3.16: Mức đánh giá trung bình về chương trình đào tạo ....................... 81
Bảng 3.17: Kiểm đình ngang bằng phương sai ............................................... 81
Bảng 3.18: Phân tích ANOVA ý kiến đánh giá giữa những người học có
XLTN khác nhau ............................................................................................. 82
Bảng 3.19: Bảng ma trận mối tương quan giữa hoạt động đào tạo và............ 83
phẩm chất chính trị, đạo đức ........................................................................... 83
Bảng 3.20: Mối tương quan giữa chương trình đào tạo vào Kiến thức,
kỹ năng, thái độ ............................................................................................... 84
Bảng 3.21: Mối tương quan giữa chương trình đào tạo và năng lực nghề

nghiệp của người học ...................................................................................... 86
Bảng 3.22: Mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá về kiến thức, kỹ
năng, thái độ với năng lực nghề nghiệp người giáo viên ................................ 87

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát nhà tuyển dụng với.......... 54
mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 54
Biểu đồ 2.2: Sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát cựu SV với mơ hình
nghiên cứu ....................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.3: Sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát cựu SV với mô hình
nghiên cứu sau khi loại bỏ câu hỏi khơng phù hợp ........................................ 58

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo được xác định đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là
nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đảng và Nhà
nước đã nêu rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu (Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII, năm 1996) qua đó nhấn mạnh giáo dục đào tạo có vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nước ta góp phần hoàn
thành mục tiêu phát triển đất nước. Với vai trị to lớn đó, chất lượng giáo dục
trở nên có tầm quan trọng hơn hết, hoạt động giáo dục đào tạo có chất lượng
cao mới góp phần xây dựng nên nguồn nhân lực chất lượng, tạo tiền đề cho sự
phát triển về mọi mặt.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hố, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là
khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất
nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” đã cho thấy vai trị,
trách nhiệm của cơng tác giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế xã hội
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có
nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế về giáo
dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao
hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá
là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và

thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp
phát triển giáo dục.
Với những nhiệm vụ, thách thức trên, giáo dục đại học nói chung và các
trường đại học sư phạm nói riêng cần đi đầu trong việc đào tạo có chất lượng,
góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng cho nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, chất
lượng đào tạo đại học là vấn đề cốt yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc
tuyển sinh nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung của các trường đại học.
Chỉ khi nào nhà trường đào tạo tốt, sinh viên ra trường dễ dàng tìm việc làm
phù hợp với chun mơn được đào tạo, có thu nhập ổn định, có điều kiện phát
triển cá nhân dựa trên năng lực đã được đào tạo thì trường mới thu hút được
người học, đây được coi là yếu tố có vai trị quyết định đối với việc lựa chọn
trường của người học. Với các trường đào tạo sư phạm, “sản phẩm” của hoạt
động đào tạo chính là các giáo viên tương lai, những người sẽ tham gia vào
quá trình giáo dục phổ thơng do đó chất lượng của hoạt động đào tạo tại các
trường sư phạm cịn đóng vai trị quyết định chất lượng của cả một hệ thống
giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc tuyển sinh các trường sư
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phạm khơng cịn thu hút được những học sinh có học lực giỏi, cơng tác tuyển
sinh khó khăn đã làm giảm đi đáng kể chất lượng đầu vào của các trường sư
phạm, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo
của các trường từ đó kéo theo nhiều hệ quả.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chất lượng đào tạo, tuy nhiên,
có thể nhấn mạnh ở ba yếu tố cơ bản: Chất lượng là đầu vào, chất lượng quá
trình và chất lượng đầu ra. Trên quan niệm chất lượng được đánh giá bằng đầu

ra, để giải trình về chất lượng đào tạo của mình, các trường đại học đã xây
dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Việc cơng bố cơng khai các kết quả
đầu ra dự kiến của các chương trình đào tạo đã trở thành một chuẩn mực trong
hoạt động của hầu hết các trường đại học của nhiều nước trên thế giới, trong đó
có cả Việt Nam. Tuy nhiên, việc công bố các kết quả đầu ra dự kiến khơng
đồng nghĩa với việc các kết quả đó sẽ đương nhiên trở thành hiện thực. Yếu tố
cần thiết là phải tiến hành đánh giá chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo cùa
các trường đại học để hiểu rõ thực trạng về chất lượng đào tạo đại học.
Tùy theo mơ hình giáo dục của mỗi quốc gia mà có các phương pháp
đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng khác nhau, đây là việc làm tốn
nhiều thời gian và tiền của. Trong chừng mực về sự hạn chế của điều của các
điều kiện về tài chính và nhân lực thì đánh giá đầu ra (outcomes assessment)
là hướng tiếp cận hợp lý vừa tốn ít chi phí vừa phù hợp với định hướng phát
triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội ở nước ta. Điều này cho
phép đề xuất các giải pháp cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng
với nhu cầu xã hội của các trường đại học.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là một trong số ít những
cơ sở đào tạo nguồn giáo viên cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Sản
phẩm đào tạo hệ Cử nhân Sư phạm của trường chính là các giáo viên tương
lai - những người sẽ tham gia vào quá trình giáo dục phổ thơng do đó chất
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lượng đào tạo của trường đóng vai trị quyết định chất lượng của cả hệ thống
giáo dục tại khu vực. Trong thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã tiến hành
xây dựng và công khai chuẩn đầu ra cho các ngành học. Tuy nhiên hoạt động
đào tạo ở các chương trình đào tạo ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng chỉ mới bước đầu được áp dụng thực hiện, do đó, việc đánh giá hiệu quả

của nó và chất lượng đào tạo thực tế của trường vẫn chưa được khảo sát.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo
hệ Cử nhân Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu ý kiến đánh giá của cựu sinh
viên và nhà tuyển dụng về chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư
phạm để làm rõ chất lượng thực tế cũng như yêu cầu của xã hội về chất lượng
đào tạo giáo viên. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào
tạo các ngành sư phạm, đảm bảo chất lượng đào tạo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ các thành tố của quá
trình đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo.
- Khảo sát và phân tích ý kiến đánh giá của cựu sinh viên, nhà tuyển
dụng về chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giáo viên
THPT của nghiên cứu này.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đầu ra và hiệu quả đào
tạo hệ cử nhân sư phạm.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng.
- Mẫu khảo sát: các cựu sinh viên, các nhà tuyển dụng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng đầu ra, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra các
ngành đào tạo Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, chất lượng đào tạo được
xem xét ở chất lượng đầu ra, chú trọng đến hiệu quả đào tạo của các chuyên
ngành đào tạo cử nhân sư phạm.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này đánh giá chất lượng đào tạo hệ
sự phạm tai trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN thông qua ý kiến đánh giá của
cựu sinh viên và nhà tuyển dụng tại thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ
tháng 10/2012 đến tháng 07/2013.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Chất lượng đầu ra của hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra hoạt
động đào tạo hệ cử nhân Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng? Các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như thế nào?
Câu hỏi 3: Hoạt động đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến chất
lượng đầu ra hệ đào tạo cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5.2.Giả thuyết nghiên cứu
1, Sinh viên sau khi ra trường có được kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết của nghề giáo, tuy nhiên vẫn còn thiếu năng lực giảng dạy thực tế.

2, Chất lượng đầu ra phụ thuộc vào sự tích lũy về kiến thức, kỹ năng
thái độ của người học. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển của hệ
thống các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp của người học dưới tác
động của chương trình đào tạo.
3, Hoạt động đào tạo ảnh hưởng đến kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự
hình thành và phát triển của năng lực nghề nghiệp của người học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6. 1. Nghiên cứu lý thuyết
Các tài liệu, tạp chí, các nghiên cứu khoa học giáo dục được sử dụng
làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian, chi phí. Các đề tài
nghiên cứu về chất lượng giảng dạy, các thành tố đảm bảo chất lượng, mức độ
đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp với công việc thực tế sau khi ra trường được
dùng làm tài liệu tham khảo, cơ sở để xây dựng nghiên cứu.
6.2. Nghiên cứu thực tế
6.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành trực tiếp, sự góp ý của hiệu trưởng,
trưởng phịng đào tạo, các chun gia về giáo dục học là những ý kiến hữu ích
cho nghiên cứu này.
6.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa
trên cơ sở mơ hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thơng tin đưa vào
phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Mẫu khảo sát được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên theo cụm
(Cluster sampling), dung lượng mẫu 350 bao gồm:
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhóm cựu sinh viên: 250

- Nhóm nhà sử dụng lao động: 100 (ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó
chuyên mơn)
6.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và phần
mềm QUEST theo mơ hình Rasch với qui trình phân tích dữ liệu: Đánh giá độ
tin cậy của thang đo bằng bằng hệ số Infit MNSQ, biểu đồ Infit MNSQ của
các câu hỏi; phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mơ hình; thống kê
mơ tả; phân tích phương sai (ANOVA); phân tích nhân tố khám phá (EFA)
nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến.
7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo trường Đại học Sư
pham – Đại học Đà Nẵng
Chương 3: Đánh giá chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm
Kết luận

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài
Báo cáo của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ (1986)
đã đưa khuyến cáo: "Các trường đại học và cao đẳng cơng lập cần có thái độ
đối với vấn đề chất lượng bằng việc đồng ý chấp nhận một hệ thống các kỹ

năng và mức độ thành thục tối thiểu mà tất cả các sinh viên cần đạt được sau
một thời gian học tập". Theo ý kiến này, các trường phải đưa ra các chuẩn
mực sản phẩm đào tạo để có thể đo đếm, định lượng và xác định được chất
lượng. Quan điểm này đánh giá cao sự gia tăng giá trị trong kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo của sinh viên. Viện Quốc gia về giáo dục của Hoa kỳ (1984)
cho rằng để duy trì chất lượng, "các cơ sở đại học đã chứng tỏ sự tiến bộ của
sinh viên về kiến thức, năng lực, kỹ năng và thái độ khi tốt nghiệp so với lúc
họ vừa nhập trường". Cũng trong tác phẩm này, Viện còn đưa ra khuyên cáo
rằng: "Các cán bộ giảng dạy và các nhà quản lý nhà trường cần thiết kế và
đưa vào thực hiện một cách hệ thống chương trình đánh giá kiến thức, năng
lực và kỹ năng đã được phát triển nhờ thực hiện các chương trình học
tập"[21].
Theo Laurence Bloom và Larisa Epshteyn (2007), hầu hết các cơ sở
giáo dục đại học đều nhận ra rằng một số hình thức đánh giá là công cụ trong
việc tiếp cận các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế các trường gặp
khơng ít thách thức trong việc thực hiện quản lý chất lượng đầu ra của công
tác giảng dạy. Trong số những vấn đề cơ bản nhất nằm ở bộ máy cấu trúc của
cơ sở giáo dục đại học, việc phân cấp, ra quyết định ở các cấp, chương trình,
việc khơng có cơng cụ cần thiết hoặc các kênh để thu thập dữ liệu, phân tích
dữ liệu cho q trình đánh giá. Tuy nhiên một trong số những rào cản hoạt
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động là các khái niệm về đánh giá và trách nhiệm giải trình mâu thuẫn với
bản chất của giáo dục đại học. Hơn nữa, có một nhận thức rằng thể chế hoặc
chương trình đánh giá và trách nhiệm sẽ tạo thêm công việc cho sinh viên,
giảng viên, và nhân viên, cũng như tăng thêm chi phí cho các trường đại học.
Những rào cản và quan niệm sai lầm trong một chừng mực nào đó khuyến

khích các tổ chức đánh giá tích hợp ở quy mơ rộng để xác định tính hiệu quả
hoặc khơng hiệu quả của chương trình đào tạo [17].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục tại trường đại học Ian
Scott University of Worcester, kết quả giáo dục đại học có thể được xem như
là sự phát triển từ kết quả dựa trên lĩnh vực dạy nghề. Trong lĩnh vực dạy
nghề, kết quả học tập dựa trên năng lực được sử dụng để làm cơ sở để đánh
giá các kỹ năng liên quan đến công việc. Mục đích sư phạm của kết quả học
tập phải rõ ràng, chúng được thiết kế để cung cấp rõ ràng cho người học
những tiêu chí của kết quả học tập. Cung cấp động lực học tập, trang bị kiến
thức và những kết quả mà người học có thể đạt được như mong muốn. Các
mơ hình chương trình giảng dạy có sử dụng kết quả học tập, cố gắng đảm bảo
rằng các bài kiểm tra đánh giá học sinh đã đạt đến đích được mơ tả bởi các kết
quả học tập. Phát triển hơn nữa để được nhìn thấy trong các mơ hình liên kết
xây dựng Biggs (1996). Trong mơ hình này, tồn bộ các chương trình giảng
dạy và đánh giá được liên kết với các kết quả học tập [22].
Với người học, kết quả đầu ra mơ tả những gì sẽ được học. Với nhà
tuyển dụng, nó mơ tả những gì người học cần phải được học. Với các cơ quan
quản lý chất lượng, kết quả đào tạo một phần của hệ thống kiểm tốn chất
lượng nhằm mục đích tiếp cận các nguồn tài chính của chính phủ và các nhà
tài trợ. Kết quả đầu ra của chương trình đào tạo là một sự mơ tả cho những gì
người học có được sau khi kết thúc khố học. Trên lý thuyết, chất lượng đầu
ra có thể là sự tóm lượt các nội dung về kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được [17].
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bộ giáo dục đào tạo Singapore cho rằng kết quả mong muốn của giáo
dục là một thuộc tính của giáo dục để cho mỗi sinh viên có thể hồn thành
được khóa học của mình. Những kết quả này thiết lập một mục đích chung

cho giáo dục, định hướng cho các chính sách và chương trình giáo dục của
quốc gia này. Quan trọng hơn các kết quả mong muốn này còn cho thấy thực
trạng nền giáo dục của họ. Kết quả giáo dục mong muốn đạt được ở đây là
người học có được sự tự nhận thức về đạo đức; sự phát triển các kỹ năng và
kiến thức cần thiết để đảm nhận những thách thức trong tương lai; là người
sống có trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và quốc gia; sở hữu một cơ thể
khỏe mạnh và một ý chí can trường. Các kết quả học tập mong muốn này
được cụ thể hóa thành các kết quả phát triển trong từng giai đoạn của hệ thống
giáo dục, mỗi kết quả của giai đoạn sau là sự kế thừa có phát triển từ giai
đoạn trước và là nền tảng cho các giai đoạn sau đó. Tóm lại những kết quả
mong muốn ở người học đó là [23]:
1) Một người tự tin, có ý thức mạnh mẽ về sự đúng sai, suy nghĩa
linh hoạt và độc lập, có tính phê bình và khả năng giao tiếp hiệu
quả.
2) Là người có khả năng tự định hướng và chịu trách nhiệm cho
việc học tập của riêng mình, có tính kiên trì trong việc theo đuổi
mục đích học tập.
3) Có khả năng làm việc nhóm, làm việc chủ động, có tính sáng
tạo, chấp nhận rủi ro để trở thành xuất sắc.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Là khái niệm nhận được quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức, nhà
nghiên cứu, nhà quản lý nhưng “chất lượng” là một khái niệm khó định nghĩa,
ở mỗi góc độ, mỗi lĩnh vực khoa học khác khác nhau lại hiểu ở những khía
cạnh khác nhau một cách phiến diện. Chính vì lý do đó rất khó xác định một
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phương pháp, công cụ thống nhất để đo lường, đánh giá “chất lượng” của một

hoạt động, một cơ quan tổ chức hay một q trình nào đó [2], [4], [5], [7].
Theo GS.TS. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục được
xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được. Điều đó có nghĩa là chất lượng
có thể được đo lường khách quan và chính xác. Một sự vật có thuộc tính nào
đó "cao hơn" cũng có nghĩa là nó "tốt hơn" và do đó cũng "đắt hơn". Cách
tiếp cận này gọi là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng.
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu), là "đáp ứng được nhu cầu
khách hàng". Chất lượng được xem xét đơn giản chỉ trong con mắt của người
chiêm ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng. Với quan niệm này thì vấn đề cơ
bản là trường đại học có khả năng đạt mục đích mà họ đặt ra hay không. Ở
đây người ta quan tâm tới chất lượng của các quá trình [2].
Quan niệm chất lượng này hướng tới sự cải tiến. Nhưng ở đây có vấn
đề là quan điểm chất lượng này có đảm bảo đạt tới ngưỡng chất lượng hay
khơng vì bản thân mục đích đặt ra cũng là một vấn đề. Một trường đại học có
thể đặt ra các mục đích thấp để dễ đạt được. Điều đó có nghĩa là cần thảo luận
khơng chỉ sự phù hợp với mục đích mà cịn sự phù hợp của mục đích.
PGS- TS Ngơ Doãn Đãi: "Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục
tiêu giáo dục". Mục tiêu giáo dục thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với
con người, cấu thành nguồn nhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo.
Chất lượng giáo dục thường liên quan đến thành tích học tập, sự đáp ứng các
chuẩn mực và giá trị, sự phát triển cá nhân của người học, lợi ích của những
đầu tư và sự phù hợp với những mục tiêu đề ra. Chất lượng giáo dục thường
được xác định và được đánh giá bởi những tiêu chí trong các lĩnh vực như cơ
hội tiếp cận, sự nhập học, tỷ lệ tham dự học tập, tỷ lệ lưu ban, bỏ học, mức độ
thơng thạo đọc viết và tính toán, kết quả các bài kiểm tra, tỷ lệ đầu tư cho giáo
dục trong nhân sách Nhà nước. Những tiêu chí về chất lượng này là hết sức
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



quan trọng. Tuy nhiên, chúng vẫn không thực sự cho ta thấy một cách hiểu
đầy đủ về chất lượng giáo dục [5].
Nghiên cứu của GS Nguyễn Đức Chính (2002) chỉ ra rằng: Chất
lượng giáo dục là sự tổng hoà trong mối quan hệ giữa ba yếu tố: đầu vào, quá
trình và đầu ra. Muốn đào tạo có chất lượng thì trong khâu đầu vào, tuyển
sinh phải có được những thí sinh có năng lực cao, chất lượng đầu vào cao
đồng nghĩa với việc dễ dàng đào tạo nên những sản phẩm đầu ra có chất
lượng hơn. Bên cạnh đó để có được một sản phẩm có chất lượng cần có sự
đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình, tất cả các yếu tố tham gia vào quá
trình đào tạo cần phải đáp ứng các mục tiêu đề ra ban đầu để đảm bảo cho
chất lượng cuối cùng [3].
Có quan điểm cho rằng chất lượng giáo dục đại học cần được đánh giá
ở chất lượng đầu ra, đầu ra của giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn nhiều
so với đầu vào của q trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục
đại học, được đánh giá bằng mức đọ hồn thành cơng việc của sinh viên tốt
nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của một trường đại học,
quan niệm này xem trọng chất lượng đào tạo ở khâu đáp ứng nhu cầu của nhà
tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh khía cạnh chất lượng giáo
dục đại học là chất lượng cung cấp các dịch vụ giáo dục. Chất lượng giáo dục
thấp thường do hành vi, thái độ của người cung cấp dịch vụ giáo dục (cán bộ,
giảng viên…). Hơn nữa, quá trình cung cấp dịch vụ giáo dục bao giời cũng
diễn ra sự giao tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người thụ hưởng chính vè
thế mà chất lượng giáo dục có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ qua lại giữa
người cung ứng và người tiếp nhận. Chính vì thế, để phân tích khái niệm chất
lượng thì việc xem giáo dục như là một quá trình cung ứng dịch vụ thì đúng
đắn hơn việc xem đây như là một quá trình sản xuất đơn thuần [7].
12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong nhiều tài liệu của PGS Ngơ Dỗn Đãi (2008), Quản lý chất
lượng trong nhà trường hướng vào 3 hoạt động cơ bản: xây dựng mục tiêu và
các chuẩn mực, đánh giá kết quả thực hiện, và cải thiện thực tiễn. Việc đánh
giá chất lượng đào tạo của nhà trường, một trong 3 khâu đó, cần được xem xét
ở các cấp độ khác nhau: đánh giá mục tiêu và các chuẩn mực, đánh giá quy
trình bảo đảm chất lượng và đánh giá kết quả. Tuy nhiên việc đánh giá chất
lượng tại các cơ sở giáo dục đại học thường được tiến hành qua đánh giá kết
quả đào tạo (sinh viên và người tốt nghiệp). Đánh giá đầu ra phụ thuộc rất
nhiều vào tiêu chí đánh giá (được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đánh giá).
Thực chất việc đánh giá này là thu thập đủ các chứng cứ kết quả đầu ra để so
sánh với mục tiêu, chuẩn mực đã được xác định trước khi tiến hành đào tạo.
Các phương pháp đánh giá cũng ảnh hưởng đến việc làm rõ mức độ đạt các
mục tiêu [5].
Đánh giá đầu ra nhằm xem xét sản phẩm đào tạo (sinh viên của cơ sở
giáo dục đại học) đạt chất lượng đến mức nào. Việc đánh giá sinh viên tốt
nghiệp phải tập trung vào mức độ kiến thức tiếp thu được, kỹ năng, thái độ và
hệ thống giá trị của họ. Đánh giá đầu ra không chỉ nhằm xác định mức độ chất
lượng mà còn xác định sự tiến bộ về các mặt từ khi sinh viên vào trường tới
khi sinh viên ra trường. Đánh giá theo các tiêu chí này chính là đánh giá kết
quả và hiệu quả đào tạo của một trường đại học. Việc đánh giá đầu ra đang
được tiến hành ở Việt nam vẫn chủ yếu nhằm vào kiến thức mà sinh viên học
được thông qua các bài giảng của giảng viên. Tất nhiên do mục tiêu giảng
dạy, nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy chưa nhằm vào
hình thành tư duy sáng tạo, khả năng độc lập làm việc, khả năng áp dụng tri
thức của sinh viên; việc đánh giá vẫn chỉ nhằm làm rõ mức độ kiến thức học
thuộc mà sinh viên thu lượm được [12], [13].


13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả đầu ra được thiết kế và thực
hiện trong quá trình dạy học tỷ lệ thuận với chất lượng giảng dạy; và những
yếu kém của sinh viên có thể được giải quyết trong quá trình dạy học. Việc
đánh giá cần được tiến hành theo những tiêu chí thống nhất. Nhiều học giả
nhất trí đánh giá sinh viên theo những tiêu chí: phát triển nhận thức (kiến thức
đại cương, kiến thức chuyên ngành), phát triển kỹ năng (các kỹ năng giao
tiếp, tư duy, phân tích, chun mơn), phát triển thái độ (sự thay đổi hệ thống
giá trị) và hành vi sau khi tốt nghiệp (kết quả hoạt động sau khi tốt nghiệp và
khả năng học tập lên các bậc cao hơn) [12], [13].
Bên cạnh đó, chúng ta có một số chỉ số khác nhau để đánh giá kết quả
đào tạo đai học (đầu ra) như: hiện trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp, sự hài
lịng của sinh viên về chất lượng khóa học, về môi trường đào tạo và nghiên
cứu khoa học, tỉ lệ hồn thành khóa học, tỉ lệ bỏ học giữa khóa và những ký
năng sinh viên đạt được [6].
Theo PGS – TS Lê Đức Ngọc. Việc đánh giá chương trình đào tạo,
chương trình giảng dạy có nhiều nội dung, u cầu khác nhau tuy nhiên căn
cứ vào các mục tiêu đánh giá khác nhau chúng ta có thể phác thảo nội dung
đánh giá chương trình đào tạo, giảng dạy bao gồm ba thành phần chính như
sau: Đánh giá cấu trúc đảm bảo hiệu quả của chương trình đào tạo, chương
trình giảng dạy (đánh giá đầu vào); Đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện
chương trình giảng dạy và chương trình đào tạo (đánh giá quá trình thực
hiện); Đánh giá hiệu quả đào tạo của chương trình đào tạo và chương trình
giảng dạy (có thể xem là đánh giá đầu ra của chương trình). Trong đó, đánh
giá hiệu quả đào tạo chương trình đào tạo và chương trình giảng dạy là một
khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát triển chương trình ở bất kỳ cấp

độ nào- bộ mơn, khoa, trường…

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×