Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.49 KB, 10 trang )

Đánh giá chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo
hệ cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng


Trương Văn Thanh


Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 20
Người hướng dẫn : TS. Trịnh Ngọc Thạch
Năm bảo vệ: 2013
108 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ các thành tố của quá trình
đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo. Khảo sát và phân
tích ý kiến đánh giá của cựu sinh viên, nhà tuyển dụng về chất lượng đầu ra hoạt động
đào tạo cử nhân sư phạm tại trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giáo viên trung học phổ thông (THPT) của
trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất
lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo hệ cử nhân sư phạm.
Keywords.Giáo dục đại học; Hoạt động đào tạo; Đánh giá chất lượng; Đại học sư
phạm; Chất lượng đầu ra
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo được xác định đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố chìa
khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước đã nêu rõ giáo
dục là quốc sách hàng đầu (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, năm 1996) qua đó
nhấn mạnh giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội nước ta góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển đất nước. Với vai trò to lớn
đó, chất lượng giáo dục trở nên có tầm quan trọng hơn hết, hoạt động giáo dục đào tạo


có chất lượng cao mới góp phần xây dựng nên nguồn nhân lực chất lượng, tạo tiền đề
cho sự phát triển về mọi mặt.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo
có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” đã cho
thấy vai trò, trách nhiệm của công tác giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế xã
hội nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều
thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành
xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông,
kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của
các nền giáo dục trên thế giới.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị -
xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ
vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững
chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một
trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát
triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng
thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
Với những nhiệm vụ, thách thức trên, giáo dục đại học nói chung và các trường
đại học sư phạm nói riêng cần đi đầu trong việc đào tạo có chất lượng, góp phần quan
trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, chất lượng
đào tạo đại học là vấn đề cốt yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc tuyển sinh nói
riêng và hoạt động đào tạo nói chung của các trường đại học. Chỉ khi nào nhà trường
đào tạo tốt, sinh viên ra trường dễ dàng tìm việc làm phù hợp với chuyên môn được
đào tạo, có thu nhập ổn định, có điều kiện phát triển cá nhân dựa trên năng lực đã được
đào tạo thì trường mới thu hút được người học, đây được coi là yếu tố có vai trò quyết
định đối với việc lựa chọn trường của người học. Với các trường đào tạo sư phạm,
“sản phẩm” của hoạt động đào tạo chính là các giáo viên tương lai, những người sẽ
tham gia vào quá trình giáo dục phổ thông do đó chất lượng của hoạt động đào tạo tại
các trường sư phạm còn đóng vai trò quyết định chất lượng của cả một hệ thống giáo
dục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc tuyển sinh các trường sư phạm không
còn thu hút được những học sinh có học lực giỏi, công tác tuyển sinh khó khăn đã làm
giảm đi đáng kể chất lượng đầu vào của các trường sư phạm, điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường từ đó kéo theo nhiều hệ
quả.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chất lượng đào tạo, tuy nhiên, có thể
nhấn mạnh ở ba yếu tố cơ bản: Chất lượng là đầu vào, chất lượng quá trình và chất
lượng đầu ra. Trên quan niệm chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, để giải trình về
chất lượng đào tạo của mình, các trường đại học đã xây dựng chuẩn đầu ra chương trình
đào tạo. Việc công bố công khai các kết quả đầu ra dự kiến của các chương trình đào tạo
đã trở thành một chuẩn mực trong hoạt động của hầu hết các trường đại học của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, việc công bố các kết quả đầu ra
dự kiến không đồng nghĩa với việc các kết quả đó sẽ đương nhiên trở thành hiện thực.
Yếu tố cần thiết là phải tiến hành đánh giá chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo cùa các
trường đại học để hiểu rõ thực trạng về chất lượng đào tạo đại học.
Tùy theo mô hình giáo dục của mỗi quốc gia mà có các phương pháp đánh giá
chất lượng và quản lý chất lượng khác nhau, đây là việc làm tốn nhiều thời gian và tiền
của. Trong chừng mực về sự hạn chế của điều của các điều kiện về tài chính và nhân
lực thì đánh giá đầu ra (outcomes assessment) là hướng tiếp cận hợp lý vừa tốn ít chi
phí vừa phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội

ở nước ta. Điều này cho phép đề xuất các giải pháp cải tiến để nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng với nhu cầu xã hội của các trường đại học.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là một trong số ít những cơ sở
đào tạo nguồn giáo viên cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Sản phẩm đào tạo hệ
Cử nhân Sư phạm của trường chính là các giáo viên tương lai - những người sẽ tham
gia vào quá trình giáo dục phổ thông do đó chất lượng đào tạo của trường đóng vai trò
quyết định chất lượng của cả hệ thống giáo dục tại khu vực. Trong thời gian vừa qua,
nhà trường cũng đã tiến hành xây dựng và công khai chuẩn đầu ra cho các ngành học.
Tuy nhiên hoạt động đào tạo ở các chương trình đào tạo ở trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng chỉ mới bước đầu được áp dụng thực hiện, do đó, việc đánh giá hiệu
quả của nó và chất lượng đào tạo thực tế của trường vẫn chưa được khảo sát. Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ Cử nhân Sư
phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu ý kiến đánh giá của cựu sinh viên và
nhà tuyển dụng về chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm để làm rõ
chất lượng thực tế cũng như yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo giáo viên. Từ đó
đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo các ngành sư phạm, đảm bảo
chất lượng đào tạo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ các thành tố của quá trình
đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo.
- Khảo sát và phân tích ý kiến đánh giá của cựu sinh viên, nhà tuyển dụng về
chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giáo viên THPT của
nghiên cứu này.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đầu ra và hiệu quả đào tạo hệ cử
nhân sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động đào tạo hệ cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng.
- Mẫu khảo sát: các cựu sinh viên, các nhà tuyển dụng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng đầu ra, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra các ngành đào
tạo Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, chất lượng đào tạo được xem xét ở
chất lượng đầu ra, chú trọng đến hiệu quả đào tạo của các chuyên ngành đào tạo cử
nhân sư phạm.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này đánh giá chất lượng đào tạo hệ sự
phạm tai trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN thông qua ý kiến đánh giá của cựu sinh
viên và nhà tuyển dụng tại thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng
10/2012 đến tháng 07/2013.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Chất lượng đầu ra của hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra hoạt động đào
tạo hệ cử nhân Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng? Các yếu tố
này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như thế nào?
Câu hỏi 3: Hoạt động đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đầu ra
hệ đào tạo cử nhân sư phạm tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5.2.Giả thuyết nghiên cứu
1, Sinh viên sau khi ra trường có được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết
của nghề giáo, tuy nhiên vẫn còn thiếu năng lực giảng dạy thực tế.
2, Chất lượng đầu ra phụ thuộc vào sự tích lũy về kiến thức, kỹ năng thái độ
của người học. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển của hệ thống các năng lực

chung và năng lực nghề nghiệp của người học dưới tác động của chương trình đào tạo.
3, Hoạt động đào tạo ảnh hưởng đến kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự hình thành
và phát triển của năng lực nghề nghiệp của người học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6. 1. Nghiên cứu lý thuyết
Các tài liệu, tạp chí, các nghiên cứu khoa học giáo dục được sử dụng làm cơ
sở lý luận cho nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian, chi phí. Các đề tài nghiên cứu về
chất lượng giảng dạy, các thành tố đảm bảo chất lượng, mức độ đáp ứng của sinh viên
tốt nghiệp với công việc thực tế sau khi ra trường được dùng làm tài liệu tham khảo, cơ
sở để xây dựng nghiên cứu.
6.2. Nghiên cứu thực tế
6.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành trực tiếp, sự góp ý của hiệu trưởng, trưởng
phòng đào tạo, các chuyên gia về giáo dục học là những ý kiến hữu ích cho nghiên cứu
này.
6.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở
mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu.
Mẫu khảo sát được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên theo cụm (Cluster
sampling), dung lượng mẫu 350 bao gồm:
-Nhóm cựu sinh viên: 250
- Nhóm nhà sử dụng lao động: 100 (ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên
môn)
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và phần mềm
QUEST theo mô hình Rasch với qui trình phân tích dữ liệu: Đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng bằng hệ số Infit MNSQ, biểu đồ Infit MNSQ của các câu hỏi; phân tích
hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình; thống kê mô tả; phân tích phương sai
(ANOVA); phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa

vào các thủ tục phân tích đa biến.
7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo trường Đại học Sư pham –
Đại học Đà Nẵng
Chương 3: Đánh giá chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ giáo dục vào đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT – “Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông”, Hà
Nội.
[2] Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Kim Dung, Trần Quốc Toản (2011), “Giáo dục Việt Nam trong cơ chế
thị trường”, Tạp chí Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam –
Tháng 2 năm 2011.
[5] Ngô Doãn Đãi (2011), Quản lý và kiểm định chất lượng (Quality Management
and Accraditation in Education), Tài liệu môn học, Viện Đảm báo chất lượng
giáo dục, Hà Nội.
[6] Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương luận pháp nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[7] Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[8] Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình sự phát triển các quan điểm giáo dục (dành
cho đào tạo sau đại học về giáo dục và quản lí giáo dục), NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.
[9] Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB ĐHQG Hà Nội.
[10] Phạm Xuân Thanh (2011). Phân tích dữ liệu với phần mềm QUEST và mô hình
Rasch. Tài liệu môn học dành cho học viên cao học, Viện Đảm bảo chất lượng
Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[11] Trần Thị Kim Thu (2011), Giáo trình điều tra xã hội học, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
[12] Viện đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hầ Nội (2007), Giáo dục
đại học: Một số thành tố của chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
[13] Viện đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại hoc Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo dục
đại học: Chất lượng và đánh giá, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[14] Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Chất lượng và các đặc điểm của chất
lượng, Truy cập
tháng 3 năm 2013.
Tiếng Anh
[15] Alexander W. Astin, (1984), Student Involvement: A Developmental Theory for
Higher Education, Journal of College Student Development - University of
California.
[16] Ronaln Barnett (1992), Improving higher Education: Total quality care, The
society for research into higher education and Open Univesity, Open
Univesity Press, 1992.
[17]

Laurence Bloom and Larisa
Epshteyn (2007), Improving higher education with
the help of learning outcomes management, Boston.
[18] Ou Lydia Liu (2011), Outcomes assessment in higher education: Challenges and
future research in the context of voluntary system of accountability,

Educational measurement: Issues and Practice.
[19] Jonh W. Powell (2011), Outcomes Assessment: Conceptual and others problem,
AAUP Journal of academic freedom.
[20] Asean University Network Quality - Assurance; Manual for the Implementation
of the Guidelines, 2008
[21] Association of American Colleges and Universities (2005), Liberal Education
Outcomes, A Preliminary Report on Student Achievement in College.
[22] Ian Scott University of Worcester (2009), The Learning Outcome in Higher
Education: Time to think again?, Worcester Journal of Learning and
Teaching, Issue 5.
[23]
Ministry of Education Singapore (2010),
The
Desired Outcomes of Education,
Singapore.

×