Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nên thi học phần như thế nào? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.96 KB, 3 trang )

Nên thi học phần như thế nào?
Và hình ảnh các sĩ tử lôi thôi với lều chõng, lọ mực, áo tơi đến trường thi cũng
chỉ còn được miêu tả lại bằng ngôn từ trong sử sách và các tác phẩm văn chương.
Thỉnh thoảng người ta vẫn nhắc lại chúng chủ yếu là để phê phán một nền giáo
dục và chế độ khoa cử nhồi sọ, giáo điều, sao chép cổ nhân đã trở nên lỗi thời với
xã hội mới.
Thế mà giờ đây, theo tôi, chúng ta vẫn còn vương vấn ít nhiều với chúng ở những
mức độ nhất định và góc độ khác nhau. Chỉ có điều là với nội dung và bằng hình
thức khác mà thôi.
Trước hết, hình thức thì kết thúc học phần ở ĐH bằng một bài thi viết (một số
trường, ngành, học phần có thi vấn đáp nhưng rất ít và tổ chức chưa tốt) chưa đánh
giá đúng năng lực thực chất của SV.
Bởi nó bao gồm rất nhiều khía cạnh khác như phương pháp học tập, khả năng phát
hiện vấn đề, tiếp cận đề tài, thu thập và xử lý tài liệu, viết bài là những kỹ năng
rất cần thiết và quan trọng cho công việc sau này của SV.
Đó là chưa kể hình thức này còn duy trì nhiều tiêu cực trong thi cử; không phát
huy được thái độ tự giác học tập, tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo và tinh thần
nghiêm túc nghiên cứu, làm việc của SV
Như làm khóa luận
Từ trước tới nay, chúng ta đang áp dụng hình thức làm khóa luận (luận văn) tốt
nghiệp cho những SV có đủ điều kiện (thường là điểm tổng kết trên 7.0) để thay
cho thi tốt nghiệp.
Vậy tại sao chúng ta không áp dụng hình thức này (ở mức độ thấp hơn) để thay thế
cho việc làm bài thi kết thúc học phần? Bởi hình thức này vừa hạn chế được nhiều
bất cập của việc làm bài thi như hiện nay, lại vừa có rất nhiều ưu điểm và hợp lý:
- Đánh giá đúng và thực chất hơn năng lực toàn diện của SV. Bởi một bài viết như
vậy đã qui tụ và thể hiện được những kiến thức cơ bản của học phần và những
kiến thức chuyên sâu về vấn đề và đề tài thực hiện của SV.
Nó cho thấy khả năng toàn diện hay không của SV trong việc phát hiện vấn đề, lựa
chọn đề tài, thu thập và xử lý tài liệu, và đặc biệt là cách giải quyết vấn đề, đề tài
đó qua bài viết cụ thể.


- Phát huy tinh thần tự giác, ý thức độc lập, chủ động suy nghĩ, sáng tạo, thái độ
nghiên cứu, làm việc nghiêm túc, khoa học. Bởi dù muốn hay không SV cũng phải
tự mình làm việc, tự mình sáng tạo, tự mình thực hiện bài viết bên cạnh sự hướng
dẫn của giáo viên.
Muốn viết được một bài có chất lượng thì bên cạnh kiến thức có được cần phải có
phương pháp nghiên cứu khoa học, thái độ làm việc tự lập, nghiêm túc, không thể
ỷ lại, dựa dẫm, sao chép của người khác.
Mục tiêu cũng như yêu cầu của giáo dục đại học là tự học. Và thiết nghĩ việc thực
hiện một bài viết như vậy chính là tạo điều kiện cho SV có cơ hội và rèn luyện cho
họ phương pháp tự học. Đây là điều rất quan trọng và cần thiết cho họ khi ra đời.
- Hạn chế được nhiều tiêu cực hơn rất nhiều so với làm bài thi như hiện nay. Phải
thừa nhận là không thể tránh khỏi tiêu cực bởi người viết bài cũng có thể copy bài
của những người khác, thậm chí nhờ luôn người khác viết hộ cho mình. Nhưng đó
là điều xảy ra không nhiều hơn việc thi hộ, sử dụng “ phao”, copy bài của người
khác trong các kỳ thi như hiện nay.
- Tránh được nhiều áp lực cho SV, giáo viên và các nhà quản lý. Bởi thời gian sẽ
được dàn trải, không phải tập trung vào một thời điểm hạn chế, không dồn vào
một cách nặng nề và căng thẳng cho những người liên quan. Mặt khác, cũng sẽ
hạn chế được nhiều kinh phí phải chi tiêu cho việc tổ chức các kỳ thi vừa tốn kém
vừa vất vả như hiện nay.
- Giúp SV vừa tiếp thu được những kiến thức giáo viên truyền đạt, lại vừa tự trang
bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết qua việc tự học, tham khảo tài liệu. Để
hoàn thành tốt một bài viết khoảng 5-10 trang như vậy, mỗi SV trước hết phải nắm
được những kiến thức cơ bản của học phần. Thêm vào đó lại phải đọc, tìm hiểu
thêm rất nhiều sách vở, tài liệu, tư liệu khác để có đủ kiến thức giải quyết đề tài,
vấn đề đã lựa chọn.
Chất lượng giáo dục một phần vừa liên quan lại vừa được thể hiện qua hình thức
thi cử. Chất lượng thì đã bị phê phán nhiều, còn hình thức thi cử hợp lý hay còn
bất cập cũng đã rõ như ban ngày. Cho nên việc thay đổi hay không không chỉ là
câu hỏi nữa. Vấn đề là làm như thế nào, bao giờ và ai làm?

Để thực hiện được điều đó đồng ý không thể trong ngày một ngày hai. Nhưng
cũng đã đến lúc những người có trách nhiệm nên thực hiện một việc gì đó cần
thiết, nếu không muốn nền giáo dục chúng ta tiếp tục “cũng đành xin làm người
đến sau”!

×