Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sử dụng bộ tranh Sinh học - 8 như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.29 KB, 5 trang )

Sử dụng Bộ tranh để dạy thực hành môn Sinh học lớp 8
Bộ tranh gồm 13 tờ, dùng trong giảng dạy Sinh học lớp 8. Các tranh có ưu điểm là rõ
ràng, nhiều màu dễ phân biệt các phần cần quan sát, ghi chú đầy đủ. Dưới đây là kinh
nghiệm sử dụng tranh trong dạy học Sinh học 8 như sau :
Bộ tranh gồm 13 tờ, ở góc mỗi tranh, hoặc dưới mỗi hình đều có ghi chú. Giáo viên có thể nhìn
vào tranh để dạy (không cần nhìn vào phần ghi chú) để trình bày được liên tục, tiết kiệm thời gian
và quen dần việc nhận biết các phần cấu tạo thể hiện trên tranh. Giáo viên nên dùng loại băng dính
rộng 8-10cm viền xung quanh phía sau tranh để dùng được lâu, không bị rách. Tranh được cán mờ
để chống loá mặt in, có nẹp treo. Bảo quản tranh bằng cách treo lên giá cho phẳng và dễ lấy khi
giảng dạy, để tranh trong kho kín và khô ráo.
1. Tranh cấu tạo tế bào động vật
Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của động vật và thực vật. Các tế bào có hình
dạng, kích thước, màu sắc khác nhau nhưng đều có 3 phần chính là: màng tế bào, tế bào chất và
nhân. Đặc điểm sai khác chính giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là: màng tế bào động vật là
lipoprotein mềm dẻo nên ít nhiều có thay đổi hình dạng tế bào, màng tế bào thực vật là chất
polysacarit (cenluloz) là một khung cứng nên hình dạng tế bào ít thay đổi. Tế bào động vật không
có diệp lục – một bào quan có ở cây xanh dùng trong quang hợp. Tế bào động vật lại có trung thể
– là một bào quan có vai trò trong phân chia tế bào động vật. Tế bào chất của tế bào động vật có
chứa các bào quan như lưới nội chất, riboxom, ty thể, bộ máy gol-ghi, trung tử.
Nhân tế bào động vật có 3 thành phần:
+ Màng nhân:
+ Chất nhân: chứa nhiễm sắc chất, chính là AND liên kết với protein-histon tạo thành chất bắt
màu xanh khi nhuộm xanh metylen và chứa các gen di truyển.
+ Nhân con: có 1 hoặc vài nhân nhỏ đậm đặn, hình cầu, không có màng bọc, bên trong chứa rARN
tổng hợp protein.
Tranh cấu tạo xương dài và cấu tạo khớp xương
Bộ xương người tạo khung cho cơ thể và làm chỗ bám cho các cơ. ở người có khoảng 200
xương, hình dạng, kích thước khác nhau. Tuy nhiên người ta xếp vào làm 3 loại xương là: Xương
dài (xương đùi, xương ống chân,...), xương ngắn (xương cổ tay, bàn tay chân, ngón tay chân và
đốt sống), xương dẹt (xương bả, xương sọ,...). Xương dài gồm màng xương ở ngoài làm cho
xương lớn lên. Mô xương cứng tạo sự vững chắc cho xương. Mô xương xốp tạo thành các nan


xương đan chéo nhau có khả năng chịu sức nén. Các xương nối với nhau nhờ các khớp: có 3 loại
khớp: khớp động (khớp đầu gối, khớp khuỷu tay), khớp bán động (khớp giữa các đốt sống), và
khớp bất động (khớp giữa các xương sọ).
2. Tranh cấu tạo bắp cơ
Có 3 loại cơ: cơ vân (ở bắp cơ), cơ trơn và cơ tim. Đơn vị nhỏ nhất của cơ là tơ cơ. Nhiều tơ
cơ hợp lại thành sợi cơ (tế bào cơ), nhiều bó cơ hợp lại thành bó cơ, và nhiều bó cơ hợp lại thành
bắp cơ. Bọc ngoài bắp cơ là mô liên kết, ở 2 đầu bắp cơ mô này hợp lại thành gân bám vào xương.
Tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ dày (myozin) và tơ cơ mảnh (actin) đan xen vào nhau. Khi cơ co, tơ cơ
mảnh chui vào khoảng trống của tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại và phình to.
3. Tranh sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu
Hệ tuần hoàn gồm có: tim, hệ mạch (động mạch và tĩnh mạch, và các mao mạch – nơi sảy ra
sự trao đổi O
2
và CO
2
, các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng và các chất thải giữa máu và tế
bào). Tim 4 ngăn chia 2 nửa hoàn toàn. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
mạch chủ dưới. Khi tâm nhĩ phải co, van 3 lá mở ra để cho máu xuống tâm thất phải. Tâm thất
phải co, van 3 lá đóng lại cho máu ra động mạch phổi. Tâm nhĩ trái nhận máu từ tĩnh mạch phổi
về. Khi tâm nhĩ trái co, van 2 lá mở ra cho máu xuống tâm thất trái. Tâm thất trái co, van 2 lá đóng
lại cho máu vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể (đến các mao mạch). Tốc độ máu ở động mạch là
0,5m/giây, còn ở mao mạch là 0,5 – 1mm/giây.
4. Tranh cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ quan hô hấp gồm đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và 2 lá phổi
(phỏi 3 thuỳ, phổi trái 2 thuỳ) trong đó có nhiều phế nang – nơi sảy ra quá trình trao đổi khí và hơi
nước giữa khí hít vào và khí thở ra. Cơ chế hô hấp (hít vào thở ra) do áp lực của không khí trong
phế nang so với lực của khí quyển luôn có sự chênh lệch. Chênh lệch về áp lực luôn được tạo ra
bửi việc co hay dãn của cơ hoành, cơ liên sườn trong và cơ liên sườn ngoài.
5. Tranh sơ đồ cấu tạo cơ quan tiêu hoá
Cần nhận biết vị trím, hình dạng của từng cơ quan trong hệ tiêu hoá. Vai trò của từng cơ quan

trong việc hoàn thiện dần quá trình biến đổi thúc ăn từ thô (các polymer) đến tinh (đơn vị cấu trúc:
Glucoz, axit amin, axit béo, glyxerin) giúp có thể hấp thụ dễ dàng.
Hệ tiêu hoá bao gồm:
- Khoang miệng: răng có tác dụng tiêu hoá cơ học (nghiền nát thức ăn) và các tuyễn tiết nước bọt
tiêu hoá hoá học, lưỡi có tác dụng đo và nhào trộn thức ăn đưa xuống hầu => thực quản.
- Thực quản: nằm phía sau thành quản, khí quản, giáp với cột sống, chạy qua cơ hoành nối với dạ
dày phía dưới cơ hoành về bên trái, bên phải là tuyến gan.
- Dạ dày: là một túi nằm bên trái, cong hình cung, có tác dụng chứa và tiêu hoá thức ăn. Các tuyến
tiết men đổ vào dạ dày để tiêu hoá hết các loại thwucs ăn.
- Ruột tá: nằm ngay tiếp sau dạ dày, có các ống dẫn dịch mật, dịch tuỵ đổ vào ruột tá để tiêu hoá ở
ruột non.
- Ruột non nằm tiếp sau ruột tá, là nơi tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hoá, bên
trong có nhiều lông ruột, các chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể.
- Mang tràng và ruột tịt (ruột thừa) nằm ở bên phải, cạnh xương hông, đoạn nối giữa ruột non và
ruột già
- Ruột già to, là nơi hấp thụ lại nước và một phần chất dinh dưỡng.
Ruột thẳng là nơi hấp thụ lại nước, trữ phân và đưa ra ngoài qua hậu môn.
6. Tranh cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái.
Thận gồm 2 quả hình hạt đậu nằm 2 bên cột sống, thận dài khoảng 12cm, rộng 7cm, nặng
160g. Bổ đôi thận ta thấy có 3 phần: Phần vỏ chứa các quản cầu malpighi (là 1 búi có tới 50 mao
mạch, tổng diện tích mao mạch toàn thận tới 1,7m
2
). Phần tuỷ thận chứa các ống nhỏ gộp vào
thành tháp thận và bể thận. Bể thận là chỗ chứa nước tiểu tạm thời trước khi theo ống dẫn đổ vào
bóng đái. Thận lọc từ máu thải ra ngoài các chất ure, axit uric, phenol, muối CaCO
3
, nước giúp
cân bằng nội môi.
7. Tranh cấu tạo bộ não

Bộ não người gồm 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, hành tuỷ và tiểu não.
- Bán cầu đại não chứa 14-17 tỷ tế bào thần kinh (nơron). Vỏ não dày (chứa chất xám) 1-
3cm. Bề mặt bán cầu não có nhiều rãnh và khe tạo thành các hồi não (nếp nhăn) để tăng bề mặt
tiếp xúc (diện tích bề mặt não khoảng 2000 – 2500 cm
2
) và phân thành các thuỳ: thuỳ trán, thuỳ
đỉnh, thuỳ chẩm, thuỳ thái dương. Mỗi thuỳ đều có chức năng riêng.
- Thuỳ trán có vùng vận động ngan ngữ và vùng vận động.
- Thuỳ đỉnh có vùng cảm giác và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết
- Thuỳ chẩm có vùng thị giác
- Thuỳ thái dương có vùng vị giác và vùng thính giác
Bán cầu não có chức năng cảm giác, vận động, ngôn ngữ và tư duy
Não trung gian: gồm vùng dưới đồi (có tuyến yên) và đồ thị (có thuyến tùng) đảm nhận chức
năng điều hoà hoạt động tuyến nội tiết, cảm xúc thức, ngủ.
Não giữa: não giữa và hành tuỷ hợp lại thành trụ não có vai trò điều hoà trương lực cơ và tham
gia các phản xạ định hướng âm thanh (thính giác) và định hướng ánh sáng (thị giác)
Hành tuỷ: là trung khu của các phản xạ không điều kiện như phản xạ dinh dưỡng (trung khu
hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết) và các phản xạ tự vệ (ho, hắt hơi, nháy mắt).
Tiểu não: có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể và điều hoà các trạnh thái hoạt động của nơron
vỏ não.
8. Tranh về bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm
Hệ thần kinh trung ương được phân thành hệ thần kinh vận động (thần kinh cơ xương) và hệ
thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động không
có ý thức của cơ thể như: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tiết mồ hôi. Hệ thần kinh sinh dưỡng cũng
gồm phần trung ương nằm trong não, tuỷ sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch
thần kinh, nhưng được chia thành bộ phận giao cảm và đối giao cảm. Hai bộ phận này khác nhau
ở phần trung ương, hần ngoại biên và vai trò chức năng.
Cấu tạo của bộ phận giao cảm và đối giao cảm như sau:
Cấu tạo Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm
Trung ương Các nhân xám ở tuỳ sống (từ Các nhân xám nằm ở trụ não

đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt
lưng III)
và đoạn cùng tuỷ sống
Ngoại biên gồm:
- Hạch thần kinh (nơi
chuyển tiếp nơron)
- Nơron trước hạch (sợi
có bao mielin)
- Nơron sau hạch
(không có bao mielin)

- Chuỗi hạch nằm gần cột sống
(chuỗi hạch giao cảm): xa cơ
quan phụ trách
- Sợi trục ngắn
- Sợi trục đài

- Hạch nằm gần cơ quan phụ
trách
- Sợi trục dài
- Sợi trục ngắn
Tác dụng của 2 bộ phận này đối lập nhau, nhờ đó hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt
động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).
9. Cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
Hai cung phản xạ này giống nhau là xung kích thích đều qua các nơron hướng tâm – nơron
trung gian – nơron ly tâm.
Sự khác nhau là:
+ Ở cung phản xạ sinh dưỡng, bộ phận trung ương (nơron trung gian) nằm ở sừng bên chất xám
tuỷ sống, trong khi đó ở cung phản xạ vận động, nơron này nằm ở sừng trước chất xám tuỷ sống.
+ Cung phản xạ sinh dưỡng phi đi qua 1 trạm trung gian chuyển tiếp đó là các hạch thần kinh sinh

dưỡng, ở cung phản xạ vận động không có hạch này. Như vậy sơ đồ cung phản xạ sinh dưỡng
gồm 4 phần: nơron hướng tâm – nơron trung gian (nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống) – nơron
trước hạch – nơron sau hạch.
10. Cơ quan phân tích thính giác
Cơ quan phân tích thính giác gồm 3 phần: tai ngoại, tai giữa và tai trong. Cần ghi nhớ cấu tạo
chi tiết của từng phần thích nghi với việc thu nhận âm thanh. Quá trình thu nhận âm thanh tóm tắt
như sau: sóng âm đi vào tai ngoài => màng nhĩ => hệ thống xương tai (xương búa, xương đe,
xương bàn dạp) => cửa sổ bầu dục => ngoại dịch (rãnh tiền đình) => màng tiền đình => nội dịch.
Từ đó làm cho màng cơ sở dao động kích thích tế bào thụ cảm có lông (24.000 lông dài ngắn khác
nhau) khuyếch đại lên thành xung thần kinh, tín hiệu này được vùng vỏ não giải mã, giúp ta hiểu
được ý nghĩa của âm thanh.
11. Cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác bao gồm cầu mắt, các tế bào thần kinh và các dây thần kinh. Cầu
mắt có đường kính 2,5cm, nằm trong hốc mắt xương sọ. Cầu mắt gồm 3 lớp:
- Màng cứng: phía trước tạo thành màng giác
- Màng mạch: phía trước tạo thành thể mi và mống mắt (lòng đen), giữa mống mắt là con
ngươi.
- Màng lưới: ỏ trong cùng chứa các tế bào quang là tế bào que (130 triệu tế bào) chứa
Rodopxin tiếp nhận ánh sáng yếu, và tế bào nón (10 triệu tế bào) chứa lodopxin tiếp nhận ánh sáng
mạch và màu sắc.
12.Tranh điều hoà hoạt động các tuyến nội tiết
T uyến nội tiết chủ đạo quan trọng nhất tong cơ thể người là tuyến yên. Riêng thuỳ trước tuyến
yên sản xuất ra 7 loại hormon thì 5 trong số đó có taxsc dụng điều hoà hoạt động của các tuyến
nội tiết khác và tạo ra mối liên hệ quan trọng với hệ thống thần kinh. Các hormon này đều có tác
động thuận nghịch điều hoà giúp cho môi trường trong cơ thể luôn ổn định.

×