Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH THIẾT kế và tổ CHỨC CHỦ đề dạy học TÍCH hợp LIÊN môn TRONG VIỆC bồi DƯỠNG GIÁO VIÊN DEVELOPING THE DESIGN AND ORGANIZING PROCESS OF THE INTEGRATED TEACHING SUBJECT IN TEACHER TRAINING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.42 KB, 10 trang )

PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
LIÊN MƠN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
TS. PHÙNG VIỆT HẢI,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Số 459, Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Email:
ĐT: 0983.868055
Tóm tắt: Trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể vừa được ban hành, dạy học
tích hợp (DHTH) là một quan điểm dạy học nhằm hình thành năng lực học sinh. Trong chương
trình tổng thể, ngồi các chủ đề DHTH liên môn được đưa ra trong chương trình/sách giáo khoa
(chủ đề “cứng”), tùy theo thực tiễn địa phương, đối tượng, vùng miền, giáo viên (GV) cần thiết
kế thêm các chủ đề DHTH cho phù hợp (chủ đề “mềm”). Để có thể tổ chức dạy học hiệu quả các
chủ đề “cứng” và thiết kế được các chủ đề “mềm” đòi hỏi các GV và các sinh viên (SV) sư phạm
phải biết và vận dụng được quy trình để thiết kế một chủ đề DHTH liên môn, hay GV/SV phải
có năng lực thiết kế chủ đề DHTH liên mơn. Bài báo đề xuất/phát triển quy trình thiết kế và tổ
chức chủ đề DHTH liên môn theo hướng cụ thể, chặt chẽ, dễ áp dụng để bồi dưỡng giáo viên
phổ thơng và sinh viên sư phạm hiện nay, góp phần đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
mới.
Từ khóa: Dạy học tích hợp, liên mơn, quy trình thiết kế, giáo viên.
DEVELOPING THE DESIGN AND ORGANIZING PROCESS OF THE INTEGRATED
TEACHING SUBJECT IN TEACHER TRAINING
Summary: In the general education curriculum has been promulgated, integrated
teaching is a teaching viewpoint to form the capacity of students. In the overall program, in
addition to the integrated topics introduced in the curriculum / textbook, depending on local
practice, subjects, regions, teachers need to design more integrated topics accordingly. In order
to be able to design and organize teaching effectively of topics, teachers / students must have the
capacity to design integrated teaching topics. The article proposes /develops the design and
organizes process of the integrated teaching topics in a specific, tight and easy to apply way to
train high school teachers and pedagogy students today, contributing to meet the new general
education curriculum.
Key words: integrated teaching, interdisciplinary, design process, teacher.


1. Đặt vấn đề
Trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể vừa được ban hành [1], dạy học tích hợp
(DHTH) được là một quan điểm dạy học nhằm hình thành năng lực học sinh. Quan điểm này
được thể hiện rõ nét thông qua các môn học cụ thể ở bậc Tiểu học (môn Tự nhiên và xã hội,
khoa học) và bậc THCS (môn Khoa học tự nhiên) và ở cả ba bậc học (hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp, nội dung giáo dục bắt buộc của địa phương, chuyên đề học tập (mức độ phân hóa
và tích hợp sâu)). Ngồi các chủ đề DHTH liên mơn được đưa ra trong chương trình/sách giáo
khoa (gọi là các chủ đề cứng), tùy theo thực tiễn địa phương, đối tượng, vùng miền, giáo viên
1


(GV) cần thiết kế thêm các chủ đề DHTH cho phù hợp (gọi là các chủ đề mềm). Để có thể tổ
chức dạy học hiệu quả các chủ đề “cứng” và thiết kế được các chủ đề “mềm” đòi hỏi các GV và
các sinh viên (SV) sư phạm phải biết và vận dụng được quy trình để thiết kế một chủ đề DHTH
liên mơn, hay GV/SV phải có năng lực thiết kế chủ đề DHTH liên môn. Về xây dựng quy trình
thiết kế DHTH, cũng có nhiều tác giả như Nguyễn Văn Biên [3], Đỗ Hương Trà [5], Bộ Giáo
dục và Đào tạo [2], tuy nhiên, hiệu quả vận dụng cịn chưa được như mong muốn. Do đó, việc
nghiên cứu, đề xuất/ phát triển quy trình thiết kế và tổ chức DHTH liên môn theo hướng cụ thể,
chặt chẽ, dễ áp dụng cho số đông GV phổ thông hiện nay là rất cần thiết.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về DHTH nói chung, tích hợp liên mơn nói riêng trên các tài liệu đã
cơng bố, trong đó tập trung vào quy trình xây dựng chủ đề DHTH liên môn.
- Nghiên cứu thực tiễn: thông qua trực tiếp tham gia, quan sát và trực tiếp bồi dưỡng các
khóa tập huấn về xây dựng chủ đề DHTH liên môn lĩnh vực khoa học tự nhiên của cá nhân trong
thời gian qua.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp hiện nay
Theo tác giả Bộ Giáo dục và đào tạo [2], Nguyễn Văn Biên [3], Đỗ Hương Trà [5], quy
trình tổ chức một chủ đề DHTH (bao gồm thiết kế chủ đề và tổ chức dạy học) thể hiện qua 7
bước, gồm: Bước 1. Lựa chọn chủ đề, Bước 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết; Bước 3. Xác

định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề; Bước 4. Xác định mục tiêu dạy học; Bước 5.
Xây dựng nội dung hoạt động học; Bước 6. Lập kế hoạch dạy học; Bước 7. Tổ chức dạy học và
đánh giá.
Thông qua nghiên cứu, quan sát và thực tiễn bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên các cấp
về xây dựng chủ đề DHTH liên môn, chúng tôi thấy rằng khi thực hiện theo quy trình và nội
dung cụ thể các bước trên, người học (GV/SV) gặp phải một số khó khăn là:
- Lúng túng trong cách xác định các vấn đề cần giải quyết (thể hiện dạng các câu hỏi)
xung quanh chủ đề trong bước 2.
- Ở bước 3, người học gặp khó khăn trong xác định các kiến thức chính từ các mơn học
khác nhau cần đưa vào trong chủ đề đảm bảo sự liên môn một cách tự nhiên nhất, làm cho các
nội dung trong chủ đề tích hợp dễ rơi vào thực trạng là sự “cộng lại” của các nội dung kiến thức.
- Các tài liệu [5], [3] là các nghiên cứu được công bố đầu tiên về tổ chức DHTH ở Việt
Nam và được trình bày theo hướng mở nên các tác giả khơng trình bày nội dung trong bước 6 lập kế hoạch dạy học (thiết kế tiến trình dạy học cụ thể) (mặc dù ở bước 5, từng nội dung dạy
học, các tác giả đã đưa ra gợi ý phương án tổ chức dạy học). Do đó, người học khó hình dung
được hình mẫu một bản thiết kế tiến trình dạy học cụ thể mang tính tổng thể của chủ đề như thế
nào (dạy như thế nào?), từ đó gặp lúng túng trong việc vận dụng và tổ chức dạy học ở bước 7 để
đảm bảo tính khả thi.
- Bên cạnh đó, trong bước 6, các tài liệu [2], [3], [5], cũng chưa trả lời rõ câu hỏi: Chủ đề

2


đã xây dựng sẽ áp dụng ở lớp nào? ai sẽ dạy? và dạy lúc nào? là phù hợp và khả thi nhất.
3.2. Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp
Trên cơ sở quy trình các tác giả đã công bố, nhằm khắc phục những khó khăn đã nêu,
chúng tơi điều chỉnh, phát triển quy trình, được thể hiện qua hình 1.

Hình 1. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Đây là bước quan trọng bậc nhất trong quy trình xây dựng chủ đề DHTH.

❖ Cách xác định chủ đề tích hợp
Để xác định được chủ đề DHTH, giáo viên có thể xuất phát từ [5]:
- Rà sốt chương trình và sách giáo khoa các mơn học hiện hành (trước hết là môn mà cá
nhân đảm trách) để tìm nội dung kiến thức gần nhau, giao nhau.
- Xuất phát từ các đối tượng tự nhiên quen thuộc, gắn với thực tiễn cuộc sống xung
quanh, gắn với địa phương.
- Xuất phát từ các vấn đề thực tế xung quanh đang đối mặt như: ơ nhiễm mơi trường,
nóng lên tồn cầu, tai nạn giao thơng…
- Đọc các tài liệu chun ngành có tính tích hợp: Thổ nhưỡng, lý sinh, y sinh…
Từ đó, thảo luận, lựa chọn chủ đề. Kết thúc bước này là đặt tên chủ đề, tên chủ đề cần ngắn gọn,
khái quát (thể hiện tính tích hợp, liên mơn) và hấp dẫn học sinh.
❖ Cách trình bày trong bước lựa chọn chủ đề
Để trình bày bước 1 (trong bản thiết kế chủ đề dạy học), giáo viên có thể trình theo cấu trúc sau:
- Nêu ngắn gọn về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề trong đời sống/trong học tập của
học sinh;
- Nêu ra các câu hỏi/vấn đề cần quan tâm liên quan đến chủ đề;
- Trình bày sự giải quyết các vấn đề đó trong các đơn môn học hiện nay, chỉ ra những vấn
đề mà chương trình hiện nay chưa giải quyết được hoặc chưa giải quyết trọn vẹn. Từ đó thấy
được tính hợp lý, cần thiết của chủ đề tích hợp sắp xây dựng.
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết
Là việc đưa ra các câu hỏi xoay quanh chủ đề (các vấn đề cần giải quyết của chủ đề) có
tính vừa sức, gắn với vốn kinh nghiệm của học sinh. Các câu hỏi phải liên quan hữu cơ với chủ
3


đề cần nghiên cứu. Nó bao gồm các câu hỏi khái quát – câu hỏi bậc 1 (là câu hỏi liên quan trực
tiếp đến chủ đề) và các câu hỏi hỏi bộ phận – câu hỏi bậc 2 (là câu hỏi làm rõ thêm các nội dung
của từng câu hỏi khái quát).
❖ Kỹ thuật xác định các vấn đề cần giải quyết:
- Sử dụng kỹ thuật 5W1H đề sơ bộ đưa ra các vấn đề chính/câu hỏi khái quát của chủ đề

thông qua khai thác 6 câu hỏi xung quanh một hiện tượng, quá trình là: What? When? Where?
Who? Why? How?
- Sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy để phát triển thêm các ý tưởng (xây dựng thêm các câu
hỏi khái quát) và các vấn đề bộ phận/câu hỏi bộ phận, trong đó có thể tập trung vào các câu hỏi
về tính ứng dụng kiến thức của chủ đề.
Kết thúc của bước 2 là GV cần đưa ra được các vấn đề cần giải quyết xung quanh chủ đề
(được thể hiện dưới dạng các câu hỏi khái quát hoặc khái qt và bộ phận).

Hình 2. Mơ tả cách xây dựng các vấn đề trong chủ đề
Bước 3: Xác định mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp
Từ các vấn đề/câu hỏi đã xác định ở bước 2, GV thiết lập sơ bộ mạch phát triển kiến thức
trong chủ đề (chính là bước xác định sơ bộ các nội dung dạy học của chủ đề). Trong đó, tương
ứng với các câu hỏi khái quát là các nội dung chính, tương ứng với các câu hỏi bộ phận là các
nội dung cụ thể. Tiếp đó, giáo viên phải chỉ ra được địa chỉ tích hợp (các kiến thức trên nằm ở
môn học nào, lớp nào, bài học nào, mục nào, thời lượng bao nhiêu trong chương trình hiện
hành). Mẫu trình bày bước 3 thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1. Mẫu trình bày sơ bộ mạch phát triển kiến thức và địa chỉ tích hợp
Tên chủ đề

Các
nội
dung Nội dung cụ thể (chủ đề Địa chỉ tích hợp
chính/chủ đề bậc 1 bậc 2, 3)
1. (Tên nội dung 1)

Nội dung 1.1.
Nội dung 1.2.
…….

Môn, lớp, bài, mục….

Trang web, báo….

2. (Tên nội dung 2)

nt

nt

n. (Tên nội dung n)

nt

nt

Thời gian

…phút/
tiết

Tổng thời gian

Chú ý: Thời gian được thống kê trên cơ sở phân phối thời lượng dành cho dạy từng nội dung

4


kiến thức cụ thể tại các đơn môn học hiện nay. Thời gian thống kê trên sẽ làm cơ sở để xây dựng
thời gian dạy học chủ đề. (thời gian dạy học chủ đề cần không vượt quá thời gian thống kê trên).
Tùy theo mục đích, tính thẩm mỹ, GV có thể trình bày mạch phát triển nội dung của chủ đề dạng
sơ đồ tư duy (ví dụ hình 3).


Hình 3. Nội dung kiến thức chính của chủ đề “Mắt” – lớp 11.
Thơng qua bước này, GV có thể thấy rõ bức tranh tổng thể, khái quát về chủ đề cũng như
sự sắp xếp tự nhiên của kiến thức các mơn học trong chủ đề tích hợp liên mơn. Từ đó có thể
đánh giá, điều chỉnh hoặc lựa chọn lại chủ đề nếu không đảm bảo các yêu cầu của chủ đề liên
môn. Đây là bước quan trọng bậc nhất, đảm bảo cho chủ đề đã xây dựng có phải là tích hợp liên
mơn hay khơng.
Bước 4. Xác định mục tiêu dạy học
Để xác định mục tiêu chủ đề tích hợp cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩ năng cần rèn
luyện thơng qua chủ đề tích hợp ở từng môn là những kiến thức, kĩ năng nào. Đồng thời căn cứ
vào cấu trúc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn khoa học tự nhiên để xác định
các năng lực của học sinh (đặc biệt là các năng lực xun mơn) có thể được hình thành và phát
triển thông qua chủ đề. Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định
các nội dung, các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp.
❖ Các lĩnh vực viết mục tiêu dạy học:
- Kiến thức: GV nên trình bày các kiến thức theo trật tự từng môn học liên quan đến chủ đề.
- Kĩ năng ;
- Tình cảm, thái độ;
- Năng lực: Gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt, mỗi chủ đề nên chọn một hay vài
năng lực đặc trưng mà chủ đề sẽ hình thành và phát triển được cho học sinh. Các năng lực phổ
biến có thể là: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác…
Bước 5. Xây dựng nội dung các kiến thức cụ thể (thông tin trợ giúp)
Trong một chủ đề HDTH liên môn, các kiến thức thường nằm ở các môn học khác nhau, ở
các lớp khác nhau, có khi là các kiến thức ngồi sách giáo khoa, nên địi hỏi giáo viên phải xây
dựng/biên tập lại một cách cô đọng từng kiến thức cụ thể như là một tài liệu giáo khoa liên môn
để cung cấp thông tin trợ giúp giáo viên và học sinh trong học tập từng nội dung của chủ đề.
❖ Các yêu cầu trong trình bày các nội dung kiến thức cụ thể:

5



- Các kiến thức (thơng tin) được trình bày theo trật tự từng nội dung của chủ đề (Nội
dung 1, nội dung 2, …).
- Trình bày kiến thức một cách cơ đọng, ngắn gọn (dạng chữ, hình ảnh, đồ thị, bảng
biểu).
- Phải có nguồn trích dẫn thơng tin rõ ràng và tin cậy (các báo, trang web uy tín, ngày
truy cập…).
Để thực hiện tốt bước này, GV có thể phối hợp các giáo viên bộ mơn có liên quan đến
chủ đề cùng xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của
chủ đề.
Bước 6: Xây dựng các nội dung hoạt động dạy học và đánh giá
Từ các mục tiêu, mạch phát triển
nội dung kiến thức của chủ đề, khả năng
nhận thức của HS và điều kiện ở địa
phương, GV thiết kế các nội dung hoạt
động dạy học cụ thể và đánh giá. Cấu trúc
của bước này được thể hiện qua hình 4.
Bước 6.1. Xây dựng các nội dung dạy
học cụ thể, mỗi nội dung chính sẽ được
GV xây dựng thành một hoặc vài hoạt động
Hình 4. Sơ đồ cấu trúc hoạt động dạy học và đánh giá
dạy học nhằm chiếm lĩnh các nội dung kiến
thức và phát triển năng lực theo mục tiêu đặt ra. Các hoạt động trong DHTH của học sinh thường
là: [5]
- Tiến hành thí nghiệm;
- Đọc, tìm kiếm và xử lý thông tin (cho đoạn văn bản, yêu cầu xử lý thông tin thông qua trả
lời các câu hỏi).
- Quan sát (thí nghiệm, mơ hình, Clip… về chủ đề).
- Xây dựng mơ hình sản phẩm.
Các kiểu dự án thường được sử dụng trong dạy học ở THPT là: Chế tạo một sản phẩm thực,

một mơ hình sản phẩm; điều tra, khảo sát một vấn đề nào đó; đề xuất các giải pháp, một quy
trình sản xuất (mơ hình lý thuyết); xây dựng một trang web, 1 bài thuyết trình/trình chiếu, 1
poster (bài áp phích) tun truyền về nội dung nào đó gắn với chủ đề.
Để phát triển tối đa các năng lực của HS, giáo viên có thể thiết kế các các hoạt động dạy học
thành các phiếu học tập/nhiệm vụ học tập. Mẫu phiếu xây dựng một hoạt động dạy học, thường
gồm:

Tên nội dung chính/nội dung bậc 1
1. Tên hoạt động: ……………… (….. phút)
2. Mục tiêu hoạt động: (Nhằm đạt gì)
3. Vật liệu: gồm những gì? (liệt kê các dụng cụ cần dùng)
4. Cách thức tiến hành và nhiệm vụ: bước 1, bước 2… (với các nhiệm vụ thí nghiệm).
5. Hình thức làm việc và trình bày
6. Kết luận: Về kiến thức, kỹ năng, năng lực
6


Ví dụ: Phiếu học tập chủ đề “Mắt”
Phiếu học tập số 3a: Tật cận thị
Thời gian: 20 phút
Nhóm:….
1. Tên hoạt động: Đọc, tìm kiếm và xử lý thơng tin về Tật cận thị
2. Mục tiêu
Nêu được khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng/chữa tật cận thị ở mắt. Từ
đó có thể điều chỉnh hành vi, thói quen của cá nhân và tư vấn cho người thân bạn bè cách phòng tránh
tật cận thị.
3. Vật liệu: Sách giáo khoa, các nội dung trong mục 3.2. Thông tin trợ giúp giáo viên, từ internet, thí
nghiệm ảo về tật cận thị.
4. Nhiệm vụ
Đọc SGK hoặc nội dung mục 3.2, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

- Nhiệm vụ 1: Em hiểu về tật cận thị là gì?
- Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân của tật cận thị?
- Nhiệm vụ 3: Triệu chứng của tật cận thị?
- Nhiệm vụ 4: Phải làm gì để phịng/chữa tật cận thị?
- Nhiệm vụ 5: Thao các trên máy tính để chứng tỏ đeo kính cận có thể sửa tật cho mắt.
5. Hình thức thực hiện và trình bày kết quả
- Tiến hành theo nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ; trình bày trước lớp.
6. Kết luận: Các nội dung của Tâị cận thị về: khái niệm, đặc điểm/triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc
phục/sửa tật.

❖ Bước 6.2. Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá
Căn cứ vào mục tiêu chủ đề đã đưa ra, nội dung dạy học đã thực hiện, GV soạn hệ thống
câu hỏi kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần hình thành của HS sau khi
học xong chủ đề (ngoài nội dung đánh giá trong khi HS học các nội dung của chủ đề). Với việc
đánh giá kiến thức, các câu hỏi tự luận/trắc nghiệm được phân theo 4 mức độ: Biết, hiểu, vận
dụng thấp, vận dụng cao; với việc đánh giá kỹ năng, thái độ, năng lực thơng qua các nhiệm
vụ/thí nghiệm, tình huống cụ thể, đặc biệt là các tình huống gắn thực tiễn. Để thực hiện bước
này, GV cần thực hiện 2 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng bảng ma trận câu hỏi đánh giá chủ đề, thể hiện qua bảng 2:
Lĩnh vực Nội
dung
đánh giá
đánh giá
Biết
Kiến thức

Mức độ
Hiểu

Vận dụng thấp


Tổng số
Vận dụng cao

Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung …

Kỹ năng

Nhiệm vụ/thí nghiệm…

Thái độ
Năng lực

Năng lực 1

Các tình huống

Năng lực 2
…..
+ Nhiệm vụ 2: Viết các câu hỏi/tình huống cụ thể, rà sốt và hồn thiện.

7


Ví dụ: Một số câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề “Mắt” – lớp 11.

Câu 1: (Đánh giá kiến thức – mức vận dụng thấp và Năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn)

Anh Thanh đi kiểm tra thị lực, sau khi đo xong, kĩ thuật viên đưa ra một đơn kính.
TL

SPH

CYL

Mắt phải

-300

000

Mắt trái

-300

000

SPH (Sphere): Số độ đo của trịng kính diopters. Là cận thị dấu (-) hoặc viễn thị dấu (+)
CYL (Cylinder) Là số đo của loạn thị. Nếu ở ô này bỏ trống hoặc ghi 000 có nghĩa là đơn
kính khơng có loạn thị.
a) Cho biết anh Thanh mắc tật gì? Độ tụ kính cần đeo?
b) Nếu đeo kính có độ tụ D=3dp, anh Thanh có thấy rõ khơng? Tại sao?
c) Khi đeo kính sát mắt, anh Thanh nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
d) Khi khơng đeo kính, anh Thanh nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Câu 2: (Đánh giá kiến thức – mức vận dụng cao)
Thầy giáo Hải đi khám mắt, bác sĩ kết luận thầy bị đau mắt đỏ và kê thuốc nhỏ mắt là
Nước muối sinh lý 0,9% mà khơng dùng kháng sinh dịng cortizol. Em hãy lý giải cơ chế chữa
bệnh đau mắt đỏ bằng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn cho thầy Hải?

Câu 3: Hãy cho biết quan điểm của cá nhân về những bức hình sau (đánh giá thái độ)

Hình a

Hình b

Hình c

Hình d

Câu 4: Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm
Thực hiện nhiệm vụ sau
Nhóm:………
THỬ LÀM BÁC SĨ (KIỂM TRA ĐỘ TỤ KÍNH CẬN)
1)Thiết bị, đồ dùng của góc.
-Phiếu học tập góc 1.d, Thước kẻ có chia đến mm, giấy A0, bút lơng.
2) Mục tiêu
HS tính được độ tụ của kính cần đeo cho một bạn bị cận thị, từ đó kiểm tra lại độ tự của kính
đang đeo.
3) Hình thức làm việc: Nhóm.
4) Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm điểm cực viễn của mắt cận
- Chọn một HS bị cận thị. Yêu cầu HS đặt SGK ở một khoảng xa nhất mà tại đó vẫn có thể đọc được
sách rõ ràng mà khơng đeo kính.

8


- Dùng thước đo khoảng cách từ sách đến mắt. Từ đó suy ra OCv.
Nhiệm vụ 2: Tính độ tụ của kính cần đeo.

- Tính tiêu cự của kính cần đeo: fk= - OCv và tính độ tụ của kính cần đeo.
- So sánh độ tụ vừa đo được với độ tụ thật của kính mà học sinh bị cận đang đeo.
5) Kết quả và trình bày: - Ghi vắn tắt kết quả vào giấy A0. Trình bày cách đo độ tụ của kính cận vừa
làm trước lớp.

Bước 7. Lập kế hoạch dạy học
Dựa trên các nội dung dạy học cụ thể đã xây dựng ở bước 6, GV lập kế hoạch dạy học
chủ đề đã xây dựng.
Trình tự của bước này là:
- Thảo luận để xác định đối tượng dạy học của chủ đề: HS lớp nào? Dạy thời điểm nào? GV bộ
mơn nào sẽ dạy (chính)? Thời lượng dành cho chủ đề là bao nhiêu?
- Xác định phương pháp dạy học chính xuyên suốt chủ đề;
- Lập kế hoạch dạy học của chủ đề.
Mẫu kế hoạch dạy học 1 chủ đề gồm các nội dung cơ bản, thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3. Mẫu kế hoạch dạy học 1 chủ đề tích hợp
Hoạt động của
HS

HĐ của GV

Kết quả sản
phẩm dự kiến

khởi

Quan sát, thảo
luận để xác
định chủ đề

- Ví dụ: Chiếu

video/ quan sát hình
ảnh/đưa ra một hiện
tượng/tình
huống
liên quan chủ đề …

Xác định được
chủ đề học tập,
và các nội
dung chính.

…. phút

HĐ2: Hình thành nội dung
kiến thức 1
Cần xác định Phương pháp/kỹ
thuật dạy học là gì?

Làm
việc
nhóm/cá nhân
với các phiếu
học tập số …

……

Trình bày được
….
(bám mục tiêu
đã viết)


…. phút

HĐ3: Hình thành nội dung
kiến thức 2
Cần xác định PPDH, KTDH là
gì?

nt

nt

nt

…. phút

HĐ n+1: Vận dụng kiến thức
(Nội dung về ứng dụng kiến
thức, liên hệ kiến thức với thực
tiễn thường áp dụng DH dự án,
DH Trạm)

nt

nt

nt

…. phút


HĐ n + 2: Củng cố, giao
nhiệm vụ về nhà

nt

nt

nt

Thời gian

Tiến trình dạy học

….phút
(có
thể
xác định
theo tiết)

HĐ1: Hoạt động
động/đề xuất vấn đề

9


Bước 8: Tổ chức dạy học và đánh giá
Tổ chức dạy học chủ đề theo kế hoạch dạy học đã lập. Sau khi tổ chức dạy học chủ đề, giáo viên
cũng cần đánh giá các mặt như: [5]
- Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến.
- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập.

- Sự hứng thú của học sinh với chủ đề, thông qua quan sát và qua phỏng vấn.
- Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.
Trên cơ sở đó, đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong nội dung và qui trình thực hiện chủ đề
4. Kết luận
Trên đây là kết quả nghiên cứu và phát triển quy trình thiết kế và tổ chức DHTH liên
môn lĩnh vực khoa học tự nhiên theo hướng cụ thể, chặt chẽ, dễ áp dụng trong việc bồi dưỡng
cho GV/SV sư phạm năng lực thiết kế chủ đề DHTH. Quy trình 8 bước trên đã được chúng tôi
áp dụng trong đợt tập huấn cho trên 240 giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học bậc THPT thuộc
Thành phố Đà Nẵng và giáo viên bậc THCS của huyện Hòa Vang – Đà Nẵng về xây dựng chủ
đề DHTH liên môn do Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng và Sở Giáo dục Đào tạo Đà Nẵng phối
hợp tổ chức vào tháng 8/2016 cũng như bồi dưỡng sinh viên chuyên ngành sư phạm vật lý tại
Trường đại học Sư phạm Đà nẵng và Trường Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi. Kết quả
thu được từ các lớp bồi dưỡng cho thấy, tất cả các nhóm GV/SV đều thiết kế được chủ đề DHTH
liên môn đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra, cũng như tạo được sự đồng thuận, thái độ tích cực trong
giáo viên và sinh viên về dạy học tích hợp.
Lời cảm ơn và tài liệu tham khảo
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Hương Trà đã hỗ trợ và có những ý kiến
góp ý sâu sắc trong nghiên cứu này.
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017, Chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình tổng thể, Hà
Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Dạy học tích hợp liên mơn lĩnh vực khoa học tự nhiên (Tài
liệu tập huấn).
[3]. Nguyễn Văn Biên, “Qui trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên”, Tạp chí khoa
học, ĐHSP Hà Nội, số 60/02, 2015, tr. 61-66.
[4]. Cao Thị Thặng, Xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn Vật lí, Hố học, Sinh học và dạy học
theo dự án ở trường Trung học cơ sở (Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện, Viện KHGD Việt Nam,
2011.
[5]. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị
Thanh Thủy, Nguyễn Cơng Khanh, Nguỹen Vũ Bích Hiền, Dạy học tích hợp phát triển năng lực
học sinh (quyển 1 – Khoa học tự nhiên), NXB Đại học Sư phạm, 2015.

[6]. Mai Sỹ Tuấn, “Dạy học Tích hợp mơn Khoa học tự nhiên”, Tài liệu tập huấn Dạy học tích
hợp liên môn lĩnh vực KHTN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015.

10



×